Mục tiêu bài giảng
1)- Nêu được tỉ lệ bệnh tăng huyết áp tại Việt nam,
các nước trên thế giới nói chung.
2)- Mô tả cách đo huyết áp.
3)- Nêu được trị số huyết áp bình thường và tăng
theo JNC VI, JNC VII, Hội tăng huyết áp Việt nam
và Châu Âu.
4)- Mô tả triệu chứng lâm sàng tăng huyết áp
5)- Liệt kê các xét nghiệm cận lâm sàng tăng huyết
áp.
1. ĐẠI CƯƠNG
HA=CUNG LƯỢNG TIM x SỨC CẢN MẠCH NVI
Huyết áp bình thường: <120/80mmHg
THA: HATT ≥ 140 mmHg
Hoặc HATTr ≥ 90 mmHg
1. ĐẠI CƯƠNG (tt)
Tăng huyết áp (THA) đã được y học ghi nhận từ rất
lâu và đang là vấn đề lớn đối với sức khoẻ cộng
đồng không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả
những nước đang phát triển. Trong thế kỷ 20 tăng
huyết áp được nghiên cứu rất nhiều dịch tễ, bệnh
sinh, hậu quả, điều trị và dự phòng.
Phân loại huyết áp ở người ≥ 18 tuổi theo JNC VI
Hạng
Huyết áp t. thu
(mmHg)
Huyết áp t. trg
(mmHg)
Tối ưu
< 120
< 80
Bình thường
< 130
< 85
Bình thường cao
130 – 139
85 – 89
Tăng huyết áp
- Độ 1
- Độ 2
- Độ 3
140 – 159
160 – 179
≥ 180
90 – 99
100 – 109
≥ 110
Phân loại huyết áp ở người ≥ 18 tuổi theo JNC VII
Phân loại huyết áp
(HA)
Huyết áp t. thu
( mmHg)
Huyết áp t. trg
( mmHg)
Bình thường
< 120
và < 80
Tiền tăng HA
120 – 139
hoặc 80 – 89
Tăng HA giai đoạn 1
Tăng HA giai đoạn 2
140 – 159
≥ 160
hoặc 90 – 99
hoặc ≥ 100
Năm 2003 WHO/ ISH đưa ra định nghĩa và phân độ
huyết áp
Hạng
Huyết áp t. thu
(mmHg)
Huyết áp t. trg
(mmHg)
Huyết áp tối ưu
< 120
< 80
Huyết áp bình thường
< 130
< 85
Huyết áp bình thường cao
130 - 139
85 – 89
Tăng huyết áp độ 1( nhẹ )
140 – 159
90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 ( vừa)
160 – 179
100 – 109
Tăng huyết áp độ 3 (nặng )
≥ 180
≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn
độc( ISH )
≥ 140
< 90
2. DỊCH TỄ HỌC TĂNG HUYẾT ÁP
Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở người trưởng thành,
có tương quan thuận với các nguy cơ tim mạch.
- Mỹ 1988- 1991 có khoảng 26% ở độ tuổi lớn hơn 17
- Đức trong những thập niên 80, khoảng 20% ở người
trưởng thành.
- Ở Việt Nam 1980-1981 người trưởng thành khoảng 7
-10%
Những năm gần đây tần suất THA đã tăng lên 16%.
Chủng tộc :Người Mỹ gốc châu Phi bị tăng huyết
áp nhiều hơn và thường nặng hơn người Mỹ da
trắng .
Người dân ở thành phố dễ bị cao HA hơn người
dân sống ở nông thôn.
Tỷ lệ người tăng huyết áp tăng theo tuổi
Phụ nữ trước tuổi mãn kinh thường ít bị tăng
huyết áp hơn nam giới
Sau tuổi mãn kinh tỷ lệ bị tăng huyết áp có khuynh
hướng tăng như nam giới cùng lứa tuổi
Ăn mặn ảnh hưởng nhiều đến huyết áp.
3. ĐO HUYẾT ÁP
-Máy đo HA phải chính xác
+Máy đo huyết áp thuỷ ngân : tốt nhất nhưng
cồng kềnh , đắt tiền
+Máy huyết áp đồng hồ
+Máy huyết áp điện tử
+Máy huyết áp đo liên tục trong thời gian dài
(khoảng 24 giờ)
Đo huyết áp theo quy ước
Nguồn: Kaplan 2010 Lippincott Williams & Wilkins
-Túi hơi của máy bao phủ tối thiểu 80% vòng cánh tay
và 2/3 chiều dài cánh tay .
-Bệnh nhân nên ngồi ghế tựa lưng ,cánh tay ngang
mức ở tim.
-Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi trước khi đo tối
thiểu 5 phút, tránh những căng thẳng, không được
hút thuốc hay uống cà phê trước khi đo 30 phút.
- Huyết áp tâm thu là tiếng đập đầu tiên nghe
được(tiếng thứ I Korotkow).
- Huyết áp tâm trương là tiếng đập sau cùng trước
khi mất hẳn (tiếng thứ V Korotkow)
-Nên đo 2 lần cách nhau 2 phút.nếu kết quả 2 lần đo
khác biệt hơn 5mmHg nên đo thêm và tính trung
bình
- Huyết áp phải được đo cả hai tay, khi cần nên đo
huyết áp chân .
- Thầy thuốc phải cho bệnh nhân biết huyết áp của
họ và giải thích về số huyết áp
4. LÂM SÀNG
-Triệu chứng lâm sàng : Những triệu lâm sàng của
tăng huyết áp rất khác nhau và các triệu chứng này
thường khơng đặc hiệu.
-Phần lớn bệnh nhân chẩn đốn THA qua việc khám
sức khoẻ , khám bệnh bệnh khác hoặc do những
biểu hiện của tổn thương cơ quan đích do tăng
huyết áp .
4. LÂM SÀNG (tt)
- Những triệu chứng thường gặp của người bệnh có
thể nằm một trong ba nhóm :
- Do HA cao
- Do bệnh mạch máu của tăng huyết áp
- Do bệnh căn gây ra THA ( THA thứ phát )
+Nhức đầu,xây xẩm, hồi hộp, dễ mệt và bất lực.(do THA)
+Các triệu chứng do bệnh mạch máu của THA là : chảy máu
mũi, tiểu ra máu, mờ mắt, cơn yếu hay chóng mặt do
thiếu máu não thống qua, cơn đau thắt ngực, khó thở do
suy tim. Đơi khi đau ngực do bóc tách động mạch chủ, do
túi phình ĐMC rỉ xuất huyết.
+Các triệu chứng do bệnh căn gây ra THA bao gồm: uống
nhiều, tiểu nhiều,yếu cơ do hạ kali máu ở bệnh nhân
cường Aldosterone tiên phát
Tăng cân, dễ xúc động ở bệnh nhân bị hội chứng
Cushing.Ở bệnh nhân bị u tủy thượng thận thường bị
nhức đầu, hồi hộp, toát mồ hôi, xây xẩm khi thay đổi tư
thế.
-Khám bệnh nhân:
Khám bệnh nhân tăng huyết áp phải làm rõ 3 mục tiêu
sau :
+ Xác định nguyên nhân gây tăng huyết áp
+ Đánh giá tổn thương cơ quan đích , bệnh tim mạch
, độ nặng của bệnh và đáp ứng điều trị
+ Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh
đồng xảy ra giúp tiên luợng và hướng điều trị
Khám thực thể
Việc khám bệnh nhân phải được thực hiện cẩn thận
phát hiện các tổn thương cơ quan đích do tăng
huyết áp hoặc các biểu hiện của bệnh gây ra tăng
huyết áp .
- Đo huyết áp theo đúng kỹ thuật
- Đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể, đo
vòng bụng, khám da, cơ .
- Khám cổ : sờ, nghe chú ý âm thổi động mạch
cảnh,tĩnh mạch cổ nổi, tuyến giáp to, có âm thổi
- Khám tim : ghi nhận kích thước tim , nhịp tim , dấu
nẩy trước ngực , tiếng T2 mạnh , có thể nghe tiếng
T4 hoặc tiếng ngựa phi T3, âm thổi.
- Khám chi phát hiện giảm hay mất mạch ngoại biên ,
phù .
- Khám vùng bụng phải chú ý phát hiện các âm thổi
vùng bụng, vùng động mạch chủ và động mạch
thận, thận to, động mạch chủ nảy bất thường .
- Khám phổi : tìm ran phổi hoặc các bằng chứng co
thắt phế quản
- Đánh giá về thần kinh .
- Soi đáy mắt :
Theo xếp loại của KEITH-WAGENER và BAKER tổn
thương đáy mắt do tăng huyết áp được chia làm 4
mức độ:
Mức độ I: Lòng động mạch bị co hẹp
Mức độ II: Có dấu bắt chéo động – tĩnh mạch
( dấu S.GUNN)
Mức độ III: Có dấu bắt chéo động – tĩnh mạch, phù
nề xuất huyết, xuất tiết võng mạc .
Mức độ IV: Mức độ ba và phù gai thị
5. XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG:
* Mục đích :
- Xác định tổn thương cơ quan đích
- Các yếu tố nguy cơ
- Phân tích nước tiểu
- Cơng thức máu
- Xét nghiệm sinh hố máu: Kali. natri, Creatinine
,đường huyết lúc đói, bộ mỡ gồm cholesterol toàn
phần, triglycerid, HDL, LDL.
- Điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
- X quang ngực thẳng.
Những xét nghiệm và cận lâm sàng khác chỉ định khi
có yêu cầu
- Độ thanh thải Creatinine , đạm niệu 24 giờ ,
albumine niệu vi thể
- Acid uric máu , calci máu , hormon tuyến giáp
- Siêu âm tim , siêu âm thận , siêu âm mạch máu
thận,
- Hoạt tính renin huyết tương / natri niệu .
6. Biến chứng của tăng huyết áp
- Biến chứng tim mạch : Tăng huyết áp làm gia tăng
nguy cơ bệnh mạch vành , suy tim .
+ Dầy thất trái
+ Suy tim
+ Bệnh mạch vành
+ Bệnh mạch máu lớn
- Bệnh mạch máu não
- Bệnh thận
- Biến chứng mắt
7. NGUYÊN NHÂN
Trên 90 % tăng huyết áp vô căn ( Essential
hypertension ) .
Những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát :
Do thận .
- Bệnh chủ mô thận :
- Viêm thận kẽ
- Thận đa nang, bệnh nang tủy thận
- Viêm vi cầu thận cấp
- Viêm vi cầu thận mãn
- Xơ hóa thận
- Bệnh động mạch thận
Nội tiết
- Thượng thận
* Cường aldosterol nguyên phát
* Hội chứng Cushing
* U tuỷ thượng thận
* Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh
- Cường giáp, cường tuyến cận giáp
Hẹp eo động mạch chủ, tăng áp lực nội sọ
Tăng huyết áp lúc có thai