Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Áp dụng nguyên lý thực hành cặp đôi trong giảng dạy thiết kế đồ họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 105 trang )

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

CHUYÊN NGÀNH: LLPPDH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH CẶP
ĐÔI TRONG GIẢNG DẠY THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LL & PPDH CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

KHỐ: 2009
Hà Nội – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH CẶP ĐÔI
TRONG GIẢNG DẠY THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


LL & PPDH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS HUỲNH QUYẾT THẮNG

Hà Nội – Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời
cảm ơn đến Thầy giáo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Viện Trưởng Viện Công
Nghệ Thông Tin và Truyền thông - trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người đã
tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Sư phạm kỹ thuật,
Viện Công Nghệ Thông Tin và Truyền thông - trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
và các cán bộ Viện đào tạo sau đại học - trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham
gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp và các em
sinh viên khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường Trung cấp Kỹ Thuật Tin học Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình thực nghiệp sư phạm tại
trường.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và những người thân
trong gia đình đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù rất cố gắng nhưng luận văn khơng tránh
khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan những gì mà tơi viết ra trong luận văn này là do sự tìm
hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các
tác giả khác nếu có đều được trích dẫn đầy đủ.
Luận văn này cho đến nay vẫn chưa hề được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn thạc sĩ nào trên toàn quốc cũng như nước ngoài và cho đến nay
chưa hề được công bố trên bất kỳ phương tiện thơng tin nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì mà tơi đã cam đoan trên đây.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................................7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................10
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................11
1.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................11

1.1

Yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục và đào tạo. .. 11

1.2

Ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra trong giai đoạn mới ................. 12

1.3.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trọng tâm
hiện nay.....................................................................................................................12
1.4.
Đặc điểm và thực trạng dạy môn Thiết kế đồ họa tại trường Trung cấp
Kỹ thuật Tin học Hà Nội ..........................................................................................14
2.

Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................14

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................15

3.1


Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 15

3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................... 15

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................16

5.

Giả thiết khoa học.....................................................................................16

6.

Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................16

6.1.

Phương pháp luận. .................................................................................... 16

6.2.

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. .................................................. 16

6.3.

Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................ 17


6.4.

Các phương pháp xử lý thông tin ............................................................. 17

Nguyễn Thị Phương Thảo

3


7.

Đóng góp mới của đề tài...........................................................................17

7.1.

Về lý luận ................................................................................................... 17

7.2.

Về thực tiễn ................................................................................................ 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC
HÀNH CẶP ĐƠI .....................................................................................................19
1.

Teamwork là gì? .......................................................................................19

2.


Học tập theo nhóm. ..................................................................................19

3.

Nguyên lý Pair Programming .................................................................20

3.1

Nguyên lý lập trình cặp đơi (Ngun lý Pair Programming) .................. 20

3.2

Phân loại lập trình cặp đơi........................................................................ 21

4.

Dạy học thực hành theo phương pháp cặp đôi. .....................................21

4.1

Khái niệm: ................................................................................................. 21

4.2

Các cách thành lập cặp đôi ....................................................................... 22

4.3

Đặc điểm của học tập theo cặp đôi ........................................................... 24


4.4

Nguyên tắc học tập theo cặp đôi ............................................................... 26

4.5

Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo cặp đôi. ........................ 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TẠI
KHOA CNTT - TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT TIN HỌC HÀ NỘI ....33
1.

Giới thiệu về trường trung cấp Kỹ Thuật Tin học Hà Nội ...................33

2.

Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của khoa CNTT ........37

3.

Thực trạng dạy học môn Thiết kế đồ họa ..............................................38

3.1

Chương trình mơn học .............................................................................. 38

3.2.

Mục tiêu của môn học ............................................................................... 39


4.

Đặc điểm của môn học Thiết kế đồ họa ..................................................41

5.

Thực trạng dạy học môn Thiết kế đồ họa tại khoa CNTT - trường

Trung cấp Kỹ Thuật Tin Học Hà Nội. ..................................................................43
Nguyễn Thị Phương Thảo

4


6.

Khảo sát thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy ở khoa

CNTT

....................................................................................................................43

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH CẶP ĐÔI TRONG
GIẢNG DẠY MÔN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ
THUẬT TIN HỌC HÀ NỘI ...................................................................................46
Xây dựng quy trình tổ chức dạy học thực hành theo nguyên lý cặp đôi. ..........46
1.

Giai đoạn chuẩn bị bài giảng : ................................................................47


1.1

Tìm hiểu sinh viên:.................................................................................... 47

1.2

Xác định mục tiêu: .................................................................................... 47

1.3
Lựa chọn các phương pháp dạy học kết hợp và phương tiện dạy học dự
kiến sử dụng trong giờ dạy học: ..............................................................................47
1.4

Chuẩn bị tư liệu và phương tiện thực hành: ........................................... 48

2.

Giai đoạn tổ chức dạy học thực hành cặp đôi........................................48

2.1

Nhập đề và giao nhiệm vụ ........................................................................ 49

2.2

Làm việc theo cặp đơi ............................................................................... 50

2.3

Trình bày và đánh giá kết quả ................................................................. 52


2.4

Giao nhiệm vụ học tập về nhà cho sinh viên: .......................................... 52

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................54
1.

Mục đích của việc thực nghiệm. ..............................................................54

2.

Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm ......................................54

3.

Cách thức tiến hành thực nghiệm ...........................................................55

4.

Các bài thực nghiệm.................................................................................55

5.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm TeamViewer để trao học tập theo cặp

từ xa

....................................................................................................................63


5.1

Kết nối với máy đối tác .............................................................................. 64

5.2

Menu Hành động: ..................................................................................... 65

Nguyễn Thị Phương Thảo

5


5.3

Menu Màn hình : ...................................................................................... 66

5.4

Menu Âm thanh/Video .............................................................................. 67

5.5

Menu Chuyển tập tin: ............................................................................... 68

5.6

Menu Thêm: .............................................................................................. 68

6.


Kết quả thực nghiệm ................................................................................69

6.1

Kết quả điều tra của giáo viên. ................................................................. 69

6.2.

Kết quả điều tra của sinh viên .................................................................. 73

6.3.

Kết quả các bài kiểm tra của quá trình thực nghiệm .............................. 74

7.

Xử lý kết quả thực nghiệm ......................................................................75

8.

Phân tích kết quả thực nghiệm ...............................................................80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................82
1.

Kết luận .....................................................................................................82

1.1


Về nghiên cứu lý luận ............................................................................... 82

1.2

Về thực tiễn ................................................................................................ 82

2.

Kiến nghị ...................................................................................................83

3.

Hướng phát triển của đề tài.....................................................................84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................85
PHỤ LỤC .................................................................................................................87

Nguyễn Thị Phương Thảo

6


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT


Cao đẳng

ĐH

Đại học


THCN

Trung học chuyên nghiệp

CNTT

Công nghệ thông tin

DHTH

Dạy học thực hành

ĐHBK

Đại học Bách Khoa

ĐHSP

Đại học Sư Phạm

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

SV


Sinh viên

LLDH

Lí luận dạy học

GDĐT

Giáo dục đào tạo

XHTT

Xã hội tri thức

KTTT

Kinh tế tri thức

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH

Phương tiện dạy học

SP

Sư phạm


TN

Thực nghiệm

QTDH

Quá trình dạy học

KTV

Kỹ thuật viên

Nguyễn Thị Phương Thảo

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục các bảng

TT
1

Bảng 1-1: Các cách thành lập cặp

2

Bảng 2-1: Nội dung và phân phối môn học Thiết kế đồ họa


3

Bảng 4-1: Cặp lớp thực nghiệm - đối chứng

4

Bảng 4-2: Các bài dạy thực nghiệm đánh giá

5

Bảng 4-3: Bản hướng dẫn TH bài tập số 1

6

Bảng 4-4: Bản hướng dẫn TH bài tập số 2

7

Bảng 4-5: Bản hướng dẫn TH bài tập số 3

8

Bảng 4-6: Kết quả câu 1.1 của giáo viên

9

Bảng 4-7: Kết quả câu 1.2 của giáo viên

10


Bảng 4-8: Kết quả câu 1.3 của giáo viên

11

Bảng 4-9: Kết quả câu 1.4 của giáo viên

12

Bảng 4-10: Kết quả câu 1.5 của giáo viên

13

Bảng 4-11: Kết quả câu 2.1 của giáo viên

14

Bảng 4-12: Kết quả câu 2.2 của giáo viên

15

Bảng 4-13: Kết quả câu 2.3 của giáo viên

16

Bảng 4-14: Kết quả câu 2.4 của giáo viên

17

Bảng 4-15: Kết quả câu 2.5 của giáo viên


18

Bảng 4-16: Kết quả câu 2.6 của giáo viên

19

Bảng 4-17: Kết quả câu 1 của học sinh

20

Bảng 4-18: Kết quả câu 2 của học sinh

21

Bảng 4-19 : Kết quả của 3 bài kiểm tra

22

Bảng 4- 20: Bảng phân phối tần số, tần suất điểm các bài kiểm tra

Nguyễn Thị Phương Thảo

8


23

Bảng 4- 21: Bảng tổng hợp phân loại học sinh

24


Bảng 4-22: Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

Nguyễn Thị Phương Thảo

9


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Danh mục các bảng

TT
1

Hình 1-1: Ngun lý lập trinh cặp đơi

2

Hình 3-1: Sơ đồ tổ chức dạy học theo cặp

3

Hình 3-2: Tiến trình dạy học thực hành theo cặp

4

Hình 4-1:Bài tập sử dụng cơng cụ Interactive Contour Tool

5


Hình 4-2:Bài tập sử dụng cơng cụ Interactive Distortion Tool

6

Hình 4-3: Bài tập sử dụng hiệu ứng Blend vẽ hình sau

7

Hình 4-4: Giao diện phần mềm TeamViewer

8

Hình 4-5: Các hình mơ tả cài đặt phần mềm TeamViewer

9

Hình 4-6: Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh

10

Hình 4-7: Đồ thị các tham số thống kê cơ bản

11

Hình 4-8: Bài tập về nhà số 1

12

Hình 4-9: Bài tập về nhà số 2


13

Hình 4-10: Đề kiểm tra.

Nguyễn Thị Phương Thảo

10


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1

Yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục và đào

tạo.
Giáo dục đào tạo được thực hiện trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ
thể và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì thế những yêu cầu của
nền kinh tế - xã hội đối với giáo dục đào tạo, đối với đội ngũ lao động là những cơ
sở quan trọng cho việc xác định phương hướng phát triển giáo dục.
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và tồn cầu hố tạo ra những cơ hội nhưng
đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao
động. Giáo dục đang đứng trước một thử thách to lớn đó là tri thức của lồi người
tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh. Mặt khác thị trường
lao động ln địi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả
năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải
quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi. Trong bối cảnh xã hội
tri thức hiện nay thì việc phát triển kinh tế - xã hội tất nhiên phải dựa vào tri thức.
Vì vậy giáo dục đóng vai trị then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội thông qua

việc đào tạo con người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Bên cạnh đó, việc gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam năm 2006 trước hết sẽ làm
tăng nhu cầu của thị trường lao động đối với đội ngũ nhân lực có trình độ cao.
Từ những đòi hỏi trên đây của sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện
tồn cầu hố và xã hội tri thức có thể khẳng định rằng mơ hình giáo dục “hàn lâm
kinh viện” - đào tạo ra những con người thụ động, chạy theo bằng cấp, chú trọng
việc truyền thụ những kiến thức lý thuyết xa rời thực tiễn khơng cịn thích hợp với
những u cầu mới của xã hội và thị trường lao động. Giáo dục cần đổi mới để đáp
ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội và thị trường lao động.
Nguyễn Thị Phương Thảo

11


1.2

Ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra trong giai đoạn mới

Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy
mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Cơng nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ
rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó việc phát triển các phần
mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học tích cực đang được nghiên
cứu và áp dụng rộng rãi như: phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo,
phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện, dạy học tích hợp và giải quyết
vấn đề. Các hình thức dạy học như dạy học đồng đẳng, cộng tác nhóm,.. cũng có
những đổi mới trong mơi trường cơng nghệ thơng tin và truyền thông.

Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền
thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư
duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối
cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ
bản chất lượng học tập cho học sinh, sinh viên, tạo ra một mơi trường giáo dục
mang tính tương tác cao chứ khơng đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trị chép” như kiểu
truyền thống, sinh viên được khuyến khích và tạo được điều kiện để chủ động tìm
kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
1.3.

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trọng tâm

hiện nay.
Bước vào thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão,
khoảng thời gian chuyển tiếp từ phát minh, sáng chế khoa học đến vận dụng vào
thực tế cuộc sống ngày càng được rút ngắn. Lượng thông tin khoa học, tri thức của
nhân loại tăng lên gấp bội mà quỹ thời gian đào tạo tại nhà trường lại eo hẹp và nội
Nguyễn Thị Phương Thảo

12


dung dạy học thì lại bó gọn trong mơn học… nên các phương pháp dạy học truyền
thống đã từng đem lại thành công cho chúng ta trong quá khứ đang gặp nhiều thách
thức. Do đó, việc dạy và học cũng cần phải có những phương pháp thích hợp hơn.
Ở Việt Nam, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định
từ Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII
(12-1996) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học,

bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, sinh viên. Phát
triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn
dân”. Đây là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của thời đại và
sự phát triển của nước ta. Do đó, tư tưởng này được thể chế hoá trong Luật Giáo
dục (12-1998) và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc
biệt là chỉ thị số 15 (4-1999).
Trong những năm gần đây, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
là xu hướng lựa chọn hàng đầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Các
PPDH này mang đến cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự
chiếm lĩnh kiến thức thông qua các họat động được thiết kế bởi người dạy. Người
học có điều kiện phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tư duy sáng tạo và các kỹ năng
sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thực
tiễn đối với sản phẩm đào tạo. Để giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một
cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại thì phương pháp “dạy học hợp tác” đang là
một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tới mục tiêu trên. Với phương
pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành
viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công sẵn. Hơn
nữa với phương pháp này người học thực thi nhiệm vụ mà không cần sự giám sát
trực tiếp, tức thời của giáo viên.

Nguyễn Thị Phương Thảo

13


1.4.

Đặc điểm và thực trạng dạy môn Thiết kế đồ họa tại trường Trung

cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội

Ngày nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội. Để trở thành một nhân
viên thiết kế đồ họa chun nghiệp thì người đó phải có hiểu biết sâu sắc trên mọi
lĩnh vực văn hóa, kinh tế xã hội và cơng nghệ. Cùng với đó, nhân viên đồ họa
chun nghiệp địi hỏi vừa có tính sáng tạo, vừa có tính thực tế. Do đó, cách truyền
đạt của người dạy cũng như cách tiếp thu và cách tự nghiên cứu và mở rộng kiến
thức cho bản thân người học để trở thành một KTV đồ họa đáp ứng được nhu cầu
của công việc là một yêu cầu cấp bách.
Thiết kế đồ họa là một môn học rất quan trọng đối với hệ đào tạo KTV Thiết
kế và quản lý Website, đối với chuyên ngành Tin học quản lý và chuyên ngành Kỹ
thuật máy tính của khoa CNTT. Nó là một mơn học được đánh giá cao ở năng lực
thực hiện. Học Tin học nói chung và học Thiết kế đồ họa nói riêng ln địi hỏi lý
thuyết phải đi đôi với thực hành và thực hành đóng vai trị quan trọng và chủ yếu
trong nội dung học tập. Trong quá trình dạy học, người dạy và người học; người
học và người học luôn tương tác với nhau và tương tác trực tiếp với máy tính.
Những yêú tố trên là lý do để tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Áp dụng
nguyên lí thực hành cặp đôi trong giảng dạy thiết kế đồ họa"
2. Lịch sử nghiên cứu
Fred Brooks - tác giả cuốn “The Mythical Man” (Con người bí ẩn) đã viết
thư cho Laurie, trong bức thư có viết "Nghiên cứu sinh Bill Wright và tơi đã thực
nghiệm phương pháp lập trình cặp lần đầu tiên khi tôi đang làm luận văn tiến sỹ
(1953-1956). Chúng tôi đã viết một hàm 1500 dịng lệnh khơng lỗi và hàm này đã
chạy chính xác ngay từ lần thứ nhất".
Dick Gabriel đã có báo cáo về lập trình cặp ngay từ những năm 70. Lập trình
cặp được thử nghiệm lần đầu tiên tại M.I.T. Artificial Intelligence Laboratory năm
Nguyễn Thị Phương Thảo

14



1972 - 1973. Tại Đại học Illinois và tại Đại học Stanford, lập trình cặp được Dick
Gabriel và Jonl White áp dụng để sửa hệ thống M.I.T.Lisp.
Vào đầu những năm 80, trong cuốn “Constantine on People ware,” Larry
Constantine viết về kết quả của Dynamic Duos cho khả năng viết mã nhanh hơn và
giảm lỗi rất tốt mà chưa có phương pháp nào trước đây đạt được. Ông dẫn giải mã
nguồn do hai người viết ra, nhờ những trao đổi tin cậy giữa hai lập trình viên này.
Ơng kết luận rằng hai lập trình viên cận kề khơng phải là dư thừa mà là cách trực
tiếp để đạt được phần mềm có chất lượng tốt hơn mà hiệu quả hơn trong cách xây
dựng
Năm 1995, dựa trên nghiên cứu của dự án Paster tại Bell Labs Research, Jim
Coplien viết cuốn “Developing in Pairs” Organizational Pattern …“Hai người cùng
nhau làm việc có thể tạo ra nhiều hơn tổng hai người làm việc độc lập”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1

Mục đích nghiên cứu

Vận dụng lý luận về dạy học hợp tác, dạy học tich hợp và ngun lý lập trình
cặp đơi(Pair Programming) trong giảng dạy môn Thiết kế đồ họa nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cực và chủ động
của người học, góp phần đối mới phương pháp dạy học mơn Thiết kế đồ họa.
3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được mục đích trên, tơi phải hồn thành những nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu về lý luận dạy học hợp tác.


-

Nghiên cứu về lý luận dạy học tích hợp

-

Nghiên cứu về nguyên lý lập trình cặp đơi (Pair Programming)

-

Nghiên cứu về PPDH thực hành.

Nguyễn Thị Phương Thảo

15


-

Nghiên cứu việc áp dụng nguyên lý thực hành theo cặp vào dạy học

thực hành các mơn kỹ thuật nói chung và mơn Thiết kế đồ họa nói riêng.
-

Xây dựng một số bài giảng và bài tập môn Corel Draw minh họa việc

ứng dụng nguyên lý thực hành cặp đôi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học thực hành theo cặp đôi.

-

Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng phương pháp dạy học theo cặp đôi

trong dạy học thực hành các môn kỹ thuật cụ thể là môn Thiết kế đồ họa
5. Giả thiết khoa học
Nếu ứng dụng một cách hợp lý và khoa học nguyên lý thực hành theo cặp
trong giảng dạy môn Thiết kế đồ họa thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
theo các mức độ:
-

Sinh viên hứng thú, chủ động học tập, tự sửa đổi hoặc mở rộng kiến

thức cho bản thân.
-

Phát triển kỹ năng trí tuệ như: Tư duy logic, giải quyết vấn đề, ra

quyết định.
-

Tạo điều kiện phát triển kỹ năng giao tiếp, SV cùng trao đổi, tranh

luận, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
-

Rèn luyện tác phong làm việc tập thể, hợp tác làm việc.


6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1.

Phương pháp luận.

-

Quan điểm tiếp cận hệ thống.

-

Quan điểm tiếp cận hoạt động.

6.2.

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Nguyễn Thị Phương Thảo

16


Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố, khái qt các nguồn tư liệu để xây dựng
cơ sở lý thuyết cho đề tài.
6.3.

Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

-


Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Quan sát, xây dựng quy trình dạy

học thực hành theo nguyên lý cặp đôi, các bài giảng và bài tập minh họa.
-

Phương pháp điều tra: Trắc nghiệm, phỏng vấn, dự giờ.

-

Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các giáo viên.

-

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

6.4.

Các phương pháp xử lý thơng tin

Phương pháp tốn học thống kê: lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các
tham số thống kê đặc trưng.
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1.

Về lý luận

Ngun lý lập trình cặp đơi (Pair Programming) được Fred Brooks và Bill
Wright nghiên cứu và thực nghiệm từ những năm 50 của thế kỷ XX. Những nghiên
cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực lập trình sau này cũng chỉ
rõ những ưu điểm và hướng phát triển trong tương lai của phương pháp làm việc

theo cặp đôi để tăng hiệu quả làm việc, để có những sản phẩm tối ưu hơn. Đề tài
này đã góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận dạy học theo nguyên lý cặp
đôi bằng cách phân tích vấn đề: các cách thành lập cặp đơi học tập, nguyên tắc học
tập theo cặp đôi hiệu quả.
7.2.

Về thực tiễn

-

Đề xuất mơ hình và sơ đồ tổ chức dạy học thực hành theo cặp đôi.

-

Nghiên cứu và vận dụng các phần mềm để người học có thể tham gia
học tập, trao đổi, làm việc theo cặp từ xa

Nguyễn Thị Phương Thảo

17


-

Áp dụng hiệu quả nguyên lý dạy học theo cặp đơi vào q trình dạy
thực hành mơn học Thiết kế đồ họa tại trường Trung cấp Kỹ thuật tin
học Hà Nội

Nguyễn Thị Phương Thảo


18


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ DẠY HỌC THỰC
HÀNH CẶP ĐƠI
1. Teamwork là gì?
Q trình phát triển nhanh chóng như vũ bão của nền kinh tế cũng như công
nghệ của thế giới trong những thập niên trỏ lại đây đã phần nào cho thấy tầm quan
trọng của q trình chun mơn hóa sức mạnh của lao động tập thể. Đa số các công
ty hiện nay nhận ra rằng làm việc nhóm (teamwork) rất quan trọng vì có những sản
phẩm làm ra rất phức tạp đòi hỏi một nhóm đa kỹ năng hay những sản phẩm sẽ tốt
hơn nếu làm việc theo nhóm. Vì vậy, một điều rất quan trọng với sinh viên hiện nay
là phải học cách làm quen với mơi trường làm việc theo nhóm để có những kỹ năng
cần thiết khi học bước vào cơng việc tuyển dụng sau này.
Team nghĩa là gì? Viết tắt của: Together Everyone Achieve More
Teamwork được định nghĩa là “hoạt động tham gia theo một nhóm người
mà ở đó, sở thích và ý kiến cá nhân phải phụ thuộc khả năng của cả nhóm”.
Điều đó khơng có nghĩa là cá nhân khơng cịn quan trọng, hiệu quả cơng việc
của nhóm hồn tồn phụ thuộc vào sự hồn thành cơng việc của mỗi cá nhân trong
tập thể.
2. Học tập theo nhóm.
Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng
phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến
một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể.
Chúng ta khơng phủ nhận các cách học truyền thống cũng như hình thức thảo
luận theo sự hướng dẫn của giáo viên ở các trường CĐ, ĐH và THCN. Nhưng hiện
nay với yêu cầu đổi mới phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủ động,
tích cực, tự làm việc, tự tìm tịi, khám phá chân lý khoa học của người học nhằm
phát triển tri thức và các kĩ năng thiết thực cho người học thì phương pháp học tập
Nguyễn Thị Phương Thảo


19


theo nhóm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Học tập theo nhóm trong và ngồi
giờ học sẽ là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng, giúp sinh viên nắm
vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năng đào sâu suy
nghĩ.
Học tập theo nhóm khơng những đáp ứng u cầu đổi mới phương pháp học
tập mà cịn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người. Các nhà nghiên cứu đã
từng tuyên bố rằng, “cho dù nội dung mơn học như thế nào thì sinh viên làm việc
theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy
và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác’’
(Theo Barbara Gross Davis, Tools for Teaching).
3. Nguyên lý Pair Programming
3.1

Nguyên lý lập trình cặp đơi (Ngun lý Pair Programming)

Pair Programming: Là kiểu lập trình địi hỏi hai kỹ sư phần mềm cùng
tham gia một nỗ lực lập trình chung trên một máy trạm, một màn hình, một bàn
phím (cũng có thể là 2 bàn phím và 2 chuột). Một người đảm nhận việc lập trình,
thiết kế phần mềm, người kia chịu trách nhiệm kiểm tra, sữa lỗi và đóng góp.

Hình 1-1: Ngun lý lập trinh cặp đôi

Nguyễn Thị Phương Thảo

20



Ví dụ, người này gõ các bộ test đơn vị (unit test), người kia nghĩ về các lớp
đầu vào (input) sẽ thỏa mãn bộ test đó, hoặc người này viết mã còn người kia quan
sát để hướng dẫn hoặc kiểm lỗi.
Phân loại lập trình cặp đơi

3.2

 Lập trình cặp đơi trực tiếp
-

Hai lập trình viên, một người sẽ thao tác code trên máy, người

còn lại viết các phần kiểm tra lỗi. Khi đoạn code đó qua được phần test lỗi thì
1 phần kiểm tra lỗi khác sẽ được viết tiếp theo.
-

Kiểu lập trình này được thực hiện nhiều trên thế giới khi kỹ sư

phần mềm làm việc tại công ty.
 Lập trình cặp đơi từ xa
-

Là kiểu lập trình mà 2 lập trình viên ở 2 nơi khác nhau. 1 người

trực tiếp thao tác trên máy tính, người kia sẽ dùng các phần mềm điều khiển
từ xa để xem bạn mình thao tác. Khi đến lượt, họ sẽ làm trực tiếp trên máy
kia.
4. Dạy học thực hành theo phương pháp cặp đơi.
4.1

-

Khái niệm:

Dạy học theo cặp đơi là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó SV của
một lớp học được chia thành các cặp đôi trong khoảng thời gian giới hạn,
mỗi cặp đơi tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và
hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của cặp đơi sau đó được trình bày và
đánh giá trước tồn lớp.

-

Dạy học theo cặp đơi cịn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy
học hợp tác, dạy học theo nhóm đơi. Dạy học theo cặp đơi khơng phải một
phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức
hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy
học. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong cặp mà có những phương pháp

Nguyễn Thị Phương Thảo

21


làm việc khác nhau được sử dụng. Khi không phân biệt giữa hình thức và
PPDH cụ thể thì dạy học cặp đôi trong nhiều tài liệu cũng được gọi là PPDH
cặp đơi.
-

Nhiệm vụ học tập của các cặp có thể giống nhau hoặc mỗi cặp nhận một
nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.


-

Dạy học theo cặp đôi thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập,
thực hành, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một
chủ đề mới. Trong các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ
hoặc tin học việc hoạt động học tập theo cặp đơi có thể được sử dụng để tiến
hành các thí nghiệm, thực hành và tìm các giải pháp cho những vấn đề được
đặt ra. Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các cặp SV hoàn toàn
độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và sau đó thuyết trình kết quả của mình cho
những SV khác ở dạng bài giảng.
4.2

-

Các cách thành lập cặp đơi

Có rất nhiều cách để thành lập cặp đơi SV theo các tiêu chí khác nhau, tùy
theo mục tiêu và nội dung của môn học mà áp dụng. Bảng sau đây trình bày
6 cách theo các tiêu chí khác nhau:
Cách thực hiện

Ưu điẻm

Nhược điểm

TT

Tiêu chí


1.

Các cặp

Đối với SV thì đây là Dễ tạo ra sự tách

đơi gồm

cách dễ chịu nhất để biệt giữa các cặp

những

thành lập cặp đôi, đơi trong lớp, vì

người tự

đảm bảo cơng việc vậy cách tạo lập

nguyện

thành

và cùng

nhất

sở thích

cơng


nhanh cặp đơi như thế
này khơng nên là
khả

năng

duy

nhất.

Nguyễn Thị Phương Thảo

22


2

Các

cặp Bằng cách đếm số, Các cặp đôi luôn luôn Nguy cơ có trục

đơi ngẫu phát thẻ, gắp thăm, mới sẽ đảm bảo là tất trặc sẽ tăng cao.
nhiên

sắp xếp theo màu cả các SV đều có thể SV phải sớm làm
sắc,...

học tập chung cặp với quen với việc đó
tất cả các SV khác.


để thấy rằng cách
lập cặp đơi như
vậy



bình

thường.
3

Các

cặp Cắt một bức tranh Cách tạo lập cặp đôi Cần một ít chi phí

đơi ghép hoặc các tờ tài liệu kiểu vui chơi, khơng để chuẩn bị và
hình

cần xử lý thành 2 gây ra sự đối địch

cần

nhiều

thời

phần, SV được phát

gian hơn để tạo


1 phần. Sau đó mỗi

lập cặp đơi

SV tìm một phần
nửa của minh tạo
thành cặp
4

Các
đơi

cặp Ví dụ hai SV cùng Tạo lập cặp đơi một Cách làm này mất
có sinh

trong

tháng, cách độc đáo, tạo ra đi tính độc đáo

đặc điểm theo mùa hoặc cùng niềm vui và SV có thể nếu được sử dụng
chung
5

Các

quê.. . tạo thành cặp

biết nhau rõ hơn.

thường xuyên.


cặp Những SV khá giỏi Tất cả đều được lợi. Ngồi việc mất

đơi có SV trong lớp cùng luyện Những SV giỏi đảm nhiều thời gian thì
khá

hỗ tập với các SV yếu nhận

trợ

SV hơn và đảm nhận những SV yếu được điểm,

yếu

trách

nhiệm

của giúp đỡ

người hướng dẫn.
6

trách

nhiệm, chỉ có ít nhược
trừ

khi


những SV giỏi
hướng dẫn sai.

Phân chia Những SV yếu hơn SV có thể tự xác định Cách làm này dẫn

Nguyễn Thị Phương Thảo

23


×