Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thực trạng phục hồi chức năng vận động cho người bệnh tai biến mạch máu não điều trị tại bệnh viện y dược cổ truyền sơn la năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.1 KB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HÀ THỊ BÍCH LIÊN

THỰC TRẠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO
NGƯỜI BỆNH TBMMN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ
TRUYỀN SƠN LA NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2019


2
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HÀ THỊ BÍCH LIÊN

THỰC TRẠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO
NGƯỜI BỆNH TBMMN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ
TRUYỀN SƠN LA NĂM 2019

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Trường Sơn

NAM ĐỊNH - 2019




i
LỜI CẢM ƠN

Tơi xin trình bày tỏ lịng biết ơn trân thành và sâu sắc tới ThS.BS.
Nguyễn Trường Sơn – người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình
thực hiện chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ, Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Sơn La đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cơ
giáo trong tồn trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, gia đình và bạn bè đã
ln giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện chuyên đề.
Do sự hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chun đề khơng
tránh khỏi sai sót, mong thầy cơ và các bạn thơng cảm và đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN

Hà Thị Bích Liên


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Hà Thị Bích Liên xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do
chính tơi thực hiện, tất cả số liệu trong báo cáo này chưa được cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác. Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.


Sơn La, ngày tháng

năm 2019

Người cam đoan

Hà Thị Bích Liên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 ....................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 3
1.1.
Tai biến mạch máu não, hậu quả và phục hồi chức năng ......................... 3
1.2. Tình hình di chứng và tàn tật do Tai biến mạch máu não .................................. 5
1.3. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não:... 6
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 13

Chương 2 ..................................................................................................... 15
LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................ 15
2.1 Bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn La ............................................................... 15
2.2. Thực trạng phục hồi chức năng vận động cho người bệnh TBMMN ............... 20
2.3. Đánh giá công tác chăm sóc của điều dưỡng và việc hướng dẫn người ........... 21

2.4. Kết quả phục hồi chức năng vận động sau chăm sóc: ...................................... 23
2.5. Ưu điểm và tồn tại: ......................................................................................... 25
2.6. Nguyên nhân .................................................................................................. 26

Chương 3 ..................................................................................................... 27
ĐỀ XUÁT CÁC GIẢI PHÁP ....................................................................... 27
3.1. Đối với bệnh viện và cán bộ y tế ..................................................................... 27
3.2. Đối với người bệnh ......................................................................................... 27

KẾT LUẬN.................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ..............................................................................

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC
CỔ TRUYỀN SƠN LA ....................................................................................


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADL

Activities of daily living
(Sinh hoạt hàng ngày)

DALY

Disability adjusted life years
(Những năm sống được điều chỉnh theo mức độ
bệnh tật, thương tật)


HĐTL

Hoạt động trị liệu

PHCN

Phục hồi chức năng

TBMMN

Tai biến mạch máu não


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Nội dung

Trang

Bảng 2. 1 Sự phân bố bệnh theo tuổi và giới của người bệnh ........................ 20
Bảng 2. 2 Tuổi trung bình nhóm người bệnh theo giới tính ........................... 21
Bảng 2. 3 Bảng đánh giá cơng tác chăm sóc của điều dưỡng và người nhà
bệnh nhân. ....................................................................................................... 21
Bảng 2. 4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian từ khi đột quỵ đến khi
bắt đầu tập luyện ............................................................................................. 22
Bảng 2. 5 Mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày của đối tượng
nghiên cứu trước khi vào viện ......................................................................... 22
Bảng 2. 6 Khả năng vận động của đối tượng nghiên cứu trước khi vào viện 23

Bảng 2. 7 Khả năng ngồi dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện ............ 23
Bảng 2. 8 Khả năng đứng dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện ........... 24
Bảng 2. 9 Khả năng đi của bệnh nhân trước và sau luyện tập ....................... 24
Bảng 2. 10 Khả năng phục hồi nhu cầu thực hiện các hoạt động sống trong
sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước và sau tập luyện .......................... 25


v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Nội dung

Trang

Hình 1. 1 Hình ảnh tập theo tầm vận động gập duỗi khớp............................. 17
Hình 1. 2 Hình ảnh nằm ngửa......................................................................... 18
Hình 1. 3 Hình ảnh nằm nghiêng bên liệt ....................................................... 18
Hình 1. 4 Hình ảnh nằm nghiêng bên lành ..................................................... 19
Hình 1. 5 Hình ảnh tập vận động thụ động..................................................... 20


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não (TBMNN) đã, đang và sẽ là vấn đề thời sự cấp
thiết của y học nói chung và ngành phục hồi chức năng nói riêng đối với mọi
quốc gia, dân tộc trên thế giới. TBMMN là một loại bệnh lý thường gặp do
nhiều nguyên nhân khác nhau có thể tử vong nhanh chóng, hoặc để lại nhiều
di chứng nặng nề dẫn đến tàn tật nhiều nhất. TBMNN là nguyên nhân gây tử
vong thường gặp đứng thứ 2 ảnh hưởng tới 15 triệu người trên toàn thế giới.
Trong số các người bệnh tai biến mạch máu não, 5 triệu người tử vong và 5

triệu người khác bị tàn tật vĩnh viễn mỗi năm, làm nó trở thành nguyên nhân
đứng thứ tư gây gánh nặng bệnh tật khi đánh giá bằng số năm sống với tàn tật
(chỉ số DALY) [12], [16].
Theo phân loại tàn tật của tổ chức Y tế thế giới, TBMMN thuộc loại đa
tàn tật vì ngồi giảm khả năng vận động người bệnh cịn có nhiều rối loạn
khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn cảm giác, rối loạn tri giác,
nhận thức, tâm lý và rối loạn chức năng tuỳ thuộc mức độ và loại khiếm
khuyết tìm thấy trên người bệnh. Khiếm khuyết do tai biến mạch máu não làm
cho người bệnh giảm hoặc mất khả năng độc lập, phải phụ thuộc vào người
khác trong các sinh hoạt hàng ngày, làm giảm khả năng tái hội nhập xã hội
của người bệnh. Theo Gorton (2010) 61% người bệnh sống sót có di chứng,
50% phải phụ thuộc người khác trong các sinh hoạt hàng ngày [22].
Phục hồi chức năng vận động cho người bệnh TBMMN ngày nay đang
được các chuyên gia phục hồi chức năng quan tâm hơn nhằm giảm tối đa các
di chứng và giúp cho người bệnh độc lập trong các sinh hoạt hàng ngày, nâng
cao chất lượng cuộc sống. Với sự tiến bộ không ngừng của y học bên cạnh
các phương pháp phục hồi chức năng kinh điển ngày càng có nhiều kỹ thuật
và phương pháp phục hồi chức năng vận động mới cho bệnh nhân được áp
dụng trên thế giới nhằm mang lại kết quả phục hồi cao nhất.


2
Hiện nay ở Việt Nam có một số tác giả nghiên cứu phục hồi chức năng
chi trên ở người bệnh liệt nửa người do TBMMN như Nguyễn Thị Kim Liên
(2011), Lê Huy Cường (2008)....Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá
được hiệu quảcơng tác chăm sóc PHCN vận động cho người bệnh, vì vậy
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng phục hồi chức năng vận
động cho người bệnh TBMMN điều trị tại bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn
La năm 2019 ” nhằm mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả cơng tác chăm sóc Phục hồi chức năng vận

động cho người bệnh TBMMN điều trị tại bệnh viện Y Dược cổ
truyền Sơn La năm 2019.
2. Đề xuất giải pháp nâng cao chăm sóc Phục hồi chức năng vận
động cho người bệnh TBMMN đang điều trị tại bệnh viện Y Dược
cổ truyền Sơn La.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tai biến mạch máu não, hậu quả và phục hồi chức năng
1.1.1. Định nghĩa
Định nghĩa theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới : "Tai biến mạch máu não là
sự xảy ra đột ngột các thiếu sót thần kinh, thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn
tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ, các khám xét loại trừ nguyên nhân
chấn thương" [2].
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ
1.1.2.1. Tăng huyết áp
Là yếu tố nguy cơ lớn nhất của tai biến mạch máu não. Nguy cơ bị
TBMMN ở những người có tăng huyết áp động mạch ( >160/95 mmHg) theo
một nghiên cứu ở Framingham là 4 ở nam và 4,4 ở nữ so với người bình
thường [8].
Nguy cơ bị TBMMN đặc biệt cao ở những người có huyết áp tâm
trương hàng ngày tăng lên. Người ta nhận thấy tăng huyết áp tâm trương hàng
ngày từ 5 - 10mmHg thì nguy cơ bị tai biến mạch não tăng lên 40% [17].
1.1.2.2. Thuốc lá
Nguy cơ bị tai biến mạch máu não ở người nghiện thuốc lá là 1,5. Nguy
cơ này thấy ở mọi thể tai biến mạch máu não nhưng rõ nhất là với thể xuất
huyết dưới nhện [8].

1.1.2.3. Cholesterol
Mới đây, một cơng trình tập hợp 10 năm nghiên cứu về nguy cơ
TBMMN ở những người có cholesterol máu tăng cao trên 220 mg/lít đã cho
thấy nguy cơ này là 2,9. Nếu điều trị tốt có thể ngăn ngừa được 22.000 người
trên 55 tuổi bị TBMMN ở nước Anh. Ở Nhật Bản và Mỹ việc giảm tỷ lệ chảy
máu nội não được cho là có liên quan đến tăng cholesterol máu [4].


4
1.1.2.4. Các bệnh tim
Trong nghiên cứu ở Framingham thì sự hiện diện của nhồi máu cơ tim,
đau thắt ngực, suy tim hoặc dầy thất trái trên điện tim là các yếu tố làm tăng
nguy cơ TBMMN sau tuổi và tăng huyết áp.
Cũng theo một nghiên cứu ở Anh (Cohorte) trên gần 8000 nam từ 40
đến 59 tuổi thì thấy nguy cơ TBMMN ở người có tiền sử nhồi máu cơ tim là 4
và đau thắt ngực là 2.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ TBMMN gấp 4 - 5 lần và tăng lên theo tuổi.
1.1.2.5. Đái tháo đường
Nguy cơ TBMMN tăng lên ở những người bị đái tháo đường. Ở Mỹ, từ
năm 1976 đến 1980, tỷ lệ TBMMN tăng lên từ 2 đến 4 lần ở những người đái
tháo đường so với những người có hàm lượng máu bình thường [8].
1.1.2.6. Rượu
Rượu và hút thuốc làm tăng hematocrit, độ quánh của máu và sự giảm
quá trình hình thành cục nghẽn mạch trong thời gian ngừng uống rượu. Rối
loạn nhịp tim đặc biệt là rung nhĩ xảy ra ở người uống rượu quá nhiều [8].
1.1.2.7. Tai biến mạch máu não thoảng qua
Nguy cơ bị TBMMN đối với người đã có tiền sử bị tai biến thiếu máu
não thoảng qua là 7 lần trong vòng 5 năm. Nguy cơ này đặc biệt cao trong
năm đầu tiên là 13 - 16 lần [8].
1.1.2.8. Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác của TBMMN được đưa ra như: Thuốc tránh thai,
béo phì, tăng hematocrit, tăng fibrinogen máu, chủng tộc, tiền sử gia đình và
các hoạt động thể lực.
1.1.3. Tình hình tai biến mạch máu não trên Thế Giới và Việt Nam
* Trên Thế Giới
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (2008), mỗi năm cứ 100.000 dân thì có
từ 127 đến 740 người mắc tai biến mạch máu não [26], [27]. Tỷ lệ tử vong do


5
TBMNN cao thứ 3 thế giới, chiếm khoảng 9,5% số người tử vong trên tồn
cầu.
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 700.000 người bị TBMMN và trong số
đó có một phần ba người bệnh tử vong hoặc giảm khả năng vận động.
Theo Hiệp hội Thần kinh các nước Đông Nam Á, tuổi trung bình là
mắc TBMMN là 62 tuổi, trong khi nghiên cứu của Broeks năm 1999 cho tuổi
trung bình là 53,2. Trong đó, số ca mạch máu não gặp ở 65,4% số người
bệnh, chảy máu não là 21,3% [12].
* Ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng, tỉ lệ tử vong do tai biến mạch
máu não ở Miền Bắc và Miền Trung thấp hơn so với ở Miền Nam, lần lượt là
21,55/100.000 dân ở Miền Bắc và Miền Trung cịn Miền Nam là 28 đến
44/100.000 dân. Ngồi ram tỷ lệ TBMMN ở nhóm người dưới 50 tuổi chiếm
tỷ lệ khá cao trong bệnh viện (36%) [7], [8].
Theo Lê Đức Hinh, đa số người bệnh tử vong ở nhóm tuổi 41-70, tử
vong do chảy máu não chiếm 67,4%, do mạch máu não là 24,6%, và do chảy
máu màng não là 7,9% [11], [10].
1.2. Tình hình di chứng và tàn tật do Tai biến mạch máu não
1.2.1. Trên thế giới
Theo tổ chức Y tế thế giới có từ ¼ - 2/3 số người sống sót sau TBMMN trở

thành tàn tật vĩnh viễn, còn theo Hakett (1992) cho biết 61% người bệnh sống
sót sau TBMMN để lại di chứng, 50% số người phải phụ thuộc vào người
khác trong sinh hoạt hàng ngày [3].
Theo Davis các di chứng thường gặp trong tai biến mạch máu não như:
Đau khớp vai bên liệt do không cử dộng được hết tầm chiếm 45% bệnh
nhân liệt nửa người.
Gập khớp khuỷu do cơ gập khuỷu ngắn lại chiếm 73%.
Gập khớp cổ tay ở phía lịng bàn tay do mất chức năng.


6
Gập phía lưng bàn tay và duỗi các ngón tay chiếm 92%
Quay sấp cổ tay bên liệt chiếm 75%.
Khớp gối bên liệt ln duỗi gay đi lại khó khăn chiếm 88%
Gân Achille ngắn lại gây “ bàn chân rủ” chiếm 94% [5],[15]
Theo Dombovy (1986), 40% người bệnh khả năng mức trung bình,
40% người bệnh giảm khả năng nặng, 10% phải ở lâu dài trong các trung tâm
phục hồi chức năng.
1.2.2. Tại Việt Nam
Theo Nguyễn Hải Đăng (1987) [7].
- 92,62% người bệnh tai biến mạch máu não có di chứng về vận động.
- 27,69% có di chứng nặng.
- 68,42% có di chứng nhẹ và vừa.
Theo Cao Minh Châu nghiên cứu thấy di chứng về vận động chiếm tỉ lệ
cao như:
+ Gập phía lịng khớp cổ tay chiếm 87,95%
+ Gập phía lịng khớp cổ chân chiếm 96,39%
Theo Hoàng Văn Thuận (2001), số người sống sót sau tai biến mạch
máu não để lại di chứng cao: 52,52% tàn phế, 33,08% là phải giúp đơ một
phần [15].

1.3. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch
máu não:
1.3.1. Định nghĩa
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm đầy đủ về PHCN như
sau: PHCN bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng
nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm khả năng và
tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng
và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.


7
Phục hồi chức năng là trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho
người tàn tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi
ở nhà hoặc ở cộng đồng. Phục hồi chức năng khơng chỉ huấn luyện người tàn
tật thích nghi với mơi trường sống mà cịn tác động vào môi trường và xã hội
tạo nên khối thống nhất cho q trình hội nhập của người tàn tật.
1.3.2. Mục đích của phục hồi chức năng bệnh nhân Tai biến mạch
máu não.
- Giúp người bệnh tự mình di chuyển và đi từ nơi này đến nơi khác,
- Giúp người bệnh tự làm được những công việc trong đời sống và sinh
hoạt hàng ngày.
- Giúp người bệnh thích nghi với những di chứng còn lại.
- Giúp người bệnh trở lại với nghề cũ hoặc có nghề mới thích hợp với
1.3.3. Ngun tắc phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người.
- PHCN nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau đột quỵ, khi tình trạng tồn
thân cho phép.
- Tập vận động phải cân xứng 2 bên, không sử dụng vận động bên lành
bù trừ hoặc thay thế cho bên liệt.
- Điều chỉnh trương lực cơ trở lại bình thường hoặc gần bình thường
bằng kỹ thuật kích thích hay ức chế.

- Sử dụng các kỹ thuật tạo thuận lợi trong tập luyện giúp người bệnh cảm
nhận vận động bình thường.
- Sử dụng các bài tập liên quan, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt thường
ngày của người bệnh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động của người bệnh và gia đình trong tập
luyện, hướng dẫn người bệnh và gia đình để họ có thể thực hiện các bài tập
vận động. Sau khi ra viện người bệnh cần tiếp tục tập luyện tại nhà với sự
giúp đỡ của người thân trong gia đình.


8
1.3.4. Nhu cầu phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do
tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não là một trong các loại bệnh để lại di chứng và tàn
tật nặng nề nhất. Do vậy nhu cầu phục hồi chuwac năng là rất lớn.
* Nhu cầu phục hồi chức năng:
- Bao gồm những chúc năng cơ bản mà người tàn tật không thể thực hiện
được phải phụ thuộc 1 phần hoặc toàn bộ vào người khác, trong khi những
người cùng tuổi, cùng giới, cùng hoang cảnh có thể thực hiện được.
- Bao gồm những nhu cầu tự chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày (ăn
uống, mặc…) nhu cầu giao tiếp ( nói, ra hiệu, viết), nhu cầu vận động ( ngồi,
đi, đứng), nhu cầu xã hội ( giao tiếp, tham gia hoạt động xã hội…)
* Tiêu chuẩn phân loại nhu cầu phục hồi chức năng
- Người tàn tật có 23 nhu cầu phục hồi, WHO đã chia thành các nhóm
sau:
- Nhóm nhu cầu PHCN trong sinh hoạt: Khả năng có thể tự ăn uống, tắm
giặt, vệ sinh cá nhân..
- Nhóm nhu cầu PHCN về vận động: Tự đứng lên, ngồi xuống, vận động
chân tay, đi lại trong nhà và quanh phố.
- Nhóm nhu cầu PHCN về trong hội nhập xã hội: Đay là nhóm nhu cầu

cao nhất của con người, người tàn tật có thể tham gia các hoạt động của gia
đình và cộng đồn, có việc làm và có thu nhập, được mọi người trong gia đình
và xã hội tơn trọng.
1.3.5. Một số kỹ thuật PHCN vận động cơ bản cho những người tàn
tật sau Tai biến mạch máu não.
Có nhiều phương pháp PHCN cho người bệnh liệt nửa người,
* Phương pháp tập theo tầm vận động (Phương pháp ROM của trần Văn
Chương) [4]


9
- Định nghĩa: Tập theo tầm vận động là động tác tập gấp, duỗi được nhắc
đi nhắc lại thường xuyên của một hoặc nhiều khớp theo tất cả các hướng mà
khớp đó vận động.
- Mục đích: Mục đích của phương pháp này là để giữ duy trì độ mềm
dẻo của các khớp, phòng ngừa các khớp bị cứng, co rút và biến dạng.
- Chỉ định: Được chỉ định trong nhiều trường hợp chủ yếu ở trẻ em bị bại
liệt, chấn thương hoặc do các nguyên nhân khác làm cho một phần của chi và
cơ thể khơng cử động bình thường được, đặc biệt là những trường hợp có mất
cân bằng cơ dẫn đến nguy cơ co rút. Trẻ em bị bại não, gai đôi, bàn chân
khoèo hoặc các nguyên nhân khác dẫn đến biến dạng. Trong trường hợp liệt
nửa người do TBMMN, phương pháp này ít được sử dụng đến.
* Phương pháp Bobath: được phổ biến và áp dụng nhiều nhất năm 1985,
sau hội thảo các chuyên gia phục hồi chức năng của Hà Lan, phương pháp
phục hồi chức năng vận động của Bobath cho bệnh nhân liệt nửa người bắt
đầu được áp dụng có hệ thống ở Việt Nam với hai mục tiêu chính: Chống
mẫu co cứng và phục hồi chức năng vận động tự chủ của bên liệt [17].
* Tư thế mẫu co cứng:
Liệt nửa người do tai biến mạch máu não lúc đầu là liệt mềm, sau đó dần
chuyển sang liệt cứng rất đặc trưng: Cánh tay khép, cẳng tay gấp, chân duỗi

và đổ ra ngoài, bàn chân duỗi, đâu nghiêng về bên liệt.
Cùng với tăng trương lực cơ, người bệnh khơng cịn khả năng điều khiển
bên liệt theo ý muốn, chính vì thế cần có biện pháp chống mẫu co cứng ngay
từ lúc đầu, càng sớm càng tốt. Để chống mẫu co cứng đến nay chủ yếu vẫn
dùng kỹ thuật “tư thế” trong nằm ngửa, nằm nghiêng bên liệt, nằm nghiêng
bên lành và xoay đùi vào trong. Khi người bệnh đã ngồi hay đứng, đi cũng
cần tiếp tục chống mẫu co cứng [28]
* Phục hồi vận động bên liệt:


10
Việc phục hồi vận động bên liệt cho người bệnh liệt nửa người do tai biến
mạch máu não cần được tiến hành sớm, tùy theo giai đoạn, tình trạng của
người bệnh mà ứng dụng các kỹ thuật phù hợp với những động tác thụ động,
chủ động có trợ giúp, vận động chủ động và được lặp đi lặp lại, hoàn thiện
dần dần [3], [6].
+ Động tác thụ động được áp dụng khi người bệnh khơng tự làm được, cần
có sự giúp đỡ hồn tồn, đó là các vận động cơ bản của khớp (duỗi, gấp,
dạng, khép, xoay...) và duy trì cho tới khi xuất hiện co cơ chủ động.
+ Động tác chủ động có trợ giúp được áp dụng khi người bệnh bắt đầu có
thể thực hiện các động tác một phần theo ý muốn hay mệnh lệnh cần sự trợ
giúp thêm của người khác để vận động đạt mức tối đa và đúng. Q trình này
có thể tiến hành bằng nhiều cách: Bên lành giúp bên liệt, người khác trợ giúp,
kết hợp sử dụng một số dụng cụ trợ giúp...
+ Động tác chủ động thể hiện quá trình phục hồi dần dần của điều khiển
thần kinh trung ương, từ động tác giản đơn đến hiệp đồng và tư duy phức tạp
theo ý muốn, được tiến hành ở tư thế nằm như lăn trở, vận động chi thể, làm
cầu, dồn trọng lượng về bên liệt...rồi chuyển sang tư thế ngồi tập các động tác
chi thể và cột sống, sau đó đến tập đứng và tập đi.
+ Duy trì vận động bên lành:

Vận động bên lành không phải nhằm thay thế bên liệt hoặc tăng sức cơ,
mục đích là cải thiện chất lượng vận động, duy trì sức cơ, cải thiện tuần hồn
và chuyển hóa chung, hạn chế tác hại của giảm động kéo dài. Chủ yếu là vận
động chủ động hết tầm, có thể oet tư thế nằm, ngồi, đứng, tùy theo khả năng
vủa người bệnh.
* Sử dụng một số hình ảnh minh họa phục hồi chức năng vận động cơ
bản cho bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não. (Xin xem ở phụ
lục)


11
Việc minh họa hình ảnh cho các bài tập vận động trong phục hồi chức
năng là rất quan trọng giúp người bệnh hướng dẫn tập và người bệnh hiểu
được một cách dễ dàng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong điều
trị.
* Một số biện pháp phòng loét và điều trị loét:
Một trong những phương pháp điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân
liệt nửa người do tai biến mạch máu não là phòng loét và điều trị lt, với
mục tiêu phịng lt là cơ bản, vì khi đã bị loét từ hoại tử cơ nhanh chóng lan
rộng và sâu vào các phần mêm khác, kèm theo nhiễm khuẩn, việc điều trị sẽ
gặp khó khăn, gây trở ngại nhiều cho q trình phục hồi, chăm sóc chở nên
phức tạp, thậm chí có thể tử vong do nhiễm khuẩn hoặc quá suy kiệt.
* Các biện pháp phòng loét:
- Giường nằm có dát, có ga khơ sạch phủ lên, có dùng gối hoặc vỏ chăn.
- Thay đổi vị trí thường xuyên, lăn trở người bệnh 2 đến 3 giờ 1 lần.
- Giữ gìn vệ sinh các vùng da dễ loét: Hằng ngày 1 đến 2 lần lau bằng
khăn mềm nhúng nước ấm vắt khơ, sau đó lau khơ bằng khăn mềm sạch, nhất
là khi đi đại tiện, tiểu tiện…
- Thường xuyên quan sát da, kiểm tra phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa
loét tại các điểm tì như cảm giác ngứa, đau, thay đổi màu da (trắng bợt, đỏ,

tím) điều trị sớm trước khi trợt da.
- Nếu phát hiện dấu hiệu đe dọa loét tại các thời điểm tì thì dùng gối đệm
kê để vùng đó khơng tiếp tục bị đè ép và giữ không để trợt da. Khi loét cần
phải rửa chỗ loét bằng nước muối sinh lý 90/00, dùng kháng sinh [6].
* Huấn luyện các hoạt động tự chăm sóc:
Huấn luyện các hoạt động tự chăm sóc ( mặc-cởi quần áo, ăn uống….)
là rất quan trọng và không được xem nhẹ. Người sau tai biến mạch máu não
có thể độc lập về chức năng vận động nhưng chưa hẳn đã độc lập trong các
hoạt động chăm sóc bản thân nếu như khơng huấn luyện cho họ, họ sẽ cảm


12
thấy hạnh phúc vì khơng cịn phải phụ thuộc vào người khác. Cần hướng dẫn
người bệnh thực hiện các động tác này sao cho đơn giản, phù hợp với họ theo
cách trước họ đã làm. Người bệnh có thể ăn bằng nhiều cách khác nhau, có
thể dùng mooth tay hoặc cả hai tay, có thể dùng thìa hoặc đũa…Mặc quần áo
đối với người bệnh liệt nửa người sau tai biến mạch máu não là khó, trước
hết người tập phải mặc cho người bệnh mặc dù họ không yêu cầu, mặc cho họ
những quần áo thông thường của họ theo khả năng có thể, khi hết khó khăn
thì động viên, hướng dẫn người bệnh tự mặc…[6], [7].
Một số dụng cụ trợ giúp trong điều trị phục hồi chức năng vận động cho
bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não:
Trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người dụng cụ trợ giúp
chỉ tạm thời nhưng lại góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả thiết thực, cải
thiện được tình trạng tàn tật, đề phịng các di chứng nặng, đề phòng được các
biến dạng của cổ tay, cổ chân…các dụng cụ trợ giúp bao gồm: thanh song
song, khung tập đi, các loại nạng 4 chân, nạng nách, nạng tay, gậy tập đi, đai
nâng chân, xe lăn, máng ở bàn chân, bàn tay, đai nâng bàn chân, đai đeo cánh
tay, nẹp…
- Các loại nạng 4 chân, nạng nách, nạng tay, gậy tập đi, xe lăn giúp cho

người bệnh đi lại, di chuyển.
- Thanh song song giúp người bệnh tập đi, tập thăng bằng, tập đáng đi.
- Dải đeo cánh tay đè phòng bán trật khớp vai.
- Các loại máng đỡ, nẹp đề phịng di chứng ngập phía lịng của bàn chân,
bàn tay.
- Đai năng chân giúp kéo bàn chân lên phía mu tạo bàn chân vng góc
với cẳng chân (chống bàn chấn rủ) để người bệnh đi lại dễ dàng hơn [4], [15].


13
2. Cơ sở thực tiễn
Theo các tác giả Fasoli SE, Krebs HI, Stein J, Frontera WR, Hughes R,
Hogan N cho rằng các bài tập được luyện tập lặp đi lặp lại đều đặn có thể
giúp phục hồi chức năng vận động của người bệnh sau TBMMN [26].
Việc đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động sống hàng ngày liên
quan đến tình trạng ăn uống, tắm, kiểm sốt đại tiểu tiện, chăm sóc bản thân,
thay quần áo, di chuyển… một giai đoạn hết sức quan trọn tạo điều kiện cho
quá trình tái hội nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người tàn tật.
Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm:
+ Hoạt động phụ thuộc hoàn tồn.
+ hoạt động phụ thuộc ít.
+ Hoạt động phụ thuộc nhiều.
+ Hoạt động độc lập.
Khi nghiên cứu sâu về khả năng phục hồi các hoạt động tự chăm sóc
trong sinh hoạt hàng ngày, Bernspa cho rằng nhóm người bệnh mắc TBMMN
sống và PHCN tại nhà có khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày tốt hơn
so với nhóm người bệnh sống trong các cơ sở điều dưỡng. Những người bệnh
liệt nửa người bên trái phục hồi khả năng đi lại, tham gia giao thông công
cộng, phối hợp vận động hai nửa cơ thể kém hơn so với những người bệnh
liệt nửa người phải. Người bệnh liệt nửa người phải phục hồi khả năng kiểm

soát vận động, thực hiện tầm vận động và mức độ vận động kém hơn so với
người bệnh liệt nửa người trái [18], [9].
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này [28], [29],
[30]. Tuy nhiên hầu hết nghiên cứu về phục hồi chức năng cho người bệnh
TBMMN đã được công bố đều không đề cập đến mức độ độc lập trong sinh
hoạt hàng ngày cho người bệnh TBMMN, để từ đó làm cơ sở cho việc xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của
người tàn tật nói chung và người TBMMN nói riêng [4], [15].


14
Theo Nguyễn Hải Đăng: Sau tai biến mạch máu não 15,7% còn cố gắng
tự phục vụ được, 33,08% cần được sự giúp đỡ một phần và 51,15% cần phục
vụ hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày [8].
Theo nghiên cứu của Dương Xuân Đạm và cộng sự vào năm 2008 tỷ lệ
khiếm khuyết chức năng vận động chi trên là 66,1% và chi dưới là 64,2%, độc
lập hoàn toàn là 31%, độc lập di chuyển là 37,1%, trở lại công việc là 22,4%
[6].
Tác giả Lê Huy Cường phát hiện sự cải thiện đáng kể về vận động bàn
tay và chức năng sinh hoạt của người bệnh TBMMN sau 3 tháng can thiệp
[5].


15
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1 Bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn La
Bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn La là Bệnh viện hạng III có quy mơ
360 giường bệnh. Tổng số cán bộ y, bác sỹ và nhân viên là 149 người; trong

đó, người có trình độ đại học 60, bác sĩ (số bác sỹ có trình độ sau đại học là:
BS.CKII 2, BS.CKI: 14). Hàng năm, ban Giám đốc Bệnh viện đều cử các bác
sỹ, điều dưỡng viên đi học Chuyên khoa II, Thạc sĩ, Chuyên khoa I và
Chuyên khoa định hướng tại các trung tâm đào tạo và các bệnh viện đầu
ngành ở Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Nam Định...Cùng với việc nâng
cao chất lượng chuyên môn. Bệnh viện không ngừng nêu cao tinh thần, thái
độ phục vụ, giảm phiền hà cho người bệnh. Bệnh viện đã tăng cường thêm 4
bàn khám tại Khoa khám bệnh. Số lượt người bệnh đến khám và điều trị ngày
càng tăng, trung bình mỗi năm bệnh viện có khoảng 5.700 lượt người đến
khám và điều trị bệnh. Từ năm 2018 bệnh viện tự chủ hồn tồn về tài chính,
đã tiến hành cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại để
phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Bệnh viện khám điều trị và chăm sóc cho người bệnh THA, bệnh tim
mạch, bệnh đột quỵ, và các bệnh về cơ xương khớp...bằng phương pháp Y
học cổ truyền kết hợp điều trị Y học hiện đại. Bên cạnh việc nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh, bệnh viện cịn quan tâm đến nâng cao chất lượng
chăm sóc người bệnh. Một vấn đề đang được bệnh viện quan tâm và chú
trọng đó là chăm sóc vận động cho bệnh nhân TBMMN. Bởi vì những năm
gần đây bệnh TBMMN ngày càng trẻ hóa và có sự gia tăng về số lượng. Năm
2018 trung bình 1 ngày có 5 đến 6 bệnh nhân TBMMN điều trị nhưng năm
2019 trung bình 1 ngày có 20 đến 30 bệnh nhân TBMMN điều trị trong bệnh
viện. Các bệnh nhân được tiếp nhận điều trị và nằm tại khoa Ngoại, khoa nội.


16
Bệnh nhân điều trị tại khoa sau đó được khám và điều trị ra y lệnh tại khoa
phục hồi chức năng bằng các thủ thuật điện trị liệu, nhiệt trị liệu, tập vận động
phục hồi chức năng...
Ngày nay, với xu hướng tăng nhanh các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng
huyết áp; đặc biệt là bệnh TBMMN khiến nhiều người bệnh phải nhập viện

đồng thời để lại nhiều biến chứng. Vận động sớm cũng đóng vai trị hết sức
quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và đề phòng các biến chứng có thể
xảy ra cho người bệnh. Tuy nhiên tùy theo giai đoạn của bệnh mà việc tập
luyện được áp dụng và thực hiện ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp
người bệnh chưa tự vận động được, không nên để người bệnh nằm nguyên
một tư thế, mà người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh
loét da do tỳ đè. Mỗi lần lăn trở người, cần xoa bóp vào lưng, mơng và các vị
trí bị tì đè khác để tăng cường lưu thơng máu đến các vị trí đó.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ liệt mà đề ra một kế hoạch cụ
thể cho người bệnh luyện tập hàng ngày. Ban đầu chỉ nên vận động ở mức độ
rất nhẹ, sau đó tăng dần dần để người bệnh có thể thích nghi. Khi tập luyện
cho người bệnh điều quan trọng là nên để người bệnh cố gắng tự thực hiện
đến mức tối đa có thể, điều dưỡng và người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi
người bệnh không thể tự làm được.Vì vậy, PHCN tập vận động của điều
dưỡng cho người bệnh TBMMN thật sự cần thiết. Tại bệnh viện điều dưỡng
tập vận động cho người bệnh được thực hiện hàng ngày như hướng dẫn và tập
cho người bệnh ở các tư thế.


×