Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn cụm công nghiệp huyện thái thụy tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 121 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM NGỌC THỤY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN CỤM CÔNG NGHIỆP
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM NGỌC THỤY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN CỤM CÔNG NGHIỆP
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thị
Tuyết Oanh.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được công bố trong các luận văn khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Thụy

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sau đại
học, khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ và chỉ dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo
PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, người hướng dẫn khoa học, đã chu đáo, tận tình
hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Tơi chân thành cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thái
Bình, các đồng chí lãnh đạo và chun viên các phịng ban chun mơn của Sở Giáo
dục và Đào tạo Thái Bình, các đồng chí lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và các em học
sinh trường trung học phổ thông Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong q trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành đề tài của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Thụy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...... iv
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...........................................................................3

4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .....................5
1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề.....................................................................5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 5
1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................................8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ....................................................................................8
1.2.2. Giáo dục .............................................................................................................11
1.2.3. Hướng nghiệp ....................................................................................................11
1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp ......................................................................................13
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ........................................................14
1.3. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ......................16
1.3.1. Đặc điểm của học sinh THPT ............................................................................16
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
trường THPT ...............................................................................................................17
1.3.3. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông ..................................21

iii


1.3.4. Nguyên tắc và các con đường giáo dục hướng nghiệp ......................................22
1.4. Quản lý hoạt động GDHN ở trường trung học phổ thơng ....................................24
1.4.1. Vị trí, vai trị của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông .....................................................................................................24
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng ở trường phổ thông ...............26
1.5. Đặc điểm của hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT trên địa bàn cụm

công nghiệp. ................................................................................................................28
1.5.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội, giáo dục của khu công nghiệp ...................................28
1.5.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên
địa bàn cụm công nghiệp ............................................................................................. 29
Kết luận chương 1 ........................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN CỤM CƠNG NGHIỆP HUYỆN
THÁI THỤY, THÁI BÌNH .......................................................................................32
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Thái Thụy...............32
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay ...............32
2.1.2. Tình hình giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn cụm công nghiệp huyện
Thái Thụy .....................................................................................................................33
2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường
THPT trên địa bàn khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .....................41
2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .......................................................................41
2.2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT trên địa bàn
khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ....................................................42
2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT trên địa
bàn khu cơng nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .............................................53
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong
trường THPT trên địa bàn khu cơng nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .........62
2.3.1. Mặt mạnh ...........................................................................................................62
2.3.2. Hạn chế ..............................................................................................................63
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................................64
Kết luận chương 2 ........................................................................................................66

iv


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG

NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN
THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH ...........................................................................67
3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................67
3.1.1. Những định hướng ............................................................................................. 67
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................68
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trong
trường THPT trên địa bàn khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .........70
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên, học
sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh .....70
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giáo dục hướng
nghiệp cho cán bộ giáo viên nhà trường ......................................................................74
3.2.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội tham gia giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh .......................................................................................... 75
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động tư vấn
hướng nghiệp ...............................................................................................................77
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục
hướng nghiệp thông qua việc xây dựng tiêu chí thi đua trong giáo viên nhà trường .........78
3.2.6. Biện pháp 6. Tổ chức các hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tế của
địa phương có khu cơng nghiệp. ..................................................................................81
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................83
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........................84
3.3.1. Khái quát quá trình khảo sát ..............................................................................84
3.3.2. Kết quả khảo sát .................................................................................................85
Kết luận chương 3 ........................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................88
1. Kết luận ....................................................................................................................88
2. Khuyến nghị .............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
PHỤ LỤC


v


BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


: Cao đẳng

CMHS

: Cha mẹ học sinh

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐH

: Đại học

ĐKDT

: Đăng ký dự thi

GD & ĐT


: Giáo dục và Đào tạo

GDHN

: Giáo dục hướng nghiệp

GDLĐ

: Giáo dục lao động

GDPT

: Giáo dục phổ thông

GDTX

: Giáo dục thường xuyên

GV

: Giáo viên

GVBM

: Giáo viên bộ môn

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm




: Hoạt động

HĐNK

: Hoạt động ngoại khóa

HS

: Học sinh

KHCN

: Khoa học cơng nghệ

KTTH

: Kỹ thuật tổng hợp

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

QLGD

: Quản lý giáo dục

QLNT


: Quản lý nhà trường

SHHN

: Sinh hoạt hướng nghiệp

SL/TS

: Số lượng/Tổng số

TB

: Trung bình

TCCN

: Trung cấp chuyên nghiệp

iv


TCN

: Trung cấp nghề

THCS

: Trung học cơ sở

THPT


: Trung học phổ thông

TL

: Tỉ lệ

TN

: Tốt nghiệp

TNCS

: Thanh niên cộng sản

TS

: Tiến sĩ

TVHN

: Tư vấn hướng nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

(World - Trade - Organization)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.a. Thống kê hạnh kiểm của học sinh năm học 2014-2015 .................. 34
Bảng 2.1.b. Thống kê học lực của học sinh năm học 2014-2015 ....................... 34
Bảng 2.2. Bảng thống kê điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 trong 5 năm ................ 35
Bảng 2.3. Bảng thống kê chất lượng giáo dục 3 năm học gần đây ..................... 35
Bảng 2.4. Cơ cấu đội ngũ biên chế có mặt tính đến 31/12/2015 ........................ 37
Bảng 2.5. Bảng thống kê chất lượng đội ngũ năm học 2015-2016 .................... 39
Bảng 2.6. thống kê tỷ lệ thi ĐH, CĐ, TCCN năm học 20154-2015 ................... 40
Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh .................... 45
Bảng 2.8: Đánh giá của học sinh về các hình thức tổ chức GDHN .................... 47
Bảng 2.9: Nhận xét của học sinh về mức độ tham gia của đội ngũ thực hiện
GDHN trong nhà trường .................................................................. 50
Bảng 2.10: Đánh giá của cán bộ, giáo viên về hiện trạng cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ GDHN .................................................................... 52
Bảng 2.9: Nhận xét của học sinh về mức độ tham gia của đội ngũ thực hiện giáo
dục hướng nghiệp trong nhà trường ................................................. 55
Bảng 2.12. Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh ........................................................................................... 57
Bảng 2.13: Đánh giá của CB, GV về hoạt động kiểm tra công tác giáo dục hướng
nghiệp của BGH nhà trường............................................................. 59
Bảng 2.14: Đánh giá của giáo viên về quản lý cơng tác xã hội hóa GDHN ....... 61
Bảng 3.1: Bảng biểu thể hiện mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đưa
ra trong đề tài .................................................................................. 85

v



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ............86
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ...................................................10
Sơ đồ 1.2. Các thành tố của quản lý HĐGDHN .......................................................... 14
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ của nội dung GDHN.............................................................. 19
Sơ đồ 1.4. Nội dung HĐ GDHN ..................................................................................20
Sơ đồ 1.5. Mối quan hệ giữa GDLĐ, GDHN, giáo dục KTTH ...................................23

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chỉ đạo hiện nay, Đảng ta đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của
công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cơng cuộc Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, điều đó được thể hiện cụ thể trong Nghị Quyết 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà. Quan điểm chỉ đạo có nêu: "Phát triển giáo dục
và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học..."[24, tr.9]. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu của công cuộc đổi mới là:
"Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân,phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống,..." [24, tr.10]. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng cũng
nêu rõ: "Giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy dự phát

triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ
bản để tăng trưởng kinh tế, xã hội nhanh chóng và bền vững" [21, tr.9].
Trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay thì mục tiêu của "Giáo dục
hướng nghiệp" là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học
sinh, giúp cho các em hiểu về mình, hiểu yêu cầu của nghề nghiệp trên cơ sở đó các
em có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân trong việc chọn ngành, chọn nghề.
Thái Thụy là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, dân số đông, vài năm
về trước điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với vị trí chiến
lược của mình: có cảng biển Diêm Điền, có lực lược lao động dồi dào... vì thế đã
được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều dự án, nhà máy , xí nghiệp,
trong đó tiêu biểu là nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc, nhà máy hóa chất Thái Thọ, xây
dựng và phát triển cảng biển Diêm Điền...
Nhờ có những dự án đó mà từ một miền quê nghèo, thuần nơng, Thái Thụy
đã dần chuyển mình trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển, đời sống

1


người dân dần được cải thiện, cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển dần từ chỗ tỉ trọng
nơng nghiệp cịn cao trong những năm trước nay chỉ còn 33,6%, tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng là 32,8%/ và dịch vụ là 33,6%, (theo Nghị quyết ĐH Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2015-2020).
Kinh tế phát triển, dịch vụ ra đời tạo ra hàng nghìn việc làm. Tuy vậy, do cơng
tác hướng nghiệp cịn nhiều bất cập nên lao động tại địa phương không đáp ứng được
yêu cầu, một phần do không được đào tạo hoặc đào tạo khơng đúng chun ngành,
cịn lại phần lớn là do trình độ, năng lực sau khi đào tạo khơng đáp ứng được u cầu
của cơng việc. Chính vì lý do đó mà trong khi lao động tại q hương thất nghiệp cao
thì các nhà máy, xí nghiệp lại phải tuyển công nhân từ các địa phương khác, thậm trí
nhiều cơng nhân được tuyển dụng từ nước ngồi. Hàng nghìn lao động từ các nơi đổ
về tạo nên những biến động mạnh mẽ trong đời sống, từ đó dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ

lao động tại địa phương thất nghiệp, công ăn việc làm không ổn định, kinh tế địa
phương phát triển khơng tồn diện, tình hình xã hội có những diễn biến phức tạp.
Thực tế đó đã đòi hỏi nhà trường, các nhà quản lý giáo dục huyện Thái Thụy phải
đẩy mạnh các hoạt động quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Có thể nói đây
đang là vấn đề có tính cấp thiết khi một bộ phận khơng nhỏ học sinh khơng có định
hướng và hiểu biết nghề nghiệp ở mức cần thiết, từ đó dẫn đến lựa chọn khơng đúng sở
trường, khơng đáp ứng được nhu cầu của xã hội làm gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Để đánh giá đúng thực trạng, đề ra giải pháp phù hợp đang là vấn đề cấp thiết
giúp nhà trường nâng cao hiệu quả của việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn cụm công nghiệp huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn cụm công nghiệp
huyện TháiThụy, Thái Bình nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh THPT, giúp học sinh chọn nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.

2


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT trên địa bàn
cụm công nghiệp huyện Thái Thụy còn nhiều vấn đề bất cập, tỷ lệ học sinh hồn

thành cấp học phổ thơng vẫn lúng túng trong lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn
không đúng năng lực, sở trường khá phổ biến dẫn đến không đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn đặt ra. Nếu đề tài nghiên cứu tìm hiểu đúng nguyên nhân và đề ra
giải pháp phù hợp, được áp dụng rộng rãi thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn
cụm cơng nghiệp huyện Thái Thụy, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh khu vực này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường
THPT trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường
THPT trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể điều tra: 60 giáo viên, 400 học sinh khối 12, 300 học sinh khối 11
trong trường phổ thông trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy.
- Địa bàn: trường THPT Thái Phúc, THPT Thái Ninh trên địa bàn cụm công
nghiệp huyện Thái Thụy.

3


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận từ các tài liệu, văn bản,
nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và
Đào tạo Thái Bình và các cơng trình khoa học có liên quan.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên cũng như các cán bộ cong tác trong
lĩnh vực hướng nghiệp, dạy nghề trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thu thập các thông tin cần thiết bằng cách phát phiếu hỏi cho các đối tượng là
cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của các trường THPT trên địa bàn cụm cơng
nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Tập trung quan sát những buổi giáo dục hướng nghiệp được tổ chức cho học sinh
các trường THPT trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
7.2.4. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
Thơng qua các cuộc đàm thoại, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý, giáo viên và
học sinh để nắm bắt được những thông tin cần thiết liên quan đến công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp thống kê tốn học
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận
văn được thể hiện qua 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu
trưởng trường THPT trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ
thông trên địa bàn khu công nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình.
4


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngồi
Các nhà nghiên cứu khoa học, sư phạm trên thế giới đã chỉ ra rằng: Lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển trên thế giới cho thấy, đầu tư phát
triển giáo dục là con đường ngắn nhất để đi tới sự phát triển nền kinh tế - xã hội, sự
phát triển về khoa học, cơng nghệ. Trong đó, để đảm bảo cuộc sống, con người đã
phát triển xã hội thông qua lao động sản xuất, dịch vụ ở nhiều ngành khác nhau, dưới
sự phân công lao động của xã hội để làm ra nhiều của cải, vật chất, tinh thần nhằm
sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều cơng đoạn, nhiều chi
tiết, cần nhiều người thực hiện. Có hai loại phân cơng lao động, thứ nhất là phân công
lao động cá biệt, là chun mơn hóa từng cơng đoạn của q trình sản xuất trong từng
cơng ty, xí nghiệp …; thứ hai là phân cơng lao động xã hội, là chun mơn hóa từng
ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong
giáo dục, sự chun mơn hóa giúp cho kết quả đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao hon, đồng thời phân chia nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường lao động,
phân bố hợp lý nguồn nhân lực cho tất cả các ngành nghề sẽ giúp xã hội giải quyết
được nhu cầu việc làm của con người. Chính vì vậy, GDHN đã được các nước quan
tâm đặc biệt, coi đó là chìa khóa để giải quyết nhu cầu việc làm của con người. Đã có
nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm nghiên cứu về mảng đề tài GDHN để xác định
đúng ý nghĩa, lợi ích của GDHN mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Karl Marx đã khẳng định việc chọn nghề là một việc rất quan trọng trong cuộc
sống của mỗi con người: “Nếu ta chọn nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều
hơn cho nhân loại thì ta sẽ khơng cịng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự
hy sinh cho mọi người, khi đó ta tìm thấy một niềm vui khơng phải là tội nghiệp, thiển
cận, ích kỷ, mà hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, những việc làm
của chúng ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi có hiệu quả và trên thi hài
của chúng ta sẽ giữ những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý ”.
[32, tr.52].


5


Chức năng của GD& ĐT không chỉ là chuyển giao tri thức của nhân loại từ thế
hệ này sang thế hệ khác, mà còn đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nguồn nhân
lực ngày nay được hiểu là “nhân cách - sức lao động” hay còn hiểu là con người đủ
các yếu tố: Hành vi cộng thêm với Bàn tay, trái tim, trí tuệ. Để đạt đuợc điều đó thì
GD&ĐT khơng thể thiếu q trình GDHN. Vào những năm đầu của thế kỉ XX các
nhà nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Liên xơ đã thành lập các nhóm công tác hướng
nghiệp, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, họ đã tư vấn cho thanh niên ở đó chọn
được những nghề thích hợp với khả năng của bản thân và các nghề đang có nhu cầu
tuyển dụng trong xã hội.
Trên thế giới, năm 1849 lần đầu tiên tại Pháp, người ta xuất bản quyển sách
“Hướng dẫn chọn nghề” ngay lập tức được đơng đảo độc giả đón đọc, cho ta thấy
GDHN là một vấn đề không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển.
Vào những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XX, V.I.Lenin đã yêu cầu các
cơ sở giáo dục tồn Liên bang Xơ Viết cho học sinh phổ thông làm quen với lao
động, khoa học kỹ thuật tại các nhà máy, xí nghiệp. Quan điểm của V.I.Lenin đã
được nhà khoa học Crupxkaia làm sáng tỏ bằng thực tiễn trong bài viết “Chọn nghề”
năm 1929. Crupxkaia đã chỉ rõ ý nghĩa quan trọng, sự cần thiết của GDHN trong việc
giúp thanh niên xác định được phương hướng chọn nghề có hiệu quả, phù hợp điều
kiện và năng lực của bản thân.
1.1.2. Ở Việt Nam
Giáo dục hướng nghiệp ở nước ta được nghiên cứu và phát triển từ đầu những
năm 80 của thế kỷ XX. Quyết định 126/CP, ngày 13/9/1981 về "Công tác hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh cấp phổ thơng tốt
nghiệp ra trường" của chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của công
tác hướng nghiệp, nhất là học sinh phổ thông.
So với các nước trên thế giới, GDHN ở Việt Nam cịn mới mẻ nhất là GDHN

cho học sinh THPT. Nó mới mẻ cả về lý thuyết lẫn hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên để
chuẩn bị cho CNH-HĐH đất nước, ngày 13/9/1981 Chính phủ đã ký quyết định số
126/CP: “Về cơng tác huớng nghiệp trong trưng trung học phổ thông và việc sử dụng
hợp lý học sinh cấp phổ thông tốt nghiệp ra trường”. Năm 2001 nghị quyết số 40 của

6


Quốc hội khóa X, chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, các văn kiện đại hội
Đảng lại một lần nữa nhấn mạnh đến việc GDHN cho học sinh trung học phổ thông
(THPT) nhưng vẫn chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức vì họ chưa thấy rõ
được tầm quan trọng của GDHN. Vì thế GDHN ở nước ta còn nhiều hạn chế cho nên
chỉ thị số 2737/CT - Bộ GD& ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo
dục trung học, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013
lại một lần nữa nhắc nhở các sở GD& ĐT: “Triển khai thực hiện chỉ thị số 10-CT-TW
ngày 05/12/2011 của Bộ chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố
kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh
sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn...” [10, tr.10]; “ Tiếp tục thực hiện
mở rộng quy mơ; đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo, các hệ
đào tạo và các loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp; Đẩy mạnh công tác truyền
thông; thực hiện các giải pháp phân luồng để tăng tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở
vào học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Tăng cường các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo, chú trọng quy hoạch và phát triển nhân lực trong các cơ sở giáo
dục trung cấp chuyên nghiệp. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Chiến
luợc phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 .…”[10, tr.11].
Những vấn đề GDHN ở trường THPT đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
nghiên cứu và đề cập tới ở nhiều góc độ khác nhau như: Phạm Tất Dong [17], Nguyễn
Văn Hộ [27, 28], Trần Khánh Đức [25], Hà Thế Truyền [51, 52], Đặng Danh Ánh [1, 2],
Nguyễn Viết Sự [47, 48], Nguyễn Đức Trí [50], Nguyễn Bá Minh [40], Nguyễn Văn Lê
- Hà Thế Truyền - Bùi Văn Quân [37], Nguyễn Trọng Bảo [6], Phạm Huy Thụ [53],

Đặng Thị Thanh Huyền [29]. Nhìn chung các cơng trình của các tác giả đều tập trung
vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp với mục đích, ý
nghĩa, nội dung, hình thức tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Theo tác giả Nguyễn Trọng Bảo: “Vấn đề GDHN vừa là một vấn đề cơ bản,
vừa là một vấn đề cấp bách của nhà trường phổ thơng ngày nay” và để làm tốt thì
“GDHN phải được quán triệt trong mọi hoạt động của nhà trường. Đó khơng chỉ là
nhiệm vụ của riêng nhà trường, của ngành giáo dục, mà là nhiệm vụ của tất cả các
cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất và của toàn xã hội”[6, tr.13, 35].

7


Theo tác giả Phạm Huy Thụ:“Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông yêu
cầu cao về sự phù hợp nghề của con người, ln ln tính đến sự phát triển nhân cách
và sự tiến bộ nghề nghiệp của người lao động. Tinh thần nhân đạo được quán triệt trong
nội dung hướng dẫn chọn nghề, trong tư vấn nghề nghiệp…Mặt khác cơng tác hướng
nghiệp lại phải bảo đảm quyền bình đẳng chọn nghề của mỗi trẻ em” [53, tr.9].
Có thể nói, GDHN đã trở thành vấn đề xã hội mang tính cấp thiết nhưng các
cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông ở trong nước cũng như ở nước ngồi cịn ít, chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết
từng vấn đề. Tuy vậy các cơng trình đó rất có giá trị về mặt phương pháp luận và cơ
sở lý luận giúp ích cho việc thực hiện đề tài này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
Có nhiều khái niệm về quản lý, tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau nên ta
xem xét khái niệm của một số tác giả.
Tác giả Đặng Quốc Bảo đưa ra khái niệm: "Quản lý là quá trình tác động gây
ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu
chung"[3, tr.17].
Theo Paul Hersay và Blanc Hard: "Quản lý là quá trình cùng làm việc thơng

qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích
tổ chức"[43, tr.12].
Từ các khái niệm trên, ta thấy, quá trình tác động của chủ thể lên khách thể
nhằm hướng khách thể đến các mục đích mà chủ thể đã định hướng thông qua các
biện pháp, cách thức phù hợp với quy luật vận động, phát triển của ý thức, của vật
chất, của xã hội. Vậy ta có thể hiểu quản lý như sau: Quản lý là sự tác động hợp với
quy luật của chủ thể quản lý, để điều khiển, hướng dẫn các hành vi, hoạt động của họ,
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

8


* Chức năng quản lý:
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chun biệt, thơng qua đó
chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất
định. Khái niệm chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiện, phân cơng và hợp tác
lao động trong q trình sản xuất, nó gồm bốn chức năng: kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.
1) Chức năng hoạch định (lập kế hoạch): Là chức năng quan trọng nhất trong
các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động
trong tương lai của tổ chức. Xét về bản chất, hoạch định là một hoạt động chủ quan,
có ý thức, có tổ chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật
khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự, cách thức tiến
hành trong hoạt động của một tổ chức.
2) Chức năng tổ chức: Là hoạt động quản lý nhằm thiết lập một hệ thống các
vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể phối hợp
với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.
3) Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ
chức; theo sát hoạt động của bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh công việc nhịp nhàng;
động viên, khuyến khích, khen thưởng người lao động nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

4) Chức năng kiểm tra: Là quá trình theo dõi, giám sát, đo lường, đánh giá
diễn biến và kết quả đạt được của các hoạt động, đồng thời tiến hành các biện pháp
sửa chữa, uốn nắn, khắc phục những sai lệch cần thiết. Đó cũng là quá trình tự điều
chỉnh của tổ chức.
Chủ thể quản lý thực hiện các chức năng trên liên tục, đan xen, bổ sung cho
nhau, phối hợp với nhau tạo thành một quy trình quản lý. Người quản lý muốn thực
hiện các chức năng quản lý thì cần phải có thơng tin. Do đó, trong q trình quản lý,
thơng tin đóng một vai trị hết sức quan trọng, nó tạo nên mối liên kết giữa chủ thể và
khách thể quản lý. Thông tin là bước khởi đầu của quản lý, khơng có thơng tin thì
người quản lý khơng thể lập được kế hoạch. Thơng tin có vai trị đặc biệt quan trọng,
nó có thể coi là một chức năng của quản lý, thiếu thơng tin thì khơng thể thực hiện
được bất cứ chức năng nào của quản lý.

9


Ta có thể hình dung vai trị của thơng tin bằng hệ thống sơ đồ sau:
Lập

Tổ chức

kế hoạch

thực hiện
Thông tin
quản lý
Chỉ đạo

Kiểm tra


thực hiện
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
Để tìm hiểu quản lý giáo dục là gì, ta nhìn nhận từ quan điểm của các nhà khoa
học đã nghiên cứu từ trước về khái niệm quản lý giáo dục.
Theo P.V Khuđôminxki(nhà lý luận thời Xơ Viết): "QLGD là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc
giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài
hòa cho họ" [45, tr.50].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: "QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối
hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển
của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo
dục không chỉ giới hạn cho thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên QLGD được hiểu
là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân" [3, tr.31].
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể khái quát rằng: QLGD là sự điều
hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo
thế hệ trẻ nói riêng và cho mọi người theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống
giáo dục, con người giữ vai trò chủ đạo, trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa
là chủ thể, vừa là khách thể quản lý, mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều hướng
vào đào tạo nhân cách cho người học, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất
trong QLGD.

10


1.2.2. Giáo dục
Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm
của lịch sử phát triển loài người.
Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để
hình thành cho họ những phẩm chất, nhân cách.

Về mặt phạm vi, khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khác nhau:
- Ở cấp độ rộng nhất, giáo dục được hiểu đó là q trình xã hội hóa con người.
Q trình xã hội hóa con người là q trình hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của
tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và khơng có ý thức của cuộc sống, của
toàn xã hội đối với các cá nhân.
- Ở cấp độ thứ hai, giáo dục có thể hiểu là giáo dục xã hội, đó là hoạt động có
mục đích của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch
đến con người để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.
- Ở cấp độ thứ ba, giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm
là q trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của
các nhà sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát
triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Ở cấp độ này, giáo dục bao
gồm Quá trình dạy học và Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp.
- Ở cấp độ thứ tư, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành
những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu.
1.2.3. Hướng nghiệp
Theo từng cách tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra các khái niệm khác nhau
về hướng nghiệp, ta xem xét một số khái niệm cơ bản sau:
- Về phương diện giáo dục: Hướng nghiệp như một hệ thống tác động giúp thế
hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề, hệ thống này điều chỉnh sự lựa chọn
nghề của học sinh cho phù hợp với những yêu cầu của sự phận cơng lao động xã hội,
có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân.
- Về phương diện tâm lý học: Hướng nghiệp được coi như một quá trình chuẩn
bị tâm lý cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào hoạt động nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó
chính là tâm thế lao động - một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động,
để họ u thích nghề nghiệp, gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, đảm bảo
thích ứng năng lực của bản thân.

11



- Về phương diện kinh tế học: Hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những
biện pháp dẫn dắt tổ chức thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp, nhằm sử
dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích
cực vào q trình phấn đấu, nâng cao năng suất lao động xã hội nhằm tạo ra nhiều
của cải hơn cho xã hội, sao cho sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích về mặt giá trị.
- Về phương diện lao động: Hướng nghiệp là hình thức giám định lao động có
tính chuẩn đốn. Đó là q trình xác lập sự phù hợp nghề của từng người cụ thể, trên
cơ sở xác định sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm-sinh lý của người học với
những yêu cầu của một nghề nào đó, đối với người lao động.
Về phương diện của trường phổ thông: Hướng nghiệp vừa là hoạt động dạy
của thầy, vừa là hoạt động học của trị. Như vậy có nghĩa là trong công tác hướng
nghiệp, giáo viên là người tổ chức, người hướng dẫn, còn học sinh là người chủ động
tham gia vào hoạt động để tiếp cận với hệ thống nghề nghiệp. Kết quả cuối cùng của
quá trình hướng nghiệp là sự lự quyết định của học sinh trong việc lựa chọn nghề
nghiệp cho tương lai. Như vậy, hướng nghiệp là quá trình hướng dẫn chọn nghề, quá
trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất trong xã hội.
Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và
xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế
hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát
triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân.
Theo tài liệu hướng nghiệp của Australia thì "GDHN liên quan đến sự phát
triển kiến thức, kỹ năng và thái độ thông qua một chương trình hoạch định sẵn và sẽ
giúp học sinh có quyết định về sự lựa chọn nghề trong trường học sau khi tốt nghiệp,
giúp học sinh làm việc có hiệu quả hơn" [dẫn theo 37, tr.23].
Ngoài ra, nhiều khái niệm về hướng nghiệp khác nhau được đưa ra: Hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển
nguồn nhân lực. Trên bình diện cá nhân, hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp dựa
trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác
để giúp học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, đồng thời thỏa mãn tối

đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm lý, sinh lý cá
nhân dể họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến thật nhiều cho
xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

12


Trên bình diện vĩ mơ, hướng nghiệp góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước để phục cụ cho việc phát
triển kinh tế, xã hội, mang lại phồn vinh cho đất nước.
Như vậy, thực chất HĐ GDHN trong trường phổ thơng là nhằm thực hiện
nhiệm vụ hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, trên cơ sở điều chỉnh động
cơ hứng thú nghề nghiệp, chuẩn bị cho học sinh có ý thức chọn nghề đảm bảo năng
suất và hiệu quả lao động cao, mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội. Từ đó tư
vấn giúp học sinh chọn nghề thích hợp.
1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp
Có nhiều nhiều khái niệm về giáo dục hướng nghiệp, tuy vậy các khái niệm về
cơ bản đều xác định đều xác định giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện
pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh ngay từ khi còn học ở trường phổ thơng
cần sớm có ý thức lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân và
nhu cầu của xã hội.
Theo tác giả Đặng Danh Ánh, giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động của tập
thể sư phạm, của các cán bộ, cơ quan, nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục
đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn với năng lực, thể lực và tâm lý của cá nhân
với nhu cầu kinh tế xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành quá
trình giáo dục - học tập trong nhà trường.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng, giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động định
hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp học sinh chọn một
nghề phù hợp với hứng thú năng lực cá nhân và yêu cầu xã hội
Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia

đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng để họ
có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất và cuộc sống. Giáo dục
hướng nghiệp góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời góp
phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân cơng lao
động trong xã hội. Có thể nói ngắn gọn, giáo dục hướng nghiệp là hướng dẫn cho học
sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sớm có ý thức về một nghề mà sau này
các em chọn.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thơng với mục đích chủ
yếu là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và
hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề mà các
13


thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề của
mỗi cá nhân. Đây là công việc của tập thể sư phạm nhà trường, nhằm giúp học sinh
lựa chọn nghề một cách có ý thức trên cơ sở hiểu biết về sự phát triển kinh tế-văn
hóa-xã hội, về các hoạt động. Thơng qua giáo dục hướng nghiệp góp phần giáo dục
thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp, cho học sinh làm quen với một
số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu
năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng
dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất, động viên học sinh đi vào
những nghề, những nơi đang cần.
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một nội dung của quản lý trường
học, là hệ thống những tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông.
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp gồm các thành tố cơ bản sau:


PHƯƠNG PHÁP QLGDHN

ĐỐI TƯỢNG
QLGDHN

CHỦ THỂ
QLGDHN

MỤC TIÊU
HĐGDHN

CÔNG CỤ QLGDHN

Sơ đồ 1.2. Các thành tố của quản lý HĐGDHN
Mục tiêu chung của GDHN là chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lý, tri
thức, kỹ năng để học có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất và
cuộc sống; góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời góp

14


×