Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá hoạt động dự án bkhup coworking space (bk holdings) và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình không gian làm việc chung tại các trường đại học kỹ thuật tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG VINH

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN BKHUP COWORKING
SPACE (BK-HOLDINGS) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÂN
RỘNG MÔ HÌNH KHƠNG GIAN LÀM VIỆC CHUNG TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG VINH

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN BKHUP COWORKING
SPACE (BK-HOLDINGS) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÂN
RỘNG MÔ HÌNH KHƠNG GIAN LÀM VIỆC CHUNG TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ


QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN VĂN BÌNH

Hà Nội – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lịng biết ơn sâu sắc, Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy
cô trong Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin gửi tới PGS. TS. Trần Văn Bình, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tơi có thể hồn thành luận văn này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các phịng ban cơng ty BK-Holdings
đã tạo điều kiện và môi trường cho tôi được hoàn thiện luận văn một cách thuận lợi
trong suốt quá trình cơng tác tại Khơng gian làm việc chung BKHUP.
Trong q trình hồn thành luận văn của mình, với kiến thức và kinh nghiệm
cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến q báu của Q thầy cơ trong hội đồng chấm luận văn thạc sỹ để
luận văn được hồn thiện hơn nữa.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ............................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CHUNG VÀ
ƯƠM TẠO KHỞI NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................ 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ về Khởi nghiệp ..................................... 4
1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp ..................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm, nhu cầu Người khởi nghiệp ............................................................ 4
1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp..................................................................................... 5
1.2.1. Thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ......................................................... 5
1.2.2. Những yếu tố tác động đến Hệ sinh thái khởi nghiệp ...................................... 7
1.2.3. Cấp độ của Hệ sinh thái khởi nghiệp ............................................................... 8
1.2.4. Hệ sinh thái khởi nghiệp của các nước trên thế giới và Việt Nam ................ 12
1.3. Khái niệm Vườn ươm (Incubator) .................................................................... 20
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................... 20
1.3.2. Tác dụng của vườn ươm................................................................................. 20
1.4. Cơ sở lý thuyết không gian làm việc chung ..................................................... 21
1.4.1. Khái niệm Không gian làm việc chung .......................................................... 21
1.4.2. Lịch sử ra đời của Không gian làm việc chung.............................................. 21
1.4.3. Các đối tượng chính của Khơng gian làm việc chung ................................... 22
1.4.4. Lợi ích của Khơng gian làm việc chung ........................................................ 23
1.4.5. Vai trị của Khơng gian làm việc chung trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp ...... 25
1.4.6. Không gian làm việc chung trên thế giới ....................................................... 25
1.5. Dự án tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) .......................................................... 26
1.5.1. Khái niệm ....................................................................................................... 26
ii


1.5.2. Danh sách một số Incubator/Accelerator tại Việt Nam. ................................ 26
1.6. Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor).............................................................. 27

1.7. Các nhà tư vấn khởi nghiệp (mentor) ................................................................. 28
1.7.1. Khái niệm ........................................................................................................ 28
1.7.2. Các nhóm cố vấn (mentor) nổi bật tại Việt Nam ............................................ 28
1.8. Các cuộc thi khởi nghiệp .................................................................................... 30
1.8.1. Cuộc thi khởi nghiệp ...................................................................................... 30
1.8.2. Cuộc thi Hành trình Khởi nghiệp ................................................................... 30
1.8.3. Cuộc thi khởi nghiệp kinh doanh ................................................................... 31
1.8.4. Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo ....................................................................... 31
1.9. Vai trò của Trường Đại học trong hoạt động khởi nghiệp ................................. 31
1.9.1. Vai trò của trường Đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp ............................ 31
1.9.2. Kinh nghiệm các Trường Đại học nước ngoài về khởi nghiệp ...................... 33
1.9.3. Kết quả thương mại hóa các nghiên cứu khoa học trong trường Đại học ..... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHÔNG GIAN LÀM
VIỆC CHUNG BKHUP COWORKING SPACE .................................................... 41
2.1. Chương trình Quốc gia về đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp tại Việt Nam hiện
nay

...................................................................................................................... 41

2.2. Thực trạng các dự án Không gian làm việc chung tại Việt Nam hiện nay ........ 43
2.3. Thực trạng các Không gian làm việc chung tại các trường Đại học Kỹ thuật ở
Việt Nam. .................................................................................................................. 44
2.4. Thực trạng hoạt động của dự án Không gian làm việc chung BKHUP
Coworking space ....................................................................................................... 46
2.4.1. Giới thiệu về Đơn vị chủ quản Không gian làm việc chung BKHUP ............ 46
2.4.2. Giới thiệu về dự án Không gian làm việc chung BKHUP Coworking space 49
2.4.3. Thực trạng hoạt động dự án BKHUP Coworking space năm 2017 ................ 63
2.4.4. Kết quả khảo sát Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ
tại BKHUP Coworking space ................................................................................... 79
2.5. Sự đóng góp của không gian làm việc chung BKHUP trong hoạt động khởi

nghiệp của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ......................................... 85
iii


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BKHUP
COWORKING SPACE VÀ NHÂN RỘNG MƠ HÌNH COWORKING SPACE
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM ................................................... 88
3.1. Dự báo thuận lợi và khó khăn khi xây dựng mơ hình không gian làm việc chung
tại các Trường Đại học kỹ thuật Việt Nam ............................................................... 88
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của không gian làm việc chung BKHUP
Coworking Space ...................................................................................................... 92
3.2.1. Giải pháp gia tăng khách hàng mới cho BKHUP .......................................... 92
3.2.2. Giải pháp gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí cho hoạt động tại Khơng gian
làm việc chung BKHUP............................................................................................ 95
3.2.3. Giải pháp gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Không
gian làm việc chung BKHUP .................................................................................... 95
3.3. Giải pháp nhân rộng mơ hình Coworking space tại các trường Đại học Kỹ thuật
Việt Nam .................................................................................................................. 97
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 104
PHỤ LỤC 1 – Bảng câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch
vụ tại BKHUP-Coworking space ............................................................................ 105
PHỤ LỤC 2 – Bảng kết quả khảo sát khách hàng .................................................. 108
PHỤ LỤC 3 - 20 Hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới – Năm 2015 ........... 110

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các kênh chuyển giao tri thức và thương mại hóa ................... 37

Bảng 2.1. So sánh thứ hạng các tiểu chỉ số ĐMST của Việt Nam qua các năm 2013,
2014, 2015, 2016 và 2017 ......................................................................................... 41
Bảng 2.2. So sánh BKHUP và không gian làm việc chung khác ............................. 62
Bảng 2.3. Số liệu Chi phí của BKHUP Coworking space năm 2017 ....................... 66
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát khách hàng về không gian làm việc .............................. 81
Bảng 2.5. Đánh giá của của thành viên, nhóm khởi nghiệp về Giá cả dịch vụ tại
Không gian làm việc chung BKHUP ........................................................................ 83
Bảng 2.6. Đánh giá của thành viên về Hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại BKHUP .. 84
Bảng 2.7. Đánh giá của thành viên về Cơ hội tiếp xúc quỹ đầu tư tại BKHUP ....... 84
Bảng 2.8. Sự quay lại và giới thiệu cho bạn bè Không gian làm việc chung BKHUP
................................................................................................................................... 85

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Hệ sinh thái Khởi nghiệp (Wikipedia) .............................................. 6
Hình 1.2. Hình ảnh về Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore ..................................... 13
Hình 1.3. Sơ đồ Các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp .......................... 32
Hình 2.1. Sơ đồ các đơn vị thành viên của BK-Holdings ......................................... 48
Hình 2.2. Khơng gian làm việc chung BKHUP Coworking space Nhà A17, số 17 Tạ
Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội .......................................................................... 49
Hình 2.3. Tổng thể khơng gian tại BKHUP .............................................................. 50
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức của BKHUP ....................................................................... 52
Hình 2.5. Văn phịng riêng tại BKHUP .................................................................... 55
Hình 2.6. Góc làm việc của thành viên gói “fix seat” ............................................... 56
Hình 2.7. Chỗ ngồi làm việc Gói thành viên tháng................................................... 56
Hình 2.8. Thành viên đang sử dụng gói chỗ ngồi linh hoạt ...................................... 57
Hình 2.9. Sự kiện được tổ chức tại BKHUP ............................................................. 58
Hình 2.10. Phịng họp tại khơng gian làm việc chung BKHUP ............................... 59

Hình 2.11. Khu bếp tại BKHUP coworking space ................................................... 61
Hình 2.12. Thư viện tại BKHUP coworking space................................................... 61
Hình 2.13. Khu nghỉ trưa, qua đêm tại BKHUP Coworking space .......................... 62
Hình 2.14. Biểu đồ doanh thu theo tháng của BKHUP năm 2017 ........................... 64
Hình 2.15. Biểu đồ doanh thu của BKUP theo cơ cấu mặt hàng .............................. 65
Hình 2.16. Biểu đồ cơ cấu chi phí tại BKHUP năm 2017 ........................................ 67
Hình 2.17. Nhóm Mubahi nhận giải thưởng Khởi nghiệp cùng Kawai 2017 ........... 69
Hình 2.18. Sản phẩm ứng dụng (app) của Nhóm khởi nghiệp Etadi ........................ 70
Hình 2.19. Ứng dụng Hachi áp dụng trong nơng nghiệp thơng minh ...................... 70
Hình 2.20. Thành viên của V.E.O làm việc tại Phú Thọ .......................................... 72
Hình 2.21. Ngài Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius (chính giữa) tại diễn đàn Khởi nghiệp
được tổ chức tại BKHUP .......................................................................................... 74
Hình 2.22. Sự kiện “UberEXCHANGE - Leadership Talk 03” ............................... 75
Hình 2.23. Hội thảo xây dựng đề án hỗ trợ Sinh viên khởi nghiệp .......................... 76
vi


Hình 2.24. Cuộc thi Facebook Vietnam Hackathon ................................................. 77
Hình 2.25. Lớp huấn luyện Train the mentors .......................................................... 77
Hình 2.26. Banner đăng ký chương trình Kickstart 2017 ......................................... 78
Hình 2.27. Độ tuổi tham gia khảo sát tại BKUP ....................................................... 80
Hình 2.28. Thành phần tham gia khảo sát................................................................. 80
Hình 2.29. Hình thức tham gia các gói dịch vụ ........................................................ 81
Hình 2.30. Hoạt động của CLB Yoga tại Không gian làm việc chung BKHUP ...... 82
Hình 3.1. Kết quả khảo sát khách hàng về kênh thơng tin ........................................ 92
Hình 3.2. Mơ hình hệ sinh thái khởi nghiệp của Trường ĐHBK HN ....................... 98

vii



DANH SÁCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT



Cao đẳng

CNC

Công nghệ cao

DNKN

Doanh nghiệp khởi nghiệp

ĐH

Đại học

ĐH BKHN

Đại học Bách Khoa Hà Nội

ĐH BKHCM

Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh

ĐMST

Đổi mới sáng tạo


IOT

Internet of thing (Internet vạn vật)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

KHCN

Khoa học công nghệ
DANH SÁCH THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

Coworking space

Không gian làm việc chung

Freelancer

Người làm việc tự do

Fix seat

Chỗ ngồi cố định

Flexible seat


Chỗ ngồi linh hoạt

Private office

Văn phịng riêng

PPP

Public private partnership – Hợp tác cơng tư

Startup

Khởi nghiệp/người/nhóm khởi nghiệp

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Vài năm gần đây “khởi nghiệp” là chủ đề chính trong cộng đồng kinh doanh
và năm 2016 được chọn là “Năm Quốc gia Khởi nghiệp” của Việt Nam. Nhà nhà,
người người nói về khởi nghiệp, về Start-up, về tinh thần doanh nhân. Các tên tuổi
như Grab, Uber, hay Facebook,... đã minh chứng cho sự đóng góp vào nền kinh tế
và phát triển xã hội của các nhóm và cơng ty khởi nghiệp.
Để khởi nghiệp thành cơng, thì cần một hệ sinh thái riêng biệt, bởi đây là lĩnh
vực mạo hiểm, nhiều rủi ro những những cá nhân tham gia chưa thật sự có nhiều
vốn hay kinh nghiệm. Khơng gian làm việc chung là một trong những yếu tố trực
thuộc hệ sinh thái khởi nghiệp.
Chính sự phát triển khơng gian làm việc chung đã phần nào thúc đẩy sự bùng

nổ mạnh mẽ của xu hướng khởi nghiệp. Thêm vào đó, khi mơi trường làm việc chia
sẻ và linh hoạt trở nên phổ biến hơn, không gian làm việc chung trở thành một lựa
chọn hợp lý cho khách thuê là doanh nghiệp.
Không gian làm việc chung BKHUP là sự hợp tác giữa BK-Holdings (Hệ
thống doanh nghiệp của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội) và công ty Cổ phần
phát triển Up (Up coworking space) triển khai nhằm đem đến sự hợp tác, kết nối
giữa những nhà nghiên cứu trẻ, nhà sáng chế, nhà đầu tư. Đặc biệt đây là không
gian thuộc Trường Đại học - là một chiếc nôi quan trọng để phát triển những dự án
khởi nghiệp.
Khách hàng tại BKHUP khá đa dạng: các Start-up công nghệ trẻ, các công ty,
freelancer, nhà đầu tư, đối tác,… Mỗi đối tượng tìm đến BKHUP lại có những nhu
cầu và đặc điểm khác nhau. BKHUP cũng trở thành nơi lý tưởng để các cơng ty
mới hình thành có được khơng gian làm việc và các tiện ích văn phòng với chi phí
rẻ hơn rất nhiều so với thuê mặt bằng bên ngoài. Với những sự kiện thường xuyên
diễn ra tại BKHUP, các nhà đầu tư, các đối tác có thể đến gặp gỡ, trao đổi và tìm
kiếm cho mình những sản phẩm, dự án phù hợp để đầu tư và hợp tác phát triển. Khá
nhiều freelancer lựa chọn BKHUP là nơi làm việc hằng ngày bởi tại đây họ có
khơng gian riêng để sáng tạo, bất kể ngày đêm.
BKHUP giống như một Không gian cho tất cả những ai có ý tưởng khởi
1


nghiệp đặc biệt liên quan đến lĩnh vực công nghệ. BKHUP ra đời vào đúng thời
điểm bùng nổ cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0. Trong một năm hoạt động của
mình, BKHUP đã chứng minh được sứ mệnh trong công tác ươm tạo khởi nghiệp.
Sau một năm kể từ ngày khai trương BKHUP, chúng ta cần đánh giá lại hoạt động
dự án, xem xét vai trị của Khơng gian làm việc chung trong hoạt động hỗ trợ khởi
nghiệp. Nhận biết được đóng góp của Khơng gian làm việc chung để có đề xuất
nhân rộng trong các trường Đại học để có thêm nhiều những hỗ trợ thiết thực cho
các nhóm/cá nhân khởi nghiệp.

Từ nhận thức trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hoạt động dự án
BKHUP Coworking space (BK-Holdings) và đề xuất giải pháp nhân rộng mơ
hình khơng gian làm việc chung tại các trường Đại học kỹ thuật tại Việt Nam.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu vai trò của Không gian làm việc chung trong hoạt động
Khởi nghiệp của các trường Đại học Kỹ thuật
Đánh giá các hoạt động của dự án BKHUP Coworking space sau 1
năm triển khai.
Đánh giá về nhu cầu và sự hài lòng của các cá nhân và nhóm khởi
nghiệp tại BKHUP và giải pháp phát huy hiệu quả trong hoạt động
hỗ trợ khởi nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động dự án Không gian làm việc chung
hỗ trợ khởi nghiệp BKHUP Coworking space (BK-Holdings).
Không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động không gian làm việc chung
tại BKHUP Coworking space.
Thời gian: Các số liệu tại BKHUP Coworking space (BK-Holdings)
được nghiên cứu trong giai đoạn là 12/2016 đến 12/2017. Nghiên
cứu này thực hiện để nhân rộng mơ hình không gian làm việc chung
tại các trường Đại học kỹ thuật tại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp: Chuyên đề áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và
định tính.
-


Định lượng: Số liệu sơ cấp lấy qua thu thập thông qua khảo sát tại
2


không gian làm việc chung BKHUP, Số liệu báo cáo từ các tạp chí
chuyên ngành như Tạp chí Tài Chính, Tạp chí Tia Sáng, Tri thức trẻ,
..., Số liệu từ Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia,
Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Và số liệu từ các
công ty, đơn vị Nghiên cứu thị trường uy tín (CBRE Hoa Kỳ, Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam VCCI,...)
-

Định tính: Thơng qua quan sát, ghi chép tại BKHUP và những phân
tích từ những tài liệu thu thập được để đưa ra những nhận xét, nhận
định về các yếu tố và các phương án phát triển hoạt động của Không
gian làm việc chung trong Hệ sinh thái khởi nghiệp.

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về không gian làm việc chung và Ươm tạo khởi
nghiệp tại trường Đại học.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của dự án không gian làm việc chung
BKHUP Coworking space
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Không gian làm
việc chung BKHUP và nhân rộng mơ hình Coworking space tại các trường Đại học
Kỹ thuật tại Việt Nam

3



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CHUNG
VÀ ƯƠM TẠO KHỞI NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1.

Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ về Khởi nghiệp

1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy
nhất đó là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó.
Khởi nghiệp trong nghĩa tiếng Anh hiện nay là Start-up hoặc start-up chỉ về
những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Start-up
company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai
đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm
và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một
hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải
tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới
Nhiều Start-ups bắt đầu từ chính tiền vốn của người sáng lập, hoặc đóng góp
từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp bắt đầu gọi vốn từ cộng đồng
(crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các Start-up đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu
tư thiên thần (Angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital). Cơng
nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một Start-up. Dù vậy, ngay cả khi
sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì Start-up cũng cần áp dụng cơng nghệ
để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.
1.1.2. Đặc điểm, nhu cầu Người khởi nghiệp
Người khởi nghiệp là “người dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi có hiệu
suất, sản lượng thấp sang nơi có hiệu suất, sản lượng cao” (Trích: Tinh thần doanh
nhân khởi nghiệp và sự đổi mới – Peter F. Drucker, 2011). Nhưng đến nay không
phải hoạt động khởi nghiệp chỉ đơn thuần trong khuôn khổ kinh tế mà theo lý

thuyết, khởi nghiệp bao gồm cả kinh tế lẫn xã hội. Khởi nghiệp gắn liền với mọi
hoạt động của con người, phục vụ từ nhu cầu sinh sống đến nhu cầu xã hội.
Các yếu tố cốt lõi của tinh thần người khởi nghiệp là: khả năng nắm bắt cơ hội
kinh doanh; thái độ chấp nhận rủi ro; và ý tưởng đổi mới - sáng tạo. Các nhà nghiên
cứu đã đưa ra một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp là: (i) Có hồi bão và khát
vọng kinh doanh; (ii) Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; (iii) Độc lập và dám
4


làm, dám chịu trách nhiệm; (iv) Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương
pháp giải quyết vấn đề; (v) Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; và vi) Có đạo
đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Từ đó, có thể thấy động cơ chủ đạo của
người khởi nghiệp trước hết là muốn khẳng định bản thân và sau đó là muốn đóng
góp cho xã hội.
1.2.

Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp (tiếng Anh: entrepreneurial ecosystem) là một thuật

ngữ chỉ một cộng đồng (community) bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ
sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh.
Một hệ sinh thái khởi nghiệp được hình thành bởi các yếu tố:
-

Con người
Những dự án khởi nghiệp ở các giai đoạn khác nhau
Các loại hình tổ chức tập trung tại cùng một địa điểm (địa điểm thực
tế như thị trấn, thành phố, quốc gia hoặc địa điểm ảo ví dụ như một
cộng đồng trên mạng xã hội)


+ Các yếu tố này tương tác trong một hệ thống để xây dựng các công ty
khởi nghiệp.
+ Các loại tổ chức có thể chia thành nhiều loại: Các trường đại học, các
quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ (các “vườn ươm”, các dự án tăng tốc
khởi nghiệp, không gian làm việc chung,…), các tổ chức nghiên cứu,
các tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ về pháp lý, tài chính,…) và các
tập đồn lớn. Mỗi tổ chức này có vai trị, chức năng riêng trong hệ
sinh thái cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong
một giai đoạn phát triển cụ thể. Nó còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
1.2.1. Thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp
-

Ý tưởng, phát minh và nghiên cứu
Những doanh nghiệp khởi nghiệp ở các giai đoạn khác nhau
Doanh nhân
Những thành viên dự án khởi nghiệp
Các nhà đầu tư thiên thần
5


-

Những nhà cố vấn khởi nghiệp

-

Những nhà tư vấn khởi nghiệp
Những người có đầu óc kinh doanh khác


-

Bên thứ ba – những người thuộc các tổ chức liên quan

Các tổ chức và các hoạt động gắn liền với các hoạt động khởi nghiệp
-

Các trường đại học

-

Các tổ chức tư vấn & cố vấn
Vườn ươm khởi nghiệp
Dự án tăng tốc khởi nghiệp

-

Không gian làm việc chung

-

Các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn, kế toán, pháp lý, …)

-

Những người tổ chức sự kiện
Những cuộc thi khởi nghiệp
Mạng lưới các nhà đầu tư
Những công ty đầu tư mạo hiểm

Các kênh gây quỹ quần chúng
Các nguồn tài trợ khác (các khoản vay, trợ cấp, …)

-

Các blog khởi nghiệp & những phương tiện truyền thơng thương mại
khác
Nguồn lực khác

-

Hình 1.1. Sơ đồ Hệ sinh thái Khởi nghiệp (Wikipedia)
Tất cả các thành phần kết nối với nhau thông qua các sự kiện, hoạt động, địa
6


điểm và sự tương tác. Bởi nền tảng của hệ sinh thái khởi nghiệp thường dựa trên
mạng lưới tương tác giữa các cá nhân, tổ chức trong một môi trường nhất định.
Chính vì điều này nên hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ có nhiều hình thái khác nhau. Tuy
nhiên, hiện phổ biến nhất là những cộng đồng khởi nghiệp tại các thành phố hoặc
cộng đồng trực tuyến (có ý kiến cho rằng, nhờ mạng xã hội nên cả thế giới được
gắn kết thành một hệ sinh thái khởi nghiệp lớn).
Ngoài ra, các nguồn lực như kỹ năng, thời gian và vốn cũng là những thành
phần thiết yếu của một hệ sinh thái khởi nghiệp. Các nguồn lực nuôi dưỡng một hệ
sinh thái khởi nghiệp chủ yếu đến từ các cá nhân và tổ chức thông qua các hoạt
động kết nối tại các sự kiện, cuộc họp… Những tương tác này đóng một vai trị
quan trọng trong việc huy động nguồn lực, giúp tạo ra những công ty khởi nghiệp
tiềm năng hoặc củng cố những cơng ty đang tồn tại, có ảnh hưởng tích cực đến việc
xây dựng các dự án khởi nghiệp. Thất bại của một dự án khởi nghiệp sẽ là bài học
giúp doanh nhân phát triển kỹ năng, có thêm kinh nghiệm để xây dựng một dự án

mới hoặc gia nhập vào một dự án sẵn có khác.
1.2.2. Những yếu tố tác động đến Hệ sinh thái khởi nghiệp
Những yếu tố bên ngồi như mơi trường tài chính, sự bất ổn của thị trường và
thay đổi của các cơng ty lớn sẽ kiểm sốt cấu trúc tổng thể của hệ sinh thái và cách
thức vận hành trong đó. Hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm những thực thể liên tục
thay đổi và thích nghi để đáp ứng với nhu cầu thị trường. Nghĩa là, có thể ở giai
đoạn đầu, có thể các doanh nghiệp chưa gặp phải vấn đề gì, nhưng một khi đi vào
hoạt động những rắc rối sẽ nảy sinh. Từ đó mới rút ra bài học kinh nghiệm và phục
hồi để tiếp tục phát triển.
Các hệ sinh thái khởi nghiệp trong các môi trường tương tự nhau nhưng ở
những quốc gia, địa phương khác nhau nên có thể vận hành khơng giống nhau. Lý
do đơn giản vì văn hóa doanh nghiệp và các nguồn lực kinh doanh khác nhau. Việc
sử dụng người nước ngoài thiếu kiến thức và kỹ năng bản địa cũng có thể gây ra
những thay đổi đáng kể chức năng của hệ sinh thái.
Những yếu tố bên trong kiểm soát sự phát triển của hệ sinh thái cũng như chịu
sự chi phối của chính hệ sinh thái đó. Một số các nguồn lực đầu vào thường phụ
thuộc các yếu tố ngoại lai như mơi trường tài chính và biến động thị trường. Trong
khi đó, các nguồn lực sẵn trong một hệ sinh thái lại chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nội
tại như các cá nhân, tổ chức quan trọng trong hệ sinh thái. Ngoài ra, một số yếu tố
7


khác cũng gây tác động đến hệ sinh thái khởi nghiệp như sự thành công hoặc thất
bại liên tiếp của dự án khởi nghiệp. Các cá nhân chỉ tồn tại và hoạt động trong các
hệ sinh thái, nhưng về lâu dài, tác động tích lũy của họ đủ lớn cũng ảnh hưởng đến
các yếu tố bên ngồi như tình hình tài chính.
Sự đa dạng về con người cũng ảnh hưởng đến chức năng của hệ sinh thái khởi
nghiệp. Toàn bộ cá nhân, tổ chức trong đó chịu ảnh hưởng từ sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ đa dạng mà hệ sinh thái này sản xuất ra. Do đó, nguyên tắc để quản trị một
hệ sinh thái khởi nghiệp là tận dụng nguồn lực một cách tổng thể trên toàn hệ thống,

hơn là quản lý từng cá nhân hoặc tổ chức. Để quản lý hiệu quả, một trong những
bước quan trọng nhất là phân chia hệ sinh thái lớn thành các đơn vị nhỏ với cấu trúc
tương tự.
1.2.3. Cấp độ của Hệ sinh thái khởi nghiệp
1.2.3.1.

Phương pháp xếp loại hệ sinh thái khởi nghiệp

Việc xếp loại hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên các phương pháp đánh giá,
phân loại khác nhau, mỗi phương pháp lại bao gồm những trọng số và tiêu chí khác
nhau. Mặc dù vậy, cũng có thể thấy rằng, việc xác định hiện trạng, vị trí cũng như
đánh giá tình hình phát triển của một hệ sinh thái khởi nghiệp là hết sức cần thiết.
Đó sẽ là cơ sở để các nhà quản lý, các thành phần của hệ sinh thái nói chung cũng
như các Start-up nói riêng xây dựng những chiến lược phát triển cho mình và cho
toàn thể hệ sinh thái.
Một trong những nỗ lực quy mô lớn nhằm thực hiện việc đánh giá, xếp hạng
các hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới là báo cáo “Xếp hạng hệ sinh thái khởi
nghiệp toàn cầu” (năm 2012 và 2015) của Compass.co 1. Với nguồn dữ liệu dồi dào
dựa trên các dữ liệu thu thập từ hơn 20 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, 200 cuộc
phỏng vấn với các chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan, hơn 11.000 người tham gia
cuộc điều tra, dữ liệu về hơn 35.000 Start-up, nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp bán định lượng, và chỉ số tổng được tính từ các chỉ số nhỏ với các trọng số
khác nhau. Với phương pháp này, việc xếp hạng và phân tích chi tiết về hơn 20 hệ
sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, với các vị trí đứng đầu là Silicon Valley, New York
City, Los Angeles (Hoa Kỳ), Boston (Hoa Kỳ) và Tel Aviv (Israel). Tuy nhiên,
nhược điểm của phương pháp này là địi hỏi có lượng số liệu đủ lớn, và chủ yếu sử
dụng đối với các hệ sinh thái đã phát triển (tất cả các hệ sinh thái nghiên cứu đều đã
8



hình thành và phát triển một thời gian tương đối dài). Bên cạnh đó, để xử lý một số
lượng lớn dữ liệu như vậy cũng đòi hỏi những phương pháp tính tốn tương đối
phức tạp.
Do đó, bên cạnh phương pháp định lượng, một số phương pháp định tính khác
cũng đã được phát triển bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này, như: phương pháp
phân tích PESTEL 2, phương pháp đánh giá Vòng đời phát triển hệ sinh thái
(Ecosystem Lifecycle Method - ELM) 3 , phương pháp phân tích Mức độ trưởng
thành của hệ sinh thái khởi nghiệp (Start-up Community Maturity Model SCMM)... Trong đó, phương pháp được quan tâm nhiều nhất là SCMM - được xây
dựng bởi tổ chức thúc đẩy kinh doanh (accelerator) Techstars, một trong những tổ
chức thúc đẩy kinh doanh thành công nhất trên thế giới. Đây là phương pháp được
cho là phù hợp trong việc đánh giá các hệ sinh thái khởi nghiệp mới phát triển như
Việt Nam. Phương pháp này nhìn nhận sự phát triển của một hệ sinh thái trên 5 lĩnh
vực chính, bao gồm: (1) vốn và tài chính dành cho khởi nghiệp, (2) văn hóa khởi
nghiệp, (3) mật độ của Start-up và các tổ chức hỗ trợ Start-up, (4) chính sách nhà
nước và môi trường pháp lý, (5) nhân lực cho Start-up.
1.2.3.2.

Phương pháp SCMM

Phương pháp này giúp cho mọi thành phần của hệ sinh thái có thể có cái nhìn
trực tiếp và nhanh chóng về hệ sinh thái khởi nghiệp của mình. Mức độ phát triển
của hệ sinh thái trong từng lĩnh vực được chia làm 7 cấp độ, với những hướng dẫn
cụ thể về từng bậc. Các cấp độ phát triển được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao
như sau: Cấp độ 1: hệ sinh thái sơ khai (nascent ecosystem); Cấp độ 2: hệ sinh thái
nền tảng (foundational ecosystem); Cấp độ 3: hệ sinh thái đang phát triển
(accelerating ecosystem); Cấp độ 4: hệ sinh thái cơ bản hoàn thiện (established
ecosystem); Cấp độ 5: hệ sinh thái hiệu năng cao (high functioning ecosystem); Cấp
độ 6: hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ (progressive ecosystem); và Cấp độ 7: hệ sinh
thái tiên phong (inspirational ecosystem). Qua đó, người thực hiện đánh giá có thể
ctự xác định được rằng, tại mỗi lĩnh vực, hệ sinh thái của mình đang nằm ở vị trí

nào trong 7 phân loại nêu trên.
Cụ thể hơn, tại mục Vốn, ở Cấp độ 1, một hệ sinh thái khởi nghiệp sơ khai chỉ
có một vài Start-up gọi được vốn, khó xác định danh tính và phần nhiều vốn ban
đầu của Start-up chủ yếu đến từ các khoản tiết kiệm, bạn bè hoặc gia đình. Ở Cấp
độ 2, bắt đầu có sự phát triển của đầu tư thiên thần, bắt đầu có các hoạt động tìm
9


kiếm đầu tư, kết nối đầu tư với các hệ sinh thái bên ngoài. Ở Cấp độ 3, các hoạt
động đầu tư thiên thần sơi nổi và có hệ thống hơn, có sự hình thành, hoạt động của
ít nhất một quỹ đầu tư với quy mô lớn hơn 5 triệu USD, bắt đầu có các khoản đầu tư
series A 4, có sự hình thành các nguồn tài chính khác cho khởi nghiệp như các
khoản vay, tín dụng. Ở các cấp độ cao hơn, đó là sự hình thành của nhiều quỹ đầu
tư mạo hiểm hơn (Cấp độ 4), ưu đãi từ cơ chế chính sách cho đầu tư mạo hiểm được
hình thành (Cấp độ 4), có nhiều hoạt động mua bán và sáp nhập (Cấp độ 5), hoạt
động đầu tư của các tập đoàn (Cấp độ 5), cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà đầu tư
thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm (Cấp độ 6) và phát triển các cấu trúc đầu tư
phức tạp cho khởi nghiệp cũng như phát triển thị trường và cơ chế chính sách mua
bán cổ phần của Start-up như thị trường chứng khoán (Cấp độ 7).
1.2.3.3.

Thực tế đánh giá bằng Phương pháp SCMM

Tại Hội nghị Đối thoại giữa nhà nước và cộng đồng khởi nghiệp (G2G
Community Dialogue) được tổ chức bởi Cộng đồng Doanh nhân tồn cầu
(GECommunity) và Chính phủ Malaysia ngày 7-9/12/2016 tại Malaysia, SCMM đã
được sử dụng để làm căn cứ trao đổi, đánh giá các hệ sinh thái khởi nghiệp trong
khu vực ASEAN. Hội nghị này tổ chức việc thảo luận, đánh giá của các chuyên gia
theo hướng hoàn toàn mới. Đó là chia các chuyên gia theo nhóm đại diện nhà nước
và nhóm đại diện cộng đồng Start-up. Dựa vào các tiêu chí của SCMM, các nhóm

chun gia của từng nước sẽ đưa ra đánh giá về sự phát triển của hệ sinh thái khởi
nghiệp cho nước mình. Sau đó, ban tổ chức tổng kết số liệu đánh giá của các nước
từ phía nhà nước và phía cộng đồng Start-up để có những trao đổi cởi mở nhất 5.
Các chuyên gia từ phía cộng đồng Start-up ở Việt Nam nhận định rằng thị
trường vốn ở Việt Nam hiện đang nằm ở cấp độ 4: ở trạng thái cơ bản hoàn thành
và đang hướng tới hệ sinh thái hiệu năng cao. Có khoảng 30 quỹ đầu tư mạo hiểm
đang hoạt động tại Việt Nam, 67 thương vụ đầu tư cho Start-up được công bố năm
2016, hơn gấp đôi so với con số 28 thương vụ năm 2015. Hiện tại, cơ chế chính
sách khuyến khích đầu tư cho khởi nghiệp, cơ chế gọi vốn cộng đồng
(crowdfunding) đã được đề xuất tới Chính phủ và xây dựng dự thảo. Các tập đoàn
lớn tại Việt Nam hiện cũng đang bắt đầu tìm hiểu và phát triển hoạt động đầu tư cho
khởi nghiệp, có thể kể đến FPT với việc phát triển Quỹ FPT Ventures và hình thành
Chương trình tăng tốc khởi nghiệp VIISA; Viettel với sự hình thành Quỹ đổi mới
sáng tạo đầu tư cho các Start-up trong lĩnh vực điện tử viễn thông phục vụ cho sự
10


phát triển của tập đoàn; dự định phát triển, hỗ trợ khởi nghiệp của các tập đoàn khác
như Vingroup, VNPT… Đó là những tín hiệu khả quan báo hiệu sự phát triển mạnh
mẽ của thị trường tài chính cho khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Ở
các yếu tố cịn lại, với những phân tích và đánh giá tương tự dựa trên những nghiên
cứu về hiện trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp, các chuyên gia từ cộng đồng Startup Việt Nam đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta đang ở những giai đoạn đầu
của Cấp độ 3 (hệ sinh thái đang phát triển) về văn hóa khởi nghiệp, cũng như về
mật độ Start-up và các tổ chức hỗ trợ Start-up, ở Cấp độ 2 (hệ sinh thái nền tảng) về
chính sách nhà nước, mơi trường pháp lý, cũng như về nhân lực cho khởi nghiệp.
Trung bình, nhóm các chun gia từ cộng đồng khởi nghiệp ở mỗi nước đánh
giá hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước mình như sau: hệ sinh thái phát triển nhất là hệ
sinh thái khởi nghiệp tại Singapore ở Cấp độ 5 (hệ sinh thái hiệu năng cao), tiếp
theo là hệ sinh thái khởi nghiệp Đài Loan ở Cấp độ 4 (hệ sinh thái cơ bản hoàn
thiện), Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam ở cùng Cấp độ 3

(hệ sinh thái đang phát triển) và Phillipines, Lào, Campuchia ở Cấp độ 1 (hệ sinh
thái sơ khai) (Brunei không có đại diện từ cộng đồng Start-up).
Tuy nhiên, về phía các chuyên gia trong nhóm nhà nước lại đánh giá có sự
khác biệt. Ở nhóm đại diện nhà nước, thứ tự đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp lần
lượt như sau: Malaysia ở vị trí dẫn đầu với Cấp độ 5, tiếp theo là Indonesia và Thái
Lan ở cấp độ 4, Brunei và Phillipines ở Cấp độ 3 và cuối cùng là Việt Nam,
Campuchia và Lào ở Cấp độ 2 (Singapore và Đài Loan khơng có đại diện từ nhà
nước tham dự). Việc thảo luận giữa nhóm đại diện nhà nước và nhóm đại diện cộng
đồng Start-up tại Hội nghị đưa đến kết luận rằng giữa nhà nước và cộng đồng Startup ở hầu hết các nước đều thiếu việc thường xuyên trao đổi thông tin, dẫn đến việc
đánh giá hệ sinh thái có phần khác biệt giữa nhà nước và cộng đồng Start-up. Hầu
hết ở các nước tham dự Hội nghị, nhóm đại diện nhà nước đánh giá hệ sinh thái
phát triển hơn cấp độ mà cộng đồng Start-up đánh giá (trừ Việt Nam) cho thấy nhà
nước thường có cái nhìn lạc quan hơn về hệ sinh thái so với cộng đồng Start-up.
Chính vì vậy, các chun gia cho rằng giữa nhà nước và cộng đồng khởi nghiệp cần
có sự trao đổi thường xuyên hơn để hướng đến nhìn nhận chung về thực trạng của
hệ sinh thái khởi nghiệp, từ đó đưa ra được những chính sách, hoạt động có hiệu
quả để phát triển hệ sinh thái quốc gia.
Về phía Việt Nam, những đánh giá này cũng phần nào cho thấy hệ sinh thái
11


khởi nghiệp nước ta được xác định đang ở giai đoạn ban đầu của sự phát triển và rất
cần thiết có những tác động, từ cơ chế chính sách tới liên kết, hợp tác và phát triển
các thành phần của hệ sinh thái để có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Kết quả phân tích
cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn cụ thể hơn về từng lĩnh
vực, qua đó có những biện pháp cụ thể để đưa hệ sinh thái phát triển tới cấp độ tiếp
theo. Ví dụ, đưa ra các cơ chế chính sách, ưu đãi cho hoạt động đầu tư mạo hiểm
(lĩnh vực vốn), phát triển, liên kết các khu tập trung khởi nghiệp (lĩnh vực mức độ
tập trung phát triển khởi nghiệp), tăng cường sự tham gia của Nhà nước hỗ trợ cho
khởi nghiệp (môi trường pháp lý)….

1.2.4. Hệ sinh thái khởi nghiệp của các nước trên thế giới và Việt Nam
20 Hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới – năm 2015

1. Silicon Valley (Mỹ)

11. Paris (Pháp)

2. New York (Mỹ)

12. Singapo

3. London (anh)

13. Austin (Mỹ)

4. Bắc Kinh (Trung Quốc)

14. Stockholm (Thụy Điển)

5. Boston (Mỹ)

15. Vancouver (Canada)

6. Tel Aviv (Israel)

16. Toronto (Canada)

7. Berlin (Đức)

17. Sydney (Úc)


8. Thượng hải (Trung Quốc)

18. Chicago (Mỹ)

9. Los Angeles (Mỹ)

19. Amsterdam (Hà Lan)

10. Seatle (Mỹ)

20. Bagalore (Ấn Độ)

Nguồn: Cơng ty phân tích thị trường Compass, Mỹ.

12


1.2.4.1.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore

Nguồn Báo tri thức trẻ
Hình 1.2. Hình ảnh về Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore
Phân tích Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore
Những nỗ lực của chính phủ trong việc phát triển hệ sinh thái đã tạo ra tác
động rõ rệt. Quỹ Nghiên cứu Quốc gia của Singapore (NRF) đã tiến hành một
nghiên cứu toàn diện để xác định những điểm yếu và lỗ hổng trong bối cảnh khởi
nghiệp trong nước và đưa ra các chương trình để giải quyết những điểm thất bại, cụ
thể trong một sáng kiến năm 2008 được gọi là Khung cải cách và Doanh nghiệp

Quốc gia (NFIE).
Các chương trình như Quỹ Đổi mới Đại học, Quỹ tài trợ các Dự án thực
nghiệm, Vốn đầu tư mạo hiểm Giai đoạn đầu và Chương trình ươm mầm Cơng
nghệ đã giúp tạo ra một chu trình xuyên suốt trong hoạt động khởi nghiệp qua nhiều
năm cũng như được bổ sung bằng nhiều sáng kiến khác nhau từ Cơ quan Phát triển
Truyền thông (MDA), Cơ quan phát triển Infocomm (IDA) và SPRING Singapore.

13


Dữ liệu từ NRF cho thấy khoảng 100 triệu đô la Singapore được phân bổ cho
các chương trình đầu tư như ESVF và TIS (tính đến tháng 3 năm 2016) cho phép
các công ty mới khởi nghiệp thu hút nguồn tài trợ tiếp theo từ nguồn vốn tư nhân
lên đến gần 400 triệu đơ la Singapore, tạo ra một địn bẩy ấn tượng gấp 4 lần mức
chi của chính phủ.
Đề án TIS được dựa trên một chương trình tương tự do Israel thực hiện vào
những năm 90, điều này đã giúp cho Israel trở thành một quốc gia khởi nghiệp.
NRF hỗ trợ 85 phần trăm kinh phí ban đầu cho những dự án khởi nghiệp được lựa
chọn, với vốn đầu tư 500.000 đô la Singapore, trong khi vườn ươm TIS chiếm ít
nhất 15 phần trăm, tương đương với 88.000 đơ la Singapore.
Trong số 145 công ty mới thành lập được rót vốn bởi vườn ươm TIS, có 61
doanh nghiệp tiếp tục thu hút được vốn đầu tư, 34 doanh nghiệp vẫn tồn tại và 29
(hay 20%) doanh nghiệp ngừng hoạt động. Đây là kết quả ấn tượng của một chương
trình hỗ trợ khởi nghiệp nếu biết con số chung ở nhiều quốc gia khác là 70%.
Một kết quả quan trọng hơn của TIS là bằng cách cung cấp đòn bẩy đầu tư hào
phóng và giảm đáng kể rủi ro đầu tư, chính phủ đã thành cơng trong việc thu hút
một số lượng lớn các nhà quản lý kinh doanh trong nước có kinh nghiệm cũng như
các nhà đầu tư từ khu vực tham gia vào TIS và trở thành một phần của Cộng đồng
khởi nghiệp. Những cá nhân giàu có này đóng một vai trị quan trọng như các nhà
đầu tư và cố vấn thiên thần trong các chương trình khởi nghiệp khác nhau, làm giàu

đáng kể toàn bộ hệ sinh thái.
Tương tự, Quỹ Đổi mới Đại học cung cấp cho các trường đại học nguồn tài
chính đáng kể để đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp trong cộng động sinh viên. NUS
(trường đại học quốc gia Singapore), NTU (trường đại học công nghệ Nanyang) và
SMU( trường đại học quản lý Singapore) đều có sự gia tăng hoạt động khởi nghiệp
trong vài năm gần đây.
Trung tâm vận hành mạng (NOC) ở nước ngoài đã gửi hàng ngàn sinh viên
đến thực tập tại thung lũng Silicon và các điểm nóng khởi nghiệp khác, khởi tạo ra
một số lượng lớn các cựu sinh viên NOC, những người mà đã thống trị các dự án
khởi nghiệp trong nước trong những năm gần đây. Chương trình trợ cấp khởi
nghiệp cho sinh viên được cung cấp theo UIF đã tạo ra nhiều dự án đổi mới trong
các trường đại học, mở rộng đáng kể cho những cơng ty mới khởi nghiệp, sau đó
được đưa vào TIS và các chương trình tài trợ hạt giống khác.
14


Khoản trợ cấp từ dự án IJAM của chính phủ trị giá 50.000 đô la cho phép
hàng trăm công ty mới thành lập có thể tiến hành thử nghiệm và xác nhận tính hiệu
quả của thị trường trước khi tìm kiếm đầu tư. IJAM hỗ trợ gần 400 công ty mới
thành lập, một phần tư trong số đó đã nhận được tài trợ tiếp theo. Nhiều mơ hình
vườn ươm khởi nghiệp và gia tốc khởi nghiệp được thành lập trong hai năm qua đã
làm phong phú hơn nữa sự kết hợp và năng động của hệ sinh thái.
Nguyên tắc quản trị hệ sinh thái khởi nghiệp
Brad Feld - nhà kinh doanh, tác giả và đồng sáng lập của Techstar - đã xác
định được bốn nguyên tắc then chốt cần thiết để phát triển và duy trì một hệ sinh
thái lành mạnh trong cuốn sách của mình, “Các cộng đồng khởi nghiệp: Xây dựng
một hệ sinh thái doanh nghiệp trong thành phố của bạn”:
1. Các nhà doanh nghiệp (doanh nhân) phải dẫn đầu cộng đồng khởi nghiệp
2. Các nhà lãnh đạo phải có cam kết lâu dài.
3. Cộng đồng khởi nghiệp phải được bao gồm

4. Phải có các hoạt động liên tiếp có liên quan đến hoạt động khởi nghiệp
Singapore sẽ đạt được điểm cao trong hai nguyên tắc cuối (nguyên tắc 3 và 4)
- cộng đồng khởi động ở đây rất đa dạng và bao gồm các doanh nhân đến từ khắp
nơi trên thế giới. Rất nhiều hoạt động đã được lên lịch khởi động, không chỉ ở
Block 71 mà còn ở các trường đại học và các văn phòng trên quốc đảo này - với các
hội nghị, gặp gỡ, giới thiệu, các cuộc đối thoại trực tiếp,...
Tuy nhiên, với hai ngun tắc đầu tiên, khơng hề có bằng chứng mạnh mẽ nào
cho thấy cộng đồng khởi nghiệp ở đây đang được lãnh đạo bởi các doanh nhân có
cam kết lâu dài. Hệ sinh thái của Singapore ở giai đoạn này vẫn chưa đạt được đủ
sức mạnh thậm chí so với Israel (có dân số so sánh). Cho đến nay, cộng đồng khởi
nghiệp tại đây vẫn còn phụ thuộc vào sự lãnh đạo của chính phủ và các chương
trình và sẽ vẫn như vậy trong tương lai gần cho đến khi đạt được yếu tố cần thiết.
Nguồn phân tích: Channelnewasia
1.2.4.2.

Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam

Hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta đang ở những giai đoạn đầu của cấp độ 3 (hệ
sinh thái đang phát triển) về văn hóa khởi nghiệp, cũng như về mật độ khởi nghiệp
và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, ở cấp độ 2 (hệ sinh thái nền tảng) về chính sách
15


×