Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử môn học vẽ kỹ thuật chuyên nghành chế tạo máy tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 0 trang )

bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trường đại học bách khoa Hà nội
----------------------------------------

luận văn thạc sỹ khoa học

Nghiên cứu Xây dựng Bài giảng điện tử
môn học Vẽ kỹ thuật
chuyên ngành Chế tạo máy
tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
ngành: sư phạm kỹ thuật

võ thị như uyên

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ngun khang

Hµ Néi 2008


-1-

Tóm tắt nội dung luận văn
Thạc sỹ sư phạm kỹ thuật
Đề tài Xây dựng Bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ thuật cho sinh
viên hệ cao đẳng chuyên ngành Chế tạo máy tại trường Đại học Công
nghiệp Hà nội . Luận văn đà đề cập đến những nội dung cơ bản sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng BGĐT ở trường
Đại học Công nghiệp Hà nội;
2. Phân tích thực trạng sử dụng BGĐT môn học Vẽ kỹ thuật tại trường Đại
học Công nghiệp Hà nội;
3. Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng Bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ


thuật cho sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành chế tạo máy tại trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội;
4. áp dụng và khai thác một số phần mềm đồ họa để thiết kế minh họa
BGĐT chương Bản vẽ lắp của môn học Vẽ kỹ thuật, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học ở bộ môn.


-1-

Abstract of
Technical pedagogic master thesis

Title: Building E-learning of Technical Drawing Subject for
engineering college training level in Hanoi Industrial University.
The main contents of thesis are:
1. Research on basically study and reality of building E-learning in Hanoi
Industrial University
2. Analysis the implementing background of E-learning of Technical
Drawing Subject in Hanoi Industrial University
3. Research on how to make a Technical Drawing Subject base on Elearning methodology for college training level in Hanoi Industrial
University
4. Applying and exploring some design soft-wares in order to design for
Technical Drawing Subject then contributing to improve teaching and
learning this subject in Hanoi Industrial University


-4-

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
- CNTT:


Công nghệ thông tin

- CNTT&TT: Công nghệ thông tin và truyền thông
- BGĐT:

Bài giảng điện tử

- MTĐT:

Máy tính điện tử

- PMDH:

Phần mềm dạy học

- LAN:

Local Area Networks

- WAN:

Wide Area Networks

- GV:

Giảng viên

- SV:


Sinh viên

- PPDH:

Phương pháp dạy học


-5-

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ minh họa
Hình 1.1 Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại
Hình 1.2. Mô hình mối quan hệ dạy - học cơ bản theo Hortsch.
Hình 1.3. Mô tả quá trình dạy học
Hình 1.4. Mô hình công nghệ dạy học
Hình 1.5. Mô hình dạy học theo lý thuyết học tập theo Heimann và Schulz
Hình 1.6. Mô hình dạy học theo Frank
Hình 1.7. Mô hình dạy học theo Inber
Hình 2.1 Giao diện chương trình Powerpoint
Hình 2.2 Giao diện chương trình Macromedia Flash
Hình 2.3 Giao diện chương trình Frontpage
Hình 2.4. Giao diện chương trình Hot Potatoes
Hình 2.5. Giao diện chương trình Autodesk Inventor
Hình 3.1. Các bước thiết kế bài giảng điện tử
Hình 3.2. Giao diện bài giảng điện tử chương bản vẽ lắp
Hình 3.3. Điều kiện tiên quyết
Hình 3.3. Mục tiêu
Hình 3.3. Hình biểu diễn
Hình 3.4. Biểu diễn quy ước
Hình 3.5. Số vị trí của chi tiết
Hình 3.6. Các loại kích thước

Hình 3.7. Bảng kê
Hình 3.8. Biểu diễn một số kết cấu của vật lắp
Hình 3.9. Lập bản vẽ lắp
Hình 3.10. Đọc bản vẽ lắp
Hình 3.11. Vẽ tách chi tiết
Hình 3.12. Câu hỏi ôn tập
Hình 3.13. Bµi tËp


-6-

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh và đÃ
bước sang một giai đoạn mới. Tri thức và thông tin trở thành yếu tố hàng đầu
và là nguồn tài nguyên có giá trị nhất. Trong bối cảnh đó, giáo dục trở thành
nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế xà hội. Các nước trên thế
giới kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo
dục - đào tạo là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi
quốc gia. UNESCO cũng chỉ rõ: "Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có
thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc
gia... ". Đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của xà hội, giáo
dục đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong việc truyền thụ các tri
thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà còn trong cả sự hình thành và phát triển
một nhân cách toàn diện cho người học. Trong bối cảnh đó đổi mới giáo dục
và đào tạo đà và đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu
sắc trong nền giáo dục thế giới. Cùng với vấn đề đổi mới mục tiêu và nội dung
dạy học theo hướng hiện đại hoá, cuộc cách mạng về phương pháp dạy học
đang diễn ra theo 3 hướng chính: tích cực hoá, cá biệt hoá và công nghệ hoá
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói riêng, giáo dục và đào tạo

nói chung.
Một phần của Công nghệ hoá ở đây chính là việc phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), môi trường dạy học đa
phương tiện vào quá trình dạy học. Hội thảo Quốc tế về giảng dạy đại học
được tổ chức tại Pari (10/1998) đà khẳng định ". . . Đặc biệt coi trọng trang bị
các thiết bị giảng dạy chuyên ngành đối với các môn học ở trình độ cao phù
hợp với nhu cầu xà hội và giảng dạy nhờ vào công nghệ mới về thông tin và
truyền thông". Đây là thời cơ và thách thức của nền giáo dục các nước chậm
phát triển trong đó có ViÖt Nam.


-7-

Trong "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010" của Chính phủ đÃ
nhận định: "Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở qui mô toàn cầu
tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chãng tiÕp cËn víi c¸c xu thÕ míi,
tri thøc míi, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy
hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển".
Chỉ thị số 58-ct/tw của Bộ Chính trị (khoá VIII) khẳng định: "ứng
dụng và phát triển CNTT-TT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển
kinh tế - xà hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng
cách phát triển so với các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn
hoá, xà hội, an ninh quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT-TT để phát triển".
Chỉ thị số 29/200/ct-bgd&đt về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: "CNTT và đa
phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục,
trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách
mạng về phương pháp dạy và học".
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ nhiều năm nay đà triển khai đổi
mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong tất cả các Khoa,

ngành đào tạo trong trường bảo đảm phù hợp với nhu cầu xà hội. Về phương
pháp giảng dạy, với đặc thù là trường đào tạo đa ngành, nhiều môn học có mô
hình động phức tạp, thường xuyên phải cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Để
hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, Nhà trường đà đầu tư kinh phí
để mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy
học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo.
Sử dụng Bài giảng điện tử trong dạy học kỹ thuật nói chung và trong
các môn học mang tÝnh chÊt t­ duy trõu t­ỵng nh­ VÏ kü tht nói riêng, cùng
với việc kết hợp sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên ngành như Autodesk
Inventor, SolidWorks, để xây dựng mô hình vật thể, mô phỏng chuyển động
của cụm lắp, sẽ tiết kiệm chi phí cho việc chế tạo mô hình học cụ và giúp


-8-

cho tiết học trực quan, sinh động, giúp sinh viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức,
giảm thời gian truyền đạt lý thuyết của giáo viên, tăng thời gian thực hành vẽ
bài tập của sinh viên và thời gian hướng dẫn của giáo viên.
Được sự đồng ý của PGS.TS Nguyễn Khang, tôi lựa chọn đề tài:
Nghiên cứu xây dựng Bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ thuật cho sinh
viên chuyên ngành Chế tạo máy tại trường Đại học Công nghiệp Hà nội
2. Mục đích nghiên cứu
áp dụng và khai thác một số phần mềm đồ họa để xây dựng Bài giảng
điện tử môn học Vẽ kỹ thuật, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
ở bộ môn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Vẽ kỹ thuật ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ thuật;

Các phần mềm đồ họa chuyên ngành.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Lý thuyết xây dựng và sử dụng Bài giảng điện tử;
Nội dung, phương pháp dạy học môn Vẽ kỹ thuật;
Bài giảng điện tử và quá trình dạy học môn Vẽ kỹ thuật với sự hỗ
trợ của Bài giảng điện tử
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng Bài giảng điện tử môn Vẽ kỹ thuật theo quan
điểm dạy học hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt
động dạy của giáo viên tích cực hóa quá trình học của sinh viên, góp phần


-9-

nâng cao chất lượng dạy và học môn Vẽ kỹ thuật ở trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng Bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ
thuật chuyên ngành chế tạo máy tại trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội;
Thiết kế minh họa chương Bản vẽ lắp của môn học Vẽ kỹ thuật.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích các tài liệu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc xây dựng
BGĐT tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội .
Phân tích nội dung, chương trình môn Vẽ kỹ thuật hiện hành.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra viết, phương pháp trò chuyện.

Tìm hiểu thực trạng xây dựng BGĐT tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
b. Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phương pháp giảng dạy bộ môn, về
Tin học, BGĐT, kinh nghiệm của họ về cách xây dựng BGĐT.


- 10 -

Chương 1.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng BGĐT
ở trường Đại học công nghiệp Hà nội
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT,
Internet, công nghệ truyền thông đa phương tiện (multimedia) đà mang lại
nhiều ứng dụng trong đời sống xà hội như: trao ®ỉi th­ tÝn qua m¹ng Internet:
e-mail; chÝnh phđ ®iƯn tư: e-government; giáo dục điện tử: e-education; dạy
học qua mạng: e-learning; thư viện điện tử: e-libraly; văn hoá số hay văn hoá
điện tử: e-culture. Những thành tựu của CNTT-TT đà tạo ra một cuộc cách
mạng trong hầu hết các lĩnh vực xà hội, kinh tế... Sự thay đổi không chỉ thấy
trong các nền sản xuất công nghiệp, điện tử, viễn thông mà ngay trong các
lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, thương mại, quản lý nhà nước, giáo dục.
CNTT-TT không chỉ thay đổi căn bản phương thức điều hành và quản lý giáo
dục (Education Management Technology)[26] mà còn tác động mạnh mẽ làm
thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. CNTT-TT đà trở thành một bộ
phận giáo dục về khoa học, công nghệ cho mọi HS.
Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ 21 "Tầm nhìn và hành
động" tại Paris diễn ra từ ngày 5 đến 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ
chức đà đưa ra ba mô hình giáo dục:
Mô hình
Truyền


Vai trò trung tâm

Vai trò người học Công nghệ sử dụng
Bảng, tivi, radio,

GV

Thụ động

Thông tin

Người học

Chủ động

MTĐT

Tri thức

Nhóm HS

Thích nghi cao độ

MTĐT và mạng

thống

đèn chiÕu



- 11 -

MTĐT đà đóng vai trò quyết định trong việc chuyển từ mô hình truyền
thống sang mô hình thông tin và sự xuất hiện của mạng máy tính là tác nhân
chính để chuyển từ mô hình thông tin sang mô hình tri thức.
Công nghệ đa phương tiện cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như
văn bản, biểu đồ, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, vi deo... vào bài giảng nhằm giúp
HS có điều kiện tiếp thu bài học qua nhiều kênh thông tin. Vai trò của CNTTTT trong việc tạo ra một môi trường dạy học mới cũng đà được các tác giả
Quách Tuấn Ngọc [27], Đào Thái Lai [26], . . . khẳng định .
CNTT-TT góp phần đổi mới việc dạy học
CNTT-TT là công cụ đắc lực góp phần đổi mới việc chuẩn bị và lên lớp
của người thầy
Cung cấp cho GV nhiều phương tiện dạy học mới như MTĐT, máy
chiếu đa năng, bảng điện tử...
CNTT-TT đà làm cho quá trình dạy học không còn bị ràng buộc bởi không
gian và thời gian. HS cã thĨ häc ë mäi n¬i, häc mäi lóc, häc suốt đời. Việc
học tập trở nên uyển chuyển, linh hoạt, căn cứ vào nhu cầu của HS. HS được
phép lựa chọn những phương thức học tập có hiệu quả, lựa chọn nội dung bài
giảng và các tài liệu có liên quan phù hợp với năng lực bản thân. Vấn đề này,
các chuyên gia Quách Tuấn Ngọc [27], Đào Thái Lai [26], .Ngun Huy Tó
[28], Haji Razali bin Ahmad [29], Michel1e Selinger [30] cũng đà khẳng
định: CNTT-TT đà tạo ra một môi trường tương tác để người học hoạt động và
thích nghi trong môi trường đó và như vậy CNTT-TT tạo ®iỊu kiƯn cho ng­êi
häc ®éc lËp víi møc ®é cao và hỗ trợ cho người học vươn lên trong quá trình
học tập.
CNTT-TT tạo ra các mô hình dạy học mới:
1. Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training - CBT).
2. Dạy học trên nền website (Web Based Training -WBT).
3. D¹y häc qua m¹ng (Online Learning Training- OLT).



- 12 -

4. Dạy học từ xa: GV và học viên không ở cùng một vị trí, không cùng

thời gian (Distance Learning).
5. Sử dụng CNTT-TT tạo ra một môi trường ảo để dạy học (E-leaming).
Việc ứng dụng CNTT-TT trong dạy học tập trung vào các lĩnh vực sau:
Sử dụng các thiết bị (phần cứng) với vai trò là phương tiện, công cụ
dạy học như: MTĐT (Pcs-personal Computers); Thiết bị hiển thị thông
tin (display): Large colour monitors, Data projectors, Interactive
whiteboards, OHP dispiays, TV interfaces...; Các thiết bị ngoại vi
ghép nối với MTĐT: máy ảnh kỹ thuật số, máy quét, graphic
calculators...
Sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Pascal, Logo...; Các phần mềm
thông dụng: Excel, Winword, Frontpage; Các phần mềm đồ hoạ
(Graph Plotting Software-GPS); Các phần mềm số học, hệ thống đại số
máy tính (Computer Algebra System-cas); Các phần mềm hình học
động (Dynamic Geometry Software-DGS); Các phần mềm trình diễn
(Data Handling Software-dhs) . . .
Khai thác thông tin trên các CD-ROM và Intemet. . .
Như vậy, việc ứng dụng CNTT-TT trong d¹y häc ë ViƯt Nam trong thêi gian
qua đà đạt được các kết quả chính sau:
1. Nghiên cứu và khai thác các PMDH trên thế giới;
2. Triển khai thiết kế và xây dựng các PMDH cho các nội dung cụ thể;
3. Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của MTĐT;
4. Thử nghiệm khai thác mạng, Internet để dạy học từ xa;
Tuy nhiên, đứng trước những tiềm năng to lớn của CNTT-TT đối với
GD&ĐT thì các thành tựu trên còn rất khiêm tốn. ở đa số các trường, việc

triển khai, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập còn nhỏ lẻ. Việc đổi
mới phương pháp dạy học chỉ dành cho các đợt thao giảng, hội giảng. Đội ngũ
giáo viên sử dụng thành thạo và kết hợp các phần mềm để xây dựng BGĐT là


- 13 -

không nhiều, hoặc có thì chỉ mang tính chất tự làm báo cáo, minh họa cho tiết
giảng của riêng mình.
Đối với bộ môn Hình họa - Vẽ kỹ thuật: đây là môn học cơ sở cho tất cả
các chuyên ngành của trường kỹ thuật. Việc ứng dụng CNTT nhằm xây dựng
BGĐT cho môn học còn gặp rất nhiều khó khăn do tính chất đặc trưng của
môn học. Hiện nay, việc giảng dạy môn học này tuy đà có sự đổi mới về nội
dung và phương pháp nhưng vẫn chưa tạo được sự hứng thú, kích thích được
tính tích cực cho sinh viên trong quá trình học tập. Vì lý do trên, tôi chọn đề
tài nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng Bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ
thuật chuyên ngành Chế tạo máy tại trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội, với mong muốn được đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn Hình họa Vẽ kỹ thuật nói chung và môn VÏ
kü thuËt nãi riªng.


- 14 -

1.2. Công nghệ dạy học hiện đại
1.2.1. Công nghệ
Khái niệm về công nghệ được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế quan
tâm. Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc, khái niệm công nghệ được định nghĩa
như sau:
"Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng

nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt
một hiệu quả xác định cho con người" [6 ,tr.1] .
1.2.2. Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học nói riêng, công nghệ giáo dục và đào tạo nói chung
có nhiều định nghĩa khác nhau:
"Công nghệ đào tạo là quá trình sử đụng vào giáo dục và dạy học các
phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng học
tập của học sinh" [5,tr.133] .
"Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên
tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành
quá trình đào tạo, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết
quả nhất để đạt được mục đích đào tạo . . . " [ 22,tr.110,111] .
"Công nghệ dạy học là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ
năng tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định" [7,tr.2].
Một cách khái quát: "Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng những thành tựu
của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục
đích dạy học với hiệu quả kinh tế cao" [5 ,tr.134] .
Công nghệ dạy học có thể được xem như một quá trình công nghệ đặc
biệt, một quá trình sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất(con người).
Học sinh không còn là đối tượng thụ động của quá trình tác động của giáo
viên mà họ vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình dạy học.


- 15 -

Ngày nay, quá trình dạy học không chỉ được hiểu là một quá trình công
nghệ mà nó đà phát triển lên một tầm cao mới, đó là công nghệ dạy học hiện
đại. Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp và
kỹ năng mới tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định.
1.2.3. Bản chất và đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại

Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại có thể được mô tả là sự kết
hợp thành tựu của nhiều khoa học công nghệ khác nhau trong việc tổ chức quá
trình dạy học bao gồm: đầu ra, đầu vào, điều kiện phương tiện, nội dung đào
tạo, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nhằm đạt mục đích đào tạo với chi
phí tối ưu.

Hình 1.1. Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại
Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại : công nghệ dạy học hiện đại có
những đặc điểm sau:
Tính hiện đại: Thường xuyên áp dụng, cập nhật vào thực tiễn dạy học
những đổi mới về giáo dục một cách có căn cø khoa häc.
 Tèi ­u hãa: Chi phÝ Ýt nhÊt vỊ thêi gian vµ søc lùc.


- 16 -

Tính tích hợp: Sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào tạo
Tính lặp lại kết quả: Cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những
kết quả mong muốn gần giống nhau.
Tính khách quan: Có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng,
khách quan, kịp thời về định lượng và cả định tính.
Hệ thống hóa: Chương trình hóa hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xÃ
hội, tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình.
1.2.4. Tác dụng của công nghệ dạy học
ưu điểm:
+ Nâng cao năng suất và hiệu quả của dạy học.
+ Cho phÐp c¸ thĨ hãa gi¸o dơc: ng­êi häc cã thĨ học mọi lúc, mọi nơi.
+ Tăng cường sự bình đẳng trong giáo dục : bình đẳng trong quan hệ thầy
trò
+ Góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở khoa học của dạy

học, tạo cho nó những nền tảng khoa học vững chắc.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và con người.
- Chỉ áp dụng được cho một số môn học cụ thể.
1.2.5. Những điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại
Một công nghệ (phương tiện, phương pháp và kỹ năng) dạy học chỉ có
tác dụng tốt khi được sử dụng theo quan điểm công nghệ và quan điểm hệ
thống [7].
Theo quan điểm công nghệ:
Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu . . . ) thích hợp và điều kiện
vận hành tương ứng.
Người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học
cũng như chuyên môn, . . .) đủ để làm chủ quá trình d¹y häc, nh­ øng


- 17 -

tác linh hoạt khi phát hiện thiếu hoặc thừa thời gian dạy học so với kế
hoạch đà định
Người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với
những thuận lợi do công nghệ hiện đại đem lại.
Theo quan điểm hệ thống:
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công
nghệ dạy học nói chung, vì thế phải được sử dụng trong mối tương quan với
công nghệ dạy học truyền thống, theo phương châm đúng lúc, đúng chỗ và
đúng độ (trình độ, mức độ. . .), đảm bảo cho quá trình dạy học không chỉ khả
thi mà còn hiệu quả.
1.2.6. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại
Từ trước tới nay các giáo viên thường quen soạn bài (chuẩn bị giáo án)
như sau [7] :

Phần chữ
Giáo viên sáng tác một phần dựa vào học vấn và kinh nghiệm dạy học
của mình, phần còn lại thường đợc biên soạn theo tài liệu tham khảo như:
sách, báo, bài giảng (thông thường chiếm tỷ lệ khá lớn) với phương tiện thông
dụng lµ giÊy, bót, . . . mét sè ng­êi cã dùng phương tiện sao chụp , . . .
Phần hình
Giáo viên sáng tác một phần theo khả năng của mình, phần còn lại được
biên soạn theo tài liệu tham khảo (thông thường chiếm tỷ lệ khá lớn) với
phương tiện thống dơng nh­ giÊy, bót, mét sè ng­êi cã dïng c¸c thiết bị can
in, sao chụp,.. các phương tiện nghe nhìn như tranh treo, phim, băng hình,...
không phải là thành phần trực tiếp của bài soạn, thường được dùng phối hợp
trên lớp).
Một bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại công nghệ dạy học bằng
máy tính) còn được gọi là bài giảng điện tử, cần đáp ứng đồng thời hai yêu cầu
cơ bản sau [7]:


- 18 -

Là một bài giảng giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm;
Là một bài giảng từ xa qua mạng (LAN, WAN,. . .), người học có thể
tái hiện đầy đủ những gì giáo viên cung cấp.
Chuẩn mực sư phạm được hiểu là những tiêu chí/yêu cầu cơ bản đảm bảo
cho quá trình dạy học và quá trình thực hiện hai hoạt động tương tác: dạy của
thầy và học của trò) khả thi dạy được và học được) và hiệu quả (dạy tốt và học
tốt).

Hình 1.2. Mô hình mối quan hệ dạy - học cơ bản theo Hortsch.
1.2.7. Một số xu thế của dạy học hiện đại
1.2.7.1. Xu thế tổng quát của dạy học hiện đại.

Các quá trình hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa sẽ là những xu thế tổng
quát trong dạy học hiện đại, kể cả chính quy và không chính quy trong vài ba
thập kỷ tới. Nội dung của hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa chắc chắn được định
hướng vào các mục tiêu nhân văn, dân chủ và phát triển bền vững. Không chỉ
có vấn đề tăng cường các yếu tố khoa học - công nghệ trong việc khai thác, sử
dụng các nguồn lực giáo dục, trong việc quản lý, điều hành hay đánh giá dạy
học, trong phát triển chương trình và phương pháp, trong công nghệ dạy học . .


- 19 -

.Mà điều cốt lõi nhất chính là sự phát triển của người học nói riêng và con
người nói chung.
Học tập thường xuyên và học tập suốt đời là xu thế chung của dạy học
hiện đại. Những xu thế triển vọng nhất trong dạy học và giáo dục không thể
không chịu những ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển nhu cầu của con
người, trvớc hết là những nhu cầu gắn liền với học vấn, tri thức, tay nghề, sự
thành dạt về mặt xà hội, hạnh phúc cá nhân trong đời sống cộng đồng đa
dạng.
Trong điều kiện xà hội häc tËp vµ nỊn kinh tÕ tri thøc ngµy cµng mở
rộng nhu cầu học vấn nâng lên rõ ràng, đa dạng hơn, và đặc biệt có tính chất
chọn lọc hơn. Người ta không chỉ đơn giản là cần học, muốn học, thấy bức
bách rằng phải học, mà quan trọng hơn rằng phải học như thế nào, học chính
xác cái gì, học vào những lúc nào và học đến mức độ nào thì đủ để hiểu biết,
để làm việc, để chung sống và để làm ngời.
Học thường xuyên và học suốt đời là xu thế chung trong nhu cầu học
tập của con người, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của thời đại đối với
dạy học trong những thập niên tới. Chương trình và học chế nhà trường ngày
càng đáp ứng cao hơn nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời.
1.2.7.2. Một số xu thế của dạy học hiện đại

Chương trình dạy học hiện đại không chỉ còn cứng nhắc như hiện nay
mà nó có những phần cơ bản, cốt lõi và chuẩn mực bắt buộc (phần cứng) và
phần tự chọn, linh hoạt (phần mềm) thích ứng với người học, tạo điều kiện, cơ
hội giúp người học thích ứng dễ dàng.
Phát triển chương trình và phương pháp dạy học được cấu trúc đa dạng
hơn, phong phú hơn, dÃn rộng hơn tầm hạn giữa học ván tối thiểu và học vấn
tối ®a, më réng c¸c lÜnh vùc häc tËp (häc theo bài, theo modul, theo chủ đề,
theo dự án . . .) đáp ứng rộng rÃi nhu cầu học tập của mỗi cá nhân.


- 20 -

Phát triển các phương tiện công nghệ cao trong truyền thông, giao tiếp,
giáo dục, sinh hoạt và môi trường thông tin toàn cầu hóa tạo điều kiện đáp ứng
đầy đủ hơn nhu cầu học tập của con ngời. Học tập từ xa sẽ là một xu thế mạnh
mẽ trong dạy học. Cần phải phát triển các chương trình học tự chọn, chuyển
sang đào tạo, dạy học theo tín chỉ học phần, theo mo dul . . .
Những phương pháp dạy học triển vọng nhất chính là những phương
pháp dựa vào người học và hoạt động của người học, đó chính là những
phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.
Xu hướng tăng cường sự tương tác, hợp tác và cạnh tranh, tham gia và
chia xẻ trong các quanhệ giữa người dạy và người học, giữa người học với
nhau giữa cá nhân và nhóm, giữa nhóm và tập thể lớp.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, điện tư, kü tht sè. . . trong
thiÕt kÕ vµ tỉ chức quá trình dạy học là xu thế mạnh mẽ trong hiện đại hóa và
tiêu chuẩn hóa phần lớn tài liệu học tập và giảng dạy được thiết kế và tổ chức
bằng cả hai dạng văn bản in truyền thống (giáo khoa, giáo trình. . .) và văn
bản điện tử (bài bảng điện tử, sách điện tử. . . ). Chúng được sử dụng song
song, bổ sung cho nhau để tăng cường hiệu quả và chất lượng thông tin, đa
dạng hóa các hình thức học tập, phù hợp với chế độ học tập của cá nhân và

học độc lập
Toàn cầu hãa kinh tÕ dÉn tíi héi nhËp, do ®ã dÉn tới xu thế quốc tế hóa
văn bằng chứng chỉ, kỹ thuật thiết kế và cấu trúc chương trình dạy học, công
nghệ đo lường và đánh giá dạy học, đòi hỏi quèc tÕ hãa trong lÜnh vùc chuÈn
häc vÊn, chuÈn kü năng của nhiều lĩnh vực học tập.
1.3. Bài giảng điện tử
1.3.1. Khái niệm
Hiện nay ở Việt Nam, phong trào xây dựng các bài giảng điện tử của
các môn học trên máy vi tính đang phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiªn, cã rÊt Ýt


- 21 -

tác giả đưa ra khái niệm về bài giảng điện tử và các khái niệm đưa ra cũng
chưa thống nhất.
Sau đây là một số khái niệm của các tác giả:
Theo Vương Đình Thắng, bài giảng điện tử được hiểu là toàn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh
cùng các phương tiện dạy và học (như tranh ảnh, biểu bảng, biểu đồ các vi deo
- clip...) của một tiết học, được số hoá và cài đặt vào máy vi tính dưới dạng
một chương trình nhằm thực hiện mục đích của quá trình dạy học đà đặt ra
[23, tr.l03].
Theo tác giả Lê Công Triêm, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức
dạy học mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên và học
sinh đều được "chương trình hoá" do giáo viên điều khiển thông qua môi
trường Multimedia do máy vi tính tạo ra [24, tr.44].
Từ các định nghĩa đà được trình bày ở trên, có thể nhận xét và đánh giá
như sau:
- Các điểm chung: Các tác giả đều cho rằng, bài giảng điện tử là bài
giảng đà được chương trình hoá và đưa vào máy vi tính.

- Các điểm chưa thống nhất:
Theo cách hiểu thứ nhất, bài giảng điện tử là bản kế hoạch hoạt động
dạy - học của giáo viên và học sinh. Đây là cách hiểu của giáo án điện tử; vì
giáo án điện tử là bản kế hoạch hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học
của học sinh đối với một bài học ở trên lớp theo một cấu trúc chặt chẽ, 1ogic
và được cài đặt vào máy tính dưới dạng một chương trình nhằm thực hiện mục
đích của quá trình dạy học. Do vậy, giáo án điện tử chính là bản thiết kế của
bài giảng điện tử.
Theo cách hiểu thứ hai, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức dạy
học. Trong khi đó, hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức hoạt động
dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định, với các phương pháp, phương tiện


- 22 -

dạy học cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học. Khi tổ chức hoạt động
dạy học, bài giảng điện tử là một chương trình dạy học được giáo viên điều
khiển theo tiến trình dạy học, trong đó giáo viên sử dụng phối hợp và linh hoạt
với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể, với hình thức tổ chức dạy
học hợp lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Do vậy, bài giảng điện tử
không phải là một hình thức tổ chức dạy học.
1.3.2. Một số đặc trưng của bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một chương trình hỗ trợ đồng thời cho hoạt động
dạy của thầy và hoạt động học của trò. Sự hỗ trợ đấy tạo điều kiện thuận lợi để
giảng viên có thể tổ chức và điều khiển tốt hoạt động nhận thức của sinh viên,
để sinh viên phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức,
hình thànhh kỹ năng, kỹ xảo.
Nội dung bài giảng bao gồm hệ thống các tri thức được trình bày dưới
dạng văn bản (những sự giải thích, minh hoạ, chỉ dẫn, các câu hỏi và câu trả
lời), tranh, ảnh, hình vẽ, phim, biểu bảng, biểu đồ, đồ thị.. Những văn bản,

tranh ảnh . . . .đó lần lượt xuất hiện theo tiến trình giảng dạy nhờ vào thao tác
đơn giản (nháy chuột trái). Nhờ vậy, giảng viên được giảm nhẹ việc thuyết
giảng, tiết kiệm được thời gian ở trên lớp. Sinh viên không phải chờ giảng viên
viết bảng quá lâu hay vẽ bản vẽ hay thuyết trình mô tả nguyên lý làm việc của
cụm lắp, . . .Tất cả thời gian của tiết học được giảng viên sử dụng vào việc tổ
chức, điều khiển hoạt động học tập của sinh viên như: tăng cường đối thoại,
thảo luận với người học; nêu thêm các câu hỏi phụ để đào sâu, mở rộng vấn
đề; tổ chức cho sinh viên tham gia xây dựng bài, hoạt động của từng nhóm,
từng cá thể sinh viên; hướng dẫn, gợi mở sinh viên phát hiện hay giải quyết
các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.
Bài giảng điện tử bao gồm một hệ thống kiến thức cơ bản, cần thiết mà
sinh viên cần nắm vững. Mặt khác, nhờ khả năng biểu diễn thông tin bằng đồ
họa như các hình vẽ, mô hình, các kiến thức của môn học được minh hoạ,


- 23 -

trực quan hoá, tất cả tri thức ấy được truy cập nhanh chóng, theo trật tự đÃ
định trước giúp giảng viên trình bày nội dung bài dạy một cách logic, đáp ứng
kịp thời yêu cầu của quá trình dạy học nhằm minh hoạ, trực quan hoá, cụ thể
hoá nội dung giúp cho sinh viên hiểu bài hơn, nhớ bài lâu hơn, phát hiện được
những mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức dễ dàng hơn, tăng lòng tin của
sinh viên với nội dung của bài học, giúp sinh viên phát triển trí tưởng tượng,
óc tò mò khoa häc, n©ng cao høng thó nhËn thøc - häc tËp cho sinh viên.
Nội dung xuất hiện trong bài giảng điện tử đà được biên soạn kỹ lưỡng
về mặt cú pháp, ngữ nghĩa, chuẩn tắc nhất về kích thước (size), kiểu dáng
(style), màu sắc (color), loại chữ (font) và có cấu trúc logic nội dung chặt chẽ.
Điều này giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng viết, vẽ, trình bày bài học vào
vở ghi của mình một cách chính xác đầy đủ và có thẩm mỹ.
Nội dung của môn học được chia thành các bài học cụ thể được liên kết

với nhau (Hyperlink) và liên kết với các tập tin khác, các CD tư liệu... Chức
năng liên kết của bài giảng ®iƯn tư cho phÐp truy cËp nhanh chãng ®Õn bµi häc
bÊt kú, mét môc bÊt kú, mét kÕt luËn hay tóm tắt nội dung của bài học trước
đó hay mở réng kiÕn thøc, ra bµi tËp, kiĨm tra. . . thông qua một thao tác nháy
chuột đơn giản. Yêu cầu này trong các tiết giảng thông thường chỉ được thực
hiện bằng cách thông qua phát biểu bằng lời của sinh viên hoặc của giảng
viên. Đồng thời, khả năng hỗ trợ này cũng đáp ứng được yêu cầu của giảng
viên trong việc ôn tập, hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức.
Ngoài ra, bài giảng điện tử còn là tài liệu đắc lực giúp sinh viên có thể
tự học, tự nghiên cứu (khi các em không thể đến lớp đợc để nghe giảng, hoặc
do học trễ hoặc học vượt theo hệ tín chỉ)
Ngoài khả năng trình bày lý thuyết, bài giảng điện tử cho phép thực
hiện phần minh hoạ và kiểm tra từng vấn đề nhỏ bằng các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan được xây dựng dưới nhiều loại hình như các câu hỏi nhiều lựa
chọn, câu hỏi đúng - sai, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền khuyết nhằm kiểm tra,


- 24 -

đánh giá trình độ của sinh viên ngay sau khi kết thúc bài học. Nó giúp giảng
viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng để kịp thời điều chỉnh hoạt động
của cả thầy và trò, thúc đẩy sinh viên cố gắng, tích cực làm việc một cách liên
tục, có hệ thống. Tuy nhiên, khả năng và hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử
phụ thuộc nhiều vào khả năng và phương pháp sử dụng, cách khai thác bài
giảng của người giáo viên trong quá trình dạy học: Điều này không chỉ phụ
thuộc vào trình độ sử dụng phương tiện của giáo viên mà còn phụ thuộc vào
khả năng sư phạm của họ, khả năng khéo léo trong việc phối hợp giữa trình
chiếu bài giảng điện tử với các phương pháp giảng dạy khác mới có thể phát
huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học.
Bài giảng điện tử được thiết kế bao gồm toàn bộ hoạt động dạy của giáo

viên và hoạt động học của học sinh đối với một bài học ở trên lớp theo một
cấu trúc chặt chẽ, logic và hợp lý, được quy định bởi logic của môn học và
logic nhận thức của học sinh, được cài đặt vào máy vi tính dưới dạng một
chương trình cụ thể nhằm thực hiện tốt mục đích dạy học. Xây dựng giáo án
điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt
động cụ thể, đó là: thực hiện dạy - học với sự hỗ trợ của máy vi tính.
- Nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với bài giảng
truyền thống, đó là, các kiến thức trong bài giảng được trình bày dới dạng văn
bản, sơ đồ, tranh ảnh, vi deo - clip ... và được đặt liên kết giữa các đối tượng
trong bài giảng.
- Khi tổ chức hoạt động dạy học ở trên lớp, bài giảng điện tử được giáo
viên điều khiển theo tiến trình dạy học, từ đó, góp phần đạt được mục tiêu của
bài học. Trong quá trình sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên phối hợp với các
phương pháp, phương tiện dạy học khác. Bài giảng điện tử có thể được sử
dụng dưới hình thức dạy học đồng loạt hoặc dưới hình thức học tập theo nhóm
tại lớp, hình thức dạy học cá nhân ...


- 25 -

Trên cơ sở định nghĩa của các tác giả và các đặc trưng cơ bản của bài
giảng điện tử, bài giảng điện tử được định nghĩa như sau:
Bài giảng điện tử là một chương trình dạy học được số hoá và cài đặt
vào máy vi tính, ở đó thể hiện toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo
viên và học sinh, được giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học, cùng
với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể, với hình thức tổ chức dạy
học thích hợp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
1.3.3. Các yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử
Quán triệt mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng thái độ;
Nắm được các yêu cầu đổi mới trong việc thiết kế bài học;

Hiểu biết sâu sắc nội dung của bài học, trên cơ sở đó xác định đúng
đắn phần trọng tâm của bài;
Biết lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi
mới;
Nắm chắc đặc điểm tâm lý của đối tượng học sinh để có những tác
động phù hợp;
Biết xây dựng và sử dụng khéo léo hệ thống câu hỏi cho từng đối
tượng học sinh;
Có kiến thúc thực tiễn phong phú để minh họa cho bài học.
Phân biệt sự khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền thống.
- Sự giống nhau:
Giáo án (giáo án điện tử hay giáo án truyền thống) là một phương tiện
vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với người giáo viên khi lên lớp làm
nhiệm vụ dạy học. Nó được xem như là một phương tiện bắt bắt buộc đối với
giáo viên trong hoạt động dạy học.
Bản thiết kế bài giảng (truyền thống hay điện tử) đều phải thể hiện rõ
được hai loại hoạt động chủ yếu: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của


×