Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

UNG THU hạ HỌNG, THANH QUẢN (TAI mũi HỌNG) (chữ biến dạng do slide dùng font VNI times, tải về xem bình thường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.5 KB, 23 trang )

UNG THU HẠ HỌNG
- THANH QUẢN


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Kiến thức:
1. Trình bày vị trí của ung thư thanh quản
trong TMH và bệnh học ung thư chung, các
yếu tố thuận lợi của ung thư thanh quản.
2. Trình bày các triệu chứng của 4 giai
đoạn ung thư thanh quản.
3. Chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt ung
thư thanh quản.
4. Nêu ra được phương pháp điều trị thích
hợp, phát hiện sớm ung thư thanh quản
và dự phòng.


Thực hành:
1. Khai thác được tiền sử, bệnh sử
của ung thư thanh quản.
2. Xác định thanh quản trên mô hình
và hình vẽ.
3. Xác định các triệu chứng chủ yếu
của các thể lâm sàng.
4. Quyết định chuyển tuyến trên kịp
thời.
5. Tuyên truyền giáo dục phát hiện
sớm ung thư.



Thái độ:
Xác định ung thư thanh quản là
loại ung thư thường gặp, đứng
hàng thứ 2 sau ung thư vòm,
tiên lượng tốt nếu chẩn đoán
sớm và phẫu thuật sớm.


NƠI DUNG CHÍNH
1

1. Nhắc lại giải phẫu:
1. Khe trước.
7
2. Băng thanh thất.
3. Dây thanh.
6
4. Sụn thanh quản.
5. Miệng thực quản.
5
6. Nếp phễu thanh thiệt.
Hình 14: soi thanh quản gián tiếp.
7. Nếp họng thanh thiệt

2
3
4


2. Dịch tễ học lâm sàng ung thư thanh

quản:
Ung thư thanh quản hiện nay gặp nhiều
ở nước ta: xếp hàng thứ 2 sau ung thư
vòm.
Bệnh gặp nhiều ở nam giới (80%),
thường vào lứa tuổi 40 đến 60.
Rượu và thuốc là là những yếu tố
nguy cơ. Tiên lượng ung thư thanh quản rất
khả quan. Nếu được phát hiện sớm và
điều trị đúng cách, tỷ lệ sống trên 5
năm tới 67%.


3. Triệu chứng lâm sàng: Triệu
chứng của ung thư thanh quản
thường biểu hiện theo vị trí, thể
loại, mức độ xâm lấn, giai đoạn
tiến triển, thời gian phát sinh, tuổi
mắc bệnh và tổng trạng, sức đề
kháng của người bệnh.
3.1. Ung thư dây thanh:
3.1.1. Dấu hiệu cơ năng:
Khàn tiếng.
Khó thở.
Nuốt đau.


3.1.2. Dấu hiệu thực thể:
Khám bên ngoài.
Khám thanh quản: dùng đèn

clar, dùng gương soi thanh quản.
Dùng nội soi ống mềm hoặc
ống cứng 900, 700 để soi, cần
chụp hình ghi lại hình ảnh.

Hình 15: K một phần dây thanh.

Hình 16: K toàn bộ dây thanh.


3.1.3. Xquang: Có thể chụp CT Scan:
giúp xác định vị trí và hướng xâm
lấn của khối u.
3.2. Ung thư thanh quản - hạ họng:
Điển hình là ung thư xoang lê, thanh
thiệt và nẹp phễu thanh thiệt.
3.2.1. Triệu chứng cơ năng: rối loạn về
nuốt, nuốt khó xuất hiện sớm và
tăng dần. Cảm giác vướng họng, về
sau nuốt vướng, về sau nuốt đau. Mỗi
lần nuốt có thể đau nhói lên tai.Có
thể bị khàn tiếng hoặc khó thở.


3.2.2. Triệu chứng thực thể:
Soi thanh quản trực tiếp hoặc
gián tiếp hoặc dưới ống nội soi
qua màn hình.
Hạch cổ thường xuất hiện sớm,
hạch to dần lên, cứng, cố định.

3.2.3. Triệu chứng toàn thân:
Thể trạng suy kiệt dần do ăn
uống kém, thiếu oxy kéo dài
hoặc nhiễm độc bởi ung thư.


4. Các thể lâm sàng:
4.1. Ung thư dây thanh: có dấu
hiệu khàn tiếng.
4.2. Ung thư vùng trên thanh
môn: dấu hiệu đầu tiên là khó
thở.
4.3. Ung thư vùng dưới thanh
môn: khi khối u đã lớn mới biểu
hiện khó thở, tiên lượng xấu
nhưng tỷ lệ ít gặp hơn (5%).
6.4. Ung thư thanh thiệt: dấu
hiệu nuốt đau là chính.


5. Tiến triển: diễn tiến qua 4 giai
đoạn nếu không được điều trị:
 Giai đoạn khởi đầu: khàn tiếng là
dấu hiệu chủ yếu và có sớm.
 Giai đoạn khó thở: khối u xâm lấn
rộng, làm hẹp lòng thanh quản.
 Giai đoạn khó nuốt: khối u xâm
lấn vào hạ họng-nẹp phếu thanh
thiệt.
 Giai đoạn cuối: suy kiệt, di căn lan

rộng toàn thân, tử vong.


6. Chẩn đoán:
6.1. Triệu chứng lâm sàng:
6.2. Chụp Xquang – CT Scan: xác
định sự xâm lấn và di căn.
8.3. Soi thanh quản trực tiếp và
nội soi:
Mô tả, đánh giá sang thương,
đánh giá sự cố định của 2 dây
thanh, sụn phễu. Độ hẹp của lòng
thanh môn. Quan sát sự xâm lấn
xuống dưới thanh môn,...


Qua soi thanh quản, bấm sinh thiết và làm
giải phẫu bệnh lý. Chẩn đoán, theo các
chi tiết sau:
+ Vị trí khối u (theo các vùng giải phẫu).
+ Kích thước khối u.
+ Hình thái đại thể (sùi, thâm nhiễm,
loét,...).
+ Sự di động của 2 dây thanh (sụn phễu)
khi phát âm và thở.
+ Các hạch ở vùng (N) cổ và hạch di
căn xa (M).
+ Kết qủa giải phẩu bệnh.
+ Xếp loại theo TNM.



6.4. Phân loại ung thư thanh quản
theo TNM:
6.4.1. Theo vị trí và mức độ xâm
lấn của khối U (T: tumor)
 Ung thư ở tầng trên thanh môn.
+ T1: U giới hạn ở một vùng, thanh
quản còn di động bình thường.
+ T2: U đã xâm lấn sang vùng
khác, thanh quản còn di động bình
thường.


+ T3: U đã lan rộng trong lòng
thanh quản. Đã xâm lấn ra mặt
sau sụn nhẫn – phễu vào thành
trong xoang lê, hoặc khoang giáp
móng – thanh thiệt.
+ T4: U đã xâm lấn vào sụn giáp,
các phần mềm trước thanh quản
hoặc lan vào hạ họng.


 Ung thư tầng thanh môn.
+ T1: U giới hạn ở một dây thanh,
dây thanh còn di động bình thường.
+ T2: U lan xuống dưới thanh môn
hoặc trên thanh môn, thanh quản di
động kém.
+ T3 U đã lan rộng nhưng còn trong

lòng thanh quản (thanh quản đã bị
cố định).
+ T4: U đã xâm lấn vào sụn giáp,
vượt ra ngoài thanh quaûn.


 Ung thư ở tầng dưới thanh môn.
+ T1: U khu trú ở tầng dưới thanh
môn.
+ T2: U đã lan lên dây thanh, dây
thanh còn di động bình thường hoặc
đã bị hạn chế.
+ T3: U đã lan rộng nhưng còn
(thanh quản đã cố định).
+ T4: U đã xâm lấn vào sụn
nhẫn hoặc sụn giáp hoặc vượt ra
ngoài thanh quản.


6.4.2. Phân loại theo hạch di căn vùng
(N:nodes)
+ N0 Không sờ thấy hạch.
+ N1 Hạch độc nhất ở một bên cổ,
có đường kính bằng hoặc dưới 3 cm.
+ N2 Hạch to > 3 cm và < 6 cm.
N2a Một hạch ở một bên cổ.
N2b Nhiều hạch ở một bên cổ.
N2c Hạch ở cả hai bên hoặc đối
bên.



+ N3 Hạch to > 6 cm.
N3aHạch một bên.
N3bHạch hai bên.
N3cHạch đối bên.
6.4.3. Phân loại theo hạch di căn xa
(M: metastasis)
M0: Không thấy hạch di căn xa (từ
hố dưới đòn trở xuống).
M1: Đã sờ nắn thấy hạch di căn
xa, một hoặc nhiều nơi (nách,
bẹn,...)


7. Chẩn đoán phân biệt:
7.1. Lao thanh quản:
7.2. Papiloma thanh quản:
7.3. Polype thanh quản:
7.4. Viêm thanh quản mạn tính:
7.5. Nấm thanh quản:
7.6. Các hạt dây thanh:


8. Nguyên tắc điều trị:
8.1. Ung thư khu trú ở tầng thanh
môn:
8.2. Ung thư tầng thanh môn hoặc
trên thanh môn và đã cố định nửa
thanh quản:
8.3. Nếu ở tình huống trung gian:

8.4. Cần nâng cao sức đề kháng
của cơ thể, chống nhiễm trùng, bội
nhiễm: (viêm phổi, viêm phế quản,...).


9. Phòng bệnh:
 Hạn chế triệt để các yếu tố
nguy cơ: bỏ rượu, thuốc lá.
 Tăng cường giáo dục sức
khỏe trong cộng đồng:
 Tổ chức tốt mạng lưới y tế
cơ sở:
 Trang bị đầy đủ các phương
tiện chẩn đoán hiện đại:
 Cần quản lý tốt bệnh nhân
đã và đang được điều trị:



×