Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa hà quảng của các nông hộ trên địa bàn huyện hà quảng tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 88 trang )

.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN SINH HUỲNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA HÀ QUẢNG
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN SINH HUỲNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA HÀ QUẢNG
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16



LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐIỀN

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một nghiên cứu nào khác và để
bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan tất cả các trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Cao Bằng, ngày 24 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Sinh Huỳnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây tôi xin
chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó:
Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trần Văn Điền,
người đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Phịng Đào
tạo - Đào tạo Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Ngun đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tập thể các cơ quan, ban ngành: Phòng Thống kê, Phịng Nơng
nghiệp, UBND và người dân các xã Hồng Sỹ, xã Sỹ Hai và xã Vân An của huyện
Hà Quảng tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài
liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tập thể lớp Cao học K22C-PTNT trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã cùng chia sẻ với tơi trong q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu thực
hiện để hồn thành luận văn.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người
thân và bạn bè đồng nghiệp đã dành cho tơi!
Tác giả luận văn

Nguyễn Sinh Huỳnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC


Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ...................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen ................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 11
1.2.1. Vai trò và vị trí của chăn ni lợn ................................................................... 11
1.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ thịt lợn trên thế giới ............................................. 13
1.2.3. Tình hình chăn ni lợn tại Việt Nam ............................................................ 18
1.2.4. Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................... 22
1.2.5. Tình hình nghiên cứu, sản xuất lợn đen tại Việt Nam .................................... 23
1.2.6. Tình hình chăn ni lợn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...................................... 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 26

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
2.3.1. Dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 27
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu .................................................. 27
2.3.3. Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................ 28
2.3.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo ............................................................ 28
2.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 31
3.1. Thực trạng sản xuất lợn đen bản địa Hà Quảng của các nông hộ trên địa
bàn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ................................................................ 31
3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 31
3.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa tại huyện Hà Quảng ........... 39
3.1.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa Hà Quảng của các hộ điều tra........ 41
3.2. Hiệu quả của chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Hà Quảng ............ 45
3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .............................................................. 45
3.2.2. Chi phí trong chăn ni lợn đen bản địa Hà Quảng ........................................ 49
3.2.3. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 50
3.3. Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi lợn đen bản địa Hà Quảng trên
địa bàn Huyện Hà Quảng ................................................................................. 62
3.3.1. Thuận lợi - cơ hội ............................................................................................ 62
3.3.2. Khó khăn - thách thức ..................................................................................... 62
3.4. Phương hướng, mục tiêu phát triển và giải pháp chăn nuôi lợn đen bản địa
tại huyện Hà Quảng .......................................................................................... 63

3.4.1. Phương hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa của huyện ..... 63
3.4.2. Mục tiêu .......................................................................................................... 64
3.4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn đen bản địa tại huyện Hà Quảng ........................................................ 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 69
1. Kết luận ................................................................................................................. 69
2. Đề nghị .................................................................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................. 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Có nghĩa là

Chữ viết tắt
CN-TTCNXD
DV

Cơng nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ

DTTS

Dân tốc thiểu số

FAO


Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ
chức Nông lương thế giới

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa

GO

Tổng giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

TSCĐ

Tài sản cố định

NXB

Nhà xuất bản

TC

Tổng chi phí

MI

Thu nhập hỗn hợp


NXB
Pr

Nhà xuất bản
Lợi nhuận

QML

Quy mơ lớn

QMV

Quy mơ vừa

QMN

Quy mơ nhỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số thứ tự

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1.

Sản xuất thịt trên thế giới năm 2013 - 2015 .......................................... 14

Bảng 1.2.

Sản lượng thịt lợn ở 10 nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển
nhất từ năm 2012 - 2016 ........................................................................ 15

Bảng 1.3.

Tình hình xuất khẩu thịt lợn của một số nước những năm qua ............. 16

Bảng 1.4.

Tình hình nhập khẩu thịt lợn của một số nước những năm qua ............ 17

Bảng 1.5.

Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính năm 2012 - 2014
(Tổng cục thống kê, 2015) [13] ............................................................. 21

Bảng 1.6.

Tình hình chăn ni lợn tại tỉnh Cao Bằng năm 2012 - 2014 ............... 25

Bảng 3.1.


Một số chỉ tiêu cơ bản của huyện Hà Quảng năm 2012 - 2014 ............ 35

Bảng 3.2.

Tình hình dân số, lao động của huyện Hà Quảng năm 2012 - 2014 ........... 36

Bảng 3.3.

Tổng đàn gia súc gia cầm huyện Hà Quảng năm 2014 - 2015.............. 37

Bảng 3.4.

Tình hình nhân lực của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa Hà Quảng ....... 42

Bảng 3.5.

Đất sử dụng của các nông hộ trong chăn nuôi lợn đen bản địa
của huyện Hà Quảng ............................................................................. 43

Bảng 3.6.

Tình hình sử dụng vốn của các hộ chăn ni lợn đen bản địa Hà
Quảng năm 2014 ............................................................................................... 44

Bảng 3.7.

Nguồn cung cấp giống lợn đen bản địa của các hộ điều tra năm 2014 ............. 45

Bảng 3.8.


Giá bán lợn đen bản địa tại huyện Hà Quảng giai đoạn năm 2012-2014 ......... 46

Bảng 3.9.

Những khó khăn và ảnh hưởng của những khó khăn đó trong
chăn ni lợn đen bản địa Hà Quảng của các nơng hộ năm 2014 ........ 47

Bảng 3.10. Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn ni lợn đen bản địa Hà Quảng
của các hộ điều tra ................................................................................. 48
Bảng 3.11. Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa
Hà Quảng xét theo quy mô (tính bình qn cho 100kg thịt hơi) ........... 49
Bảng 3.12. Hiệu quả từ chăn nuôi lợn đen bản địa Hà Quảng của các hộ điều
tra theo quy mô chăn nuôi ( tính bình qn cho 100kg thịt hơi) ........... 52
Bảng 3.13. Hiệu quả từ chăn nuôi lợn đen bản địa của các hộ điều tra theo
hộ tập huấn so với hộ khơng tập huấn (tính bình qn cho 100kg
thịt lợn hơi) ............................................................................................ 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
Bảng 3.14. Quy mô và cơ cấu đất đai của nông hộ chăn nuôi lợn đen bản địa
Hà Quảng năm 2014 .............................................................................. 56
Bảng 3.15. Thu nhập của các nông hộ chăn nuôi lợn đen bản địa năm 2014 .......... 57
Bảng 3.16. Quy mô đàn lợn đen bản địa Hà Quảng của các nông hộ năm 2014 .......... 57
Bảng 3.17. Chi phí chăn ni lợn đen bản địa Hà Quảng của các nơng hộ
năm 2014 (tính bình qn cho 100kg thịt lợn hơi) ................................ 58
Bảng 3.18. Những thuận lợi trong chăn nuôi lợn đen bản địa Hà Quảng của
các nông hộ năm 2014 ........................................................................... 59

Bảng 3.19. Tình hình cơng tác thú y và điều kiện chăm sóc của các hộ chăn
ni lợn đen bản địa Hà Quảng năm 2014 ............................................ 60
Bảng 3.20. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm lợn đen năm 2014 ........ 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Số thứ tự

Nội dung

Trang

Sơ đồ 3.1. Vị trí của huyện Hà Quảng .......................................................................... 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn năm 20102020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hố tập trung, trong

đó chăn ni lợn được xác định là ngành chăn ni chính trong những năm gần đây.
Việt Nam là một trong một số nước trên thế giới về giống vật ni bản địa, có
hơn 48 giống trong đó có 16 giống được ni rộng rãi, 2 giống đã mất. Đặc điểm
nổi bật của các giống này là khả năng chống chịu bệnh cao, sử dụng thức ăn nghèo
dinh dưỡng tốt, thịt thơm ngon, thích nghi với môi trường sinh thái của từng vùng.
Huyện Hà Quảng là một trong những huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng hiện
nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá
cao. Trong đó chăn ni giữ một vai trò khá quan trọng với các hộ trên địa bàn
Huyện đặc biệt là chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số
các hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, tiết kiệm thời
gian lúc nông nhàn.
Đối với giống lợn đen địa phương Hà Quảng có đặc điểm là chịu đựng kham
khổ, dễ nuôi, phàm ăn, chống chịu bệnh tốt, tầm vóc lớn ni từ 8-10 tháng đạt 7085kg, lơng đen, dầy, ngắn, bình quan lứa đẻ từ 1,5-1,7 lứa/năm. Đặc biệt giống lợn
này có giá trị kinh tế cao vì chúng là nguồn thực phẩm đặc sản.
Chính vì vậy chủ trương những năm tới của Huyện phải tăng quy mô chăn
nuôi nhất là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hố, chăn ni theo hướng
trang trại. Trong chăn ni lợn hiện nay thì chăn ni các giống lợn đen chiếm tỷ lệ
cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, cũng như các hộ dân
trong địa bàn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.
Trong chăn ni lợn nói chung và chăn ni lợn đen nói riêng ngồi yếu tố về
chất lượng sản phẩm thì hiệu quả kinh tế ln là mối quan tâm hằng đầu. Và để
đánh giá hiệu quả kinh tế chăn ni thì các yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, cơng
chăm sóc, thức ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm
có nhiều biến động, quy mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chất lượng
sản phẩm thấp, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
cầu người tiêu dùng, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất cịn nghèo nàn dẫn tới việc
chăn ni khơng ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Với mục tiêu khảo sát thực
trạng chăn nuôi lợn đen của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, đề xuất các phải
giáp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn đen giúp lợn tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức
ăn thấp, thời gian ni ngắn, chi phí cho chăn ni giảm, chất lượng thịt cao. Xuất
phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa Hà Quảng của các nông hộ trên địa bàn huyện
Hà Quảng tỉnh Cao Bằng’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa Hà Quảng của các nông
hộ trên địa bàn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng, xác định những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đen bản địa Hà
Quảng địa tại huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm các thông tin khoa học cho sản xuất lợn đen bản địa tại tỉnh
Cao Bằng cũng như các địa phương khác ở các tỉnh Miền núi phía Bắc có điều kiện
tương tự.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc đánh giá sát thực
hơn về chăn nuôi giống lợn đen bản địa tại địa phương.
Đề tài còn cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn đen bản
địa Hà Quảng. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để xây
dựng những chính sách phát triển mơ hình này tại địa phương nói riêng và nơng sản
phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện nói chung.
Đề tài cịn giúp cho cán bộ khuyến nơng có căn cứ để khuyến cáo các cho hộ

nơng dân thấy được hiệu quả trong chăn nuôi lợn đen bản địa tại địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo Ngơ Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự
lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước” (Ngơ Đình Giao, 1997) [1].
Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là việc “ tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó
cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả.”.
Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của
người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội” (Các Mác, 1962) [4].
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả:
Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế (M.J.Farrell,

1957) [22].
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mơ để xét tình hình
sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản
xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm vầ đầu vào hay nguồn lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, cịn lượng chi phí bỏ ra
là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xém xét về cả
hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất
nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm
này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.

Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai
thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất
nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được phân chia ra nhiều cách khác nhau tùy theo khía cạnh cần
phản ánh.
- Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia ra hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
và hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá thành sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ
thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau:
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối.
- Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra:
+ Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí phân bổ để đạt
được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh

cơng ích, phục vụ lợi ích chung cho tồn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo, giảm tệ nạn xã hội.
+ Hiệu quả mơi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng
độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm nước, khơng khí…
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng khổng
thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh
tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Tính riêng cho từng ngành trồng trọt, chăn nuôi
hay hẹp hơn.
+ Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng.
+ Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào (Nguyễn Hữu
Ngoan, 2005) [5].
1.1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu
chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã
lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa
mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của vật chất sản xuất ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác
định những vấn đề sau:
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay khơng?
Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc
nào đó. Tùy theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể
sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời kỳ
có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
- Mức kế hoạch hay định mức.
- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.
- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phướng
khác hay một quốc gia khác.
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh
tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh ở trạng thái động.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng
thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh
với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng
hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tùy vào
mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau.
Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ
Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có
hiệu quả hay khơng hiệu quả.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
Cụ thể là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo
đúng quy định của chế độ hiện hành.
- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh
nghiệp (dự phịng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát
triển, phúc lợi…).
- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các
doanh nghiệp trên cùng địa bàn.
Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa
vào quy mơ sản xuất sản phẩm đó, cơng nghệ sản xuất hay quy trình kỹ thuật,
mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất (Vũ Thị Ngọc
Phùng, 2005) [6].
1.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen
1.1.2.1. Khái niệm
Chi lợn (hay chi Heo theo phương ngữ miền Nam của tiếng Việt) là một chi
động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á - Âu được gộp nhóm tổng thể với
danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và
ni như là một dạng gia súc nuôi để lấy thịt cũng như da. Các sợi long cứng của
chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da chúng có thể dùng để sản
xuất bóng bầu dục. Ngồi ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để
cải tạo đất (vi.wikipedia.org, 2016) [23].

1.1.2.2. Ý nghĩa, vai trị của việc phát triển chăn ni lợn đen
* Đáp ứng nhu cầu của con người
Lợn là loài cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, 1
gam thịt lợn nạc cung cấp khoảng 22% nhu cầu protein. Sản lượng thịt lợn sản xuất
ra cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác, chiếm 80% tổng số thịt được tiêu thụ
ở nước ta. Mặt khác nền kinh tế phát triển càng mạnh, đời sống của người dân càng
được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các loại thực phẩm có chất lượng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm được chế biến từ các giống
lợn đen. Ưu điểm của các giống lợn này là thịt thơm ngon, có hương vị đặc trưng và
khả năng chống chịu bệnh tật tốt (Lê Viết Ly và cs 2003) [3]. Hiện nay ngành chăn
nuôi lợn đã nhập nhiều giống mới như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc, …
và đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho con người. Những giống lợn nhập cho năng
suất cao và thời gian nuôi ngắn nhưng chất lượng lại kém hơn so với giống lợn đen.
Mặt khác, từ tháng 8 năm 2013 đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến số
lượng đàn giống nhập nội giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả sản
xuất thấp. Với những nguyên nhân đó các giống lợn đen đang được đầu tư phát triển
do chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và người
chăn ni.
* Đóng góp vào quỹ gen động vật Việt Nam
Giống lợn đen thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di truyền
quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, khả năng
chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Phẩm chất thịt tốt, thơm,
ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số khác thích nghi với các vùng núi

cao và nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mường Khương và một số quen chịu với
môi trường ẩm ướt như lợn Ỉ,… Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan trọng trong
khoa học chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Nếu khơng có các biện pháp bảo tồn các vốn
gen quý đó, một lúc nào đó các giống lợn đen sẽ bị mai một dần hoặc mất đi (Lê
Viết Ly và cs 2003) [3].
1.1.2.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn đen
Các giống lợn đen không chỉ phản ánh khả năng di truyền của giống mà còn
gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Chúng có những ưu điểm sau:
- Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nghiệt.
- Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp với
điều kiện chăm sóc của người dân địa phương.
- Khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Chất lượng thịt ngon.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Nếu xét về góc độ kinh tế, nhược điểm của giống lợn đen là tầm vóc nhỏ,
năng suất thấp và khó thích nghi với điều kiện sinh thái mới. Tuy nhiên, trong điều
kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi hợp lý.
Tầm vóc bé của giống lợn đen là điều kiện dễ dàng cho người chăn nuôi chấp nhận
việc tạp giao với giống ngoại để cải thiện chất lượng.
* Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn đen chịu ảnh hưởng nhiều
bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực tiếp
và gián tiếp tới vật ni.

Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai, nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
và phát triển của lợn.
Đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây
dựng chuồng trại, trồng rau làm thức ăn cho lợn. Do đó, để phát triển chăn ni lợn
đen cần có một diện tích đủ lớn theo quy mơ chăn ni.
* Nhóm nhân tố về kỹ thuật
- Giống: Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn đen
con giống được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển. Con giống có chất lượng
tốt sẽ đảm bảo cho phát triển của lợn sau này.
- Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn, chiếm 60 –
70% giá thành sản phẩm. Thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn
mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị
năng lượng, hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các
chất dinh dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn.
- Phương thức ni: Phương thức ni có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh
dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi thâm canh
với khẩu phần giàu năng lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến lợn phát triển nhanh nhưng
tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại với chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, lợn sẽ phát
triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng tỉ lệ nạc nhiều hơn.
* Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trị quan trọng đối với sản
xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất vừ người tiêu

dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay,
khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao
đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao. Đáp ứng nhu
cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi lợn đen hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao
chất lượng thịt và an tồn song cịn gặp phải nhiều khó khăn do thị trường mang lại
như biến động giá cả, các sản phẩm cạnh tranh, thay thế…Vì vậy thị trường tiêu thụ
có tác động tích cực đến chăn ni lợn đen.
- Vốn sản xuất: Là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân.
Vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn nuôi, mở
rộng quy mô… Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn đen tương đối thấp
song do thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của lợn đen mà người dân vẫn
chưa mạnh dạn đầu tư.
- Lao động: Chăn ni lợn đen đã có từ lâu nên người dân tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, mặt khác để ni lợn đen khơng cần dùng kỹ thuật cao nên có thể tận
dụng mọi lao động trong gia đình kể cả lao động ngồi độ tuổi.
* Nhóm nhân tố các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng.
Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược
lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn ni lợn đen đã có nhiều chuyển biến
song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển.
* Nhóm nhân tố tổ chức sản xuất
Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn
ni. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu đó là
quốc doanh và tập thể. Chăn nuôi trong nông hộ chỉ được coi là sản xuất phụ, không
được chú ý đầu tư thậm chí cịn bị kìm hãm. Đến năm 1986, hộ gia đình được khẳng
định như là một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình
nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông
nghiệp nước ta một bước tiến vượt bậc. Chăn nuôi nước ta hiện nay chỉ cịn hai hình


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn ni các nơng hộ đã
thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên một cách rõ rệt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trị và vị trí của chăn ni lợn
1.2.1.1. Vai trị
Nhiều tài liệu đã chứng tỏ rằng: Tổ tiên xa xưa của lợn là lợn hoang dã được
con người săn bắn để cung cấp thực phẩm cho cuộc sống. Dần dần họ nhận ra rằng
thay vì săn bắn, ni lợn có thể được tiến hành một cách dễ dàng hơn và thuận lợi
hơn trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Xuất phát từ đó họ tiến hành giữ
lại một số lợn săn bắn được hoặc mua từ nơi khác để nuôi.
Chúng đã quá quen thuộc đến nỗi chúng ta ít khi xem xét đến tầm quan trọng
của nó. Các câu hỏi cơ bản cần đặt ra là: Nó là gì? Nó đến từ đâu? Tại sao con
người nơng dân ni lợn? Đó là các câu hỏi đặt ra và sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về các đặc tính độc đáo, cũng như vai trị của nó trong sản xuất và trong cuộc sống.
Hầu hết mọi người đều có thể nhận biết được con lợn. Giả sử rằng chúng ta đã được
thăm một trang trại chăn nuôi và được yêu cầu chỉ ra một con lợn trong số các vật
ni mà trang trại đó, phần lớn chúng ta sẽ không do dự chỉ ra đúng con vật nào là
con lợn. Điều này thật dễ, bởi vì, có một sự kết hợp hiển nhiên về hình dáng, kích
thước, ngoại hình, động thái di chuyển, mùi vị và âm thanh của con lợn.
Tất cả các đặc điểm đó cho chúng ta biết một cách chắc chắn rằng chúng ta
đang nhìn vào một con lợn và chỉ đúng con lợn chứ không phải là con khác. Con
lợn mà chúng ta đã nhìn thấy tại trang trại đã được hình thành từ ngàn đời và thậm
chí hàng vạn năm thơng qua q trình thuần hóa và chọn lọc lâu đời. Đầu tiên, con
người thuần hóa lợn hoang dã và sau đó dần dần thơng qua q trình chọn lọc và lai

tạo để tạo nên một số lượng lớn các giống lợn có màu sắc, hình dáng và kích thước
khác nhau. Lợn được chọn lọc để đáp ứng một số mục tiêu khác nhau của con người
và thích hợp với các điều kiện mơi trường địa lý khác nhau. Con lợn "hiện đại" mà
chúng ta đang nuôi ngày nay ở các trang trại chăn ni lợn là kết quả của hàng loạt
q trình chọn lọc chính thức và khơng chính thức của con người và tự nhiên. Lợn
hiện đại ngày nay không tồn tại trong điều kiện hoang dã nhưng rõ ràng nó mang
các gen của tổ tiên xa xưa: Lợn rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Chăn ni lợn có vai trị quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp
cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất
nơng nghiệp ở Việt Nam. Nói chung lợn có một số vai trị nổi bật như sau:
a. Chăn ni lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con
người. GS. Harris và CTV (1956) cho biết cứ 100 g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22g
protein (Harris G. và cs 1956) [20].
b. Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay
thịt lợn là ngun liệu chính cho các cơng nghiệp chế biến thịt xơng khói (bacon),
thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giị nạc, giị
mỡ cũng làm từ thịt lợn...
c. Chăn ni lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong
những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là
đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4kg phân,
ngồi ra cịn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao.
d. Chăn ni lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật
nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật
nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông

nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn ni ở các vườn cây cảnh hay
các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.
e. Chăn ni lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ
sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng
cao sức khỏe cho con người.
f. Chăn ni lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nơng dân trong
các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thơng qua chăn ni lợn,
người nơng dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa
khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám.
g. Lợn là vật ni có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông
trong các hoạt động tín ngưỡng như "cầm tinh tuổi hợi" hay ở Trung Quốc có quan
niệm lợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
1.2.1.2. Vị trí
Chăn ni lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn ni nước ta. Sự hình thành
sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề ni
lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng
ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm
có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói
cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực
phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Phải chăng, thịt lợn là món ăn ưa thích và
hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao
sức khỏe cho con người, điều quan trọng là trong q trình chọn giống và ni
dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành
phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.

1.2.1.3. Yêu cầu của chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn phải có hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm tốt,
được người tiêu dùng tin cậy. Do vậy, việc chăm sóc, ni dưỡng và quản lý đàn
lợn phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát dục bình thường, có tốc độ tăng trọng
nhanh, có khả năng sinh sản tốt và sản xuất con giống có chất lượng cao, có sức đề
kháng tốt. Muốn vậy, người chăn ni lợn nắm chắc kỹ thuật chăn ni lợn, phịng
trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị trường.
1.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ thịt lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đã
xuất hiện và phát triển ở châu Âu và Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắt đầu phát
triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc. Đến nay, nuôi lợn đã trở
thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, chăn ni lợn có
cơng nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà
Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapo, Đài Loan..
Nói chung ở các nước tiên tiến có chăn ni lợn phát triển lợn theo hình thức
cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hóa cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Có tới 70%
số đầu lợn được ni ở châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác. Trong đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn ni lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu
cầu thịt lợn cao, nơi đó ni nhiều lợn. Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các nước châu
Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2%, châu Mỹ,
8,6%. Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn ni lợn được sử dụng rộng rãi khắp
nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo) (Nguyễn Đăng

Vang, 2002 [9].
Trong sự tăng trưởng và phát triển đó, ngành chăn ni lợn đóng góp một
phần khơng nhỏ. Sản lượng thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng mặc dù có sự biến
động ở các châu lục, khu vực khác nhau đặc biệt là chịu ảnh hưởng, tác động của
một số dịch bệnh như lở mồm long móng ở gia súc hay đại dịch cúm H5N1 ở gia
cầm... Tuy vậy trong những năm gần đây sản lượng thịt lợn sản xuất ra vẫn liên tục
tăng lên.
Thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoáng chất,… cho
con người. Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là từ
rau quả. Trong khi mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người các nước cơng nghiệp rất
cao thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quân dưới 10kg, gây nên hiện tượng
thiếu và suy dinh dưỡng. Ước tính có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu là các
nước chậm phát triển và nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là
vitaminA, iodine, sắt và kẽm, do họ không được tiếp cận với các loại thực phẩm
giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trái cây và rau quả (Nguyễn Đăng Vang, 2002) [9].
Bảng 1.1. Sản xuất thịt trên thế giới năm 2013 - 2015
Đơn vị: Triệu tấn
Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Sản xuất

311,3


315,3

1

Thịt bò

68,0

2

Thịt da cầm

3
4

TT

Chỉ tiêu

Năm 2015/ Năm 2014
+/-

%

318,8

3,5

1,1


68,1

68,3

0,2

0,3

108,6

110,5

112,1

1,6

1,5

Thịt lợn

115,0

117,3

118,8

1,5

1,3


Thịt dê cừu

13,9

13,9

14,0

0,1

0,9

(Nguồn: FAO World Food Outlook, 2015)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Theo bảng 1.1 ta thấy thịt lợn là một nhu cầu tất yếu được thị trường tiêu thụ
mạnh và có hướng phát triển ngày càng được mở rộng về số lượng, nâng cao chất
lượng. Nhìn chung, sản xuất thịt lợn trên thế giới có xu hướng tăng trong giai đoạn
(2013 - 2015), cụ thể là tăng từ 115,0 triệu tấn (năm 2013) lên 118,8 triệu tấn (năm
2015), tăng 1,5 triệu tấn, tương ứng tăng 1,3% (Food Outlook, 2015) [19].
Sản lượng lợn thịt sản xuất ra trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước phát
triển, đặc biệt là những nước có ngành chăn ni lợn phát triển như: Trung Quốc,
EU, Braxin, Nga… Cụ thể sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đứng đầu đạt 53.500
nghìn tấn tính đến tháng 8 năm 2016, đứng thứ hai là EU đạt 23.230 nghìn tấn, Việt
Nam đứng thứ 5 trong các nước có sản lượng thịt lợn cao đạt 2.475 nghìn tấn.
Bảng 1.2. Sản lượng thịt lợn ở 10 nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển

nhất từ năm 2012 - 2016
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Nước

TT

2012

2013

2014

2015

T8/2016

1

Trung Quốc

53.427

54.930

56.710

54.870

53.500


2

EU (25 thành viên)

22.526

22.359

22.540

23.350

23.230

3

Braxin

3.330

3.335

3.400

3.519

3.609

4


Nga

2.175

2.400

2.510

2.615

2.675

5

Việt Nam

2.307

2.349

2.425

2.450

2.475

6

Canada


1.844

1.822

1.805

1.890

1.925

7

Philipin

1.310

1.340

1.353

1.370

1.400

8

Mexico

1.239


1.284

1.290

1.323

1.385

9

Nhật Bản

1.297

1.309

1.264

1.254

1.280

10

Hàn Quốc

1.086

1.252


1.200

1.217

1.240

(Nguồn: Bộ Nơng nghiệp Mỹ - USDA, 2016)
Về thương mại, tình hình xuất khẩu nhập khẩu thịt lợn của các nước có chiều
hướng tăng qua các năm. Trong tổng số thịt xuất khẩu thì 3 nước EU, Canada và
Braxin có sản lượng thịt lợn xuất khẩu lớn nhất tương ứng 2.600 nghìn tấn, 1.250
nghìn tấn và 670 nghìn tấn tháng 8 năm 2016 (Livestock and Poultry, 2016) [21].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×