Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN TIẾN HƯNG

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG MÃN KINH
CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ 2018


CHỮ VIẾT TẮT
1. TIẾNG VIỆT
CSTL

Cột sống thắt lưng

CXĐ

Cổ xương đùi

ĐTĐ


Đái tháo đường

HA

Huyết áp

HCCH

Hội chứng chuyển hóa

LX

Lỗng xương

MĐX

Mật độ xương

MK

Mãn kinh

2. TIẾNG ANH
BMI

Body mass index

DEXA

dual energy X-ray absorptiometry


HDL

High-density lipoproteins

IDF

International Diabetes Federation

LDL

Low-density lipoprotein

WHO

World Health Oganation


MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ..................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................................................9
1.1. Đại cương loãng xương...............................................................................................................9
1.1.1. Định nghĩa............................................................................................................................9
1.1.2. Sinh lý hệ xương................................................................................................................10
1.2. Đại cương mãn kinh..................................................................................................................13
1.2.1. Định nghĩa mãn kinh..........................................................................................................13
1.2.2. Sinh lý sinh dục nữ.............................................................................................................14
1.4. Các phương pháp đánh giá loãng xương.................................................................................21

- Chụp X-quang.................................................................................................................................21
- Đo mật độ xương bằng nhiều phương pháp................................................................................21
- Xét nghiệm máu đánh giá quá trình tạo xương: Osteocalcin, BSAP (Bone Specific Alkaline
Phosphatase), PICP (Procolagen type I C – terminal Peptid), PINP (Procolagen type I N – terminal
Peptid)..............................................................................................................................................21
- Các xét nghiệm đánh giá quá trình hủy xương: Hydroxyproline, Pyridinoline, N – telopeptide và
C – telopeptid liên kết chéo.............................................................................................................21
- Sinh thiết xương: đánh giá vi tổn thương cấu trúc xương...........................................................21
1.4.1. Đo mật độ xương...................................................................................................................21
..........................................................................................................................................................22
1.4.1.2. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA Scan.........................................................23
DEXA scan hoạt động:..................................................................................................................24
Thực hiện DEXA scan:..................................................................................................................25
1.5. Tình hình nghiên cứu về lỗng xương trên đối tượng mãn kinh có hội chứng chuyển hóa
trong nước và trên thế giới..............................................................................................................26


1.5.1. Tình hình lỗng xương ở đối tượng mãn kinh..................................................................26
1.5.1.1. Thế giới...........................................................................................................................26
1.5.2 Tình hình lỗng xương ở đối tượng mãn kinh có hội chứng chuyển hóa.........................28
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................31
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...............................................................................................31
Tiêu chuẩn Chẩn đoán Mãn Kinh ( tiêu chuẩn của hiệp hội y học nào…, năm nào…. ).............31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:..........................................................................................................32
2.2.2. Cỡ mẫu...............................................................................................................................32
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................................32

2.2.4. Các Biến số nghiên cứu......................................................................................................32
9. Các thành tố của hội chứng chuyển hóa.....................................................................................35
9.1. Vịng eo.................................................................................................................................35
9.2. Triglycerid máu......................................................................................................................36
9.4. Huyết áp................................................................................................................................37
9.5. Glucose máu.........................................................................................................................37
Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn nào........................................................................................38
10. Đo mật độ xương...................................................................................................................38
10.1. Chuẩn bị bệnh nhân............................................................................................................38
10.2. Phương tiện........................................................................................................................38
..........................................................................................................................................................38
10.3. Vị trí đo................................................................................................................................39
..........................................................................................................................................................39


Sơ đồ nghiên cứu.........................................................................................................................41
2.4. Phân tích và xử lý số liệu..........................................................................................................42
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................................................43
CHƯƠNG 4............................................................................................................................................65
BÀN LUẬN.............................................................................................................................................66
4.1.Các yếu tố nguy cơ loãng xương...................................................................................................66
4.1.1. Tuổi.............................................................................................................................................66
Khi tiến hành nghiên cứu 233 phụ nữ MK trong đó phân làm 2 nhóm: 121 đối tượng có HCCH và
112 đối tượng khơng có HCCH chúng tơi nhận thấy rằng khơng có sự khác biệt về tuổi trung bình
MK giữa 2 nhóm với p> 0,05. Tuổi MK tập trung khoảng 63 – 65 tuổi..............................................66
Một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận trong khoảng độ tuổi trên: Trần Lệ Hiền Dung (57 -58), Trần
Bùi Hoài Vọng (63 – 65)...[ ].................................................................................................................66
4.1.2 Thời gian mãn kinh.....................................................................................................................66
4.2. Các thành tố HCCH........................................................................................................................67
4.2.1. Vòng eo......................................................................................................................................67

4.2.2. Huyết áp.....................................................................................................................................67
4.3.Mật độ xương và tỷ lệ loãng xương..............................................................................................68
4.4. Liên quan mật độ xương và yếu tố nguy cơ.................................................................................69
4.3.3. Chỉ số khối cỏ thể (BMI).............................................................................................................70
4.4.Liên quan mật độ xương và các thành tố hội chứng chuyển hóa................................................71
4.4.1Vịng eo và mật độ xương...........................................................................................................71
4.4.2.Tăng huyết áp và mật độ xương.................................................................................................71
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................................................84


ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những thành tựu rất lớn của Y học nói riêng và của khoa học
kỹ thuật nói chung là nâng cao tuổi thọ cho con người. Với sự gia tăng tuổi thọ,
số người có tuổi ngày càng cao và chiếm một vị trí rất đáng kể trong dân số.
Loãng xương là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở người có tuổi, là một
trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sống, gây tàn phế và làm giảm
tuổi thọ cho con người. [4], [6].
Theo số liệu của Tổ chức chống loãng xương Quốc tế (IOF), loãng xương
là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây nên bệnh tật, chỉ sau bệnh tim mạch. Trên
thế giới ước tính có khoảng 200 triệu người bị lỗng xương, cứ 3 phụ nữ thì có
một người bị lỗng xương [21], [34]. Khoảng 30% phụ nữ có lún hoặc xẹp một
đốt sống. Tại Châu Âu cứ 1 giây có một người gẫy xương do lỗng xương, cịn
theo thơng kê Châu Mỹ lỗng xương khoảng 25 triệu phụ nữ có nguy cơ lỗng
xương trên một năm,. Riêng tại Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của
viện Dinh Dưỡng, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông
trên 50 tuổi. Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị lỗng xương và có trên
150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương. [25], [31].
Đi cùng với mức sống ngày càng cao và lối sống tĩnh tại lười vận động thì
số người mắc hội chứng chuyển hóa cũng tăng lên rõ rệt. Hội chứng chuyển hóa
khơng phải là một bệnh cụ thể mà là một loạt những triệu chứng bất thường về

sức khỏe, xuất hiện âm thầm, nên khó phát hiện như: tăng huyết áp, tăng đường
huyết, rối loạn mỡ máu (tăng triglycerid, giảm HDL-cholesterol), tăng mỡ bụng
(béo bụng) [18], [19]. Hiện nay, có khoảng một phần tư số người trưởng thành
trên tồn thế giới hội chứng chuyển hóa mắc. Tỷ lệ này tăng lên theo tuổi: Với
40% số người trên 50 tuổi tại Mỹ, và gần 30% dân số này ở Châu Âu cũng đang
bị hội chứng chuyển hóa. Tại Việt Nam và Châu Á nói chung, mặc dù chưa có
nghiên cứu thống kê cụ thể, nhưng số người mắc hội chứng chuyển hóa đang
tăng nhanh chóng, kéo theo những hệ lụy về sức khỏe đáng báo động.


Mãn kinh là một quá trình sinh lý của người phụ nữ, diễn ra khi ngừng
hành kinh vĩnh viễn do buồng trứng mất chức năng tạo noãn. Mãn kinh gây ra
các triệu chứng rất đa dạng và có thể ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng
cuộc sống của người phụ nữ như mất kinh, các biểu hiện rối loạn vận mạch, teo
cơ quan niệu-sinh dục, loãng xương và bệnh tim mạch. Vào những năm 90, trên
thế giới có khoảng 467 triệu phụ nữ trên 50 tuổi, dự kiến đến năm 2030 con số
này sẽ tăng lên 1,2 tỷ.
Đà Nẵng một thành phố thuộc Miền Trung Việt Nam, kinh tế đang phát
triển, cuộc sống người dân ngày một cải thiện. Do vậy tuổi thọ người dân ngày
một tăng lên và theo đó tỷ lệ người béo phì ngày càng tăng theo xu hướng
chung của cả nước. Nhưng mặc khác kinh tế phát triển vấn đề chất lượng cuộc
sống được người dân ngày càng coi trọng, người dân có cơ hội chăm lo cho sức
khỏe. Trong đó lỗng xương là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
những người có tuổi, đặc biệt là các phụ nữ mãn kinh.
Cho đến nay trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về mối liên quan
giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa, vấn đề nay thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu này còn rất khác
nhau. Ở Việt Nam những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về mật độ
xương ở nhóm đối tương mãn kinh, tuy nhiên nghiên cứu và mối quan hệ giữa
mật độ xương và hội chứng chuyển hóa nói chung và ở đối tượng mãn kinh nói

riêng thì chỉ tìm thấy một nghiên cứu của Trần Lệ Hiền Dung tiến hành tại
Bệnh viện Bạch Mai năm 2012. Do vậy để tìm hiểu liệu hội chứng chuyển hóa
có ảnh hưởng đến mật độ xương khơng? và có khác nhau giữa các vùng miền
hay khơng? chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình và
một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ mãn kinh có hội chứng chuyển
hóa tại Bệnh viện Đà Nẵng” nhằm mục tiêu sau:
1. Xác định một số yếu tố nguy cơ và tỷ lệ loãng xương ở đối tượng mãn
kinh có hội chứng chuyển hóa .


2. Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và các yếu tố nguy cơ
loãng xương với thành tố hội chứng chuyển hóa.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương loãng xương
1.1.1. Định nghĩa
Lỗng xương (LX) là một rối loạn chuyển hố của bộ xương gây tổn
thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Sức mạnh của
xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.
Khối lượng xương được biểu hiện bằng:
- Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD)
- Khối lượng xương (Bone Mass Content – BMC)
Chất lượng xương phụ thuộc vào:
- Thể tích xương- Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất
khoáng của xương)
- Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình
sửa chữa cấu trúc của xương)


Hình 1.1 Lỗng xương


1.1.2. Sinh lý hệ xương
1.1.2.1. Phân biệt loại xương
LX là hệ quả của sự rối loạn q trình chuyển hóa xương dẫn đến mất
chất khoáng trong xương, cấu trúc xương bị suy thoái, và gia tăng nguy cơ gãy
xương. Gãy xương do đó là hệ quả của LX. LX cịn được xem là một căn bệnh
âm thầm, không gây triệu chứng đặc hiệu, cho đến khi xương bị gãy. Do đó,
cần phải phát hiện bệnh kịp thời đề điều trị nhằm giảm nguy cơ gãy xương. Đối
với bác sĩ lâm sàng để phát hiện và điều trị căn bệnh âm thầm này đòi hỏi một
vài hiểu biết về sinh lý bệnh LX. Khung xương con người có 206 xương,
những xương này có nhiều chức năng quan trọng như góp phần tạo nên dáng
dấp cơ thể, nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo vệ các bộ phận quan trọng trong cơ
thể,và cùng với hệ thống cơ giúp cho chúng ta di chuyển dễ dàng. Xương còn
là một “kho” lưu trữ chất khống như calci và phospho. Xương cịn có một
chức năng quan trọng khác là nơi cung cấp tế bào gốc từ tủy xương phục vụ
cho sự tăng trưởng của nhiều loại tế bào.
.

Hình 1.2: Mật độ xương ở nam và nữ theo độ tuổi


1.1.2.2. Cấu trúc và tái cấu trúc
Xương trải qua hai quá trình cấu trúc (modelling) và tái cấu trúc
(remodelling). Hai quá trình này xảy ra với những cơ chế riêng biệt để biệt
hóa các nhóm tế bào xương giúp đạt được sự tạo thành xương và/hoặc làm mới
xương [2]. Hai quá trình này, modeling và remodeling, phối hợp nhau
trong quá trình phát triển xương để định dạng xương thích hợp, duy trì nồng độ
huyết thanh của các ion, và sửa chữa các vùng cấu trúc xương bị tổn thương

[3], [4].
Cấu trúc là q trình chu chuyển xương lúc cịn nhỏ (tuổi vị thành niên).
Chức năng của quá trình cấu trúc là tạo dáng và chiều dài, hình dạng cho
xương. Trong giai đoạn mơ hình, mật độ xương gia tăng đến mức tối đa [4],
[6]. Cấu trúc xương diễn ra trên bề mặt xương, và hai quá trình tạo và phân hủy
xương xảy ra một cách độc lập. Một khi xương đạt tới mức trưởng thành, quá
trình cấu trúc sẽ giảm rất nhiều, hồn tồn khơng đáng kể so với trong giai đoạn
phát triển [7], [8], [9], [10]. Tuy nhiên, quá trình cấu trúc có thể xảy ra sau giai
đoạn trưởng thành, ở những bệnh lý có sự thay đổi của lực tác dụng lên xương.
Cấu trúc tế bào
Ở bậc phân tử, xương được cấu thành từ 4 loại tế bào chính: tế bào tạo
xương (osteoblast), tế bào hủy xương (osteoclast), cốt bào (osteocyte), và tế
bào liên kết (lining cells). Những tế bào này tương tác với một số chất khoáng,
protein, hormon, và các phân tử khác để nuôi dưỡng xương, và liên tục đục bỏ
xương cũ và thay bằng xương mới qua một quá trình tái cấu trúc [13]. Tế bào
tạo xương (và cả cốt bào) có nguồn gốc từ các tế bào gốc có tên là tế bào mầm
trung mô (mesenchymal stem cell - MSC). Những tế bào MSC khi đặt trong
điều kiện thích hợp có thể chuyển hóa thành tế bào xương, nhưng trong điều
kiện khác chúng cũng có thể trở thành tế bào cơ, mỡ, hoặc sụn [14], [15], [16],
[17], [18]. MSC cần hai yếu tố để sản xuất tế bào tạo xương: đó là Runx2 và
osterix [15], [19], [20], [21]. Tế bào tạo xương chỉ “thọ” khoảng 3 tháng tuổi.


Trong quá trình tái cấu trúc, tế bào tạo xương tạo ra những lớp xương và góp
phần tạo lực của xương.

Hình 1.3 Quá trình hình thành xương
LX là hệ quả của sự mất cân đối giữa hai quá trình tạo xương và hủy
xương; trong đó mức độ hủy xương cao hơn mức độ tạo xương. Sự mất cân đối
dẫn đến tình trạng cơ thể bắt đầu mất xương. Mất xương dẫn đến tình trạng lực

của xương suy giảm, và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Quá trình tái cấu trúc
Bộ xương liên tục sửa chữa và tự làm mới trong một q trình có tên là
tái cấu trúc [4], [5]. Q trình này có chức năng duy trì MĐX ở mức tối ưu.
Ngồi ra, q trình tái cấu trúc cịn có chức năng sửa chữa những xương bị tổn
hại, kể cả những xương bị “vi nứt” (microcrack) hay gãy xương. Việc phân hủy
xương cũ và thay thế xương mới trong quá trình tái cấu trúc xảy ra theo trình tự
4 bước: khởi động, phân hủy, tạm ngừng, và tạo xương [5]. Trong giai đoạn
khởi động, các dòng tế bào tạo xương tương tác với các tế bào tạo máu để sản
sinh ra các tế bào hủy xương, bắt đầu bằng sự kích thích tế bào xương từ những
vi tổn thương của mô xương, làm tế bào này tiết ra các chất hóa học được dẫn
truyền tới tế bào liên kết [22], và tế bào liên kết phô diễn (expression) yếu tố
RANKL trên bề mặt kích hoạt sự tạo thành tế bào hủy xương từ tế bào tạo máu


[12]. Đến giai đoạn phân hủy, một “đội quân” tế bào hủy xương đục bỏ những
xương bị tổn hại hay xương cũ bằng cách phân hủy các chất khoáng và để lại
những lỗ hổng trên bề mặt xương. Sau đó là một giai đoạn trung gian ngắn
được gọi là giai đọan “tạm ngưng” (reversal phase) để các tế bào đơn nhân
giống đại thực bào thu dọn các mảnh vụn được thải ra trong quá trình phân hủy
xương, các tế bào tạo xương xuất hiện và bắt đầu sửa chữa những xương bị tổn
hại bằng xương mới.

Hình 1.4 Quá trình tái cấu trúc xương
1.2. Đại cương mãn kinh
1.2.1. Định nghĩa mãn kinh
Mãn kinh là sự kết thúc vĩnh viễn kinh nguyệt và khả năng sinh sản,
được xác định là xảy ra 12 tháng sau khi thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Mãn kinh là một q trình sinh lý tự nhiên, khơng phải là một bệnh lý.
Mặc dù vậy, các triệu chứng thể chất và cảm xúc của thời kỳ mãn kinh có thể

xảy ra ảnh hưởng đến phụ nữ trong giai đoạn này.
Các triệu chứng mãn kinh xảy ra đối với cơ thể khác nhau tùy theo mỗi
người, có thể là một số triệu chứng nhẹ thoáng qua, hoặc mắc phải hàng loạt
biến đổi tâm sinh lý, bao gồm:
• Tiểu

nhiều lần, tiểu khó, tiểu gắt.

• Cảm

giác nóng bừng mặt.


• Rối

loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm.

• Hành

kinh bất thường. Chu kỳ kinh nguyệt có thể dừng đột ngột, hoặc

dần dần nhẹ đi hay nặng dần rồi ngưng. Chu kỳ kinh nguyệt khơng ổn định có
thể là những dấu hiệu khởi đầu thời kỳ mãn kinh.
• Giảm

khả năng sinh sản.

• Thay

đổi bề ngồi: Tóc khơ, rụng, dễ gãy. Da khô, nhám, nhăn nheo do


mất dần lớp mỡ dưới da. Tuyến vú trở nên mềm nhão, tăng nguy cơ mắc bệnh
ung thư vú, giọng nói bị ồ, lơng chi mọc nhiều hơn. Có thể mọc ít lơng ở cằm,
mơi trên, ngực và bụng.
• Thay

đổi về tính khí: tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước

những biến cố xúc cảm. Các yếu tố thúc đẩy khác gồm: stress, mất ngủ và các
biến cố khác trong cuộc đời ở giai đoạn này như người chồng bệnh hoặc mất,
các con trưởng thành rời khỏi gia đình, hoặc nghỉ việc, về hưu,…
• Các

biến đổi của âm đạo: Âm hộ, âm đạo bị teo dần làm người phụ nữ

sợ giao hợp vì đau đớn.
•Ở

tuổi mãn kinh thường dễ mắc chứng loãng xương, xương dễ gãy.

1.2.2. Sinh lý sinh dục nữ
1.2.2.1. Dậy thì và bắt đầu hành kinh
Ở người nữ, nồng độ LH, FSH và estrogen ở giai đoạn trước dậy thì rất
thấp. Trong độ tuổi 7, 8, trẻ nữ trãi qua một sự gia tăng bài tiết các androgen
của tuyến thượng thận dẫn đến sự phát triển của hệ lông ở mu và nách.
Sự dậy thì được khởi phát với sự gia tăng LH và FSH trong giấc ngủ.
Trong giai đoạn tiếp theo của thời kỳ dậy thì, LH và FSH được bài tiết suốt
ngày. Sự gia tăng nồng độ của các horrmon này sẽ kích thích buồng trứng bài
tiết estrogen dẫn tới sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ của người nữ.
Estrogen và progesterone cũng kích thích sự phát triển của vòi trứng, tử

cung và âm đạo. Lần hành kinh đầu tiên (menarche) xảy ra ở khoảng độ tuổi
12.


2.2.2.2. Mãn kinh
Ở phụ nữ trong độ tuổi khoảng từ 40 đến 50, buồng trứng bắt đầu đáp
ứng kém với các hcmơn sinh dục của thùy trước tuyến n làm nồng độ
progesterone và estrogen giảm do đó các nang trứng khơng trải qua được q
trình phát triển bình thường dẫn đến giai đọan mãn kinh.
Những thay đổi trong việc giải phóng GnRH và sự giảm đáp ứng với
GnRH của các tế bào thùy trước tuyến yên trong việc bài tiết LH cũng góp
phần vào thời kỳ mãn kinh.
Một vài phụ nữ có cảm giác phừng mặt, ra nhiều mồ hơi, nhức đầu, rụng
tóc, đau cơ, khơ âm đạo, mất ngủ, suy nhược, lên cân, tính khí thất thường.
Sau khi mãn kinh , buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo, cơ quan sinh
dục ngoài và vú nhỏ lại. Sự sụt giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ này cũng
kéo theo tình trạng lỗng xương. Tuy nhiên sự ham muốn tình dục ở người nữ
không giảm theo những biến đổi này do chịu ảnh hưởng của andrrogen của
thuyến thượng thận.
Hoạt động sinh sản của người nữ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất
định từ khi bắt đầu hành kinh cho đến khi mãn kinh. Khả năng thụ tinh cũng
giảm dần theo tuổi, có lẽ là theo thời gian sự rụng trứng khơng cịn diễn ra đều
đặn, khả năng phục vụ của vòi trứng, tử cung cho sự phát triển của phơi non
cũng giảm.
1.3.Yếu tố nguy cơ lỗng xương
1.3.1. Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra lỗng xương là khơng thay đổi
được
Giới tính:
Lỗng xương gặp chủ yếu ở nữ, chiếm khoảng 80%.
Tuổi:



Theo thời gian, xương của chúng ta cũng tự nhiên giảm mật độ và trở
nên yếu hơn. Điều này không có nghĩa là mọi người già đều bị lỗng xương,
nhưng nguy cơ loãng xương tăng lên khi bạn già đi.

Tiền sử gia đình:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần bố hoặc mẹ của bạn bị lỗng xương,
thì bạn cũng có nguy cơ cao bị lỗng xương.
Tiền sử gãy xương:
Ngay cả khi bạn chỉ bị gãy một xương, điều này cũng làm tăng nguy cơ
bị loãng xương ở bạn.
Khung xương nhỏ, mỏng:
Những người có hệ xương mỏng và nhỏ thì có khuynh hướng bị lỗng
xương. Tuy vậy, khung xương lớn hơn khơng giúp phịng ngừa lại bệnh.


Chủng tộc:
Loãng xương phổ biến ở mọi chủng tộc, nhưng nếu bạn là người da
trắng, người châu Á hoặc người Latin, bạn sẽ dễ bị loãng xương hơn.
Mãn kinh:
Mãn kinh được đánh dấu bằng sự suy giảm nhanh chóng nồng độ
estrogen, là một loại hoocmon có vai trị bảo vệ xương ở nữ giới. Khi nồng độ
estrogen suy giảm, xương giảm mật độ và dễ gãy hơn.
1.3.2. Một số yếu tố làm nguy cơ lỗng có thể phịng tránh được:
Ăn thực phẩm có hàm lượng canxi và vitamin thấp:
Thực đơn giàu canxi và vitamin là rất quan trọng vì những dưỡng chất
này cùng với nhau thúc đẩy xương tăng trưởng và duy trì cấu trúc xương vững
chắc. Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, vitamin D có vai trò
làm tăng khả năng hấp thụ canxi ở ruột.

Lười vận động:
Tập thể dục làm cơ phát triển, qua đó củng cố sự vững chắc của xương,
phịng ngừa lỗng xương. Xương chắc khỏe thì sẽ khó gẫy hơn.
Hút thuốc lá:
Hút thuốc làm tăng nguy cơ lỗng xương vì nhiều lí do. Đầu tiên, những
hóa chất trong thuốc lá cản trở chức năng bình thường của tế bào xương. Ngồi
ra, hút thuốc làm ức chế quá trình hấp thụ canxi ở ruột. Và cuối cùng, hút thuốc
cản trở khả năng bảo vệ xương của estrogen.
Uống nhiều rượu:
Uống nhiều rượu ức chế sự hình thành cấu trúc xương bình thường do
làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Nếu bạn có uống rươu, hãy uống
một cách điều độ (khơng uống quá 2 chén mỗi ngày).
Thuốc:
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc nhóm sterioids, làm yếu xương.
Trong đa số trường hợp, bạn phải uống những loại thuốc này với liều cao trong


thời gian dài, làm cho chúng trở thành mối nguy hại cho xương. Nhưng khơng
đúng khi nói rằng những loại thuốc này khơng tốt cho bạn, bạn cần nó để điều
trị những bệnh tương ứng. Đừng dừng thuốc hay đổi liều khi chưa được sự cho
phép của bác sĩ.
Mặc dù có nhiều yếu tố gây lỗng xương mà bạn khơng kiểm sốt được, như là
tuổi tác và giới tính, cũng có nhiều cách để bạn kiềm chế nguy cơ lỗng xương
cho chính mình. Hãy tn thủ một chế độ ăn lành mạnh và năng tập thể dục để
duy trì bộ xương vững chắc, để có một tuổi già khỏe mạnh sau này.
1.4. Hội chứng chuyển hóa
Cùng với lối sống cơng nghiệp, thói quen dinh dưỡng giàu năng lượng, ít
hoạt động thể lực, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng đi kèm với một hội
chứng đang lan rộng thành “dịch”:HCCH -Metabolic syndrome (MetS).
HCCH là một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số

chung là sự bất thường đề kháng Insulin, Tăng Insulin máu trung ương
(Betteridge), bao gồm:Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesteron thấp,
Triglycerid máu tăng, tăng đường huyết và đề kháng Insulin. Các yếu tố nguy
cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đường type
2 ngay cả khi chúng chỉ mới hơi bất thường. Mặc khác LDL cao và tăng
cholesteron tồn phần khơng phải là thành phần của HCCH và do đó HCCH có
thể coi là dạng nguy cơ “khơng LDL” .
Tồn bộ các thành phần của HCCH đã được đưa vào khung các yếu tố
nguy cơ tim mạch chính của JNC VII 2003, điều đó cho thấy tính thời sự và
tầm quan trọng của hội chứng này .
Tần xuất của HCCH đã và đang gia tăng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ song
song với sự gia tăng ở người thừa cân , béo phì và Đái tháo Đường .Theo Ford
ES , Giles WH, Dietz WH , tần xuất của HCCH là 24 % trong cộng đồng (nếu
định nghĩa theo NCEP ATP III) và nó gia tăng theo tuổi với khoảng 40 % dân
số trên 50 tuổi ở Hoa Kỳ và gần 30 % dân số > 50 tuổi ở Châu Âu .


Ở Đông Nam Á , theo MetgS JB , mặt dù chỉ số BMI thường thấp hơn ở
phương tây nhưng tần suất của HCCH cũng đang tăng đáng kể. Ngay từ 1986
báo cáo kỷ thuật số 841 của WHO đã khuyến cáo là khơng thể hồn tồn giải
thích bệnh mạch vành tăng cao ở Đông Nam Á bằng những yếu tố nguy cơ cũ
mà phải xét đến yếu tố di truyền với đề kháng inslin và mơi trường.

Hình 1.9 Béo phì
HCCH là do sự tác động qua lại giữa gen và lối sống và được biểu hiện
khi những người vốn đã có yếu tố di truyền bắt đầu mập lên; Philip Barter : có
khoảng 20 - 40 % hoặc hơn nữa dân chúng các nước đều có yếu tố di truyền
tiềm ẩn.
Tiêu chuẩn chẩn đốn HCCH:
Hiện nay có 3 định nghĩa về HCCH được công nhận rộng rãi là định

nghĩa của WHO, NCEP ATP III (National Cholesteron Education Program
-Adult Treatment Panel III : Báo cáo lần thứ 3 của ban cố vấn chương trình
giáo dục cholesteron quốc gia ( Mỹ ) về phát hiện, đánh giá và điều trị tăng


cholesteron máu ở người lớn và của hiệp hội đái tháo Đường Quốc Tế( IDF)
năm 2009. [2],[3],[33]
1 . Theo NCEP ATP III ,HCCH được chẩn đốn khi có 3 tiêu chuẩn sau :
- Béo bụng trung tâm, được xác định bằng vòng eo >102 cm(>40 inch)
đối với nam, hoặc >88cm (>35 inch) đối với nữ .
- Triglycerides máu 150 mg/dL (1.70 mmol/L) và hoặc HDL-cholesteron
<40 mg/dL (<1.04 mmol/L) đối với nam, hoặc <50 mg/dL (<1.3 mmol/L) đối với
nữ .
- Bất dung nạp Glucoza : Đường huyết lúc đói 110 mg/dL (> 6.1
mmol/L)
2. Theo WHO, HCCH hiện diện khi có rối loạn đường huyết lúc đói hoặc
bất dung nạp đường hoặc đái tháo đường kèm theo > 2 dấu hiệu sau :
- Béo phì trung tâm xác định bằng tỉ số eo / hông > 0.85 đối với nữ
hoặc > 0.9 đối với nam và hoặc béo phì tồn thể xác định bằng BMI > 30 kg/
m2 .
- Triglycerides > 150 mg/dL và hoặc HDL _C < 40 mg/dL
- Huyết áp 140 /90 mmHg .
- Đạm niệu vi thể, tốc độ thải Albumin qua nước tiểu 20 mg/ph hoặc tỉ
Albumin /creatinin 30 mg/g .
3. Theo hướng dẫn mới nhất của hiệp hội đái tháo Đường Quốc Tế (IDF
2009), một người có thể bị hội chứng chuyển hóa nếu có các dấu hiệu sau đây:
Béo phì (BMI trên 30kg/m2), hoặc béo bụng: Khi số do vòng eo trên 90
cm ở nam giới, hoặc trên 80cm ở nữ (tiêu chuẩn áp dụng đối với người châu Á)
đồng thời có kèm theo 2 trong những dấu hiện sau:
- Mức Triglyceride trong máu cáo: trên 150mg/dL (1,7 milimol/L).

- Mức HDL-c (Cholestrrol tốt) thấp: dưới 40mg/L (1.03 mmol/L ) ở nam
giới, hoặc dưới 50ml./dL (1.29mmol/ L) ở nữ giới.
- Tăng huyết áp: trên 130/85mmHg.


- Tăng đường trong máu khi đói: Trên l00mg/dL (5,6mmol/L), hoặc đã
từng mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
Để việc thực hiện được thuận tiện cũng như đảm bảo tốt cho kết quả
nghiên cứu chúng tôi quyết định áp dụng tiêu chuẩn của IDF 2009
1.4. Các phương pháp đánh giá loãng xương
- Chụp X-quang.
- Đo mật độ xương bằng nhiều phương pháp.
- Xét nghiệm máu đánh giá quá trình tạo xương: Osteocalcin, BSAP (Bone
Specific Alkaline Phosphatase), PICP (Procolagen type I C – terminal Peptid),
PINP (Procolagen type I N – terminal Peptid).
- Các xét nghiệm đánh giá quá trình hủy xương: Hydroxyproline, Pyridinoline,
N – telopeptide và C – telopeptid liên kết chéo.
- Sinh thiết xương: đánh giá vi tổn thương cấu trúc xương.
1.4.1. Đo mật độ xương


1.4.1.1. Phương pháp đo mật độ xương bằng siêu âm
Siêu âm là một phương pháp đo mật độ xương tương đối mới. Phương
pháp này khơng địi hỏi có nguồn phóng xạ.
Nguyên tắc: chùm tia siêu âm hướng trực tiếp vào vùng sẽ đo. Sự hấp
thụ sóng âm cho phép đánh giá mật độ xương. Kết quả khơng chính xác bằng
các phương pháp khác. Xương gót, vị trí xương ngoại vi duy nhất để đánh giá
nguy cơ gãy xương. Xương gót là xương bè có chu chuyển xương cao. Đó là
xương dễ nghiên cứu, bao gồm 75 – 90% xương bè, một mô xương xốp, đáp
ứng tốt với các thay đổi của tuổi tác, bệnh tật và điều trị.



Bộ phận biến âm của máy phát và nhận sóng siêu âm đi qua xương gót.
Từ các tín hiệu nhận được, máy đưa ra ba thông số siêu âm: tốc độ lan truyền
âm SOS (Speed Of Sound – SOS) và mức độ giảm diêu âm dải rộng BUA
(Broadband Ultrasound Attentuation – BUA) và chỉ số định lượng siêu âm
Stiffnesss, là sự kết hợp của SOS và BUA. Hệ thống phần mềm của máy sẽ tự
động tính mật độ xương từ giá trị QUI này.
Do đo mật độ xương ở vị trí ngoại vi (gót chân), kỹ thuật này khơng
nhạy bằng DEXA vì kết quả đo ở gót chân vẫn có thể bình thường trong khi các
vị trí trung tâm như háng và cột sống đã bất thường một cách đáng kể. Thêm
nữa, thay đổi mật độ xương ở gót chân chậm hơn so với háng và cột sống do
vậy, đo mật độ xương bằng siêu âm không được sử dụng để theo dõi đáp ứng
điều trị của bệnh nhân.
1.4.1.2. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA Scan
Thử nghiệm MĐX là sử dụng X-quang để đo lường bao nhiêu gam canxi
và khống chất xương được đóng gói vào một phân đoạn của xương. Các
xương được thử nghiệm phổ biến nhất ở hông (cổ xương đùi), cột sống và cẳng
tay.
Xác định giảm MĐX trước khi gãy xương.
Xác định nguy cơ gãy xương.
Xác nhận chẩn đốn của bệnh LX nếu đã có tiền sử xương bị gãy.
Theo dõi điều trị bệnh LX.
DEXA nghĩa là đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng (dual energy
X-ray absorptiometry). Kỹ thuật này dùng để đo đậm độ xương hay MĐX.
Đậm độ hay độ đậm đặc (density) có nghĩa là số vật chất có trong một khoảng
khơng gian nhất định. Mơ nào có đậm độ càng cao thì tia X đi xun qua mơ
nó càng thấp. Nước và khơng khí có đậm độ thấp hơn các vật rắn như xương
bởi vì các phân tử nước và khí khơng được giữ chặt vào nhau. Nhìn chung,
đậm độ xương càng cao, xương càng chắc khỏe và khó gãy.



Có hai kiểu máy đo MĐX:
Máy DEXA trung tâm (Central DEXA devices) là những thiết bị lớn có
thể đo MĐX trục như cột sống và cổ xương đùi.
Máy DEXA ngoại biên (Peripheral DEXA devices) là những thiết bị nhỏ
hơn, có thể di chuyển được, dùng để đo MĐX ngoại vi như cổ tay, gót chân
hoặc ngón tay.

Hình 1.6 Thiết bị đo loãng xương ngoại vi và trung tâm
DEXA scan hoạt động:
DEXA scan dùng tia X năng lượng thấp (low-energy X-rays). Một thiết
bị chiếu tia X từ hai nguồn khác nhau di qua vùng xương cần đo MĐX. Xương
sẽ không cho một lượng xác định tia X đi qua. MĐX càng cao, tia X đi xun
qua nó càng ít. Bằng cách dùng hai nguồn phát tia X thay vì một sẽ cải thiện
đáng kể độ chính xác trong đo MĐX.
Lượng tia X phát ra từ hai nguồn khác nhau đi xuyên qua xương được đo
bằng một đầu dị. Những tín hiệu này được truyền đến máy tính có thể tính
được điểm trung bình của MĐX (score of the average density of the bone).
Điểm thấp nghĩa là MĐX thấp hơn bình thường, một lượng chất khống của
xương đã bị mất, vì vậy xương sẽ dễ gãy hơn.


Thực hiện DEXA scan:
Bạn nằm ngữa trên bàn và được yêu cầu nằm yên trong khi đầu dò tia X
(X-ray detector) đến trên vùng cần đo MĐX. Máy X-quang sẽ chiếu tia X
hướng về phía đầu dị. Các xương được đo thông thường là cột sống, xương cổ
xương đùi và xương cổ tay. Đây là những vùng xương dễ gãy nhất do LX. Kỹ
thuật này thường kéo dài từ 10 đến 20 phút, phụ thuộc vào phần xương nào
được đo, và thiết bị sử dụng là thiết bị trung tâm hay ngoại biên. Thiết bị ngoại

biên có thể tìm thấy ở các phịng khám tổng qt và có thể được dùng để kiểm
tra MĐX gót chân, cổ tay hoặc ngón tay. Bạn không cần bất kỳ chuẩn bị đặc
biệt nào trước khi làm DEXA scan.
Kết quả
Kết quả MĐX kiểm tra được báo cáo trong hai con số: T - số điểm và Z số điểm.
T - số điểm
T-số điểm là MĐX so với những gì là bình thường trong một người thanh
niên khỏe mạnh. T số điểm là số lượng đơn vị - được gọi là độ lệch chuẩn,
MĐX là ở trên hoặc dưới mức trung bình.
T điểm số có nghĩa là:
- 1 và trên: MĐX được coi là bình thường.
Từ -1 và - 2,5: Là một dấu hiệu của thiếu xương, một tình trạng trong đó
MĐX thấp hơn bình thường và có thể dẫn đến LX.
- 2,5 và dưới: MĐX cho thấy bị LX.
Z - số điểm
Z số điểm là số của độ lệch tiêu chuẩn trên hoặc thấp hơn bình thường cho
một người nào đó của tuổi tác, giới tính, trọng lượng, và nguồn gốc dân tộc hay
chủng tộc. Nếu Z số điểm là -2 hoặc thấp hơn, nó có thể cho thấy một cái gì đó
khác hơn là lão hóa gây ra mất xương bất thường. Nếu bác sĩ có thể xác định các


×