Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Mối quan hệ qua lại giữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp ngước ngoài FDI và phát triển bền vững của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA VIỆT NAM

NGÀNH KINH TẾ HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62.31.01.06



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Mối quan hệ qua lại giữa nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển bền vững của Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn
trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả Luận án

Cao Thị Hồng Vinh


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thành Luận án này, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ, và giúp đỡ hết sức nhiệt tình và q báu từ các thầy
cơ giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi
xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Đầu tư và Chuyển giao cơng nghệ và các phịng ban
khác như Phòng Quản lý Khoa học, Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế - Trường Đại
học Ngoại thương. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS, TS Vũ
Thị Kim Oanh và TS Nguyễn Thị Việt Hoa, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và ủng hộ

tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành Luận án. Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình nghiên cứu và hồn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả Luận án

Cao Thị Hồng Vinh


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .................................................................. vii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH .................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ...................................................................... ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI MỐI
QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ........................................................................................................................... 7
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 7

1.1.1 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ............................... 7
1.1.2 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và xã hội................................................... 11
1.1.3 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và môi trường .......................................... 15
1.1.4 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và phát triển bền vững ............................. 19
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 21
1.2.1 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ............................. 21
1.2.2 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và xã hội................................................... 23
1.2.3 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và môi trường .......................................... 26
1.2.4 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và phát triển bền vững ............................. 27
1.3 Đánh giá chung về các cơng trình cơng bố liên quan tới mối quan hệ giữa FDI
và phát triển bền vững và khoảng trống nghiên cứu ............................................. 29
1.3.1 Đánh giá chung về các cơng trình đã cơng bố liên quan tới mối quan hệ giữa
FDI và phát triển bền vững..................................................................................... 29
1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 31


iv
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................ 32
2.1 Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững ..... 32
2.1.1 Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................... 32
2.1.2 Khái quát chung về phát triển bền vững ........................................................ 36
2.2 Các kênh truyền dẫn tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển
bền vững ..................................................................................................................... 45
2.2.1 Các kênh truyền dẫn tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ...................................................................................................................... 46
2.2.2 Các kênh truyền dẫn tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xã hội ... 51
2.2.3 Các kênh truyền dẫn tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi tới mơi trường
................................................................................................................................. 54
2.3 Các kênh truyền dẫn tác động của phát triển bền vững tới đầu tư trực tiếp

nước ngoài .................................................................................................................. 58
2.3.1 Các kênh truyền dẫn tác động của tăng trưởng kinh tế tới đầu tư trực tiếp nước
ngoài ....................................................................................................................... 58
2.3.2 Các kênh truyền dẫn tác động của xã hội tới đầu tư trực tiếp nước ngoài ... 61
2.3.3 Các kênh truyền dẫn tác động của mơi trường tới đầu tư trực tiếp nước ngồi
................................................................................................................................. 62
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM .................... 65
3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững của Việt Nam
..................................................................................................................................... 65
3.1.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.................................. 65
3.1.2 Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam .................................................. 67
3.2 Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển bền vững
..................................................................................................................................... 77
3.2.1 Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế
................................................................................................................................. 77
3.2.2 Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xã hội .................. 83
3.2.3 Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi tới mơi trường .......... 91


v
3.3 Thực trạng tác động của phát triển bền vững tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
..................................................................................................................................... 97
3.3.1 Thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
................................................................................................................................. 97
3.3.2 Thực trạng tác động của xã hội tới đầu tư trực tiếp nước ngoài .................. 98
3.3.3 Thực trạng tác động của môi trường tới đầu tư trực tiếp nước ngồi ........ 101
3.4 Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát
triển bền vững của Việt Nam ................................................................................. 104
3.4.1 Cơ sở dữ liệu ................................................................................................ 104

3.4.2 Phương pháp và mô hình nghiên cứu .......................................................... 105
3.4.3 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 110
3.5 Đánh giá chung về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển
bền vững của Việt Nam ........................................................................................... 113
3.5.1 Những tác động tích cực chủ yếu và nguyên nhân ...................................... 113
3.5.2 Những tác động tiêu cực chủ yếu và nguyên nhân ...................................... 116
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
VIỆT NAM............................................................................................................... 119
4.1 Một số biến động trên thế giới và trong nước ảnh hưởng tới thu hút FDI và
phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2017-2020 ..................................... 119
4.1.1 Một số biến động trên thế giới giai đoạn 2017-2020 .................................. 119
4.1.2 Một số biến động trong nước giai đoạn 2017-2020 .................................... 120
4.2 Quan điểm và định hướng của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài và thúc đẩy phát triển bền vững của Việt Nam ................................ 121
4.2.1 Quan điểm và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .................. 121
4.2.2 Quan điểm và định hướng thúc đẩy phát triển bền vững ............................ 125
4.3 Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững của
Việt Nam................................................................................................................... 129
4.3.1 Nhóm giải pháp về định hướng chung và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài ............................................................................................................ 130


vi
4.3.2 Nhóm giải pháp về tuyên truyền và đẩy mạnh trao đổi ý kiến hai chiều với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ................................................ 134
4.3.3 Nhóm giải pháp về hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi ..................................................................................................... 136

4.3.4 Nhóm giải pháp về theo dõi và giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi ..................................................................................................... 137
4.3.5 Nhóm giải pháp về hỗ trợ người lao động ................................................... 140
4.3.6 Nhóm giải pháp và kiến nghị khác............................................................... 142
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 151
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 162
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................ 177


vii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Giải thích

CP

Chính phủ

CTR

Chất thải rắn

DN

Doanh nghiệp

KCN


Khu công nghiệp

NNL

Nguồn nhân lực

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

QH

Quốc hội

TP

Thành phố


viii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
ASEAN
CIEM

CSR

Từ viết đầy đủ


Giải thích tiếng Việt

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Nations

Á

Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Management

Trung ương

Corporate Social Responsibility

Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp

EVFTA

European Union – Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do Việt
Trade Agreement

Nam – Liên minh Châu Âu

EU

European Union


Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

International Labor Organization Tổ chức lao động quốc tế

OECD

Organization

for

Economic Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

Cooperation and Development
PCI


Provincial

tế

Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Index
TNC

Transnational Company

Công ty xuyên quốc gia

TSP

Total Suspended Particulatc

Bụi lơ lửng tổng số

UNCTAD

United Nations Conference on Diễn đàn Liên hợp quốc về
Trade and Development

VCCI

VECM

Thương mại và Phát triển


Vietnam Chamber of Commerce Phịng Thương mại và cơng nghiệp
and Industry

Việt Nam

Vector Erro Correction Model

Mơ hình Vector hiệu chỉnh sai số


ix
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Đánh giá về tình hình nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu có liên quan tới
mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững............................................................. 29
Bảng 2.1 Một số lý thuyết quan trọng về các nhân tố ảnh hưởng tới FDI .................. 58
Bảng 3.1 Đầ u tư trực tiế p nước ngoài vào Viê ̣t Nam theo ngành ............................... 66
Bảng 3.2 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân
theo loại hình doanh nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2010-2014 phân theo loại hình
doanh nghiệp ............................................................................................................... 84
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động tham gia đào tạo mới về chun mơn kỹ thuật phân theo lý
do địa tạo và nơi xuất cư ............................................................................................ 85
Bảng 3.4 Cơ cấu lao động chia theo các loại hình kinh tế và giới tính năm 2015 của
Việt Nam ..................................................................................................................... 88
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát liên quan tới vấn đề tham nhũng trong bản điều tra về Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với nhóm các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn
2010-2015.................................................................................................................. 100
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen .................. 109
Bảng 3.7 Kết quả mối quan hệ dài hạn đồng liên kết giữa các biến ......................... 110
Bảng 3.8 Kết quả mối quan hệ ngắn hạn giữa các biến ............................................ 112
Hình 3.1 Giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1995-2015

..................................................................................................................................... 65
Hình 3.2 Giá trị Chỉ số Phát triển Con người của Việt Nam giai đoạn 1980-2014 .... 68
Hình 3.3 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế ở
Việt Nam giai đoạn 2000-2015 ................................................................................... 72
Hình 3.4 Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015 ..................................................... 78
Hình 3.5 Quyết tốn thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 ... 79
Hình 3.6 Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn
2007-2014.................................................................................................................... 82
Hình 3.7 Thu nhập từ việc làm bình qn/tháng của lao động làm cơng ăn lương chia
theo loại hình kinh tế năm 2015 .................................................................................. 86
Hình 3.8 Số lượng các vụ đình cơng phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 20002013 ở Việt Nam ......................................................................................................... 90


x
Hình 3.9 Giá trị tự tương quan của các sai số theo thời gian của các biến FDI, GDP,
GHG và LIFE ............................................................................................................ 106
Hình 3.10 Sự thay đổi của giá trị các chuỗi FDI, GDP, GHG, LIFE và các chuỗi sai
phân bậc 1 theo thời gian DFDI, DGDP, DGHG, DLIFE ........................................ 108


xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Đầ u tư trực tiế p nước ngoài vào Viê ̣t Nam theo hıǹ h thức ....................... 162
Phụ lục 2 Đầ u tư trực tiế p nước ngoài vào Viê ̣t Nam theo đố i tác ........................... 162
Phụ lục 3 Đầ u tư trực tiế p nước ngoài vào Viê ̣t Nam theo điạ phương .................... 163
Phụ lục 4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995-2015 .............. 163
Phụ lục 5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam (tính theo giá trị hiện tại) giai
đoạn 1995-2015 ......................................................................................................... 164
Phụ lục 6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của

Việt Nam (giai đoạn 2006-2015) .............................................................................. 164
Phụ lục 7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế
của Việt Nam (giai đoạn 2006-2015) ........................................................................ 165
Phụ lục 8 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1990-2014 (theo phần trăm Lực lượng
Lao động) .................................................................................................................. 165
Phụ lục 9 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào
tạo ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015 ........................................................................ 166
Phụ lục 10 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào
tạo theo trình độ chun mơn kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2009-2015 ................ 166
Phụ lục 11 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo
nguồn thu ở Việt Nam trong các năm 2010, 2012, 2014 .......................................... 167
Phụ lục 12 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo khu
vực kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015 ........................................................... 167
Phụ lục 13 Diễn biến nồng độ Bụi lơ lửng tổng số (TSP) xung quanh một số KCN thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc từ năm 2008 – 2013 ............................................ 168
Phụ lục 14 Diễn biến nồng độ SO2 xung quanh một số KCN trên địa bàn cả nước từ
năm 2008 – 2012 ....................................................................................................... 168
Phụ lục 15 Diễn biến nồng độ NO2 xung quanh một số KCN ở Việt Nam giai đoạn
2008 – 2012 ............................................................................................................... 169
Phụ lục 16 Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các
khu công nghiệp ở Việt Nam .................................................................................... 170
Phụ lục 17 Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất chịu ảnh hưởng nước thải công
nghiệp và đơ thị khu vực Bình Chánh, Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh .......................... 171


xii
Phụ lục 18 Tổng lượng chất thải rắn phát sinh năm 2003 và 2008 theo các khu vực ở
Việt Nam ................................................................................................................... 171
Phụ lục 19 Ước tính tổng lượng chất thải rắn từ các khu cơng nghiệp của Việt Nam tính
đến năm 2020 ............................................................................................................ 171

Phụ lục 20 Tổng sản phẩm quốc nội theo giá hiện hành của Việt Nam phân theo thành
phần kinh tế giai đoạn 2010-2015 ............................................................................. 172
Phụ lục 21 Tỉ lệ chi phí đầu vào của DN FDI theo loại hình các nhà cung cấp và theo
ngành ở Việt Nam, giai đoạn 2010-2012 .................................................................. 172
Phụ lục 22 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA của doanh nghiệp theo loại hình doanh
nghiệp giai đoạn 2007-2014 ...................................................................................... 173
Phụ lục 23 Phân bố tỷ lệ lao động chưa được nâng lương chia theo khu vực doanh
nghiệp và nơi xuất cư ................................................................................................ 173
Phụ lục 24 Hiệu suất sử dụng lao động trong doanh nghiệp theo các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam giai đoan 2007-2014 .................................................................. 173
Phụ lục 25 Mô tả chi tiết về các biến ........................................................................ 174
Phụ lục 26 Kết quả ước lượng tác động của các khía cạnh của phát triển bền vững tới
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sử dụng OLS.......................... 174
Phụ lục 27 Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey LM về sự tự tương quan .............. 174
Phụ lục 28 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Dickey-Fuller gia tăng ..................... 175
Phụ lục 29 Kết quả lựa chọn độ trễ theo các tiêu chí ................................................ 175
Phụ lục 30 Ước tính lượng khí thải Nhà kính vào năm 2030 trong hai trường hợp
Khơng/Có áp dụng các biện pháp giảm khí thải (2030BaU/230CM) ....................... 176


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhiều quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể về kinh tế. Thế nhưng bên
cạnh đó, cũng chính ở những nước này, nhiều vấn đề về xã hội và môi trường đã xuất
hiện và gây ra tác động tiêu cực tới sự phát triển chung của quốc gia. Trong bối cảnh đó,
phát triể n bề n vững trở thành mô ̣t trong những mu ̣c tiêu hàng đầu mà các nước trên thế
giới theo đuổi. Trên thực tế, ý tưởng về sự phát triể n bề n vững đã được hình thành trên
thế giới trong một thời gian dài, nhưng chỉ được đưa ra một cách chính thức từ năm 1972

tại hội nghị Stockholm, Thụy Điển. Cho đến nay, phát triển bền vững đã trở thành một
thuật ngữ hết sức phổ biến và được các nước đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật
của mình. Đối với Việt Nam, phát triển bền vững cũng là một yêu cầu đặt ra được Nhà
nước hết sức quan tâm, đặc biệt khi nhiều vụ việc liên quan tới ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đã xảy ra. Khái niệm về phát triển bền vững được đưa vào khoản 4, điề u 3,
Luâ ̣t Bảo vê ̣ Môi trường năm 2005, cụ thể "Phát triể n bề n vững là phát triể n đáp ứng nhu
cầ u của thế hê ̣ hiê ̣n ta ̣i mà không làm tổ n ha ̣i đế n khả năng đáp ứng nhu cầ u đó của thế
hê ̣ tương lai trên cơ sở kế t hơ ̣p chă ̣t che,̃ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế , bảo đảm tiế n
bô ̣ xã hội và bảo vê ̣ môi trường". Như vâ ̣y, mô ̣t quố c gia muố n phát triể n bề n vững cầ n
phải đa ̣t đươ ̣c cả ba mu ̣c tiêu về kinh tế , xã hô ̣i và môi trường. Đối với Việt Nam, Chiến
lược Phát triển Bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định rất rõ định hướng
phát triển hướng tới sự bền vững trong tương lai của Việt Nam trong thời gian tới.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là một trong những dịng vốn nước ngồi có vai
trị quan trọng với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà dịng vốn này mang lại
như góp phần bổ sung vốn trong lúc lượng vốn đầu tư trong nước cịn hạn chế, góp phần
tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu các cơng nghệ mới, thúc đẩy q trình chuyển giao
công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, sản xuất, trın
̀ h đô ̣ người lao đô ̣ng và cải thiện đời
sống xã hội của người dân, FDI còn gây ra nhiề u tác đô ̣ng tiêu cực tới môi trường và xã
hội của Việt Nam trong thời gian qua. Những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường
như vụ việc xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước của Vedan, Formosa và
rất nhiều các doanh nghiệp FDI khác đã đặt ra yêu cầu phải làm rõ mối quan hệ giữa FDI
và phát triển bền vững để một mặt nhìn nhận đầy đủ về vai trị thực sự của dòng vốn này


2
đối với phát triển bền vững của Việt Nam, mặt khác có thể thấy được các nhân tố của
phát triển bền vững ảnh hưởng tới việc thu hút dòng vốn này vào Việt Nam như thế nào.
Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ giữa FDI và phát

triển bền vững của Việt Nam là vơ cần cần thiết trong bối cảnh tồn cầu hóa diễn ra hết
sức mạnh mẽ.
Xuất phát từ yêu cầu trên, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là FDI có tác động như thế
nào tới sự phát triển bền vững của Việt Nam và sự phát triển bền vững có tác động ra sao
tới dịng FDI đổ vào Việt Nam? Một cách tổng quát, câu hỏi nghiên cứu mà Luận án mong
muốn trả lời là FDI và phát triển bền vững ở Việt Nam có mố i quan hê ̣ qua la ̣i như thế
nào?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, Luận án xác định mục tiêu là làm rõ FDI tác
động như thế nào đến phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và tới từng trụ cột nói
riêng, và ngược lại phát triển bền vững nói chung và từng trụ cột nói riêng tác động như
thế nào tới dòng FDI vào Việt Nam.
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu ở trên, các nhiệm vụ nghiên cứu mà Luận án hướng tới
thực hiện bao gồm:
- Luận án sẽ tìm hiểu khái quát về cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngồi (từ đó
xác định bản chất của dịng vốn này) và phát triển bền vững;
- Luận án sẽ xem xét hệ thống chỉ tiêu đánh giá về phát triển bền vững của Việt
Nam, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu theo từng trụ cột (cụ thể là tăng trưởng
kinh tế, xã hội và môi trường);
- Luận án sẽ làm rõ các kênh truyền dẫn tác động của FDI tới phát triển bền vững
và ngược lại, cũng như mối liên hệ giữa các kênh này với các chỉ tiêu đánh giá về phát
triển bền vững có liên quan ở trên;
- Luận án sẽ phân tích thực trạng mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững của
Việt Nam (đặc biệt với từng trụ cột) thông qua các kênh truyền dẫn sử dụng phương pháp
thống kê và mô tả;


3

- Sau đó, để có căn cứ vững chắc đánh giá mối quan hệ giữa FDI và cả ba trụ cột
của phát triển bền vững, Luận án tiến hành phân tích định lượng sử dụng phương pháp
Vector hiệu chỉnh sai số (VECM);
- Luận án sẽ chỉ ra một số biến động trên thế giới và trong nước giai đoạn 20172020 ảnh hưởng tới thu hút FDI và phát triển bền vững của Việt Nam, đồng thời làm rõ
những quan điểm và định hướng của Nhà nước trong việc thu hút FDI và thúc đẩy phát
triển bền vững của Việt Nam;
- Luận án sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể cho Nhà nước nhằm phát huy những tác
động tích cực, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của FDI tới phát triển bền vững và
ngược lại cho giai đoạn 2017-2030.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ qua lại giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và
phát triển bền vững. Mối quan hệ qua lại được hiểu ở đây là tác động của FDI tới phát
triển bền vững và ngược lại, tác động của phát triển bền vững tới FDI.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án hướng tới làm rõ mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền
vững ở cả hai góc độ tác động của FDI tới phát triển bền vững và phát triển bền vững với
FDI. Phát triển bền vững sẽ được phân tích theo từng trụ cột (tăng trưởng kinh tế, xã hội
và mơi trường), đồng thời cũng được phân tích như một tổng thể trong đó có sự liên kết
giữa các trụ cột.
Cụm từ “nguồn vốn” FDI ở đây trong Luận án được hiểu giống như vốn FDI và
dòng vốn FDI.
Về mặt khơng gian: Luận án phân tích mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền
vững ở Việt Nam.
Về mặt thời gian: Luận án sử dụng số liệu từ các nguồn chính thống chủ yếu trong
giai đoạn 2010 tới 2015. Số liệu này chủ yếu sử dụng trong phần phân tích định tính. Đối
với phần phân tích định lượng, Luận án sử dụng số liệu từ năm 1970 tới 2012. Việc sử
dụng số liệu trong một thời gian dài như vậy là cần thiết để có thể xem xét tốt mối quan



4
hệ giữa FDI và phát triển bền vững. Đồng thời, Luận án còn đề xuất các giải pháp cho
giai đoạn 2017-2030.
4. Phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, nguồn thông tin và phương pháp xử
lý thông tin
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính mà Luận án sẽ sử dụng bao gồm:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, thống kê, mơ tả…để
phân tích, làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực trạng của mối quan hệ
giữa FDI và phát triển bền vững.
Đặc biệt, để làm rõ mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững, trong đó phát
triển bền vững được xem xét như một tổng thể bao gồm ba trụ cột không thể tách rời (tăng
trưởng kinh tế, xã hội và môi trường), Luận án cịn sử dụng phương pháp mơ hình hóa và
hồi quy kinh tế lượng. Cụ thể, Luận án sử dụng phương pháp Vector hiệu chỉnh sai số
(VECM). Điểm mạnh của phương pháp này là cho phép xem xét mối quan hệ giữa các
biến số có tác động lẫn nhau mà khơng cần thiết phải xử lý vấn đề nội sinh trong cả ngắn
và dài hạn. Chính vì vậy, phương pháp này là phù hợp đối với việc đánh giá mối quan hệ
giữa FDI và phát triển bền vững (với ba trụ cột được thể hiện bằng các biến khác nhau).
4.2 Khung lý thuyết nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, chưa có một lý thuyết chung nào xem xét mối quan hệ giữa FDI
và phát triển bền vững, vì vậy, để xây dựng khung lý thuyết, Luận án sẽ sử dụng các cơ
sở lý thuyết sau:
- Để đánh giá tác động của phát triển bền vững tới FDI, Luận án sử dụng lý thuyết
về các nhân tố ảnh hưởng tới FDI;
- Để đánh giá tác động của FDI tới phát triển bền vững, Luận án sử dụng lý thuyết
về tác động của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường của nước nhận đầu
tư.
4.3 Thông tin/dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống như các nguồn từ Tổng

cục thống kê, Cục đầu tư nước ngồi, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Chỉ


5
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ sở dữ liệu của Ngân
hàng thế giới (ví dụ như cơ sở dữ liệu Các chỉ số phát triển thế giới - World Development
Indicators), Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Quỹ Tiền tệ quốc tế
(cơ sở dữ liệu về Tầm nhìn thế giới)…
5. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về
tác động của FDI tới từng trụ cột của phát triển bền vững nói riêng, và tới phát triển bền
vững nói chung, cũng như về tác động của từng trụ cột và của phát triển bền vững tới FDI
(ở cả hai góc độ: tích cực và tiêu cực).
Thứ hai, Luận án đã tổng hợp và phân tích các kênh truyền dẫn tạo nên từng chiều
tác động của FDI tới từng trụ cột (ở những khía cạnh hướng tới phát triển bền vững) và
của từng trụ cột tới FDI (ở cả hai góc độ: tích cực và tiêu cực).
Thứ ba, Luận án đã đưa ra và phân tích thực trạng tác động của FDI tới từng trụ
cột (ở các khía cạnh hướng tới phát triển bền vững) và của từng trụ cột tới FDI (ở cả hai
góc độ: tích cực và tiêu cực) vào Việt Nam dựa trên phương pháp thống kê, mô tả.
Thứ tư, Luận án đã sử dụng phương pháp Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) - một
phương pháp định lượng phù hợp và hiệu quả để lượng hóa mối quan hệ giữa FDI và phát
triển bền vững. Từ đây, Luận án đưa ra đánh giá về mối quan hệ giữa FDI và phát triển
bền vững.
Thứ năm, Luận án đã đề xuất một số giải pháp cho Nhà nước nhằm phát huy các
tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của FDI tới phát triển bền vững của
Việt Nam và của phát triển bền vững tới FDI vào Việt Nam.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, lời mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của Luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa đầu
tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài
và phát triển bền vững


6
Chương 3. Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền
vững của Việt Nam
Chương 4. Các giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững của Việt Nam


7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI MỐI
QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
Khi đề cập tới phát triển bền vững, các nghiên cứu có thể đề cập tới phát triển bền
vững ở góc độ tổng thể của cả ba trụ cột (kinh tế, xã hội và môi trường), nhưng cũng có
rất nhiều nghiên cứu tập trung vào một trụ cột cụ thể. Trong thực tế, các nghiên cứu trên
thế giới cũng như ở Việt Nam thường làm rõ các trụ cột riêng lẻ trước. Xuất phát từ lý do
đó, trước hết tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa FDI với từng trụ cột cụ thể của
phát triển bền vững, sau đó sẽ làm rõ tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và
phát triển bền vững nói chung. Ngồi ra, khi đề cập tới mối quan hệ qua lại (tác động hai
chiều), tác giả sẽ tìm hiểu những nghiên cứu về từng chiều tác động, cụ thể là tác động
của vốn FDI tới phát triển bền vững và phát triển bền vững tới FDI.
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
1.1.1.1 Về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế
Cho đến nay, rất nhiều các nhà kinh tế đã tiến hành phân tích tác động của vốn

FDI tới tăng trưởng kinh tế, thế nhưng các kết quả thu được còn chưa thống nhất. Bên
cạnh nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực, cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng
tác động tích cực này chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định và cũng có một số
nghiên cứu lại cho rằng FDI khơng có hoặc thậm chí có tác động tiêu cực tới tăng trưởng
kinh tế của nước tiếp nhận vốn.
a. Một số nghiên cứu tiêu biểu chỉ ra tác động tích cực hay tích cực có điều kiện
như:
Trong bài viết "Foreign Direct Investment Led-growth: Evidence from Time series
and Panel Data (Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: kết quả phân
tích dữ liệu Chuỗi thời gian và dạng Bảng)”, De Mello (1999) khi nghiên cứu về tác động
của FDI ròng tới tăng trưởng kinh tế của hai nhóm nước đang phát triển (17 nước) và phát
triển (16 nước) trong giai đoạn tương đối dài từ 1970 tới 1990 với các kỹ thuật ước lượng
dùng cho cơ sở dữ liệu Bảng (Panel Data) và Chuỗi thời gian (Time series) đã chỉ ra ra
tác động tích cực của dịng FDI, tuy nhiên tác động này với nhóm nước đang phát triển
lớn hơn nhóm nước phát triển. Cũng nghiên cứu với mẫu gồm nhiều quốc gia (85 nước


8
đang phát triển) trong khoảng thời gian tương đối dài (từ 1980 tới 2007), Ekanayake và
Ledgerwood (2010) trong nghiên cứu “How Foreign Direct Investment Affect Growth in
developing countries? An Empirical Investigation (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động
tới tăng trưởng của các nước đang phát triển như thế nào? Một nghiên cứu thực nghiệm)”
của mình đã làm rõ vai trị khơng nhỏ của FDI tới sự tăng trưởng kinh tế của các nước
châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh. Campos và Kionoshita (2002) đã tiến hành nghiên cứu
với mẫu gồm các nước Trung và Đông Âu và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi
trong hệ thống các nước Liên Xô cũ. Kết quả cho thấy tác động tích cực của FDI tới tăng
trưởng chỉ xuất hiện ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Ngun nhân là bởi đây
là các nước có q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, cũng như
có nguồn nhân lực có trình độ cao, được đào tạo tốt hơn. Trong khi đó, Blomstrom và các
cộng sự (1992) trong nghiên cứu “What Explains Developing Countries Growth? (Điều

gì giải thích cho tăng trưởng ở các nước đang phát triển?” về ảnh hưởng của FDI tới
tăng trưởng với hai nhóm nước thu nhập thấp và cao trong các nước đang phát triển đã
chỉ ra rằng: FDI chỉ có thể phát huy tác động tích cực của mình khi nước tiếp nhận vốn
đạt tới một mức độ phát triển nhất định (phản ánh qua thu nhập). Như vậy, chỉ ở các nước
có thu nhập cao hơn mức nhất định, FDI mới giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp sau
đó, nghiên cứu của Borensztein và các cộng sự (1998) "How Does Foreign Direct
Investment Affect Economic Growth? (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tới tăng
trưởng kinh tế như thế nào?)" sử dụng số liệu của 69 nước đang phát triển trong hai giai
đoạn 1970 - 1989 và 1980-1989 cũng chỉ ra rằng FDI chỉ có tác động tích cực đến tăng
trưởng khi trình độ lao động đạt tới mức nhất định. Vai trò của nguồn nhân lực trong việc
phát huy vai trò của FDI tới tăng trưởng cũng được thừa nhận trong nghiên cứu của
Ramirez (2000) về Mexico trong giai đoạn 1960-1995 và của Wang và Gu (2006) khi
nghiên cứu về các ngành công nghiệp sản xuất ở Canada.
b. Một số nghiên cứu tiêu biểu phản ánh FDI khơng có hoặc thậm chí có tác động
tiêu cực tới tăng trưởng như:
Nếu như các nghiên cứu ở trên khẳng định tác động tích cực của FDI tới tăng
trưởng (có hoặc khơng có điều kiện) thì Nunnenkamp va Spatz (2003) trong nghiên cứu
của mình về vốn FDI từ Mỹ sang các nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển đã
cho thấy FDI khơng có tác động rõ ràng tới tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận nói
chung, thậm chí tác động cịn là tiêu cực với các nước có thu nhập bình qn đầu người


9
thấp với trình độ lao động và độ mở cửa của nền kinh tế không cao. Nghiên cứu của Dutt
(1997) “The Pattern of Foreign Direct Investment and Economic Growth (Cách đầu tư
trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế)" cũng cho thấy kết quả tương tự khi vốn FDI
từ nhóm các nước phương Bắc (là các nước phát triển) chảy vào nhóm các nước phương
Nam (là các nước đang phát triển). Ngồi ra, khi tìm hiểu tác động của FDI tới tăng trưởng
ở 132 quốc gia trong giai đoạn 1995-2008, Okada và Samreth (2010) cũng chỉ ra rằng
FDI không có tác động tới tăng trưởng. Các tác giả đã tìm ra nguyên nhân của điều này

là do tình trạng tham nhũng và quan liêu ở các nước tiếp nhận.
1.1.1.2 Về tác động của tăng trưởng kinh tế tới đầu tư trực tiếp nước ngồi
Vai trị của lợi thế địa điểm nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng của nước
tiếp nhận vốn đối với hoạt động thu hút vốn FDI đã được tổng hợp và khẳng định rõ ràng
trong nghiên cứu về lý thuyết Chiết trung của Dunning (1988). Dựa trên cơ sở lý thuyết
này, đã có rất nhiều các nghiên cứu định lượng với mục đích làm rõ tác động của tăng
trưởng kinh tế tới vốn FDI vào các nước. Các nghiên cứu này coi tăng trưởng kinh tế (đo
lường dựa trên tăng trưởng GDP) là một nhân tố phản ánh sự gia tăng quy mô thị trường
của nước tiếp nhận vốn. Một số nghiên cứu tiêu biểu chỉ ra tác động của tăng trưởng kinh
tế nói riêng hay tăng quy mô thị trường (phản ánh qua tăng trưởng kinh tế) nói chung
như:
Trong nghiên cứu “Foreign direct investment and economic growth in less
developed countries: an empirical study of causality and mechanisms (Đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở những nước kém phát triển: nghiên cứu thực nghiệm
về quan hệ nhân quả các cơ chế)”, Duttaray và các cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng tăng
trưởng cũng góp phần thu hút FDI ở rất nhiều nước, cụ thể là ở 29 trong số 66 nước trong
phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, ở các nước còn lại, đặc biệt là các nước kém phát triển,
tăng trưởng hầu như khơng có ảnh hưởng gì tới vốn FDI vào các nước này. Bên cạnh đó,
nghiên cứu về các nhân tố thu hút FDI của nước tiếp nhận vốn của Akpan và các cộng sự
(2014) ở các nước BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và MINT
(gồm Mexico, Indonesia, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ) trong 11 năm từ 2001 tới 2011 đã chỉ
ra rằng sự gia tăng về quy mơ thị trường có vai trò hết sức quan trọng, giúp thu hút vốn
FDI vào các nước này. Đây cũng là tác động mà nghiên cứu của Jadhav (2012) (sử dụng
số liệu của các nước BRICS trong giai đoạn 2001-2009) cũng như Vijayakumar và các
cộng sự (2010) đã tìm thấy.


10
1.1.1.3 Về mối quan hệ hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế

Bên cạnh những nghiên cứu về tác động một chiều của FDI tới tăng trưởng kinh
tế, cũng như tác động một chiều của tăng tưởng kinh tế tới FDI đã được đề cập ở trên, có
thể nhận thấy rằng đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu mối quan hệ hai chiều
này cùng một lúc, đặc biệt là nghiên cứu định lượng với các kết quả khác nhau, với các
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ hai chiều
này gồm có:
Nghiên cứu của Tsai (1994) “Determinants of FDI and its impact on economic
growth (Các nhân tố ảnh hưởng tới FDI và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế)” với
mẫu gồm 62 nước cho giai đoạn 1975-1978 và gồm 51 nước cho giai đoạn 1983-1986 đã
sử dụng một hệ thống các phương trình đồng thời để tìm hiểu về mối quan hệ hai chiều
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Qua nghiên cứu này, Tsai (1994) đã khẳng định rằng
trên thực tế tồn tại mối quan hệ qua lại giữa hai biến số này. Sau Tsai (1994), Berthelemy
and De´murger (2000) trong bài "Foreign Direct Investment and Economic Growth:
Theory and Application to China (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Lý
thuyết và áp dụng vào trường hợp Trung Quốc)" cũng sử dụng hệ thống các phương trình
đồng thời trong nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều ở các tỉnh, thành phố của Trung
Quốc giai đoạn 1985-1996. Kết quả cho thấy vốn FDI có vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh. Tiếp sau đó, Bende-Nabende và các cộng sự (2001)
trong bài “FDI, regional economic integration and endogenous growth: some evidence
from Southeast Asia (FDI, hội nhập kinh tế khu vực và tăng trưởng nội sinh: bằng chứng
từ các nước Đông Nam Á)” đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ trên ở 05 nước
ASEAN trong thời kỳ từ 1970 tới 1996. Các tác giả đã chỉ ra rằng FDI có thể phát huy
hiệu quả vai trị của mình đối với tăng trưởng kinh tế thơng qua việc nâng cao trình độ
nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế cũng là một
nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các nước này. Trong bài “Foreign
Direct Investment, Pollution and Economic Growth: Evidence from Malaysia (Đầu tư
trực tiếp nước ngồi, ơ nhiễm và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ Malaysia)”, Lee
(2009) đã sử dụng các kiểm định Granger để tìm hiểu về mối quan hệ qua lại giữa vốn
FDI đổ vào và tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Tác giả đã tìm ra bằng chứng cho thấy
tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa hai nhân tố này, tuy nhiên nếu như tăng trưởng kinh tế



11
có tác động tới vốn FDI trong dài hạn thì vai trò của FDI tới sự tăng trưởng (đo lường
bằng mức tăng GDP bình quân đầu người) chủ yếu trong ngắn hạn. Nếu như các nghiên
cứu đề cập ở trên khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ qua lại giữa FDI và tăng trưởng
thì các nghiên cứu của Tiwari (2011) và Duasa (2007) về Malaysia lại đưa ra các bằng
chứng cho thấy giữa FDI và tăng trưởng kinh tế không tồn tại mối quan hệ qua lại hai
chiều. Kết luận đưa ra cũng tương tự trong nghiên cứu của Naguib (2009) về Argentina.
Từ các nội dung về tình hình nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng mối quan hệ qua
lại hai chiều giữa FDI và tăng trưởng còn chưa thực sự rõ ràng ở các quốc gia khác nhau,
khi các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp (đặc biệt trong nghiên cứu định lượng)
khác nhau và với các mẫu nghiên cứu khác nhau.
1.1.2 Về mối quan hệ qua lại giữa FDI và xã hội
Góc đô ̣ xã hô ̣i trong các nghiên cứu thông thường đươ ̣c xem xét dựa các khı́a ca ̣nh
riêng biê ̣t khác nhau hay mô ̣t chı̉ số tổng hợp (chı̉ số phát triể n con người). Về các khı́a
ca ̣nh riêng biê ̣t, có thể thấ y các nhà nghiên cứu xem xét góc đô ̣ xã hô ̣i ở nhiề u nô ̣i dung,
vı́ du ̣ như khıá ca ̣nh dân chủ, nghèo đói, bấ t bın
̀ h đẳ ng (đă ̣c biê ̣t về thu nhâ ̣p), xung đô ̣t,
hay sức khỏe và chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng1. Trong các khıá ca ̣nh trên, hai nô ̣i dung về nghèo
đói và bấ t bıǹ h đẳ ng đươ ̣c quan tâm hơn cả, do đó trong nội dung dưới đây, tác giả sẽ tâ ̣p
trung xem xét tıǹ h hı̀nh nghiên cứu về mố i quan hê ̣ giữa FDI với hai khıá ca ̣nh cu ̣ thể
trên, và với chı̉ số phát triể n con người.
1.1.2.1 Về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xã hội
a. Dựa trên các khı́a cạnh riêng biê ̣t, cụ thể :
Các nghiên cứu về tác đô ̣ng của FDI tới các khıá ca ̣nh riêng biê ̣t khác nhau về các
nước trên thế giới hế t sức đa da ̣ng và phong phú, với các phương pháp nghiên cứu, mẫu
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu khác nhau rất lớn.
Xét về tác động của FDI tới thu nhập của người lao động: đây là một trong những
tác động trực tiếp và quan trọng của FDI tới xã hội. Về thu nhập, kết quả của nhiều nghiên

cứu định lượng cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng trả lương cao hơn so
với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ví dụ như theo

1

Theo Rogal, H. (2009), Kinh tế ho ̣c phát triể n bề n vững sẽ từ bỏ tư duy kinh tế - Mô ̣t nô ̣i dung mới trong
khoa ho ̣c kinh tế , Tạp chı́ Quản lý kinh tế , Số 29 (11+12/2009).


×