Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

skkn một vài CÁCH THỨC NHẰM KHƠI gợi HỨNG THÚ học văn học dân GIAN CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.19 KB, 15 trang )

Thông tin chung về sáng kiến

1. Tên sáng kiến:
MT VI CÁCH THỨC NHẰM KHƠI GỢI HỨNG THÚ
HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN CHO HỌC SINH
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2013 -2014, 2014 - 2015
4. Tác giả:
Họ và tên: Mai Thị Liễu
Năm sinh: 1979
Nơi thường trú: Số nhà 284 Vũ Trọng Phụng - TP. Nam Định
Trình độ chun mơn: Cử nhân
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Trần Hưng Đạo - TP. Nam Định
Điện thoại: 01239855688
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo - TP. Nam Định
Điện thoại: 0350.3847042

1


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Văn học dân gian là viên ngọc quý của văn học dân tộc, tự bao giờ văn học
dân gian đã trở nên gần gũi, gắn bó thân thiết đối với mỗi con người. Hình ảnh
cánh cị trong lời ru của mẹ đưa ta vào giấc ngủ nồng say, hình ảnh Thạch Sanh,
Thánh Gióng hay cơ Tấm trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích có sức lay động
trí tưởng tượng bay bổng trong tâm hồn mỗi con người… Và đó cũng là những
bài học đầu đời từ thuở ấu thơ của mỗi chúng ta. Hiểu được văn học dân gian giúp
chúng ta hiểu được tâm tư tình cảm của ơng cha, truyền thống dân tộc, nâng cao
tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước trong mỗi con người.


Việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường là rất cần thiết. Song có
thể nói hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ môn văn đặc biệt là phần Văn học
dân gian vì cho rằng đây là mơn học viển vông, không sát với thực tế, là phần văn
học không cịn phù hợp với thời đại. Các em khơng say mê, khơng u thích và
ngại học mơn văn nói chung và phần văn học dân gian nói riêng. Đứng trước thực
trạng trên, mỗi người giáo viên tự tìm ra những cách thức dạy học mới để tạo
hứng thú đối với mơn học của mình, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách
tự nhiên khơng gị ép.
II. Mơ tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
- Trước kia người giáo viên chỉ quan tâm đến nội dung bài giảng của mình
sao cho có tính hấp dẫn, thuyết phục được học sinh. Nghĩa là chỉ quan tâm đến
việc học sinh học cái gì chứ khơng quan tâm đến việc học sinh làm được gì thơng
qua bài học. Do đó mà giờ dạy học của người giáo viên chủ yếu là cung cấp, áp
đặt kiến thức có sẵn, còn học sinh thụ động tiếp thu tri thức được sắp đặt sẵn.
Cách dạy này khiến cho các giờ văn trở nên nhàm chán khơng phát huy được tính
tích cực chủ động, tự giác của học sinh, khiến cho học sinh ngày càng không hứng
thú với môn văn. Đặc biệt với chuyên đề “Văn học dân gian”, một chuyên đề vừa
gần gũi thân thuộc vừa xa lạ với học sinh hiện nay – học sinh khó có thể hiểu hết

2


được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học dân gian bởi những khoảng cách về
thời đại, văn hóa, tâm lí, cách cảm cách nghĩ.
Ưu điểm của cách dạy cũ: Người giáo viên say mê tìm tịi tri thức để đưa học
sinh vào thế giới bay bổng diệu kỳ của văn học dân gian với những cô Tấm, chàng
Thạch Sanh, với những điều ước thần kỳ… Những câu hát giao duyên ngọt ngào
đằm thắm làm say đắm lòng người. Thế giới mà một thời đã nuôi dưỡng tuổi thơ
của mỗi con người, tự bao giờ nó đã trở thành hơi thở, trở thành máu thịt của mỗi

con người… Cả một khối lượng kiến thức đồ sộ của dân tộc đã được giáo viên
cảm thụ và truyền tải đến học sinh.
Nhược điểm của cách dạy cũ: Song có lẽ cách dạy này lại không đáp ứng
được vấn đề thời gian, mỗi tiết dạy chỉ vẻn vẹn 45 phút làm sao giáo viên có thể
truyền tải hết đến với học sinh, học sinh chỉ thụ động một chiều chứ khơng tích
cực chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, không hào hứng với việc học, cũng
không biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để rút ra các bài
học, các kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sống.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Từ thực trạng trên tơi đã mạnh dạn tìm tịi và đưa ra một giải pháp mới cho
chuyên đề văn học dân gian. “ Một vài cách thức nhằm khơi gợi hứng thú học tập
văn học dân gian cho học sinh ”
Áp dụng “Cách thức dạy học văn học dân gian nhằm khơi gợi hứng thú học
tập của học sinh” sẽ không chỉ giải quyết được vấn đề thời gian, khoảng cách thời
đại mà còn đưa học sinh thực sự nhập cuộc vào tác phẩm văn học dân gian, nhập
cuộc vào bài học. Học sinh thực sự được làm việc, được tìm hiểu được sống cùng
tác phẩm văn học dân gian, được trở về một thời kỳ xa xưa cùng với những người
lao động bình dị. Như vậy đề thời gian, vấn đề khoảng cách hồn tồn có thể giải
quyết nếu cho học sinh làm việc nhóm : các em tự tìm hiểu tác phẩm trước khi đi
vào bài học. Vào bài học em sẽ nhập cuộc và hào hứng tham gia, các em cũng có
thể tự rút ra cho mình những bài học, những kỹ năng sống cần thiết, sau khi học
xong bài
3


2.1. Cách thức tổ chức học tập theo tổ nhóm
Học tập theo tổ nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự
tham gia tích cực của học sinh trong học tập. Học tập theo tổ nhóm học sinh được
phân công các nhiệm vụ cụ thể được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về
một vấn đề mà nhóm được giao khi thực hiện nhiệm vụ học tập của tổ nhóm,

nhóm tự bầu trưởng nhóm nếu thấy cần thiết. Trong nhóm có thể phân cơng mỗi
người một nhiệm vụ, các thành viên đều phải làm việc tích cực và giúp đỡ lẫn
nhau tìm hiểu vấn đề được nếu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Kết
quả làm việc của nhóm sẽ được một đại diện trình bày, hoặc phân cơng mỗi thành
viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là kết quả phức tạp. Học
sinh lắng nghe, quan sát, nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên chốt lại kiến thức.
Phương pháp dạy học nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những
băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận
thức mới. Bằng cách nói những những điều mình đang suy nghĩ, mỗi người có thể
nhận thức rõ được trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được mình
cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành q trình học hổi lẫn nhau chứ khơng
phải sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Ngoài những tác động về mặt nhận thức
phương pháp dạy học nhóm cịn tác động khác: như cải thiện mối quan hệ giữa
các cá nhân tăng khả năng giao tiếp, hình thành năng lực hợp tác, khai thác được
vốn kiến thức từ thực tế đời sống vào bài học, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh để học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Trong dạy học VHDG phương pháp này phát huy hiệu quả rất cao mà tiết
kiệm được thời gian. Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, nhiệm vụ mà giáo
viên giao phải phù hợp với đối tượng, khơng có trong SGK mới kích thích được
hứng thú của các em. Giáo viên có thể đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Yêu
cầu học sinh giải quyết vấn đề theo hướng dẫn,dạy bài cao dao than thân nghĩa.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu về ca dao phân loại ca dao về
nội dung và hình thức. Các nhóm nhận nhiệm vụ, có thể u cầu mỗi bạn sưu tầm
khoảng 5 bài ca dao và tự phân loại. Tất cả học sinh đều nhận nhiệm vụ, khi cả
4


nhóm kết hợp lại các em đã có vốn hiểu biết phong phú về cao dao, ít nhiều hiểu
được nội dung và hình thức nghệ thuật cảu thể loại VHDG này, hiểu được giá trị
của ca dao trong đời sống của người lao động xưa. Khi học nếu giáo viên chỉ cho

học sinh tiếp cận một số ít thành phần cụ thể trong SGK thì e rằng lượng kiến thức
chưa được thỏa đáng và rất khó trong việc gợi tìm để học sinh rút ra kết luận. Nếu
giáo viên tự nêu cho học sinh thì điều này mang tính áp đặt, nếu tự đưa thêm một
số thành phần vào để mình họa có thể sẽ vi phạm quy định về giảm tải vào không
đủ thời gian. Thực tế cho thấy việc học sinh tìm hiểu tư liệu bên ngồi SGK đem
lại rất nhiều lợi ích: tìm hiểu kỹ vấn đề, có điều kiện tham gia xây dựng bài, tạo
hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt, nhớ lâu, lựa chọn hiệu quả hơn khi làm văn.
Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
Nhóm 1: Sưu tầm các bài ca dao có nội dung than về thân phận của người
phụ nữ
Nhóm 2: Sưu tầm các bài ca dao có nội dung than về tình u tan vỡ
Nhóm 3: Sưu tầm các bài ca dao có nội dung tình u đơi lứa
Nhóm 4: Sưu tầm các bài ca dao có nội dung thể hiện tình nghĩa vợ chồng
Từ các bài ca dao mà các em đưa ra giáo viên có thể yêu cầu học sinh rút ra
kết luận về nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao
Nội dung của ca dao: ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca dao diễn tả
đời sống tâm hồn của người lao động
Nghệ thuật của ca dao: ca dao sử dụng các mơ típ quen thuộc, lối nói đưa
đẩy gợi cảm hứng; sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hình ảnh gẫn gũi với cuộc
sống đời thường, sử dụng thể thơ lục bát. Từ đó học sinh thấy được vai trò và giá
trị của ca dao và đời sống trong nền VHDT
Dạy học theo nhóm cịn giúp học sinh bạo dạn trước đám đơng, hình thành
kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình một vấn đề trước nhiều người.
Khi dạy bài khái quát văn học dân gian, giáo viên có thể u cầu học sinh
tìm hiểu “VHDG trong tâm thức người Việt”. Tìm hiểu vấn đề này giáo viên chia
lớp thành 3 nhóm:
5


Nhóm 1: Ảnh hưởng của VHDG đến bản thân mỗi người (Các gợi ý: những

câu chuyện, những bài ca dao, những câu thành ngữ tục ngữ có cịn sức hấp dẫn
với mỗi người nghe hay khơng? Có giúp mỗi người chúng ta hình thành lối sống,
cách ứng xử đúng đắn hay không? Những tác phẩm văn học viết chịu ảnh hưởng
của VHDG ?)
Nhóm 2: Người Việt tiếp xúc với VHDG như thế nào? Gợi ý: Nghe từ nhỏ,
đọc, xem phim, u thích nên tìm hiểu, học trong SGK
Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ, tự phân cơng nhau đi tìm hiểu khảo sát thực
tế qua việc đặt ra các câu hỏi theo hình thức phỏng vấn để tìm được câu trả lời các
đối tượng khác. Từ việc khảo sát các đối tượng cụ thể theo độ tuổi rồi đi đến kết
luận. Sau đó cử một học sinh đại diện lên trình bày. Giáo viên nghe trình bày say
đó chốt lại: VHDG có ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi người dân Việt Nam, sống mãi
trong lòng người dân Việt Nam. VHDG giúp chúng ta thêm yêu đời, yêu cuộc
sống và sống tốt hơn. Riêng kho tàng tục ngữ cao dao việc sử dụng thành thạo và
đúng lúc vào đời sống và giao tiếp giúp ta đạt hiệu quả giao tiếp cao.
2.2. Cách thức dạy đưa văn học về hai đầu cuộc sống
- Đưa văn học về hai đầu cuộc sống là một trong những xu thế dạy học hiện
đại đang được quan tâm và vận dụng vào thực tế giảng dạy của giáo viên. Đây là
cách dạy học gắn liền văn học với cuộc sống xưa và nay. Từ đó học sinh được rèn
luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và logic. Học sinh
tự rút ra những bài học, kỹ năng sống trong cuộc sống hiện đại thông qua bài học
của giáo viên.
Dạy văn trước hết là dạy cho học sinh nhận ra nguồn tri thức đa dạng phong
phú trong các tác phẩm văn chương. Kiến thức là phương tiện nhận thức, là công
cụ để học sinh nhận thức, khám phá sáng tạo. Trong văn học kiến thức chỉ thực
sự trở thành kiến thức khi nó được tiếp nhận thơng qua sự vận động của bản thân
học sinh. Một tác phẩm văn chương chỉ tác động đến học sinh khi nào thành phần
được tiếp nhận thông qua những rung động cảm xúc và những hoạt động tâm lý

6



của chủ thể học sinh. Cung cấp kiến thức cốt là để học sinh tự mình ý thức về
mình, để sống có nhân cách, trong sạch và có bản lĩnh.
Dạy VHDG qua các bài ca dao than thân giáo viên có thể chỉ cho học sinh
thấy được chế độ xã hội lúc bấy giờ, đó là chế độ xã hội phong kiến với đầy rẫy
những hủ tục lạc hậu, cuộc sống nghèo nàn lạc hậu. Từ chỗ hiểu được thân phận
của những người bình dân xưa họ vừa bị cuộc sống đói nghèo lạc hậu bủa vây,
vừa bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, khơng có quyền tự quyết định số phận
của mình, biết bao mối tình đẹp trở thành dang dở… Học sinh cảm thông với nỗi
khổ đau của họ. Từ đây giáo viên có thể liên hệ với thực tế trong xã hội hiện nay
“Người phụ nữ đã được quyền quyết định cuộc mình chưa ?” “ Người phụ nữ thực
sự đã được bình đẳng với nam giới chưa ? ” . Anh, chị làm gì để góp phần vào
cuộc sống bình đẳng hiện nay ? Rõ ràng khi đưa ra những vấn đề này học sinh sẽ
hào hứng hơn với bài học rất nhiều bởi nó gần gũi với thực tiễn cuộc sống nó là
vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Học sinh sẽ dễ dàng trả lời được các câu hỏi
của giáo viên bằng kiến thức xã hội của mình. Từ đó giáo viên đã đã giảng cho
học sinh kỹ năng sống cách làm người một cách nhẹ nhàng: phải biết cảm thông
với phụ nữ ở mọi thời đại bời ngồi cơng việc xã hội mà họ phải làm, họ còn phải
đảm nhiệm công việc gia đinh, họ là người giữ ngọn lửa hạnh phúc truyền năng
lượng sống cho mọi thành viên trong gia đình; từ chỗ cảm thơng đến chỗ “sẻ chia”
gánh nặng cơng việc gia đình sẽ đến với mỗi học sinh sẽ rất bình thường… Thậm
chí có người cịn phẫn nổ bất bình khi đâu đó vẫn có những câu chuyện về bạo
lực gia đình…
Dạy chuyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật Cô Tấm hay mẹ con nhà Cám, giáo
viên đã hướng học sinh đến cái chân thiện mỹ ở đời. “ở hiền thì gặp lành, gieo
gió thì gặp bão” đó là quy luật tất yếu của cuộc sống, điều này cũng đề cập đến
trong đạo phật. Nhưng nếu chỉ dạy thế thì chưa đủ, mà quá trình ở hiện của cô
Tấm tự thụ động yếu đuối chuyển sang mạnh mẽ quyết liệt, đấu tranh không khoan
nhượng với kẻ thù để giành sự sống và hạnh phúc của mình, giáo viên liên hệ với
thực tế cuộc sống: Trong cuộc sống nếu cứ hiền như cô Tấm mãi được không ?

7


Cứ sống hiền, nhẫn nhịn chịu đựng liệu cô Tấm có được hạnh phúc? Học sinh
cùng nhau trao đổi thảo luận và tự rút ra kết luận : cô Tấm có thể may mắn có
được hạnh phúc song hạnh phúc thật mong manh khơng bền vững.
Muốn có hạnh phúc vững bền chúng ta phải làm gì ? Phải bết đấu tranh quyết
liệt để giành lấy hạnh phúc cho mình. Hạnh phúc chỉ thực sự đến với chúng ta khi
ta biết đấu tranh giành lấy nó. Đây chính là những bài học thực tế cho tất cả mọi
người.
Trong thực tế cuộc sống hiền lành chăm chỉ, thật thà liệu đã đủ để có hạnh
phúc chưa? Khơn ngoan xảo quyệt liệu có hạnh phúc không ? Từ những câu hỏi
liên hệ với thực tế này giáo viên đã hình thành cho học sinh những phẩm chất cần
thiết của một con người : chăm chỉ, thật thà, nhưng cũng phải khôn ngoan, kiên
quyết dám đấu tranh để giành lấy những gì mà mình xứng đáng được hưởng. Còn
những kẻ lười nhác, xảo quyệt, dối trá trước sau gì cũng bị bại lộ, sống khơng n
ổn và khơng bao giờ có hạnh phúc.
Từ hình tượng cơ Tấm giáo viên hình thành cho học sinh kỹ năng sống:
+ Phải biết lao động để tạo cho mình một cuộc sống vật chất đầy đủ, khơng
gian dối tranh giành với người khác, cướp thành quả của người khác đây là hành
động xấu xa.
+ Biết đấu tranh với cái xấu cái ác trong xã hội không để cái xấu cái ác hoành
hành.
+ Cách đối xử tốt với mọi người xung quanh, đặc biệt là với con của người
khác.
Học truyền cười nhiều bài học được các em tự mình rút ra được. Truyện Tam
Đại Con Gà cười học trò dốt, nhưng đi đâu cũng cho mình là văn hay chữ tốt.
Nhân vật anh học trò thuộc kiểu người dốt nhưng khơng tự biết mình dốt, nhân
vật mang chiếc mặt nạ che giấu sự dốt nát của mình. Anh ta được đặt vào một tình
huống có vấn đề: Trở thành thầy đồ dậy học và tự bộc lộ sự dốt nát đến thảm hại

của mình… Từ câu chuyện này học sinh sẽ rút ra được các kỹ năng sống cho bản

8


thân mình : Sống thật với mình khơng khoe khoang tâng bốc mình, khơng giấu
dốt, phải biết học hỏi bởi chi thức là vô cùng vô tận .
2.3. Cách dạy văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra trong mối quan hệ
giữa con người và xã hội. Văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác. Trong
văn hóa có cả phong tục tập quán, đạo đức và tín ngưỡng, lễ hội pháp luật cùng
hiện diện. Vì vậy để hiểu và dạy tác phẩm văn học dân gian người dạy cũng phải
xuất phát từ phương diện văn hóa mới thấy được cái hay cái đẹp của nó. Định
hướng khai thác văn hóa cho học sinh theo thể loại là điều rất quan trọng. Trên
thực tế mỗi thể loại văn học dân gian có đặc trưng khác nhau cũng như phản ánh
những phương diện văn hóa khác nhau.Truyền thuyết, sử thi, cổ tích thường gắn
với lịch sử tín ngưỡng phong tục. Ca dao gắn với đời sống tâm hồn con người, với
quan niệm đối nhân sự thế. Vì vậy khi khai thác khía cạnh văn hóa có liên quan
đến bài học, giáo viên cần lưu ý các phương diện thể loại. Cụ thể :
- Với sử thi khi dạy cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ vớithời đại
lịch sử, quan niệm thời đại, phong tục tập quán.
- Đối với truyện cổ tích cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với phong
tục, quan niệm nhân sinh, đấu tranh gia cấp, chuẩn mực đạo đức.
- Với ca dao: Cần khai tác tác phẩm trong mối quan hệ với quan niệm đạo
đức, phong tục xã hội, cách ứng sử.
Dạy văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa giáo viên hướng dẫn
học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà: Tìm hiểu chú thích, tìm hiểu phong tục tập
qn, quan niệm truyền thống có liên quan đến tác phẩm văn học dân gian từ đó
giúp học sinh tiếp thu bài tốt . Khâu trên lớp là khâu quan trọng nhất. Khâu này
có thể tiến hành theo trình tự : Giáo viên cho học sinh trình bày kiến thức đã tìm

hiểu, giáo viên bổ sung khắc sâu kiến thức. Khi đi vào tìm hiểu cụ thể tác phẩm
giáo viên có thể dừng lại ở những chi tiết văn hóa đặc sắc để giảng bình cho học
sinh , để học sinh được sống trong khơng gian văn hóa của tác phẩm văn học dân
gian. Khi tổng kết về giá trị tác phẩm giáo viên gắn với giá trị văn hóa để học sinh
9


hiểu sâu hơn về tác phẩm, về nền văn hóa dân tộc. Từ đó giáo viên giáo dục cho
học sinh tinh thần tự hào, ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
Ví dụ : Khi dạy tác phẩm “ Chiến thắng Mtao M xây ” giáo viên cho học
sinh tìm hiểu về văn hóa tây nguyên để hiểu tác phẩm : Sở dĩ sau hôn nhân Đam
Săn phải về nhà vợ ở vì sử thi ra đời trong chế độ mẫu hệ, trong gia đình mẫu hệ,
người phụ nữ là trụ cột gia đình nên người đàn ơng phải về nhà vợ. Hai chị em H
Nhị và HBHị thuộc dòng dõi tù trưởng nên Đam Săn sau khi lấy vợ kế thừa quyền
lực của gia đình vợ và trở thành tù trưởng.
Trong đoạn trích có cảnh sau chiến thắng Đăm Săn kêu gọi tôi tớ nô lệ của
MTao Mxây đi theo mình và mọi người đều đồng ý đi theo Đăm Săn, họ coi Đăm
Săn là tù trưởng của mình, chứ không phải là cảnh đầu rơi máu chảy ,căm hận
phản kháng. Điều này rất khó hiểu đối với học sinh cho nên khi giảng giáo viên
phải lấy quan niệm thời đại lịch sử để lý giải : Thời đại sử thi là thời đại chiến
tranh liên miên nên mỗi cộng đồng người muốn tồn tại và phát triển thì phải có
một người tù trưởng tài giỏi đứng đầu. Người anh hùng này sẽ bảo vệ cộng đồng
trước sự tấn cơng của những cộng đồng dân cư khác, vì thế mà mọi người vui vẻ
mang của cải đi theo Đăm Săn, coi Đăm Săn là tù trưởng của mình.
Phần ăn mừng chiến thắng là chi tiết đậm nét văn hóa Tây Nguyên. Người
Tây Nguyên tin vào ông trời, lễ hội của người Tây Nguyên gồm 2 phần khác nhau:
phần nghi lễ thiêng liêng dành cho thần linh đất trời. Phần hội dành cho con người.
Cho nên mở đầu cảnh ăn mừng chiến thắng, Đăm Săn kêu gọi mọi người chuẩn
bị trâu, bò, lợn, dê, để tế thần linh, cảm tạ thần linh đã phù hộ cho chàng. Và chi
tiết cồng, chiêng, chũm chọe, được lập đi lập lại. Cồng chiêng không chỉ dùng để

tế lễ thần linh trong ngày hội mà cịn thể hiện sự giàu có và hùng mạnh. Cộng
đồng nào nhiều cồng chiêng thì cộng đồng đó hùng mạnh, giàu có. Giàn cồng
chiêng nhà Đăm Săn theo văn hóa Tây Nguyên là biểu hiện cho sự giàu có của
một cộng đồng đang trên đà lớn mạnh .
Hay khi dạy bài “ An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” ở phần tiểu
dẫn giáo viên thường khai thác một số chi tiết có liên quan đến văn hóa để giúp
10


học sinh hiểu tác phẩm. Như chi tiết Thành Cổ Loa ở Đông Anh. Truyền thuyết
kể rằng thành Cổ Loa xưa đắp tới đâu lở tới đó. Chi tiết này được lý giải bằng kỹ
thuật xây thành ngày xưa thấp kém , đất lại nhũn nên thành bị lở. Chi tiết vua lập
đàn trai giới cầu đảo bách thần cũng là chi tiết liên quan đến tín ngưỡng của người
Việt cổ. Người Việt tin tưởng vào thần linh, mỗi khi gặp khó khăn khơng giải
quyết được là lập đàn cúng lễ để cầu xin sự giúp đỡ. Chi tiết quần thể di tích lịch
sử Cổ Loa – Huyện Đơng Anh – Hà Nội nơi đây thờ An Dương Vương và am thờ
Cơng chúa Mị Châu cũng là chi tiết có liên quan đến tín ngưỡng truyền thống của
dân tộc: Tín ngưỡng thờ người anh hùng dân tộc. Đây là nét đẹp trong văn hóa
ứng sử của người Việt, là thái độ thành kính, lịng biết ơn sâu sắc với những người
anh hùng dân tộc.
Trong truyện Tấm Cám có chi tiết ông Bụt. Khi dạy chi tiết này giáo viên
giúp học sinh thấy ơng Bụt trong văn hóa của người Việt được coi nhưng một vị
cứu tinh, là người cầm cán cân công lý, khi cần là xuất hiện giúp đỡ những người
gặp khó khăn bị áp bức bóc lột, đem lại niềm tin và cuộc sống cho con người. Chi
tiết miếng trầu têm cánh phượng giúp nhà Vua nhận ra Tấm đón Tấm về cung.
Đây là chi tiết liên quan đến tập tục ăn trầu của người Việt. Miếng trầu khơng chỉ
dùng trong sinh hoạt mà cịn trong cúng lễ ( Tấm hái cau cúng cha bị dì ghẻ chặt
câu cau). Từ chi tiết miếng trầu học sinh sẽ nhận thấy Tấm là cô gái hiền lành hiếu
thảo với cha mẹ, cô gái khéo léo … đây là những lý do vì sao cơ Tấm lại có sức
sống lâu bền trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

4. Cách thức chuyển thể văn bản
Chuyển thể văn bản là cách mở rộng đào sâu hơn hiểu biết và tình cảm của
học sinh về tác phẩm, đồng thời cũng để hình thành và phát triển năng lực văn
nghệ, tình cảm thẩm mỹ nói chung cho học sinh. Các hình thức có thể sử dụng
như: Ngâm, hát nếu là ca dao, đóng vai nếu là các tác phẩm truyện. Đây là phương
pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày các suy nghĩ cảm nhận và ứng
sử theo một vai nhất định. Học sinh có thể vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện
đã học hoặc chuyển thể thành văn bản kịch. u cầu khi đóng vai: Tình huống
11


đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, chủ đề giáo dục, phù hợp với lứa tuổi,
điều kiện hoàn cảnh lớp học. Dành thời gian hợp lý để các nhóm chuẩn bị đóng
vai. Nên có hóa trang đơn giản để tăng tính hấp hẫn.
Ví dụ : Khi học ca dao giáo viên có thể cho học sinh của mình hát ru, hoặc
hát những bài ca dao quen thuộc điệu cị lả ( Bắc bộ ) Lý cây bơng ( Nam bộ) Lý
cây đa …
Khi học truyện “Tấm Cám”, “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”,
đoạn trích “chiến thắng MTao Mxây” cho học sinh đóng một đoạn trong tác phẩm.
Hình thức chuyển thể văn bản có thể sử dụng ngay trong tiết học nếu là những
bài hát, còn đóng vai dùng trong các buổi sinh hoạt chun mơn.
5. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh
Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp giáo viên nhận rõ trình độ học tập học sinh
để điều chỉnh phương pháp dạy học. Cách thức kiểm tra đánh giá cũng là để tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
Trước khi ĐMKTĐG
- Chưa phát huy được khả
năng thực hành sáng tạo

Sau khi ĐMKTĐG

- Được kiểm tra đủ bốn mức :
nhận biết, thông hiểu, vận
Học sinh
dụng thấp, vận dụng cao.
- Có cơ hội phát huy năng lực
viết văn
- Đánh giá học sinh còn cảm - Kiểm tra chính xác trình độ
tính, thang điểm thiếu cụ thể học sinh, cho điểm cơng bằng,
Giáo viên
chính xác, dễ phát huy tiêu cực phát hiện học sinh giỏi, ngăn
chặn được tiêu cực
- Chưa đánh giá đúng trình độ - Đánh giá đúng trình độ học
học sinh, chưa cơng bằng
sinh
Kết quả
- Đảm bảo cơng bằng giữa các
học sinh
Ví dụ : học bài truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Trước kia giáo viên ra đề : Cảm nhận nhân vật An Dương Vương, hay nhân
vật Mị Châu – Trọng Thủy.

12


Với đề bài này rõ ràng học sinh có thể học thuộc những bài văn mẫu, hay
như một cái máy cảm thụ lại bài giảng của giáo viên. Giáo viên khơng đánh giá
chính xác được học sinh, cịn học sinh thụ động.
Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo viên có thể ra các dạng đề bài khác như :
- Về nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm “ Truyện An Dương Vương
và Mị Châu Trọng Thủy” có ý kiến cho rằng “An Dương Vương là vị Vua anh

minh đức độ, người đã xây dựng lên nhà nước Âu Lạc lẫy lừng trong lịch sử ”.
Lại có ý kiến cho rằng “ An Dương Vương quá chủ quan lơ là mất cảnh giác dẫn
đến nước Âu Lạc bị diệt vong”. Nêu ý kiến của anh chị.
- Theo anh, chị An Dương Vương là người có cơng hay có tội ?
- Theo anh, chị Mị Châu đáng thương hay đáng giận ?
- Theo anh, chị Trọng Thủy là nạn nhân hay thủ phạm ?
Rõ ràng với cách hỏi như thế này học sinh khơng thể như một cái máy viết
ra tồn bộ những hiểu biết của mình về nhân vật mà phải hiểu, cảm nhận, tư duy
để bày tỏ quan điểm của mình về nhân vật. Với hình thức kiểm tra đánh giá mới
học sinh sẽ có hứng thú hơn trong tiếp nhận văn bản và trong học tập.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại.
Cùng với các môn học khác, mơn Ngữ văn đã góp phần khơng nhỏ vào cơng
tác giáo dục đào tạo, tạo nên một thế hệ tương lai năng động sáng tạo có tri thức,
có đạo đức. Tất cả các thầy cô giáo bằng lương tâm nghề nghiệp, và trách nhiệm
của mình đang ngày đêm tìm tịi sáng tạo ra các phương pháp dạy học nhằm phát
huy được tính tích cực chủ động của học sinh để bài giảng của mình đạt hiệu quả
cao, khơi gợi được hứng thú học tập của các em. Song chúng ta đều biết hiệu quả
tác động của một bài văn, một tác phẩm văn chương đến với mỗi học sinh không
phải lúc nào cũng có thể được đo lường ngay tức khắc. Tác động của văn chương
có khi tức khắc, nhưng thường phải có thời gian suy ngẫm thấm nhuần, có khi
càng về sau lại càng sâu sắc bất ngờ. Trên đây là một vài cách thức của tôi khi
dạy chuyên đề “Văn học dân gian” mà tôi đã áp dụng linh hoạt trong từng bài
giảng của mình. Khơng phải bài giảng nào tơi cũng áp dụng tồn bộ những cách
13


thức trên. Tùy vào nội dung của mỗi bài, tùy vào điều kiện của mỗi lớp mà tôi áp
dụng những cách thức phù hợp. Tôi nhận thấy khi đưa vào bài giảng của mình
những cách thức này học sinh rất hứng thú, say mê và tiếp nhận bài một cách nhẹ
nhàng khơng gị bó, khiên cưỡng, thậm chí nhiều học sinh cịn tỏ ra u thích văn

học dân gian, văn hóa dân gian.
Vận dụng cách thức dạy học như trên khi dạy chuyên đề “Văn học dân gian”,
tôi đã đạt được kết quả tốt hơn hẳn so với cách thức dạy truyền thống trước đây.
Cụ thể:
1. Về tri thức:
- Giúp học sinh hiểu hết được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học dân gian
- Cảm nhận được tình cảm và tâm hồn của người lao động xưa trong từng
tác phẩm
- Hiểu thêm về truyền thống văn hóa dân tộc
2. Về kỹ năng:
- Phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, giúp giờ
học thêm sinh động
- Thêm hứng thú với văn học dân gian, khơng cịn cảm thấy ngại và sợ học
mơn học này
- Rèn luyện được năng lực cảm thụ văn học dân gian và các kỹ năng sống
3. Kết quả kiểm tra đánh giá
Năm học
2013 – 2014
2014 – 2015

Lớp
7-10 điểm
5-<7 điểm
10D3
30,2%
55,7%
10B4
55,9%
38,5%
10A2

48,3%
45,9%
10A6
47,5%
44,6%
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

1-<5 điểm
14,1%
5,6%
7,8%
7,9%

Tôi xin cam kết sáng kiến này không sao chép và vi phạm bản quyền
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Sở GD&ĐT
14


15



×