Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Công tác chăm sóc người bệnh sảng rượu tại bệnh viện tâm thần trung ương i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.34 KB, 30 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

GIANG THỊ PHƯƠNG

CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SẢNG RƯỢU
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2018


2

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

GIANG THỊ PHƯƠNG

CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SẢNG RƯỢU
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA I TÂM THẦN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Minh Chính

NAM ĐỊNH – 2018




3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I này, tơi xin bày tỏ lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học cùng tồn thể các thầy cơ giáo bộ mơn
tâm thần kinh trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tơi trong q trình học tập vừa qua.
Tiến sĩ Trương Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng, Trưởng bộ môn tâm thần kinh
trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình cho tơi
trong học tập.
Ban Giám đốc, các khoa, phòng của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi công tác học tập tại bệnh viện.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Chính
đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn chỉ bảo, cung cấp tài liệu và những kiến
thức quý báu giúp tôi thực hiện chuyên đề này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã
luôn động viên và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày……. tháng……. năm 2018
Học viên

GIANG THỊ PHƯƠNG


4


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
1. Đặt vấn đề

1

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2

2.1. Cơ sở lý luận

2

2.2. Cơ sở thực tiễn

13

3. Thực trạng

16

3.1. Một số thực trạng còn tồn tại trong cuộc sống NB sảng rượu


16

3.2. Các ưu và nhược điểm

17

3.3. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được

18

4. Đề xuất các giải pháp cải thiện chăm sóc người bệnh sảng rượu tại
BVTTTW1

20

4.1. Đối với NVYT

20

4.2. Đối với gia đình NB

21

4.3. Đối với mạng lưới y tế cấp cơ sở

21

4.4. Đối với BVTTTW1

22


KẾT LUẬN

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 DSM:

(Diagnostic and stastical Manual of Mental Disorder) sách

hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần
 ICD:

(The International Classification of Diseases and Related

Health) Bảng phân loại bệnh quốc tế.
 NB:

Người bệnh

 BVTTTW1: Bệnh viện tâm thần trung ương 1
 NVYT:

Nhân viên y tế




1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sảng rượu là một trạng thái bệnh lý hay gặp nhất của loạn thần do rượu xuất
hiện trên một người bệnh có tiền sử nghiện rượu mạn tính từ 5 năm trở lên.
Sảng rượu là một trạng thái biến chứng do ngộ độc rượu kéo dài dẫn đến
loạn thần nặng, nếu khơng được chẩn đốn đúng, điều trị kịp thời, chăm sóc tốt có
thể dẫn đến tử vong [2]
Theo thống kê của Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương I, trong 1 năm nay từ
tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 số lượng người bệnh rối loạn tâm thần do
rượu vào điều trị nội trú tăng lên rõ rệt (10%) trong đó những người bệnh được chẩn
đoán sảng rượu chiếm 1 tỷ lệ cao (13%) người bệnh loạn thần do rượu [2]
Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần, địi hỏi điều trị và cơng tác chăm sóc của
điều dưỡng chuyên biệt. Việc chăm sóc tốt, phù hợp làm giảm nguy cơ kích động,
hoảng sợ và tăng hiệu quả điều trị sảng rượu. Chính vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu
chun đề “Cơng tác chăm sóc người bệnh sảng rượu tại Bệnh viện Tâm Thần
Trung Ương I” với 2 mục tiêu:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh sảng rượu tại Bệnh viện
Tâm Thần Trung Ương I.
Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp cải thiện chăm sóc cho người bệnh sảng
rượu tại Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương I.


2

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2. 1. Cơ sở lý luận
Đại cương về sảng rượu
2.1.1. Khái niệm về sảng rượu
Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần và nội dung khoa thường gặp trong lâm
sàng, thường xuất hiện ở người bệnh nghiện rượu mạn tính khi:
- Dừng hoặc giảm lượng rượu uống
- Sau stress, chấn thương, nhiễm khuẩn,…
- Sảng rượu có thể diễn ra đột ngột, nhưng thường điển hình sau 2 đến 4 ngày
dừng sử dụng rượu.
2.1.2. Các dấu hiệu ban đầu của sảng rượu.
- Run tay chân
- Bứt rứt, khó chịu
- Vã mồ hơi lạnh
- Cảm giác thèm rượu
- Mệt mỏi, lừ đừ
Sau đó tình trạng người bệnh có thể diễn biến nặng hơn, biểu hiện các triệu
chứng đặc trưng của sảng rượu
Ảo giác.
Xuất hiện ảo giác là biểu hiện đặc trưng và nổi bật của sảng rượu. Người
bệnh sẽ có các biểu hiện về ảo thanh, ảo thị chứng hoang tưởng cũng có thể xuất
hiện trong một số trường hợp. Hoang tưởng ở người sảng rượu thường là hoang
tưởng có người hại mình, theo dõi mình.
Rối loạn định hướng.
Rối loạn định hướng thường xảy ra là:
- Người bệnh khơng biết mình ở đâu.
- Khơng biết thời gian, là ngày tháng năm nào.
Co giật.
Bị co giật cũng là một biểu hiện thường gặp của sảng rượu. Khi xuất hiện
triệu chứng này người bệnh cần được cấp cứu ngay để cắt cơn co giật. Co giật
không chỉ gây chấn thương khi người bệnh va đập trong quá trình co giật, mà nó

cịn có thể khiến người bệnh hạ đường huyết khi co cơ kéo dài.


3

Ngoài ra, một hậu quả nghiêm trọng của co giật kéo dài trên 5 phút là người bệnh
có nguy cơ bị chết não hoặc tổn thương các vùng não quan trọng.
Mạch nhanh.
Mạch tăng nhanh, có thể trên 100 lần/ phút. Mạch nhanh là kết quả của các
nguyên nhân bao gồm: hệ thần kinh giao cảm bị kích hoạt, tăng chuyển hóa của cơ
thể. Khi mạch nhanh nhưng đập nhẹ, đây là dấu hiệu báo động. Vì lúc này, người
bệnh có thể đang đối mặt với nguy cơ trụy mạch.
Tăng huyết áp.
Huyết áp tăng cao cũng có thể xảy ra trên người bị sảng rượu. Theo định
nghĩa mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp cao là khi huyết áp tâm
thu trên 140 hoặc huyết áp tâm trường trên 90. Khi huyết áp tâm thu tăng cao trên
180 mmHg, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch nguy hiểm
như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, khi trụy mạch xảy ra, huyết áp có thể trở
nên kẹp hoặc tụt thấp.
Tăng thân nhiệt.
Ở những người bị sảng rượu cũng thường có triệu chứng tăng thân nhiệt, sốt
cũng thường xuất hiện trên một số trường hợp. Thân nhiệt người bệnh tăng cao trên
37.5 độ C.
Vã mồ hơi.
Triệu chứng này có thể xuất hiện rất sớm. Vã mồ hơi thường do thần kinh
giao cảm bị kích thích trong sảng rượu, khiến người bệnh tăng tiết mồ hơi. Người
bệnh sẽ thường than vã mồ hơi lạnh. Ngồi ra, vã mồ hơi cũng có thể do người bệnh
bị hạ đường huyết hoặc biểu hiện toàn thân của một biến cố tim mạch.
Nơn ói.
Nơn ói thường xuất hiện muộn khi mà tình trạng rối loạn điện giải đã xảy ra.

Tiêu chảy.
Tương tự như nơn ói, tiêu chảy cũng có thể do rối loạn điện giải. Ngoài ra,
tăng nhu động ruột do tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm cũng góp phần gây tiêu
chảy. Khi tiêu chảy, người bệnh cũng sẽ bị mất một lượng lớn các chất điện giải. Từ
đó, tạo thành một vịng xốy bệnh lý giữa tiêu chảy, nơn ói, rối loạn điện giải, tác
động lên nhau, khiến bệnh tình diễn biến xấu hơn.


4

Rối loạn tri giác.
Rối loạn tri giác bao gồm: lơ mơ, lú lẫn, ngủ gà … và có thể do nhiều nguyên
nhân cấu thành như: rối loạn toan kiềm, rối loạn điện giải, hạ đường huyết…
2.1.3. Phân loại sảng rượu.
Theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới lần thứ 10 (ICD 10) năm
1992, sảng rượu được phân loại như sau:
- F10.03: Sảng do ngộ độc rượu cấp.
- F10.1: Trạng thái cai với mê sảng, trong đó có:
+Trạng thái cai với mê sảng khơng có co giật.
+Trạng thái cai với mê sảng có co giật.
Như vậy, ICD 10 chia sảng thành 2 loại: sảng do ngộ độc rượu cấp và sảng
so cai rượu.
Sảng do ngộ độc rượu cấp là loạn thần cấp tính, xuất hiện khi người bệnh
uống quá nhiều rượu gây ngộ độc cấp. Tình trạng ngộ độc sẽ qua đi khi lượng rượu
trong cơ thể được thải trừ và chuyển hóa hết.
Sảng do cai rượu xuất hiện trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, đến khi
ngừng uống rượu đột ngột do một lý do nào đó (bệnh nội khoa, ngoại khoa hoặc tự
cai) thì bệnh nhân sẽ có hội chứng cai rượu và sảng rượu xuất hiện trên nền của hội
chứng cai rượu.
Theo Hội Tâm thần học Mỹ năm 1994 (DSM IV), sảng rượu cũng bao gồm

sảng rượu do ngộ độc rượu cấp và sảng rượu do cai rượu. Tuy nhiên do bệnh cảnh
lâm sàng của 2 loại sảng này là giống nhau (mặc dù khác về nguyên nhân), nên
DSM IV đã gộp cả 2 loại sảng này vào chung một mục là: 291.0 sảng trong ngộ độc
rượu và sảng trong hội chứng cai rượu [2]
2.1.4. Bệnh nguyên của sảng rượu.
Sảng rượu xuất hiện trên nền của nghiện rượu mạn tính, do vậy nguyên nhân
sâu xa của sảng rượu là tình trạng nghiện rượu mạn tính. Tuy nhiên khơng phải cứ
nghiện rượu mạn tính là có sảng rượu. Một số yếu tố khi kết hợp với nghiện rượu
mạn tính sẽ làm xuất hiện sảng rượu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa thể
khẳng định được chính xác là yếu tố nào. Người ta khái quát lên một số yếu tố
thuận lợi như chấn thương sọ não, yếu tố gien…


5

Chấn thương sọ não.
Đa số các tác giả đều cho rằng chấn thương sọ não có tác động đến sự xuất
hiện của sảng rượu. Những chấn thương sọ não ít nhiều gây xáo trộn, ảnh hưởng
đến cấu trúc não, từ đó hạ thấp ngưỡng chịu đựng của não đối với rượu, những chất
độc hại có trong rượu cũng dễ phát huy tác dụng trên bộ não đã bị chấn thương.
Trên thực tế, những người bị chấn thương sọ não khi uống rượu dễ bị say hơn so
với khi chưa bị chấn thương hoặc so với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, chấn thương
sọ não có trước ở người nghiện rượu cũng chỉ được coi là yếu tố thuận lợi cho khởi
phát sảng rượu mà thôi.
Chấn thương sọ não trên một bệnh nhân nghiện rượu làm bệnh nhân buộc
phải cai rượu thụ động vì khơng uống rượu được nữa (do điều trị chấn thương). Khi
đó hội chứng cai rượu xảy ra và chấn thương sọ não này làm cho sảng rượu dễ xuất
hiện và tiến triển nặng nề hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân chấn
thương sọ não có sảng rượu cần thời gian điều trị dài hơn bệnh nhân chấn thương sọ
não khơng có sảng rượu từ 5-7 ngày [2]

Bệnh cơ thể kết hợp.
Các bệnh cơ thể phát sinh và phát triển trong quá trình nghiện rượu được coi
là những yếu tố thuận lợi, thúc đẩy, đưa bệnh nhân vào sảng rượu. Các bệnh cơ thể,
nhất là những bệnh về gan làm cho sự chuyển hóa, thải trừ của rượu bị cản trở…dẫn
đến sự tích tụ lại trong cơ thể các sản phẩm chuyển hóa dở dang và các chất độc hại
có trong rượu gây độc cho não, từ đó dẫn đến loạn thần do rượu.
Bệnh cơ thể kết hợp cũng làm rối loạn hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh
dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin và các chất vi lượng là nguyên nhân
xuất hiện và phát triển của sảng rượu. Ngoài ra, do một bệnh cơ thể mà bệnh nhân
khơng cịn uống rượu được vì phải điều trị các bệnh cơ thể này, từ đó làm xuất hiện
hội chứng cai thụ động và sảng rượu.
Vai trò của gien di truyền trong sảng rượu.
Người ta thấy có mối liên quan giữa gien A9 trong chuỗi gien điều tiết
dopamin có liên quan đến sảng rượu. Nghiên cứu của Batel P. ( năm 2003) nhận
thấy tất cả những người mang gien A9 đều bị sảng rượu và co giật khi cai rượu. Ở
phụ nữ, gien A9 liên quan đến ảo thị, trong khi ở nam giới thì gien này liên quan
đến cơn co giật kiểu động kinh [2]


6

Ngồi ra, người ta cịn nhận thấy gien C ở vị trí 45 trong chuỗi gien hoạt hóa
cholecystokinin có liên quan đến chứng ảo giác do rượu. Những người có gien này
dễ bị ảo giác và sảng rượu hơn những người khác.
2.1.5. Quan niệm hiện nay về bệnh sinh của sảng rượu.
Hiện nay người ta vẫn còn hiểu biết rẩ ít về sinh lý bệnh của hội chứng cai
rượu và sảng rượu. Những rối loạn chức năng sinh lý do sảng rượu là hậu quả của
những rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương chứ không phải là rối loạn
thông thường. Mất chức năng ức chế ở hệ thống GABAergic là nguyên nhân chính
dẫn đến những rối loạn ở những bệnh nhân có hội chứng cai rượu.

Từ lâu, người ta biết rằng GABA là chất dẫn truyền có tác dụng ức chế thần
kinh khi bị ngộ độc rượu cấp tính. Giảm độ tập trung của GABAergic và ái lực thấp
của nó có thể gây ra nghiện rượu. Trong giai đoạn cai rượu thấy xuất hiện hiện
tượng giảm số lượng các GABAergic và giảm ái lực của các cơ quan này làm cho
chúng có ái lực hóa học cao gắn với các vị trí xung quanh và mất chức năng kiểm
soát ức chế trước si-náp.
Những rối loạn trong việc giải phóng catecholamin gần như đóng vai trị
quyết định trong cường adrenalin. Phản ứng cường adrenalin là sự giảm chức năng
điều chỉnh của thụ thể alpha 2 trước si-náp ở người nghiện rượu mạn tính hoặc đang
trong giai đoạn cai rượu kết hợp với mất chức năng ức chế thần kinh giao cảm trước
si-náp.
Mặc dù hiện tượng thiếu magiê không được tìm thấy trong dịch não tủy của
bệnh nhân có hội chứng cai rượu, song việc giảm calci và magiê huyết thường thấy
trong thời kỳ cai rượu có thể góp phần làm tăng kích thích thần kinh trung ương do
biến đổi tiềm thức của bệnh nhân. Nghiện rượu mạn tính làm giảm sự giải phóng
các chất dẫn truyền thần kinh và kích thích tế bào thần kinh thơng qua tác động với
màng tế bào. Nghiện rượu mạn tính làm giảm nhu cầu sử dụng oxy làm giải phóng
chất adenosin triphosphat ở mức độ tế bào có thể gây ra những rối loạn sinh lý ở
giai đoạn cai rượu.


7

2.1.6. Các giai đoạn của sảng rượu.
Giai đoạn khởi phát.
Sảng rượu thường phát sinh và phát triển ở bệnh nhân có thời gian nghiện
rượu nhiều năm, đa số các trường hợp phải nghiện rượu trên 10 năm và trong giai
đoạn 2 của nghiện rượu.
Sảng rượu có thể khởi phát đột ngột, cấp tính trong khoảng thời gian từ một
đến vài ngày sau khi ngừng uống rượu. Sảng rượu cũng có thể khởi phát bán cấp

với một giai đoạn tiền triệu có thể diễn biến trong vài ngày đến vài tuần. Dấu hiệu
báo trước cho những cơn sảng rượu xuất hiện lần đầu tiên là bệnh nhân lao vào
uống rượu liên miên, mặc dù số lượng uống mỗi lần không lớn. Bệnh nhân ln
trong tình trạng say rượu. Biểu hiện ban đầu là những rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân
thường mất ngủ và có ác mộng. Ngồi ra, bệnh nhân ln mệt mỏi, chếnh choáng,
run lẩy bẩy, rối loạn thần kinh thực vật ( đỏ da, ra rất nhiều mồ hôi, đánh trống
ngực, có cơn nóng bừng hoặc rét run), thay đổi cảm xúc, sợ hãi, lo lắng.
Sảng rượu xuất hiện trên bệnh nhân nghiện rượu sau khi ngừng rượu đột ngột
từ một đến vài ngày. Lý do ngừng uống rượu có thể là do các bệnh nội khoa (chiếm
75% số trường hợp) như bị bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm tụy; bệnh ngoại
khoa (20%) như các phẫu thuật cấp cứu, chấn thương sọ não…, và một số ít bệnh
nhân tự cai (5%) do sức ép của gia đình, cơ quan. Các ngun nhân này khiến bệnh
nhân khơng cịn cơ hội uống rượu một cách triệt để [2]
Sau khi bệnh nhân ngừng uống rượu sẽ xuất hiện hội chứng cai rượu. Hội
chứng cai rượu ở các bệnh nhân này nặng lên nhanh chóng và bệnh nhân sẽ đi vào
sảng rượu. Quãng thời gian từ khi ngừng uống đến khi xuất hiện sảng rượu khác
nhau ở từng bệnh nhân, phụ thuộc vào số lượng rượu uống, thời gian uống rượu và
bệnh lý cơ thể mắc phải. Đa số trường hợp bệnh nhân có sảng sau 24-48 giờ sau
khi ngừng uống, nhưng có trường hợp sảng xuất hiện sau khi ngừng uống rượu từ 34 ngày.
Triệu chứng trong giai đoạn khởi phát rất phong phú, có đến 100% số bệnh
nhân có mất ngủ,75% mệt mỏi và chán ăn, 50% số bệnh nhân có hoảng sợ kịch
phát. Các triệu chứng khác hay gặp là run tay chân (65% số trường hợp), không tập
trung chú ý (75%), có tình trạng chuếnh chống (64%) [2]


8

Theo thứ tự thời gian thì mất ngủ là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, tiếp theo
là các ảo tưởng thị giác và thính giác, cùng với các hoang tưởng và trạng thái hoảng
sợ. Dần dần các ảo thị, ảo thanh sẽ thay thế các ảo tưởng thị giác và ảo tưởng thính

giác.
Sảng rượu thường bắt đầu vào buổi chiều và nặng lên về đêm với những hồi
ức, ảo tưởng thị giác, ảo thị với những hình ảnh rất sinh động trên tường. Trong giai
đoạn này, bệnh nhân vẫn còn khả năng phê phán, dần dần xuất hiện rối loạn định
hướng thống qua hoặc định hướng khơng đầy đủ về khơng gian, thời gian. Bệnh
nhân khơng biết được mình đang ở đâu, lúc này là buổi sáng hay buổi chiều….Nét
mặt của bệnh nhân có phần kém linh hoạt, chú ý kém, khí sắc khơng ổn định, cảm
xúc trái ngược. Bệnh nhân có thể vui vẻ hoặc nổi cáu với những lý do khơng thích
đáng.
Khoảng 10-15% số bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát của sảng rượu có các
cơn co giật kiểu động kinh. Trên nền hội chứng cai rượu mức độ nặng, bệnh nhân
xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh (co cứng, co giật, dỗi mềm, hơn mê ngắn)
một cách đột ngột. Tất cả các trường hợp có co giật kiểu động kinh trong hội chứng
cai rượu được coi là dấu hiệu báo trước sảng rượu sẽ sớm xuất hiện [2].
Giai đoạn toàn phát.
Các triệu chứng của giai đoạn này rất đa dạng, phong phú và biến đổi liên
tục, nhưng sảng rượu ln có 3 triệu chứng sau:
- Mất ngủ hồn tồn: bệnh nhân khơng ngủ được chút nào (kể cả ngủ trưa và
ngủ tối) trong vài ngày liên tục.
- Rối loạn ý thức: bệnh nhân rối loạn định hướng khơng gian (khơng biết
mình đang ở đâu), thời gian (không biết giờ là sáng hay chiều, khoảng mấy giờ…);
nặng hơn sẽ có rối loạn định hướng bản thân (khơng biết mình là ai). Sau đó bệnh
nhân sẽ có u ám ý thức rồi chuyển thành hôn mê.
Bệnh nhân cảm thấy thời gian trôi rất chậm hoặc rất nhanh, phần lớn bệnh
nhân tăng tính ám thị. Thỉnh thoảng tình trạng rối loạn ý thức của bệnh nhân lại
giảm đi, ý thức sáng sủa hơn, bệnh nhân tỉnh táo trong những khoảng thời gian ngắn
gọi là cửa sổ của ý thức.
Ảo thị thường là các ảo thị tý hon, bệnh nhân thường nhìn thấy các con vật
nhỏ (như kiến, sâu, gián,nhện, chim ,dơi…); đơi khi bệnh nhân nhìn thấy các hình



9

ảnh lớn nhưng khơng đầy đủ (như hình người khơng đầu), hoặc các hình ảnh ghê
rợn khác (ma, quỷ) khiến bệnh nhân rất hoảng sợ. Các ảo thị lúc đến gần, lúc lại lùi
xa, khi thì một loại, khi thì nhiều loại, đôi khi giống cảnh sân khấu và thường có nội
dung đe dọa bệnh nhân, đuổi đánh bệnh nhân. Khi bệnh nặng bệnh nhân có các ảo
thính với nội dung đe dọa, chửi bới bệnh nhân.
Trên nền ảo giác, bệnh nhân xuất hiện dần những hoang tưởng cảm thụ, nội
dung của hoang tưởng thường phản ánh ảo giác. Hoang tưởng hay gặp là hoang
tưởng bị hại, bị theo dõi, ghen tuông, các hoang tưởng của sảng rượu tồn tại trong
một thời gian ngắn và hết khi sảng rượu thuyên giảm.
Khí sắc của bệnh nhân ln thay đổi từ nghi ngờ, hoảng sợ, ức chế, thất
vọng…đến hài hước, ngác nhiên. Hành vi và cảm xúc của bệnh nhân phù hợp với
nội dung của hoang tưởng, ảo giác, chiếm ưu thế là tình trạng kích động vận động
(bệnh nhân bồn chồn, chạy trốn, ln lo sợ điều gì xấu sẽ xảy ra với mình).
- Sảng rượu cịn kèm theo rất nhiều rối loạn thần kinh, đặc biệt là tình trạng
run của bệnh nhân. Bệnh nhân run rẩy ở đầu chi, run có biên độ nhỏ, tần số nhanh,
bệnh nhân cảm nhận đó là sự rung rinh... vì vậy sảng rượu cịn gọi là sảng run. Sự
run cũng thể hiện trên khuôn mặt đờ đẫn, mí mắt lim dim, hấp háy, lời nói ngập
ngừng, ngắt quãng, bệnh nhân diễn tả rất khó hiểu. Tình trạng run này có ngun
nhân từ tình trạng mất nước của bệnh nhân (tình trạng mất nước của bệnh nhân là
do bệnh nhân đổ mồ hôi dữ dội liên tục hoặc từng đợt, mất nước còn do bệnh nhân
sốt (từ 38- 40độ C).
Giai đoạn lui bệnh.
Đa số các trường hợp sảng có kết thúc tốt, bệnh lui dần với các triệu chứng
lúc tăng, lúc giảm.Sảng rượu cấp thường tiến triển trong 3-4 ngày, sau đó bệnh nhân
đi vào giấc ngủ sâu và khi tỉnh dậy thì các triệu chứng loạn thần thuyên giảm gần
hết. Người ta nhận thấy 90% các trường hợp sảng tiến triển liên tục và khỏi bệnh
đột ngột, 10% có dạng tiến triển thành 2-3 cơn, giữa các cơn có khoảng sáng ý thức

chừng 1 ngày. Sau cơn sảng, bệnh nhân chỉ có thể nhớ lại một cách đứt đoạn. Bệnh
nhân có thể nhớ rất rõ nội dung ảo thị, ảo thanh….nhưng nhớ rất kém những gì đã
xảy ra xung quanh.


10

2.1.7. Biến đổi cận lâm sàng của sảng rượu.
Trong sảng rượu, các xét nghiệm phản ánh tình trạng sốc mất nước, giữ
phospho, hạ đường huyết, cô đặc máu, tăng cao urê huyết. Sảng rượu còn làm tăng
hematocrit, tăng protein, tăng natri và giảm nhẹ kali máu, rối loạn điện giải, mất
nước. Ngồi ra cơng thức bạch cầu chuyển trái, tăng máu lắng, tăng cholesterol,
tăng bilirubin máu.
2.1.8.Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu
A. Rối loạn ý thức (nghĩa là giảm rõ ràng trong nhận thức về môi trường)
cùng với giảm khả năng tập trung, sự chú ý luôn xê dịch.
B. Rối loạn nhận thức: giảm trí nhớ, rối loạn định hướng, rối loạn ngôn ngữ
hoặc rối loạn khả năng quan sát mà những rối loạn này khơng do sa sút trí tuệ trước
đây, đã được xác định hoặc đang tiến triển.
C. Các rối loạn này xuất hiện cấp tính ( trong vài giờ đến vài ngày) và tiến
triển có khuynh hướng dao động trong ngày.
D. Có bằng chứng về một bệnh nội khoa, một trạng thái nhiễm độc, một hội
chứng cai.
2.1.9. Tiến triển của sảng rượu.
Sảng rượu có thể bị một lần hoặc tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân uống rượu
trở lại. Sau mỗi lần tái phát, bệnh cảnh của sảng rượu lại có sự thay đổi theo hướng
đơn giản hoặc phức tạp lên. Nói chung khoảng cách giữa các lần tái phát ngày càng
ngắn lại. Tái phát sảng rượu làm tan rã nhân cách của bệnh nhân, làm mất dần khả
năng lao động của họ.
Tỷ lệ tử vong của sảng rượu cũng khác nhau giữa trường hợp được điều trị

và không điều trị. Nếu được điều trị kịp thời và đúng, tỷ lệ khỏi của sảng rượu có
thể đạt tới 98-99%; nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng quy
cách, tỷ lệ tử vong của sảng rượu là 22-23%. Tử vong của sảng rượu là do trụy tim
mạch, do các biến chứng nhiễm trùng và do tai nạn (ngã, tự gây thương tích trong
tình trạng rối loạn ý thức nặng) [2]
2.1.10. Các phương pháp điều trị sảng rượu.
Chẩn đoán.
Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng:


11

- Xuất hiện trên người bệnh nghiện rượu mạn tính, sau khi dừng hoặc giảm
lượng rượu uống hoặc có bệnh nội khoa làm theo:
+ Rối loạn ý thức: kiểu sảng hoặc lú lẫn.
+ Rối loạn tri giác: thường là ảo thị, ảo giác, ảo thanh xúc giác.
+ Rối loạn tư duy: hoang tưởng bị hại, bị truy hại hoặc hoang tưởng theo dõi
+ Rối loạn cảm xúc: lo sợ, cảm xúc không ổn định,….
+ Rối loạn hành vi: chạy trốn, kích động, tự sát,…
+ Rối loạn thần kinh thực vật: run, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh, sốt,..
+ Rối loạn điện giải và chuyển hóa: có thể gây ra hạ đường huyết, hạ natri
máu, rối loạn canxi máu,…
- Cận lâm sàng: người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm để chẩn
đoán sảng rượu và các biến chứng do nghiện rượu mạn tính gây ra.
+ Cơng thức máu: có thể có thiếu máu hồng cầu to do nghiện rượu mạn tính
gây thiếu hụt vitamin B12.
+ Sinh hóa máu: điện giải, glucose, urê, men gan, creatimin,…
+ Xét nghiệm tìm các độc chất như ma túy, thuốc, kim loại nặng,…
+ Điện tâm đồ, điện não đồ, CT sọ não,…
+ Thang đánh giá hội chứng cai rượu CIWI-AR,…

+ Ngoài ra, các xét nghiệm thường quy khác cũng sẽ được thực hiện để tầm
soát các bệnh lý nội khoa khác.
Điều trị sảng rượu.
- Điều trị cơn sảng rượu:
+ Các thuốc giảm triệu chứng của hệ thần kinh giao cảm: Clodinine,
chenbeta.
+ Benzodiazepen giúp người bệnh an thần và chống co giật.
+Glucose, dung dịch điện giải giúp giải quyết tình trạng rối loạn điện giải,
đường huyết ở người bị sảng rượu.
-Điều trị nâng đỡ: người nghiện rượu mạn tính cũng thường kém các vấn đề
do biến chứng của rượu như:
+ Thiếu magiê: bổ sung magiê
+ Thiếu máu hồng cầu to: do thiếu vitamin B12
-Dự phòng:


12

Người nghiện rượu nặng nên được tầm soát các bệnh lý về gan, tim mạch, do
nghiện rượu sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như: đột quỵ, nhồi
máu cơ tim, và biến chứng lên gan như: Tăng men gan,viêm gan do rượu, xơ gan
ngoài ra các bệnh lý thần kinh ngoại biên,hội chứng wernicke-korsacoff cũng nên
được tầm soát ở các người bệnh này.
2.1.11. Các biện pháp chăm sóc người bệnh sảng rượu.
- Giải độc bằng dung dịch có chức năng khử độc hay dùng nhất là unithiol
dung dịch 5% x 1ml cho 10kg thể trọng. Tiêm các dung dịch ưu trương và các dung
dịch đẳng trương (cloruanatri 0,9%, glucoza 5%). Cho người bệnh uống nhiều
nước.
- Sử dụng thuốc chống loạn thần để điều trị trạng thái hưng phấn và gây ngủ
kéo dài 16-18 giờ. Có thể dùng dung dịch seduxen 10mg pha loãng tiêm tĩnh mạch,

pipolphen 0,05g tiêm bắp thịt. Trong một số năm gần đây người ta dùng thuốc
hướng tâm thần nhóm phenothiazin cho những trạng thái mê sảng tiến triển nặng. Ít
dùng barbituric vì nó thường làm cho trạng thái nhiễm độc rượu tăng lên. Mục tiêu
cơ bản trong điều trị sảng rượu là duy trì hoạt động của tim, đề phịng giảm huyết
áp, chống kích động vận động. Trong các trường hợp sảng rượu nặng cần phải tiến
hành các phương pháp hồi sức và lọc máu
- Sử dụng vitamin liều cao, nhất là vitamin nhóm B.
2.1.12. Những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của người bệnh
sau sảng rượu.
- Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm sau 7 đến 14 ngày, người bệnh sẽ từ
từ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên khi người bệnh vào giai đoạn sảng rượu, nếu
không can thiệp kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó gia đình cần phải theo dõi sát
người bệnh ở giai đoạn này.Tốt nhất là nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để nhận
được điều trị kịp thời.
- Ngoài ra khi cơ thể ngừng rượu, nồng độ dopamine trong máu sẽ giảm. do
đó người bệnh sẽ dễ thấy chán nản, rối loạn trầm cảm. Người nhà nên quan tâm và
động viên để tránh người bệnh rơi vào trầm cảm thực sự.
- Rối loạn giấc ngủ cũng có thể xảy ra sau khi sảng rượu hết. Vận động và ăn
uống điều độ sẽ giúp người bệnh mau khắc phục tình trạng này.


13

2.2. Cơ sở thực tiễn
Chăm sóc người bệnh sảng rượu
Cơng tác chăm sóc và ni dưỡng người bệnh sảng rượu là cơng việc hết sức
nặng nhọc và vất vả, địi hỏi có sự kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các điều dưỡng
và gia đình người bệnh.
Chăm sóc người bệnh sảng rượu luôn thay đổi theo từng giai đoạn, mỗi giai
đoạn có các đặc thù và yêu cầu chăm sóc khác nhau.

2.2.1 Chăm sóc người bệnh giai đoạn nhập viện:
- Nhân viên y tế phải có thái độ nhẹ nhàng tránh các phản ứng, đặc biệt là
kích động ở người bệnh này. Người bệnh sảng rượu thường có ảo giác hoang tưởng
trong tình trạng rối loạn ý thức dễ phản ứng do nhân nhầm môi trường.
- Thực hiện đo chỉ số sinh tồn, thay quần áo; khi cần thiết đưa ngay người
bệnh vào phòng riêng mời bác sĩ thăm khám ngay.
- Đối với trường hợp kích động thực hiện y lệnh cố định của bác sĩ.
+ Sợi 1: cố định vai giống quai đeo balô.
+ Sợi 2 và sợi 3: một tay cố định trong tư thế giơ lên trên đầu giường, tay kia
cố định xi xuống phía dưới giường.
+ Sợi 4: Hai chân buộc chụm vào nhau xuống phía dưới giường.
- Nếu người bệnh khó thở cho thở oxy.
- Nếu người bệnh có đờm dãi thì cho hút đờm dãi.
2.2.2. Chăm sóc giai đoạn sảng rượu tồn phát
Tâm lý:
- Nhân viên y tế tiếp xúc nhẹ nhàng, giúp người bệnh tránh phản ứng kích
động, hoảng sợ.
- Nhân viên y tế động viên để người bệnh yên tâm điều trị.
- Ln có người thường trực gần người bệnh để người bệnh giảm lo âu sợ
hãi.
Phục vụ, giúp đỡ y lệnh chăm sóc.
- Để người bệnh ở buồng yên tĩnh đủ ánh sáng khơng có vật dụng gây nguy
hiểm.
- Lau mồ hôi thường xuyên cho người bệnh.
- Thay quần áo ngày 1 lần và vệ sinh răng miệng cho người bệnh.


14

- Cho người bệnh nằm nghiêng phải, nghiêng trái để phịng chống lt. Nếu

ngồi được thì cho người bệnh ngồi.
- Cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
- Giúp người bệnh đại tiểu tiện nếu cần.
- Giúp người bệnh đi lại xung quanh phịng khi người bệnh có thể đi lại được.
- Cố định đường truyền.
- Thực hiện y lệnh cố định khi người bệnh kích động, theo chỉ định của bác
sĩ.
- Phục vụ các nhu cầu khác.
Thực hiện y lệnh thuốc.
- Tiêm seduxen 10mg và tĩnh mạch nếu người bệnh có kích động, hoảng sợ.
- Tiêm vitamin B1 x 6 ống tiêm bắp chia 2 lần/ ngày.
- Truyền Ringer lactat 500ml x 2 chai, truyền tĩnh mạch XXX giọt/phút (chỉ
truyền thanh huyết ngọt khi xét nghiệm glucoza máu trong giới hạn bình thường).
- Nếu người bệnh có hoang tưởng và ảo giác rầm rộ có thể cho thêm:
Haloperidol 5mg x 2 ống tiêm bắp, ngày 2 ống chia làm 2 lần.
- Các y bệnh thuốc khác nếu người bệnh có các bệnh khác kèm theo.
Theo dõi.
- Theo dõi chỉ số sinh tồn 3 giờ/lần.
- Theo dõi ý thức của người bệnh.
- Theo dõi tình trạng chung: vã mồ hơi, đại tiện, tiểu tiện.
- Theo dõi tình trạng run, khả năng vận động của người bệnh.
- Theo dõi cảm xúc (vẻ mặt, thái độ) hành vi của người bệnh.
- Theo dõi hành vi nguy hiểm và ý tưởng tự sát của người bệnh.
- Theo dõi mạch, huyết áp trước và sau tiêm khi dùng thuốc an thần kinh.
- Theo dõi mạch, huyết áp trước, trong và sau truyền.
Thực hiện làm xét nghiệm và giúp đỡ xét nghiệm.
- Ghi điện tim khi có chỉ định của bác sĩ.
+ Giúp kĩ thuật viên lấy bệnh phẩm xét nghiệm.
+ Đưa người bệnh và phiếu xét nghiệm khi làm xét nghiệm tại khoa cận lâm
sàng.

- Ghi chép tồn bộ các cơng việc và hành vi chăm sóc vào phiếu chăm sóc.


15

2.2.3. Chăm sóc giai đoạn hết sảng rượu
Giai đoạn này người bệnh về tâm lý thường trong tình trạng bi quan chán
nản, mặc cảm, trầm cảm. Tình trạng cơ thể suy kiệt, tồn tại các bệnh nội khoa do
rượu. Việc điều trị cần tập trung vào điều trị các rối loạn tâm thần còn tồn tại và các
rối loạn bệnh nội khoa. Cơng tác chăm sóc cũng có đặc thù riêng.
Tâm lý
- Thái độ nhẹ nhàng, gần gũi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và các yêu cầu của
người bệnh.
- Động viên để người bệnh yên tâm điều trị và chấp hành tốt nội quy của
khoa.
- Làm liệu pháp tâm lý nhóm theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp đỡ người bệnh hiểu
rõ tác hại của rượu, tuyên truyền giữ gìn sức khỏe.
Phục vụ, giúp đỡ
- Vệ sinh thân thể 1 lần/ngày, thay đổi tư thế 30 phút/ 1 lần phòng chống loét.
- Giúp người bệnh tập vận động, đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh.
- Cho người bệnh ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
- Cho người bệnh uống nhiều nước.
Theo dõi.
- Theo dõi chỉ số sinh tồn 2 lần/ngày.
- Theo dõi chế độ ăn uống của người bệnh.
- Theo dõi tâm tư, cảm xúc, thái độ, hành vi của người bệnh báo cáo bác sĩ
kịp thời các diễn biến bất thường.
- Theo dõi thái độ của người bệnh liên quan tới việc sử dụng rượu.



16

3. THỰC TRẠNG
Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I, được thành lập vào tháng 6 năm 1963,
ban đầu là trạm chăm sóc cán bộ Miền Nam. Sau đó đổi tên thành Bệnh Viện Tâm
Thần Trung Ương ngày nay, với quy mô 600 giường bệnh. Bệnh viện đã phát triển
lớn mạnh trở thành một Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần đầu ngành của đất nước,
có cơ sở hạ tầng khang trang, có trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, với đội ngũ
thầy thuốc nhiều kinh nghiệm, yêu nghề giỏi chuyên môn. Bệnh viện đã đạt được
những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, được
nhân dân tín nhiệm, bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Trong 5 năm vừa qua bệnh viện đã triển khai một số kỹ thuật mới phục vụ
công tác chẩn đoán và phục vụ người bệnh như: Máy Dopler siêu âm xuyên sọ, máy
siêu âm màu 3 chiều, máy khí sắc, máy điện não vi tính và các trang thiết bị hiện đại
khác.
3.1. Một số thực trạng còn tồn tại trong cuộc sống người bệnh sảng rượu.
3.1.1.Về phía nhân viên y tế.
- Kế hoạch chăm sóc người bệnh còn sơ sài, chưa cụ thể cho từng người
bệnh, từng thời điểm diễn biến chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh và gia
đình người bệnh.
- Chưa phát huy hết khả năng nhiệm vụ của người điều dưỡng là chăm sóc
người bệnh tồn diện. Mà chỉ dừng lại ở khâu cho người bệnh uống thuốc, thực hiện
y lệnh của bác sĩ, đôn đốc người bệnh ăn cơm, nhắc nhở người bệnh tự vệ sinh cá
nhân hay người nhà vệ sinh cho người bệnh.
- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh
giúp đỡ họ về mặt tâm lý.
- Khi người bệnh dùng thuốc, nhân viên y tế chưa theo dõi kịp thời đầy đủ
chính xác tác dụng phụ của thuốc gây ra cho người bệnh để xử trí. Họ dựa vào
người nhà người bệnh là chủ yếu.
- Điều dưỡng chưa phát huy hết tác dụng của liệu pháp tâm lý cho người

bệnh mà chỉ dừng lại ở việc cho người bệnh tập thể dục, xem ti vi, gây nhàm chán
không tạo hứng thú cho người bệnh.


17

- Trong quá trình điều trị người bệnh và gia đình người bệnh được nhân viên
y tế tư vấn phải bỏ rượu. Nhưng tại khoa điều trị khơng có các tờ rơi hay hình ảnh
nào để người bệnh và gia đình hiểu rượu gây hậu quả nguy hiểm thế nào đối với sức
khỏe.
- Số người bệnh sảng rượu nằm điều trị rải rác tại các khoa nên không tập
trung chăm sóc người bệnh được cụ thể và chuyên biệt.
- Hàng năm khơng có các lớp tập huấn cho điều dưỡng về tác hại của rượu
cách phòng tránh và cách chăm sóc người bệnh trong, sau khi cai rượu.
3.1.2. Về phía người bệnh.
- Người bệnh chưa hiểu rõ tính chất nguy hại của việc uống rượu nhiều.
- Khi được nhân viên y tế tư vấn bỏ rượu thì người bệnh chỉ ậm ừ cho qua
chuyện.
- Người bệnh không tự giác cai rượu mà đều do gia đình bắt buộc đến viện.
- Chế độ lao động, dinh dưỡng của người bệnh chưa được chú trọng . Hoạt
động liệu pháp nhàm chán người bệnh khơng thích thú.
3.1.3. Về phía gia đình người bệnh.
- Gia đình người bệnh chán nản mệt mỏi, kinh tế khó khăn nên chưa có sự
quan tâm đúng mức đến người bệnh.
- Chưa có đủ kiến thức về bệnh sảng rượu để đưa người bệnh đến điều trị
sớm hơn và phòng chống tái phát cho người bệnh.
3.2. Các ưu và nhược điểm.
3.2.1. Các ưu điểm.
- Về cơ bản người bệnh sảng rượu đến điều trị Bệnh Viện Tâm Thần Trung
Ương được chăm sóc tương đối tốt.

- Nhân viên y tế nhiệt tình chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh.
- Nhân viên y tế hồn thành cơng việc được giao. Khơng để xảy ra tình trạng
người bệnh tử vong.
- Điều dưỡng cho người bệnh dùng thuốc đảm bảo thuốc đến tận dạ dày.
- Người bệnh trong quá trình điều trị được quản lý chặt chẽ không tiếp xúc
uống rượu và trốn viện.
- Khi ra viện người bệnh hết các triệu chứng sảng rượu, tăng cân và sức khỏe
ổn định.


18

- Người bệnh và gia đình rất hài lịng với sự phục vụ của nhân viên y tế.
3.2.2. Các nhược điểm.
- Nhân viên y tế lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sảng rượu cịn sơ sài,
chưa tồn diện, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh.
- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bệnh nhân, gia
đình người bệnh để hiểu và giải thích những thắc mắc kịp thời cho từng người bệnh
và gia đình người bệnh.
- Người bệnh và gia đình người bệnh chưa được cung cấp thơng tin đầy đủ và
tính chất nguy hại của việc uống rượu gây nên.
- Người bệnh tham gia hoạt động liệu pháp nhàm chán.
- Người bệnh vẫn tái lại và khơng có ý thức tự giác đến cai rượu mà đều do
gia đình cưỡng ép đưa đến viện.
- Gia đình chưa hiểu rõ bệnh nên thường người bệnh có diễn biến nặng mới
đưa vào viện.
- Người bệnh sau ra viện chưa được theo dõi sức khỏe tại địa phương, chưa
có lịch khám lại cho người bệnh.
- Bệnh viện chưa phát huy được mơ hình dự phịng chống tái phát sảng rượu
sau cai rượu cho người bệnh.

- Khơng có các lớp tập huấn về rượu cho nhân viên y tế hàng năm.
- Khơng có các tờ rơi, áp phích hay tranh ảnh nói về tác hại của rượu hủy
hoại đến sức khỏe.
3.3. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được.
3.3.1. Nguyên nhân của việc đã làm được.
- Nhân viên y tế tuân thủ “12 điều y đức” của bộ y tế đề ra.
- Nhân viên y tế thực hiện đúng chính sách của cơ quan. Hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
- Nhân viên y tế thực hiện đúng “Quy tắc ứng xử” của cán bộ, viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp y tế. Nhân viên y tế tiếp xúc nhẹ nhàng, thái độ lịch sự
tơn trọng người bệnh và gia đình người bệnh.
- Nhân viên y tế không uống rượu bia hút thuốc lá trong giờ làm việc.
- Nhân viên y tế kịp thời báo cáo với lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện về
những biến cố đột xuất xảy ra trong bệnh viện.


19

- Nhân viên y tế phát hiện kịp thời diễn biến người bệnh không để xảy ra tử
vong.
- Điều dưỡng và bác sĩ có sự hỗ trợ và tương tác tốt giúp quá trình điều trị
được thuận lợi, rút ngắn thời gian điều trị.
- Điều dưỡng hằng năm được tập huấn về tác dụng phụ của tán thần kinh.
3.3.2. Nguyên nhân của những việc chưa làm được.
- Cơ sở vật chất phục vụ người bệnh và nhân viên y tế cịn sơ sài.
- Nhân viên y tế khơng đủ thời gian lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng
bệnh nhân.
- Bệnh viện chưa phát huy mơ hình chống tái phát cho người bệnh sảng rượu
sau cai.
- Người bệnh sau khi ra viện khơng tự giác và thiếu ý chí quyết tâm cai rượu.

- Gia đình thiếu sự quan tâm động viên người bệnh.
- Gia đình thiếu kiến thức về bệnh nên người bệnh đến viện khi diễn biến
bệnh đã nặng.
- Nhân viên khơng được tập huấn hay có các lớp học về rượu để nâng cao
việc chăm sóc cho người bệnh sảng rượu riêng biệt.
- Điều dưỡng thực hiện hoạt động chăm sóc bao gồm theo dõi chung nên
chưa đi sát đến từng người bệnh.


×