Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi Đề thi khảo sát nâng cao chất lượng lớp 11 môn Văn lần 1 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng năm học 2019-2020 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.92 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT HẢI PHỊNG
<b>TRƯỜNG THPT NGƠ QUYỀN </b>


<b>ĐỀ THI THỬ LẦN I </b>
(Đề thi gồm 02 trang)


<b>KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020</b>
<b>Bài thi: NGỮ VĂN 11 (Ngày thi 28/12/2019) </b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề</i>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>
<b>Đọc văn bản sau: </b>


<i> Lòng tự trọng chiếm một trong những vị trí thiêng liêng nhất trong khu vườn nhân cách </i>
<i>của mỗi cá nhân, và là người gác cổng cho tòa lâu đài lương tâm của chúng ta. Nó giúp ta chọn </i>
<i>lọc cách thức giao tiếp để sống một cuộc đời ý nghĩa. </i>


<i> Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người; nó là người thầy, người bạn, người hộ </i>
<i>vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng </i>
<i>mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. </i>


<i> Mọi sự khơn ngoan đều bắt đầu từ lịng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động </i>
<i>và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng bắt </i>
<i>nguồn từ việc bạn yêu thương và tơn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu khơng tơn trọng </i>
<i>chính mình, làm sao bạn có thể học được cách yêu thương và tôn trọng người khác? </i>


<i> Để được người khác tôn trọng, bạn phải luôn cẩn thận trong cách ứng đối cũng như hành </i>
<i>động mỗi ngày. Hãy để lòng tự trọng nâng cánh cho những ước mơ của bạn. Hãy nỗ lực hết </i>
<i>mình để đạt được những điều mà bạn khao khát. Nhưng hãy nhớ rằng: Thiếu lòng tự trọng, mọi </i>
<i>chiến thắng đều trở nên vô nghĩa. </i>



(<i><b>You can – Khơng gì là khơng thể, </b></i>George Matthew Adams,


Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, trg 27)
<b>Thực hiện các yêu cầu: </b>


<b>Câu 1(0,5 điểm).</b> Theo tác giả, lòng tự trọng bắt nguồn từ đâu?


<b>Câu 2(1,0 điểm).</b> Chỉ ra <i><b>một </b></i>biện pháp tu từ chủ yếu và nêu hiệu quả của nó trong câu văn sau:
<i>Lịng tự trọng chiếm một trong những vị trí thiêng liêng nhất trong khu vườn nhân cách của </i>
<i>mỗi cá nhân, và là người gác cổng cho tòa lâu đài lương tâm của chúng ta. </i>


<i><b>Câu 3(1,0 điểm). </b></i>Anh/chị hiểu thế nào về câu văn: <i>Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi </i>
<i>người; nó là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. </i>
<b>Câu 4(0,5 điểm).</b> Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “<i>Mọi sự khơn ngoan đều bắt đầu từ lịng </i>


<i>tự trọng</i>” khơng? Vì sao?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<i><b>Câu 1(2,0 điểm). </b></i> Từ đoạn trích phần <b>Đọc hiểu, </b>anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: <i>Thiếu lịng tự trọng, mọi chiến thắng đều trở nên vơ nghĩa. </i>
<b>Câu 2(5,0 điểm). </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: </i>
<i> - Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé. </i>


<i> (...) </i>


<i> Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở </i>


<i>đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xơi. Liên đánh thức em: </i>


<i> - Dậy đi, An. Tàu đến rồi. </i>


<i> An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe </i>
<i>rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào </i>
<i>khe khẽ. Mấy năm nay bn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng </i>
<i>thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng </i>
<i>bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố. </i>


<i> Hai chị em chờ khơng lâu. Tiếng cịi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy </i>
<i>để nhìn đồn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thống </i>
<i>trơng thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các </i>
<i>cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. </i>
<i>Hai chị em cịn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất </i>
<i>sau rặng tre. </i>


<i> - Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ. </i>


<i> Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người </i>
<i>và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, </i>
<i>Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một </i>
<i>thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác </i>
<i>Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang </i>
<i>và yên lặng. </i>


(Trích <i><b>Hai đứa trẻ - </b></i>Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trg 99-100)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Từ đó, hãy nhận xét những nét đặc sắc trong phong
cách nghệ thuật của Thạch Lam.



</div>

<!--links-->

×