Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.66 KB, 7 trang )

ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI PHẦN VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG
Qua nghiên cứu công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và
tình hình vận dụng trong công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy
len Hà Đông, em xin đưa ra những đề xuất sau:
Một là, phải quản lý tốt chi phí để hạ giá thành sản phẩm, để làm được điều này
cần:
* Tăng cường quản lý để giảm chi phí nguyên vật liệu bằng các biện pháp:
+ Đối với hoá chất thuốc nhuộm, do Nhà máy có thể mua ngay trong nước nên
cần tính toán khối lượng hoá chất thuốc nhuộm dự trữ thích hợp để tránh lãng phí
do hao hụt tự nhiên.

+ Tăng cường công tác thu hồi phế liệu. Đối với bông xơ, len vụn, Nhà máy có
thể gom lại bán cho các cơ sở sản xuất chăn, gối ở làng La Phù cách đó không xa.
Đối với hoá chất thuốc nhuộm, nước nhuộm Nhà máy không còn sử dụng được
nữa do yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm của mình, Nhà máy có thể bán cho các
cơ sở nhuộm có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn.
+ Đề cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng vật tư; Nhà máy
cần có những hình thức thưởng-phạt rõ ràng đối với những người làm tốt và không
làm tốt công tác này.

+ Nhà máy cần kết hợp với Công ty len Việt Nam tiến hành công tác dự báo để
có kế hoạch đối phó với biến động của thị trường. Do nguyên vật liệu chính của
Nhà máy phải nhập từ nước ngoài về, giá cả biến động theo quan hệ cung-cầu hàng
hoá đó trên thị trường thế giới nên nếu không có dự báo tốt sẽ rất dễ gây ra tổn thất
cho Nhà máy, chẳng hạn trong những tháng đầu năm 2003 giá một loạt nguyên vật
liệu tăng dẫn đến Nhà máy luôn bị lỗ (giá thành vượt quá giá bán trong điều kiện
Nhà máy len Hà Đông không thể tăng giá vì len của Trung Quốc hiện đã rẻ hơn len
của Nhà máy 2000 đ/kg, nếu tiếp tục tăng giá nữa thì sản phẩm sản xuất ra sẽ
không thể tiêu thụ được).
* Chú trọng đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Việc đổi mới


máy móc thiết bị là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, khi tiến hành đổi mới
máy móc thiết bị, Nhà máy cần lưu ý:
Thứ nhất, phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, tránh tình trạng nhập công nghệ lạc
hậu.
Thứ hai, phải đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tay nghề của công nhân
để phát huy được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị mới được đầu tư.
Để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, Nhà máy cần một lượng vốn nhất định.
Vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị có thể được huy động nhiều nguồn; do điều
kiện của Nhà máy hiện vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng (chưa có lợi nhuận để
lại để tái đầu tư), Nhà máy có thể sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ để đầu tư đổi mới
máy móc thiết bị, nếu quỹ này không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn, Nhà máy có thể
huy động từ bên ngoài. Hiện Nhà máy đã thanh toán các khoản nợ ngân hàng, nên
có thể vay dài hạn của ngân hàng; ngoài ra, Nhà máy có thể đi thuê những tài sản
cố định này. Cổ phần hoá Nhà máy cũng là một phương thức hay để tạo vốn. Việc
đổi mới máy móc thiết bị giúp cho Nhà máy sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn
với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển mạnh mẽ, đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện
cho Nhà máy tiết kiệm chi phí cho sản phẩm hỏng, tiết kiệm nhân công, nâng cao
năng suất lao động giúp cho Nhà máy thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản
phẩm.
* Cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho (nhất là tồn kho nguyên vật liệu và
thành phẩm) và có biện pháp thu hồi các khoản phải thu (đặc biệt là phải thu khách
hàng và phải thu nội bộ là những khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu).
Hai là, Nhà máy lập kế hoạch, xây dựng dự án khả thi khai thác sử dụng diện
tích đất thừa, chẳng hạn: xây nhà xưởng, nhà kho để cho thuê...
Ba là, Công ty len Việt Nam nên xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Nhà
máy, đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp xác định hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp (vì vốn nhà nước làm mẫu số trong nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn nhà nước giao của doanh nghiệp nhà nước), đồng thời giúp nhà quản lý
tạo cho nhà máy một cơ cấu vốn (nợ-vốn chủ sở hữu) phù hợp.

Bốn là, đơn giản hoá và đẩy nhanh việc xử lý những doanh nghiệp kinh doanh
yếu kém, thua lỗ kéo dài, tập trung vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Công ty
nên tập trung vốn cho các Nhà máy làm ăn có hiệu quả như Nhà máy len Hà
Đông, không nên dùng các nguồn lực của Công ty để duy trì sự tồn tại của các Nhà
máy làm ăn kém, sắp phá sản. Như vậy chẳng những không cứu được các nhà máy
“què quặt” mà ngay những Nhà máy đang làm ăn tốt cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ.
Năm là, chính sách, cơ chế quản lý vốn trong giai đoạn tới phải tạo dựng được
môi trường tài chính bình đẳng, lành mạnh, thông thoáng, ổn định cho doanh
nghiệp, thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp ngang tầm doanh
nghiệp các nước trong khu vực, tạo cơ sở vững chắc cho nền tài chính quốc gia. Cơ
chế tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình thực trạng tài
chính của doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc
phục những khó khăn về tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình vận dụng các chính sách, chế độ phát hiện những điểm bất cập,
Nhà máy cần kiến nghị lên cấp trên điều chỉnh cho phù hợp, chẳng hạn như những
quy định về giới hạn số dư tiền gửi, về mức tín dụng thương mại tối đa trong Quy
chế tài chính Công ty len Việt Nam như đã nêu trên... Phía Công ty len Việt Nam
cần nghiên cứu để điều chỉnh lại một số quy định không hợp lý trong Quy chế tài
chính Công ty. Các cơ quan quản lý cấp trên cũng cần hoàn thiện chế độ, chính
sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo hướng mở rộng hơn
nữa quyền tự chủ về quản lý vốn cho doanh nghiệp, giảm thiểu sự can thiệp của
các đơn vị quản lý cấp trên vào hoạt động kinh doanh, công tác quản lý vốn tại
doanh nghiệp. Đồng thời phải quy định đầy đủ rõ ràng trách nhiệm của người quản
lý doanh nghiệp (mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp phải đi đôi với xác định
cụ thể trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp), cần có chế tài nghiêm khắc
đối với trường hợp người quản lý doanh nghiệp có quyết định đầu tư không hiệu
quả, quản lý và sử dụng tài sản không đúng quy định gây thất thoát vốn. Bên cạnh
đó, một số nội dung giữa các điều trong Luật và Nghị định, Nghị định và Thông tư

hướng dẫn còn chưa nhất quán cũng cần được điều chỉnh:
Luật Nghị định
• Cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng
bán thiết bị, nhà xưởng quan trọng phải
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cho phép (khoản 2-điều 6)
• Cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng
bán, thanh lý toàn bộ dây chuyền sản
xuất chính phải có ý kiến bằng văn bản
của cơ quan quyết định thành lập doanh
nghiệp (điều 17, 18, 19- Sửa đổi)
• Doanh nghiệp phải lập quỹ khấu hao
cơ bản (khoản 1-điều 8)
• Không quy định việc lập quỹ khấu
hao cơ bản
• Chia lợi nhuận theo cổ phần (khoản
1-điều 8)
• Không quy định chia lợi nhuận theo
cổ phần
Nghị định Thông tư
• Chỉ quy định: khi thanh lý các loại
tài sản quan trọng phải có sự đồng ý của
cơ quan quyết định thành lập doanh
nghiệp và cơ quan tài chính
• Ngoài quy định có sự đồng ý của cơ
quan quyết định thành lập doanh nghiệp
và cơ quan tài chính còn quy định khi
thanh lý phải có đại diện của hai cơ
quan này
• Không quy định các khoản chi sai về

tiền lương, hội họp, tiếp khách phải thu
hồi nộp ngân sách
• Quy định phải thu hồi nộp ngân sách
các khoản chi sai này. Nguồn chi sai
phải bồi thường
Sáu là, thực hiện cơ chế kiểm toán đối với các doanh nghiệp. Thực hiện triệt để
cơ chế công khai hoá tài chính doanh nghiệp và vấn đề dân chủ hoá trong doanh
nghiệp nhà nước. Qua đó xác định xem doanh nghiệp có nghiêm túc thực hiện các
quy định quản lý hay không, kịp thời phát hiện sai phạm để có biện pháp xử lý.
Bảy là, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý các cấp
để họ có thêm điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tám là, nghiên cứu tổ chức hệ thống thông tin về hoạt động kinh doanh, tình
hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nắm bắt, phát hiện kịp thời những khó khăn
về công tác quản lý vốn của doanh nghiệp, dự báo đúng đắn khả năng phát triển
của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đồng thời tăng cường
biện pháp và công cụ kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh, tình hình quản lý
vốn tại các doanh nghiệp nhằm hướng các doanh nghiệp phát triển đúng đắn, ngăn
chặn các hoạt động tiêu cực.
Chín là, nên thực hiện cổ phần hoá Nhà máy nhằm mục tiêu:
+ Tạo điều kiện cơ cấu lại Nhà máy len Hà Đông, nâng cao hiệu quả kinh doanh
và sức cạnh tranh của Nhà máy;
+ Bảo đảm việc làm cho người lao động; thay đổi phương thức quản lý doanh
nghiệp, tạo động lực để phát huy quyền làm chủ của người lao động; sử dụng có
hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng để đầu tư phát tríển sản
xuất - kinh doanh;
+ Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước; đảm
bảo lợi ích chung của cả Nhà nước và người lao động.

Công ty len Việt Nam lúc đó có thể trở thành một cổ đông của Nhà máy và quản
lý phần vốn nhà nước đầu tư vào Nhà máy với tư cách của một cổ đông. Điều này

sẽ đảm bảo cho Nhà máy thực sự có quyền chủ động kinh doanh, tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về tài chính trong cơ chế thị trường.

×