Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ tăng động, giảm chú ý của cha mẹ bệnh nhi điều trị tại bệnh viện nhi trung ương năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.02 KB, 41 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐOÀN THỊ MINH NGUYỆT

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHẮM SÓC TRẺ
TĂNG ĐỘNG, GIẢM CHÚ Ý CỦA CHA MẸ BỆNH NHI ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐOÀN THỊ MINH NGUYỆT

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHẮM SÓC TRẺ
TĂNG ĐỘNG, GIẢM CHÚ Ý CỦA CHA MẸ BỆNH NHI ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. TRƯƠNG TUẤN ANH

NAM ĐỊNH - 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Tiến sĩ
Trương Tuấn Anh - là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong q trình
thực hiện chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, Ban Giám đốc, Phòng KHTH,
Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã quan tâm giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, đồng
nghiệp, những người bệnh đã ln giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện chuyên
đề.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chun đề một cách hồn chỉnh
nhất. Song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được.
Tơi rất mong được sự đóng góp của q thầy cô và các bạn trong lớp, đồng
nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, tháng 9 năm 2020
Học viên

Đoàn Thị Minh Nguyệt


ii
LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi thực hiện,
tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ cơng trình
nào khác.
Nếu có điều gì sai trái tôi xin chịu trách nhiệm.

Nam Định, ngày 25 tháng 9 năm 2020
Học viên

Đoàn Thị Minh Nguyệt


iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn .......................................................................................................i
Lời cam đoan ..................................................................................................ii
Danh mục bảng, biểu đồ .................................................................................v
Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học ................................................................................... 3
1.1.3. Sinh lý bệnh ADHD ..................................................................... 4
1.1.4. Nguyên nhân ................................................................................ 5
1.1.5. Biểu hiện lâm sàng của ADHD .................................................... 7
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán .................................................................... 8
1.1.7. Phân loại....................................................................................... 9
1.1.8. Tiến triển và tiên lượng .............................................................. 10
1.1.9. Hậu quả...................................................................................... 10
1.1.10. Điều trị ...................................................................................... 12
1.1.11. Chăm sóc……………………………...…………………………13

1.2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………...14
Chương 2: Liên hệ thực tiễn ......................................................................... 14
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Nhi Trung ương ...................................................... 14
2.2. Thực trạng của vấn đề............................................................................................ 17
2.2.1. Đặc điểm của nhóm cha mẹ trẻ ..................................................... 18
2.2.2. Tìm hiểu kiến thức chung của cha mẹ trẻ tham gia chuyên đề ...... 19
2.2.3. Thực trạng chăm sóc trẻ tại nhà của cha mẹ ................................. 20
2.2.4. Cha mẹ cho trẻ tái khám theo lịch hẹn .......................................... 21
Chương 3: Bàn luận ..................................................................................... 23
3.1. Thực trạng của vấn đề ........................................................................... 23
3.1.1. Ưu điểm ....................................................................................... 23


iv
3.1.2. Nhược điểm .................................................................................. 23
3.1.3. Nguyên nhân ................................................................................ 24
3.2. Đề xuất các giải pháp ............................................................................ 25
3.2.1. Đối với bệnh viện và nhân viên y tế............................................................. 25
3.2.2. Đối với cha mẹ trẻ ADHD ............................................................................... 26
Kết luận........................................................................................................ 28
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 29
Phụ lục ........................................................................................................... 1


v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm nghề nghiệp của cha mẹ trẻ mắc ADHD ....................... 18
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Phương pháp điều trị ................................................................ 19
Biểu đồ 2.2. Các yếu tố thuận lợi gây bệnh .................................................. 19
Biểu đồ 2.3. Tuân thủ dùng thuốc theo đơn .................................................. 20
Biểu đồ 2.4 Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia tâm lý ........................ 20
Biểu đồ 2.5. Các hoạt động tại nhà cho trẻ ADHD ....................................... 21
Biểu đồ 2.6. Lý do không đến theo lịch hẹn ................................................. 22


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở
mức nào thì được xem là bình thường, cịn mức nào thì bị coi là tăng động giảm
chú ý. Có rất nhiều cha mẹ vẫn cịn mơ hồ về chứng bệnh này, có những đứa
trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên, tập trung làm gì, nhưng bố mẹ chúng
lại nghĩ đó là điều rất bình thường, mà khơng hề biết rằng tình trạng này nếu
khơng sớm được điều trị tốt, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc hình thành
tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai của trẻ
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder
– ADHD) là một nhóm các triệu chứng liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ, bao
gồm sự hoạt động quá mức, tính cách bốc đồng và giảm khả năng tập trung chú
ý. Chứng tăng động thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ từ 5 tới 12 tuổi
và có thể ảnh hưởng lớn tới việc học tập cũng như sự hình thành tính cách trong
tương lai. Đặc tính nổi bật nhất của bệnh là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó
khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm sốt những hành động thái
q, thường xun phấn khích, kích động,... Các rối loạn có thể gây hậu quả
nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.Đặc biệt, trong cuộc
sống thời đại hiện ngày càng bận rộn, việc thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ
đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn. Do
đó, khi trẻ có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần quan tâm
nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và chẩn đốn bệnh sớm thơng qua các dấu

hiệu, kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hịa nhập
và làm chủ cuộc sống.
Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, trẻ mắc chứng tăng
động giảm chú ý (ADHD) có thể có kết quả học tập kém. Trẻ dễ gặp những khó
khăn trong cuộc sống như thất nghiệp, hiệu suất làm việc kém, gặp khó khăn
tài chính, rắc rối với pháp luật, nghiện rượu hoặc các chất lạm dụng khác, dễ
gặp tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác, các mối quan hệ không ổn định, sức
khỏe thể chất và tinh thần kém, muốn tự tử...


2
Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh và Hiệp hội Tâm thần Mỹ đều cơng nhận ADHD là một tình trạng
bệnh.Các nghiên cứu cho thấy tăng động giảm chú ý có tính di truyền. Cứ 4
người bị ADHD thì một người có bố, mẹ mắc bệnh. Các nghiên cứu trên hình
ảnh cho thấy sự khác biệt về phát triển trí não giữa những đứa trẻ mắc bệnh và
trẻ không mắc bệnh.
Trẻ mắc bệnh thường phải vật lộn với một số hành vi nhất định. Những
người khơng biết có thể quy kết hành vi của trẻ là thiếu kỷ luật, không được
dạy dỗ tốt. Những lời nói khơng phù hợp hoặc liên tục khơng ở yên một chỗ là
dấu hiệu của ADHD, chứ không phải do nuôi dạy con không đúng cách.Trẻ dễ
bị phân tâm nhưng nếu rất thích làm một việc gì đó như xem tivi hoặc chơi một
món đồ chơi u thích thì trẻ cũng có thể rất tập trung vào việc đó. Tuy nhiên
những trẻ bị bệnh cố gắng tập trung cao độ cũng khơng thể bằng trẻ bình
thường.
Nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng điều trị ngoài việc bác sĩ cho
chỉ địnhthuốc và nhà tâm lý trị liệu tâm lý cho trẻ việc phối hợp chăm sóc trẻ
tại nhà vơ cùng quan trọng vì đa phần các trẻ mắc chứng ADHD thường điều
trị ngoại trú. Chính vì vậy, học viên tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ tăng động, giảm chú ý

của cha mẹ bệnh nhi điều trị tại Bệnh viên Nhi Trung Ương năm 2020” với
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ tăng động, giảm
chú ý của cha mẹ bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2020.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc
trẻ tăng động giảm chú ý của cha mẹ bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung
Ương.

CHƯƠNG 1


3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một nhóm các triệu chứng như giảm sự chú
ý, tăng hoạt động và có những hành động có tính chất xung động… Khoảng
60% - 85% trẻ ADHD vẫn còn triệu chứng khi chúng ở tuổi thiếu niên, những
trẻ này có thể kém chín chắn hơn so với bạn bè...
Đặc điểm của rối loạn này là người bệnh khơng thể duy trì sự tập trung chú ý
cần thiết vào một sự vật, một chủ đề, một cơng việc nào đó mà ln thay đổi
sự tập trung chú ý vào những vật, sự việc, những kích thích xung quanh. Điều
này dẫn đến hậu quả là xuất hiện những triệu chứng tăng vận động, người bệnh
ln hoạt động nhưng lại khơng thể hồn tất một cơng việc nào đó khi được
u cầu, được giao phó.
1.1.2. Dịch tễ học [1]
ADHD có từ 3%- 7% trẻ ở lứa tuổi học đường mắc rối loạn này. Nhìn chung tỷ
lệ mắc bệnh ADHD ở các nước trên thế giới nhìn chung cao ở Trung quốc là
6,1%- 8,9%, Ấn Độ là 5,2%- 29%, Australia là 7,5- 8,8 %, Canada là 1,1%8,9%... Hiện nay ở Việt Nam chưa có khảo sát trên toàn quốc nhưng qua khảo
sát 2 khu vực tỉnh Vĩnh Long( năm 2009) và Thành phố Hồ Chí Minh( năm

2010) có khảng 6,5% trẻ ở khu vực phía Nam mắc ADHD. Tiến sĩ Đặng Hoàng
Minh năm 2013 đã nghiên cứu tỷ lệ trẻ có vấn đề về chú ý chiếm 4% trong
1320 trẻ, trong đó 5%- 18% trẻ nhỏ bị ADHD, 9,6% trẻ vị thành niên bị ADHD,
4,4% người lớn mắc ADHD. Có đến 65% trẻ bị ADHD tiếp tục trải qua rối loạn
này ở thời kì trưởng thành.
Những báo cáo về tỉ lệ mắc của ADHD ở Mỹ rất khác nhau từ 2%- 20% của trẻ
tiểu học. Một số liệu dè dật là 3%- 7% ở trẻ em tiểu học trước tuổi đến trường.
Ở Anh, tỉ lệ hiện mắc thấp hơn ở Mỹ, dưới 1%. ADHD thường gặp ở nam nhiều
hơn nữ, với tỉ lệ nam/ nữ dao động từ 2/1 đến 9/1. Quan hệ sinh học bậc 1 (ví
dụ anh chị em ruột với ADHD) có nguy cơ cao với việc phát triển rối loạn này,


4
cũng như các rối loạn khác, bao gồm rối loạn hành vi gây rối, lo âu, trầm cảm.
Anh chị em ruột của trẻ bị ADHD cũng có nguy cơ cao hơn so với dân số chung
có các rối loạn về học tập và các khó khăn về học thuật. Cha mẹ của trẻ ADHD
cũng thể hiện sự tăng cao tỉ lệ hiện mắc của tăng động, hành vi hung hãn và
gây nguy hiểm cho người khác, rối loạn sử dụng rượu, rối loạn chuyển di. Các
triệu chứng của ADHD thường được thể hiện ở tuổi lên 3, nhưng chẩn đoán nói
chung thường khơng được đưa ra cho đến khi trẻ bắt đầu đi học, ví dụ mầm non
hoặc nhà trẻ, khi giáo viên có đủ thơng tin để so sánh sự chú ý và xung động
của trẻ đang cần nghiên cứu so với các bạn cùng tuổi.
Đặc biệt ADHD ở trẻ trai gấp 3-4 làn trẻ gái. Tiến triển thường mãn tính từ thời
thơ ấu đến tuổi vị thành niên và khi trưởng thành.Dù các bé trai được chẩn đoán
mắc bệnh cao gấp hai lần so với các bé gái, nhưng khơng có nghĩa là bé gái
khơng mắc ADHD. Bé gái dễ bị bỏ qua và khơng được chẩn đốn bệnh. Bé gái
có biểu hiện bệnh khác bé trai. Bé gái ít gặp khó khăn trong kiểm sốt sự tăng
động và bốc đồng so với bé trai, trẻ có vẻ mơ mộng nhiều hơn. Bé gái ít gặp
rắc rối với chứng tăng động hơn bé trai, nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy
ra. Bé gái có thể quá nhạy cảm hoặc quá xúc động. Có thể nhận ra bằng cách

thấy trẻ hay cắt ngang lời người khác hoặc nói chuyện nhiều hơn các bé gái
khác. Nhiều người không nghĩ rằng những hành vi này là dấu hiệu của ADHD
nên thường bỏ qua.
1.1.3. Sinh lý bệnh ADHD
Hình ảnh giải phẩu học của não (các nghiên cứu dùng MRI)
-Giảm đáng kể thể tích của đại và tiểu não
- Bất thường về cấu trúc giải phẫu học ở nhiều vùng
- Vỏ não ADHD mỏng hơn so với người bình thường
- Bất thường về các mối liên kết giữa các vùng
- Bất thường chất xám lẫn chất trắng
Hình ảnh họcchức năng của não (MRI)


5
- Giảm hoạt hóa đáng kể trong các mạng kết nối (networks) liên quan đến
chức năng điều hành và nhận thức, cảm xúc, cảm giác–vận động.
- Bất thường về functional connectivity (Kết nốichức năng). Đặc biệt là tăng
hoạt hóa của mạng chế độ mặc định (default-mode network), mà lẽ ra nó
phải bị giảm hoạt hóa khi thực hiện các cơng việc đòi hỏi sự tập trung, dẫn
đến sự cạnh tranh liên quan đến tiến trình thần kinh chuyên biệt cho nhiệm
vụ. ADHD một phần là do bất thường tín hiệu dopamine, và một phần do suy
giảm noradrenaline trong hệ lưới hoạt hóa (RAS), là vùng não có nhiệm vụ
điều hịa các hệ thống liên quan trong việc học hỏi, tự kiểm soát, ức chế và
động lực thúc đẩy.
Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mạng lưới dây thần kinh
trong não của trẻ mắc bệnh với trẻ bình thường. Mạng lưới thần kinh của trẻ bị
bệnh có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển hoặc hoạt động kém hiệu quả
hơn.
1.1.4. Nguyên nhân
Cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được một nguyên nhân rõ ràng

của rối loạn tăng động, giảm chú ý. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy
một số yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến rối loạn này.
1.1.4.1. Di truyền
ADHD là một một rối loạn phát triển có tính chất gia đình. Đa số các
trường hợp, trẻ được thừa hưởng gen từ cha mẹ, đây là một yếu tố quan trọng
đối với sự hình thành của bệnh. Yếu tố di truyền gây ADHD được cho là phức
tạp và các bất thường có thể xảy ra ở nhiều vị trí gen khác nhau. Nếu cha hoặc
mẹ bị mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý thì nguy cơ con của họ mắc rối loạn
này là khoảng 50%.
Anh chị em ruột của một trẻ bị ADHD có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4
– 5 lần so với những trẻ bình thường. Một số nghiên cứu trên các cặp song sinh
cho thấy, nếu một trẻ có tăng động giảm chú ý, thì 90% nguy cơ sẽ xuất hiện ở
trẻ còn lại


6
1.1.4.2. Những bất thường hoặc những tổn thương não bộ
Sự thay đổi về chức năng và cấu trúc não. Các nghiên cứu sử dụng kỹ
thuật quét não tiên tiến cho thấy có sự khác biệt về kích thước ở một số phần
não của trẻ bị ADHD so với trẻ bình thường. Các khu vực có sự khác biệt bao
gồm vỏ não trước trán (prefrontal cortex), vùng nhân đuôi (caudate nucleus),
nhân cầu nhạt (globus pallidus) và tiểu não (cerebellum).Nghiên cứu chỉ ra rằng
bộ não của trẻ ADHD sẽ phải mất thêm khoảng 2 đến 3 năm nữa để phát triển
hoàn thiện như những trẻ bình thường.
Rối loạn các chất hóa học trong não bộ. Sự mất cân bằng giữa các chất
dẫn truyền thần kinh nằm trong vỏ não trước trán có thể góp phần gây ra chứng
rối loạn tăng động giảm chú ý. Cụ thể là nồng độ glutamat tăng (chất kích thích)
trong khi GABA - gama amino butyric acid (chất ức chế) sụt giảm. Ngoài ra,
dopamine và norepinephrine là hai chất hóa học chịu trách nhiệm về tinh thần
và cảm xúc, cũng được cho là có sự ảnh hưởng đến việc làm tăng hoạt động

quá mức ở trẻ tăng động.
Tổn thương não. Người ta đoán rằng một số trẻ bị ADHD có tổn thương
rất nhẹ của hệ thần kinh trung ương và sự phát triển não trong thai kỳ và giai
đoạn chu sinh. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết não bị tổn thương có thể
có khả năng liên quan đến tuần hồn, nhiễm độc, chuyển hóa, tác động cơ hoặc
vật lý với não trong giai đoạn sớm của thai nhi được gây ra bởi nhiễm khuẩn,
viêm và chấn thương. Trẻ ADHD thể hiện các dấu hiệu thần kinh nhẹ không
khu trú và với tỷ lệ cao hơn những trẻ khác trong dân số chung.
1.1.4.3. Mơi trường
Trong thời kì mang thai mẹ bị ngộ độc chì, thuốc diệt cơn trùng, hút
thuốc lá, uống rượu, sự dụng ma túy… có liên quan đến 10%- 15% các trường
hợp mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý.
Tăng động giảm chú ý không nguy hại đến sức khỏe của trẻ, nhưng lại
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành cơng trong tương lai. Vì vậy, dù là do nguyên


7
nhân nào, khi phát hiện bé gặp phải hội chứng này, bạn nên điều trị sớm cho
con.
Tăng động giảm chú ý không nguy hại đến sức khỏe của trẻ, nhưng lại
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong tương lai. Vì vậy, dù là do nguyên
nhân nào, khi phát hiện bé gặp phải hội chứng này, bạn nên điều trị sớm cho
con.
1.1.4.4. Yếu tố thuận lợi
- Môi trường sống khơng ổn định, ồn ào, đơng đúc.
- Gia đình ít quan tâm giáo dục trẻ, cách dạy không thống nhất, phương pháp
dạy chưa đúng: nặng về trừng phạt hoặc quá chiều chuộng trẻ, xem TV, chơi
điện tử nhiều.
1.1.5. Biểu hiện lâm sàng của ADHD[1]
1.1.5.1 Giảm chú ý

- Thường xuyên không chú ý tới các chi tiết hoặc mắc những những lỗi dại dột
khi làm bài ở trường, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.
- Thường xuyên gặp khó khăn duy trì tập trung chú ý vào cơng việc hay những
trò chơi.
- Thường xuyên lơ đãng khi người khác nói chuyện với mình.
- Thường xun khơng tn thủ các quy định, khơng hồn tất bài tập ở trường,
cơng việc và nhiệm vụ được giao (không phải do chống đối hay khơng hiểu
cơng việc được giao).
- Thường xun gặp khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp công việc hay các
hoạt động khác trong sinh hoạt.
- Thường xuyên né tránh hoặc thực hiện một cách miễn cưỡng những công việc
cần sự tập trung (bài tập về nhà).
- Thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc học tập như
sách vở, bút, thước…
- Thường xuyên bị chi phối bởi các kích thích xung quanh.
- Thường xuyên quên trong hoạt động, sinh hoạt thường ngày.


8
1.1.5.2. Tăng động
- Luôn ngọ nguậy chân tay hay uốn éo, vặn vẹo mình trên ghế.
- Ln nhấp nhỏm đứng lên trong lớp học hoặc ở những nơi cần phải ngồi yên.
- Chạy nhảy, leo trèo khắp nơi ở những nơi không cho phép (nếu là trẻ vị thành
niên hay người trưởng thành có thể chỉ có cảm giác bồn chồn, khó chịu)
- Thường xuyên gặp khó khăn trong việc tuân thủ luật lệ của các trò chơi hoặc
các hoạt động giải trí.
- Vận động liên tục khơng biết mệt mỏi.
1.1.5.3. Xung động
- Thường xuyên bật ra những câu trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi.
- Thường xuyên gặp khó khăn mỗi khi phải chờ đợi đến lượt mình.

- Thường xuyên áp đặt, ngắt lời người khác.
- Nói quá nhiều.
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đốn[4]
Thơng tin cần cho chẩn đồn từ: gia đình, bệnh nhi, giáo viên.
1.1.6.1. Tiêu chuẩn chẩn đốn DSM IV
-  6 tháng & khơng phải là kết quả của rối loạn cảm xúc, bệnh lý tâm thần,
bệnh nội khoa
- ≥6 triệu chứng giảm chú ý và hoặc ≥ 6 triệu chứng xung động, tăng động
- Xuất hiện < 7t
- Gây ảnh hưởng xấu trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống
- Được quan sát ở  2 mơi trường khác nhau.
1.1.6.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn ICD 10
Triệu chứng học:
- Triệu chứng giảm chú ý: ít nhất 6/9 triệu chứng
- Triệu chứng tăng hoạt động: ít nhất 3/5 triệu chứng
- Triệu chứng xung động: ít nhất 1/4 triệu chứng
- Rối loạn này tồn tại ít nhất 6 tháng
- Rối loạn này xuất hiện trước 7 tuổi


9
- Sự lan tỏa: các triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở một hoàn cảnh mà phải
xuất hiện trên nhiều hồn cảnh khác nhau.
- Những triệu chứng ở nhóm 1 và nhóm 3 gây khó khăn hoặc giảm sút rõ rệt
các chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp.
- Các triệu chứng không phải là biểu hiện của rối loạn quá trình phát triển lan
tỏa, giai đoạn hưng cảm, giai đoạn trầm cảm, rối loạn lo âu.
1.1.6.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM V
Triệu chứng học:
- Triệu chứng giảm chú ý: > 6/9 triệu chứng

- Triệu chứng tăng động, xung động: > 6/9 triệu chứng
- Các triệu chứng xuất hiện trước 12 tuổi
- Một số ảnh hưởng của triệu chứng phải hiện diện trong 2 môi trường trở lên.
- Các triệu chứng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Trẻ vị thành niên và người lớn chỉ cần 5/9 triệu chứng
1.1.6.4. Trắc nghiệm tâm lý
- Thang lượng giá Corner (1989) chuẩn hóa năm 1997 là cơng cụ hữu hiệu nhất
(theo Nguyễn Công Khanh 2002)
- Thang đo ADHD Vanderbilt gồm có 4 phần đề đánh giá mức độ giảm chú ý,
tăng xung động, rối loạn hành vi chống đối và cảm xúc với phiên bản dành cho
cha mẹ và giáo viên.
- Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL, phần rối loạn chú ý (1965 chuẩn hóa tại
Việt Nam năm 2013)
- Trắc nghiệm tâm lý đánh giá khả năng trí tuệ (chỉ số IQ) cho trẻ trên 6 tuổi
thông qua test Raven, vẽ hình người; đối với trẻ dưới 6 tuổi đánh giá sự phát
triển tâm vận động bằng test Denver II.
1.1.7. Phân loại
- Thể giảm chú ý: 30% - 40%
Đáp ứng tiêu chuẩn giảm chú ý nhưng khơng có xung động & tăng động
-Thể tăng động xung động: 10%


10
Đáp ứng tiêu chuẩn xung động & tăng động nhưng không giảm chú ý
-Thể phối hợp: 50% - 60%
Đáp ứng tiêu chuẩn giảm chú ý và xung động tăng động
1.1.8. Tiến triển và tiên lượng
Quá trình bệnh ADHD rất phong phú. Các triệu chứng được biểu hiện dai dẳng
kéo dài tới độ tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành chiếm xấp xỉ 50% các trường
hợp. Trong đó 50% trường hợp cịn lại, các triệu chứng có thể thun giảm đến

tuổi dậy thì hoặc giai đoạn sớm của trưởng thành. Một số trường hợp, tăng động
có thể biến mất nhưng giảm chú ý và các khó khăn để kiểm sốt xung động thì
tồn tại dai dẳng. ADHD thường khơng thun giảm ở khoảng giữa thời kì thơ
ấu. Sự dai dẳng được dự đốn bởi tiền sử gia đình có người mắc bệnh, sự kiện
khó khăn trong cuộc sống và đồng phối hợp của rối loạn học tập, rối loạn lo âu,
trầm cảm. Sự thuyên giảm của bệnh thường xảy ra vào độ tuổi giữa 12- 20 tuổi.
Khoảng 40%- 50% các trường hợp, các triệu chứng còn tồn tại dai dẳng suốt
thời kì trưởng thành. Những người này biểu hiện giảm tăng động nhưng vẫn cò
dễ xung động và thiên về bột phát. Mặc dù trình độ học vấn thấp hơn những
người không bị ADHD, tiền sử việc làm ban đầu của họ khơng khác những
người có trình độ học vấn tương đương.Trẻ em bị rối loạn ADHD mà các triệu
chứng dai dẳng đến tuổi vị thành niên thì có nguy cơ phát triển các rối loạn
hành vi.
1.1.9. Hậu quả
1.1.9.1. Ảnh hưởng học tập
- Khó khăn trong học tập
- Đạt kết quả thấp hơn mong đợi
- Hành vi gây mất trật tự trong lớp
- Quan hệ kém với bạn đồng trang lứa
- Học ở lớp đặc biệt
+ Bị lưu ban
+ Bị đình chỉ học tập


11
+ Bị đuổi học
+ Không tốt nghiệp
1.1.9.2. Quan hệ quan hệ
- Thường bị bạn cùng trang lứa tẩy chay, vì:
+ Gây hấn mang tính xung động

+ Xung động /tăng động (nói q nhiều, kỹ năng lắng nghe kém)
+ Khơng tn thủ luật chơi (ít được tham gia các mơn thể thaocó tính đồng đội)
- Trẻ vị thành niên:
+ Năng lực XH kém
+ Ít tham gia vào các hoạt động XH hơn
+ Ít bạn bè hơn
1.1.9.3. Ảnh hưởng đến gia đình
Cha mẹ của trẻ trải nghiệm ở mức độ cao hơn:
- Stress
- Tự trách bản thân
- Cô lập về mặt XH
- Trầm cảm
- Bất hòa trong quan hệ vợ chồng
1.1.9.4. Liên quan đến các tệ nạn xã hội
- Hút thuốc lá
+ Bệnh nhân người lớn hút nhiều hơn và khó bỏ thuốc hơn
+ Trẻ ADHD hút nhiều hơn và bắt đầu hút sớm hơn trẻ bình thường
- Lạm dụng chất
20% bệnh nhân khám tại phòng khám lạm dụng chất bị ADHD.
Trẻ ADHD hút nhiều hơn bắt đầu hút sớm hơn trẻ bình thường.
Bệnh nhân người lớn hút nhiều hơn và khó bỏ thuốc hơn.
+ Tỉ lệ lạm dụng chất trong suốt cuộc đời cao hơn rõ rệt so nhóm chứng (55%
với 27%).
+ Tuổi khởi đầu lạm dụng chất trung bình sớm hơn 3 năm ở nhóm ADHD.


12
1.1.9.5. Nghề nghiệp
Các vị trí nghề nghiệp thấp hơn
1.1.10. Điều trị

Điều trị bằng hóa dược là chủ yếu, kết hợp điều trị tâm lý xã hội
1.1.10.1. Điều trị bằng thuốc
Các thuốc kích thích thần kinh trung ương là loại thuốc được chọn lựa đầu tiên.
Các thuốc này đã thể hiện hiệu quả tốt nhất với các tác dụng không mong muốn
ở mức độ nhẹ, chấp nhận được.
- Nhóm thuốc kích thần Amphetamine, Methylphenidate (Concerta, Ritalin..):
là những thuốc lựa chọn ưu tiên cho những trường hợp có biểu hiện kém tập
trung.Kiểm soát tốt các triệu chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý, cải thiện
chức năng trên các lĩnh vực cuộc sống của trẻ.
- Atomoxetin, Guanfacine, Clonidin tác dụng kéo dài ít có tác dụng cải thiện
khả năng tập trung, chủ yếu nhằm giảm các hành vi tăng động. Có thể dùng
phối hợp với các thuốc kích thần kinh.
- An thần kinh: Risperidone
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptilin.
- Các vitamin và một số yếu tố vi lượng
1.1.10.2. Liệu pháp tâm lý
-Liệu pháp hành vi nhận thức
+Giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, chia nhỏ các bước của nhiệm vụ và hướng
dẫn trẻ cách làm.
+Khen thưởng khi trẻ tiến bộ đề củng cố hành vi tốt.
+Lắng nghe trẻ giải thích lý do và chỉ cho trẻ biết trẻ đã sai ở chỗ nào và tìm
cách khắc phục
+Những hành vi sai vẫn tái phạm cần nghiêm khắc hơn với trẻ như phạt bằng
thời gian tách biệt, không được hưởng quyền lợi.
+Cha mẹ cần có thái độ mềm mỏng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Tránh đánh
mắng trừng phạt trẻ sẽ làm cho rối loạn nặng thêm.


13
- Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội.

- Tư vấn gia đình
- Các bài tập tâm vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp.
- Chơi trị liệu phù hợp giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học
cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Đi bộ, tập thư giãn giúp trẻ giảm
mức độ tăng hoạt độ
1.1.11. Chăm sóc
1.1.11.1. Chăm sóc trẻ ADHD có điều trị hóa trị
- Cha mẹ cho trẻ uống thuốc theo đơn đúng lời dạy của bác sĩ: đúng thuốc, đúng
thời gian, đúng liều và uống thuốc liên tục không được bỏ thuốc.
- Trong quá trình uống thuốc cha mẹ theo dõi chặt chẽ các thay đổi của trẻ
1.1.11.2. Chăm sóc trẻ ADHD chỉ can thiệp tâm lý
- Chia nhỏ thời gian học tập (10- 15 phút/lần).
- Học kèm 1-1 (nếu kết quả học kém và khả năng tiếp thu chậm).
- Cần môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập.
- Không tạo áp lực cho trẻ trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngồi trời, hoạt động nhóm
với bạn cùng tuổi.
- Khuyến khích trẻ tự phục vụ bản thân.
- Khuyến khích trẻ tham gia việc nhà.
- Hạn chế xem tivi, điện thoại và các loại màn hình khác.

1.2. Cơ sở thực tiễn [7],[9]
Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện và chẩn đoán dù ở đâu và khi nào đều
cho thấy ADHD là một hiện tượng mang tính tồn cầu, nó nảy sinh và tồn tại
không phân biệt ranh giới xã hội và văn hóa cũng như các như các nhóm dân
tộc. Theo Cooper (2006), tỉ lệ lưu hành trên thế giới khoảng 3-6% ở trẻ em và
những người trẻ tuổi. Một nghiên cứu quốc tế của Kewley (2005) giữa các nhà


14

tâm lý Australia và Bắc Mĩ cho thấy, nếu tính cả những yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ
ADHD có tính tồn cầu là 13%.
Tại Hoa Kỳ, G. J August (1996) nghiên cứu trên 7231 trẻ lớp 1- 4 tại 22 trường
tiểu học cho thấy tỉ lệ trẻ ADHD 3-6%. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm
kiểm soát ngân ngừa dịch bệnh Hoa Kì (2010), bằng cách phỏng vấn cha mẹ
của trẻ từ 4- 17 tuổi, kết quả cho thấy cứ 10 trẻ thì có gần 1 trẻ có rối loạn
ADHD . Theo nghiên cứu này, tỉ lệ trẻ ADHD gia tăng từ 7,8% (2003) đến
9,5% (2007) và 22% (2010).
Ở Anh, theo nghiên cứu của Taylor và Hemsley (1995) khoảng 0,5- 1% trẻ có
rối loạn ADHD. Nghiên cứu của Bộ Giáo dục vùng Bắc Irelan (2005) trên
345.000 trẻ và 21.00 trẻ ớ sứ Wales (2000) cho thấy cứ một lớp học có 30 em
thì có 1 em ADHD.
Các nghiên cứu khác ở các nơi khác ở nơi như: Colombia ADHD ở trẻ trai là
19,8% và trẻ gái là 12,3% (Pineda, 2003), ở Nhật 7%, Trung Quốc 6-8%,
Newzeland trên 7%.
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Vân Thanh và Nguyễn Sinh Phúc (2007) nghiên cứu
trên 1594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ mắc bệnh là
3,01%. Theo Võ Thị Minh Chi, tỉ lệ ADHD ở học sinh THCS là 0,73% ( nam
1,28%, nữ 0,19%).
Tóm lại, theo DSM IV, khoảng 3- 5% trẻ em mắc chứng rối nhiễu ADHD, cịn
Liên đồn Sức khỏe Trí tuệ Thế giới cho rằng khoảng 3- 7% trẻ em ở tuổi đến
trường bị ảnh hưởng bởi rối loạn này.

CHƯƠNG 2.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương là Bệnh viện Nhi đa khoa, trực thuộc Bộ Y
tế, được thành lập theo Quyết định số 111/CP ngày 14 tháng 7 năm 1969 của
Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ), được xác định lại tại Quyết định số



15
246/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện chịu sự
quản lý nhà nước về y tế của Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền; chịu sự quản lý
hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nơi Bệnh viện đặt trụ sở
làm việc.
Bệnh viện Nhi trung ương là một trong những bệnh viện nhi khoa hàng
đầu Việt Nam, chuyên chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho trẻ em. Với việc đầu
tư, ứng dụng máy móc và công nghệ hiện đại, Bệnh viện nhi trung ương Hà
Nội ngày càng phát triển, đồng thời hợp tác quốc tế, duy trì quan hệ để cung
cấp các dịch vụ đứng đầu cho thế hệ tương lai của đất nước.
Tiền thân của bệnh viện nhi trung ương vốn là khoa nhi thuộc bệnh viện
Bạch Mai. Vào năm 1960 – 1975, do cuộc sống quá khó khăn, rất nhiều trẻ em
bị suy dinh dưỡng, bị bệnh nặng nên vào ngày 14/07/1969, “Viện Bảo vệ sức
khỏe trẻ em” ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe
cho trẻ em.
Dưới sự dẫn dắt của các lãnh đạo và sự hoạt động hết cái tâm của đội ngũ y –
bác sĩ, bệnh viện nhi trung ương dần trở thành địa chỉ đáng tin cậy, uy tín trong
việc khám bệnh, điều trị cho trẻ em trên toàn quốc. Cho đến nay, trải qua hơn
50 năm hình thành và phát triển, bệnh viện nhi trung ương đã tự hào đón nhận
nhiều danh hiệu cao quý do Nhà nước trao tặng.
Bệnh viện Nhi Trung ương mang tầm nhìn là bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt
Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa.
Sứ mạng của bệnh viện là:


Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt nam




Đầu tư , ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả

ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em


Phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu nhi khoa



Chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước



Duy trì các mối quan hệ và hợp tác quốc tế


16


Cung cấp môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ viên chức
của bệnh viện.
Chức năng của Bệnh viện Nhi Trung ương

Cung cấp dịch vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho trẻ
em và các đối tượng khác có yêu cầu trong phạm vi cả nước hoặc tại khu vực
được phân công. Thực hiện các nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa
học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa
bệnh; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế, phòng chống dịch
bệnh, hợp tác quốc tế và công tác chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới theo địa bàn

tỉnh, thành phố, khu vực được phân công.
Phạm vi hoạt động và các dịch vụ
- Tiếp nhận khám, cấp cứu, điều trị nội trú và ngoại trú mọi trường hợp bệnh
nhân trẻ em từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên vượt quá khả năng của tuyến tỉnh
và bệnh nhân đến khám, điều trị theo yêu cầu, kể cả trẻ em là người nước ngoài.
- Tham gia khám giám định y khoa và y pháp khi có yêu cầu.
- Phục hồi chức năng cho trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh nhân sau
điều trị tại bệnh viện và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
- Nghiên cứu khoa học
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành Nhi
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Hợp tác quốc tế
Các kỹ thuật cao đã thực hiện
- Kỹ thuật ghép gan
- Áp dụng phương pháp điều trị thoát vị bẹn mới cho trẻ em
- Thực hiện thành công phẫu thuật động kinh kết hợp đặt điện cực bề mặt vỏ não
- Phẫu thuật chuyển gốc động mạch
- Cải tiến thành công thiết bị đai nẹp ngực điều trị bệnh ngực lồi không cần phẫu
thuật
- Thực hiện mổ tim bằng kỹ thuật mổ nội soi ít xâm lấn


17
- Kỹ thuật hạ thân nhiệt cho trẻ bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ.
Các thành tích đã đạt được
- Huân chương Lao động hạng Ba (1988)
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1997)
- Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2002)
- Huân chương Độc lập hạng Ba (2009)
- Huân chương Đôc lập hạng Nhi (2019)

2.2. Thực trạng của vấn đề
Để có số liệu về kiến thức của cha mẹ trẻ về bệnh ADHD cho việc đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh, tôi đã tiến hành khảo
sát bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, bằng hình thức phỏng vấn 30 cha mẹ có
trẻ được chẩn đốn ADHD đến khám tại phòng khám khoa Sức khỏe vị thành
niên từ 01/07/2020 đến 20/07/2020. Số liệu đã được xử lý trên phần mềm SPSS
16.0. Kết quả như sau:


18
2.2.1. Đặc điểm của nhóm cha mẹ trẻ
2.2.1.1. Đặc điểm nghề nghiệp
Bảng 2.1. Đặc điểm nghề nghiệp của cha mẹ trẻ mắc ADHD
ADHD

Mắc ADHD

Đặc điểm

SL

Tỷ lệ%

Nghề nghiệp

Nghề khác

22

73,3


của mẹ

Nông dân

8

26,7

Học vấn của

>PTTH

23

76,7

mẹ


7

23,3

Nghề nghiệp

Nghề khác

20


66,7

của bố

Nông dân

10

33,3

Học vấn của

>PTTH

24

80

bố


6

20

30

100


TỔNG

Nhận xét:Trong số các bệnh nhân ADHD, nghề nghiệp của các bà mẹ là nơng
dân chiếm hơn ¼ só bà mẹ, học vấn của người mẹ dưới PTTH chiếm hơn 1/5
số bà mẹ, nghề của bố là nông dân chiếm hơn 30%, học vấn người bố dưới
PTTH chiếm 20%. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghề
nghiệp, học vấn của bố và mẹ với tỷ lệ các rối loạn ADHD ở trẻ


×