Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Sáng tác viết cho thiếu nhi cảu nguyễn ngọc ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 99 trang )

...

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––––

HÀ THỊ LAN

SÁNG TÁC VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ
Chuyên ngành: Văn học VN
Mã số : 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hồng My

THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hà Thị Lan

i




LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng
dẫn là TS Lê Hồng My - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn nhà giáo - nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã
cung cấp nguồn tư liệu quý giá trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn,
đặc biệt là các thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy khố 23 chun ngành Văn
học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong q trình học tập.
Tơi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó
chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tơi theo đuổi và hồn thành
luận văn.
Thái Nguyên ngày 14 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Hà Thị Lan

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9
8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 10
NỘI DUNG ....................................................................................................... 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ ................................................................... 11
1.1. Cuộc đời ..................................................................................................... 11
1.1.1. Tuổi ấu thơ với đôi tay tật nguyền........................................................... 11
1.1.2. Đôi chân viết nên cuộc đời ...................................................................... 12
1.2. Sáng tác ...................................................................................................... 14
1.2.1. Nhà văn giàu nghị lực .............................................................................. 14
1.2.2. Cây bút của tuổi thơ................................................................................. 18
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 22
Chương 2: VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN
NGỌC KÝ ........................................................................................................ 23
2.1. Tự truyện Tôi đi học ................................................................................. 23
2.1.1. Ý chí vượt lên số phận và lịng tri ân sâu sắc với cuộc đời ..................... 23
2.1.2. Cách trần thuật dung dị, tự nhiên, coi trọng chi tiết xác thực ................. 33
2.2. Truyện ngắn .............................................................................................. 36

iii


2.2.1. Những câu chuyện đời thường gần gũi với trẻ thơ .................................. 36
2.2.2. Tình huống truyện bất ngờ, thú vị; ngôn ngữ giản dị, trong sáng ........... 39
2.3. Truyện mô phỏng cổ tích ......................................................................... 42

2.3.1. Đề tài đa dạng .......................................................................................... 42
2.3.2. Yếu tố kì ảo hấp dẫn ................................................................................ 46
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 50
Chương 3: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ ... 51
3.1. Thơ trữ tình ............................................................................................... 51
3.1.1. Cảm xúc trong trẻo về con người, sự vật gần gũi với tâm hồn trẻ thơ .... 51
3.1.2. Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật trữ tình trẻ thơ .............................. 59
3.2. Th ng ngụn ............................................................................................ 62
3.2.1. Ni dung phong phú; chất triết lý nhẹ nhàng .......................................... 62
3.2.2. Nghệ thuật biểu đạt hấp dẫn, sinh động .................................................. 67
3.3. Câu đố có hình thức thơ ........................................................................... 71
3.3.1. Kiến thức bổ ích, giàu tính giáo dục........................................................ 71
3.3.2. Bút pháp nghệ thuật linh hoạt .................................................................. 74
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 78
Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC ĐƯA SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN NGỌC KÝ VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC CẤP
(MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC, GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT) ............. 79
4.1. Một số vấn đề cơ bản về yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay....... 79
4.2. Tìm hiểu, khảo sát tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký trong chương
trình và sách giáo khoa phổ thơng ................................................................. 80
4.3. Đề xuất việc đưa sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo
dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học; Giáo dục đặc biệt) .... 83
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 87
KẾT LUẬN....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
PHỤ LỤC

iv



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng ngời về nghị lực sống vượt
lên bi kịch của số phận. Tuy bị liệt cả hai tay, nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã tập
viết bằng chân để có thể tới trường, rồi vào đại học và trở thành nhà giáo - nhà
văn, sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Hơn 35 năm công tác trong ngành Giáo dục, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
đã dìu dắt bao thế hệ học trò với tấm lòng nhiệt huyết và những bi ging sỏng
to ca mỡnh. Cùng với hoạt động giảng dạy, ông cũn dnh thi gian, tõm sc
nghiờn cu v viết sách về giáo dục; thực hiện hàng ngàn buổi giao lưu, nói
chuyện, tư vấn tâm lý tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,
Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong cả nước nhằm giáo dục lẽ
sống, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, “truyền lửa” cho thế hệ trẻ. Năm 1992, Nhà
giáo Nguyễn Ngọc Ký vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Không chỉ thành công trong sự nghiệp giáo dục, Người thầy ấy cịn nỗ
lực khơng ngừng trên hành trình sáng tác văn học và đạt được những thành
công đáng ghi nhận. Ông là nhà văn viết bằng chân đầu tiên được sách Kỷ lục
Việt Nam ghi nhận. Năm 2006, Nguyễn Ngọc Ký được kết nạp vào Hội Nhà
văn Việt Nam. Vượt qua hành trình gian khó, đến nay, ơng đã có trên 30 đầu
sách được xuất bản, trong đó có những tác phẩm tái bản nhiều lần.
1.2. Văn học viết cho thiếu nhi có vai trị quan trọng trong công tác giáo
dục và bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Gắn bó với cơng tác giáo dục lâu năm
và am hiểu điều này, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn con đường viết cho thiếu nhi là
hướng đi chính trong hành trình sáng tác của mình. Tác phẩm viết cho thiếu nhi
của ông đa dạng về thể loại và đề tài, hấp dẫn trong cách thể hiện, có nội dung
giáo dục phù hợp, giúp các em có ý thức chăm ngoan, học giỏi; có tình u gia
đình, u q hương đất nước..v.v. Một số sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn
Ngọc Ký đã được chọn đưa vào sách giáo khoa môn Văn và tiếng Việt ở phổ

1



thơng, được nhiều thế hệ học trị u thích. Thơ Nguyễn Ngọc Ký có bài được
phổ nhạc thành bài hát cho thiếu nhi. Ba lần nhà văn được tặng giải thưởng
trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn quốc, được báo Tuổi trẻ tặng giải
Nhất trong cuộc thi viết về mẹ. Ông xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của
những kỉ lục”, “Nhà thơ của thiếu nhi”. Vì vậy, việc nghiên cứu sáng tác cho
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với nhà văn
mà còn đưa lại những kết luận khách quan, khoa học về sự đóng góp của ơng
đối với “mảng” văn học thiếu nhi (và những giới hạn - nếu có). Tuy nhiên, qua
tìm hiểu của chúng tơi, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
1.3. Là một giáo viên Ngữ văn gắn bó với mơi trường giáo dục phổ
thơng, qua q trình cơng tác, chúng tơi nhận thức sâu sắc vai trị của văn học
đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Từ sự
trân trọng, yêu thích tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký, tác giả luận văn mong
muốn tập trung đi sâu nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn; từ
đó, có cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động chuyên môn và thực
tiễn giáo dục trong nhà trường một cách khoa học và hiệu quả.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sáng tác viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Ký” để nghiên cứu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề
tài là một đóng góp có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và thực tiễn
giáo dục hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy: tư liệu về Nguyễn Ngọc
Ký có hai dạng chính: các bài viết về cuộc đời và các bài viết (hoặc các ý
kiến) về sáng tác văn học của ông (sự phân loại này chỉ mang tính chất
tương đối vì có nhiều bài chứa đựng cả hai nội dung trên). Để có cái nhìn
tổng thể dối với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi điểm lược cả những bài viết
về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký trước khi đi sâu vào trình bày tình hình nghiên
cứu sáng tác văn chương của ông.


2


2.1. Những bài viết về cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký
Hiện nay, có rất nhiều bài viết và các ý kiến phát biểu về cuộc đời
Nguyễn Ngọc Ký; tiêu biểu là các bài: Thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết
lên số phận (Hồ Vỹ), [65]; Những điều ít biết về người phi thường Nguyễn
Ngọc Ký (Duy Chiến), [3]; Chuyện học của người phi thường Nguyễn Ngọc
Ký (Duy Chiến), [5]; Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Một cuộc đời, bảy sự nghiệp
(Như Lịch), [41]; Đời màu hồng của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Minh Ngọc),
[47]; Tấm gương sáng từ nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Trịnh Thị
Nga), [46].
Điểm thống nhất cơ bản, nổi bật trong các bài viết về cuộc đời Nguyễn
Ngọc Ký là những lời ngợi ca tấm gương giàu nghị lực của một con người vượt
lên trên số phận. Bên cạnh đó, cịn có những câu chuyện thú vị về “Người phi
thường” Nguyễn Ngọc Ký: ăn bằng chân, tưới hoa bằng miệng.v.v...Tác giả Hồ
Vỹ ca ngợi “đôi bàn chân diệu kì” đã giúp Nguyễn Ngọc Ký viết sách, làm thơ,
dạy học, làm nên “huyền thoại cuộc đời”, trở thành “một tấm gương vượt khó
như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo” [65]. Tác
giả Minh Ngọc khẳng định những thành công mà Nguyễn Ngọc Ký đã đạt
được: “Dù khuyết tật nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã đạt 7 sự nghiệp trong đời ơng,
đó là: Sự nghiệp học hành, dạy học, sáng tác, xây dựng hạnh phúc gia đình, tư
vấn tâm lý, truyền lửa cho thế hệ trẻ (với 1493 buổi), và đặc biệt là sự nghiệp
vượt qua bệnh tật để sống khỏe, sống có ích” [47]. Trịnh Thị Nga ca ngợi cuộc
đời đẹp như câu chuyện cổ tích giữa đời thực của Nguyễn Ngọc Ký: “Câu
chuyện về con người ấy, tình yêu ấy, gia đình ấy như một thiên cổ tích, lung
linh như huyền thoại trong cuộc sống thực của chúng ta” [46]. Duy Chiến là
tác giả của nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Ký. Đặc biệt, năm 2013 trong dịp
Nick Vujicic sang Việt Nam, tác giả đã có bài phỏng vấn với Nguyễn Ngọc Ký

đăng trên báo VietNamnet với tiêu đề: “Người phi thường Nguyễn Ngọc Ký
nói về Nick Vujicic”. Qua bài báo này, độc giả hiểu được tấm lòng đồng cảm

3


sâu sắc và niềm tin tuyệt đối của Nguyễn Ngọc Ký đối với Nick Vujicic và những
người khuyết tật, đúng như lời thơ ơng viết tặng Nick:
“Đâu đó cịn ai vật vã trong đớn đau, buồn nản
Biết anh rồi bỗng bừng sáng niềm tin cuộc sống này không giới hạn
Và nếu giữ cho khát vọng không bao giờ khô cạn
Một ngày kia biết bao điều kỳ diệu lấp lánh hoa…”
(Huyền thoại mùa xuân)
V.v…
Điều đọng lại sâu sắc từ các bài viết về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là sự
cảm phục, trân trọng nghị lực phi thường của một con người vượt lên số phận từ một người khuyết tật trở thành người hữu ích cho xã hội. Qua các bài viết về
cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký, tấm gương sáng ngời “lung linh như huyền thoại”
của ông đã, đang và sẽ được mọi người truyền tụng, ngưỡng mộ và noi theo.
2.2. Những bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký
Các bài viết, ý kiến về sáng tác văn chương của Nguyễn Ngọc Ký có
nhiều dạng: bài giới thiệu tác phẩm (tập thơ, tập truyện…); bài giới thiệu tác
giả; cảm nhận của đồng nghiệp, độc giả, bạn bè về văn chương Nguyễn Ngọc
Ký. Các bài viết chủ yếu tập trung vào các tác phẩm tiêu biểu của ông như tự
truyện Tôi đi học và Tôi học đại học; các tập thơ: Chú Nhện chơi đu, Đôi tay
em.... Trong các ý kiến bàn bạc, giới thiệu, nêu cảm nhận về sáng tác của
Nguyễn Ngọc Ký, khơng thấy có những ý kiến trái chiều gây tranh cãi; các
nhận định, đánh giá đều thống nhất ở sự trân trọng, ngợi ca. Hai thể loại được
quan tâm hơn cả là thơ và tự truyện.
Bài Những vần thơ của một người thầy của Việt Hà trên Báo Sài Gịn
Giải phóng (số ra ngày 29/11/2006) đã viết về ba tập thơ dành cho thiếu nhi của

Nguyễn Ngọc Ký: Chú nhện chơi đu, 101 câu đố vui, Quả bí kì lạ. Bài viết đã
đánh giá: “… Từ nhiều năm nay, trên thị trường sách nói chung thật hiếm hoi

4


những tập thơ hay … được các em yêu thích. Sự ra đời 3 tập thơ của nhà thơ,
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký là một đóng góp quý giá” [10, tr 5]
Bài Nhà thơ của tuổi thơ của Cẩm Nhung - Đức Cường trên Báo Giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh (đạt giải nhất cuộc thi Nghiên cứu khoa học của
Sinh viên TP.HCM năm 2007) trình bày kết quả nghiên cứu sáng tác thơ của
Nguyễn Ngọc Ký. Các tác giả đã đưa ra nhận định khái quát về thơ Nguyễn
Ngọc Ký: “Thơ của Nguyễn Ngọc Ký là tất cả những gì ý vị và thơ ngây nhất, nhà
thơ đã mở ra cho các em một thế giới của tuổi thơ, một thế giới rất thật mà như
mơ, giản dị mà như trong cổ tích…”. Nguyễn Ngọc Ký xứng đáng với danh
hiệu: “nhà thơ của tuổi thơ” [51]. Đây là định hướng có ý nghĩa đối với người
tiếp tục đi sâu nghiên cứu thơ Nguyễn Ngọc Ký nói chung cũng như tồn bộ
sáng tác văn chương của ơng nói riêng.
Năm 2009, nhà văn Tơ Hồi đã có “Đơi lời cùng bạn đọc” giới thiệu tập
thơ Đôi tay em của Nguyễn Ngọc Ký khi tập thơ đến với người đọc. Theo đánh giá
của Tơ Hồi: “Nguyễn Ngọc Ký làm thơ chủ yếu cho tuổi thơ” [25] nhưng ở tập thơ
Đôi tay em, cảm hứng thơ được mở rộng hơn, bạn đọc có thể tìm thấy trong tập thơ
những tình cảm thẳm sâu của nhà thơ “dành riêng cho mình, cho những người thân
yêu, kính trọng; cho những miền quê, mà miền ký ức ngập tràn kỷ niệm mấy mươi
năm nay ông âm thầm cất giấu” [25; tr3]. Tô Hoài cảm nhận: “Gấp tập thơ lại mà
như đâu đây vẫn ngân nga những âm vang giản dị, chân thành, nồng nàn đến cháy
bỏng của Nguyễn Ngọc Ký” [25; tr3].
Năm 2010, cũng với tập thơ Đôi tay em, Nguyễn Thị Kim Thanh đã có bài
viết “Ký ức cuộc đời của người thơ viết bằng chân” (in trong cuốn Thơ và đời Bình thơ) [58]. Theo tác giả Kim Thanh, thơ Nguyễn Ngọc Ký nói chung và
tập thơ Đơi tay em nói riêng ln chan chứa bao cảm xúc đẹp bởi nó được viết

ra từ một tấm lòng yêu thương với cuộc đời. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký
cho thấy: thơ là tiếng nói tự nhiên, trong trẻo cất lên từ con tim có khả năng
truyền cảm và lay động lịng người, Kim Thanh đã dành cho tập thơ Đôi tay em

5


những lời bình giàu cảm xúc: “Nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký đã dệt tấm thảm Đôi
tay em lung linh sắc màu diệu kỳ về cuộc sống. Tập thơ đẹp bình dị, sâu sắc,
chan chứa lòng yêu cuộc sống tươi đẹp, đã để lại dấu ấn khó qn trong lịng
người đọc và trong làng thơ Việt Nam hiện đại” [58, tr4].
Hai cuốn tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký cũng nhận được nhiều ý kiến
khẳng định. Cuốn tự truyện Tôi đi học (xuất bản năm 1970) nói về cuộc đời
đầy khổ luyện và ý chí phấn đấu, vượt qua nghịch cảnh để đến với thành công
của con người “tàn nhưng không phế” là cuốn sách “cảm động, lôi cuốn rất thu
hút các em học sinh”. Bài Tái bản tự truyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký
(Báo Vnexpress, ngày 10/4/2014) cho biết: “Cuốn tự truyện Tôi đi học của
thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký được đưa vào tủ sách Hạt giống tâm hồn của
First News”. Khi tái bản cuốn tự truyện, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh đã trân trọng giới thiệu và đánh giá cao giá trị của tác phẩm: “Cuốn
sách đã động viên và truyền lửa cho nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam suốt 45
năm qua” [16, tr7]. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm ngịi bút Nguyễn
Ngọc Ký: “ln thấm đẫm tư tưởng nhân văn và lòng giáo dục sâu sắc. Song
cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc
điệu và cảm xúc” [16, tr 173].
Năm 2013, cuốn tự truyện Tôi học đại học của Nguyễn Ngọc Ký là một
sự kiện văn học vào thời điểm đó. Có nhiều bài viết, nhận định, ý kiến bình
luận về giá trị và thành công của cuốn sách. Nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai
đã viết Lời giới thiệu cuốn tự truyện này của Nguyễn Ngọc Ký: “Cuốn sách là
lời tri ân ngọt ngào anh gửi tới các thầy cô, bạn bè khoa Ngữ Văn, Đại học

Tổng hợp Hà Nội” [34, tr 6]. Theo đánh giá của tác giả Hoảng Như Mai, điểm
đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn của cuốn tự truyện này là giọng văn “vừa giản dị,
chân thực vừa tâm huyết nồng nàn đến từng câu từng chữ” [34, tr 5]. Cuốn
sách còn nhận được nhiều lời khẳng định, ca ngợi của các nhà văn, nhà thơ (Tơ
Hồi, Đỗ Trọng Khơi, Lê Hồi Nam, Lê Quang Trung…); các nhà báo (Bích

6


Vân, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Kim Cúc…); nhà giáo (Trần Căng, Trần
Trung…) và nhiều độc giả thuộc các ngành nghề khác. Các ý kiến đều trân
trọng cảm hứng “tri ân” của tác giả và bày tỏ sự xúc động về tâm hồn cao đẹp
của Nguyễn Ngọc Ký. Lối trần thuật giản dị, chân thực nhưng tinh tế trong tả
cảnh, trong bộc lộ tâm trạng cũng như nghệ thuật dẫn dắt, bố cục của tác phẩm
cũng được khẳng định.
Tập trung vào những bài viết tiêu biểu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký,
chúng tơi thấy chân dung ngịi bút của ơng đã hiện lên những nét phác họa: đó
là một Nhà giáo - Nhà văn với sáng tác văn chương ở nhiều thể loại, nhưng tiêu
biểu và thành công hơn cả là thơ và truyện viết cho thiếu nhi với cách kể
chuyện, miêu tả và giọng văn trong sáng.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu các bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký,
đặc biệt là tài liệu nghiên cứu về sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn, chúng
tôi cũng nhận thấy giới hạn của các tài liệu nghiên cứu trước là:
- Chủ yếu giới thiệu khái quát hoặc nêu nhận định, đánh giá, cảm nhận
chung về thơ và tự truyện, chưa đi vào nghiên cứu toàn diện, phân loại và phân
tích chi tiết sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký. Trong thực tế, sáng tác viết cho
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký, ngồi thơ và tự truyện, cịn có câu đố và truyện
ngắn. Tuy vậy, các thể loại truyện ngắn, câu đố hoặc chưa được đề cập tới hoặc
mới chỉ được giới thiệu rất ngắn gọn.
- Khuynh hướng chung tốt lên từ tồn bộ các bài viết về sáng tác của

Nguyễn Ngọc Ký là khẳng định, ngợi ca; hầu như chưa có ý kiến chỉ ra phần
hạn chế (có thể có) các ý kiến chủ yếu tập trung vào nội dung, chưa quan tâm
nhiều tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Ký một cách tồn diện, chun biệt; chưa có cơng trình nghiên
cứu nào gắn kết các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký với hoạt
động giáo dục học sinh ở các cấp học.

7


Nhận thấy “khoảng trống” trên, chúng tôi mạnh dạn triển khai nghiên
cứu các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký để có sự đánh giá
chính xác và toàn diện hơn về cây bút tận tâm với đời và với tuổi thơ này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tơn vinh sự nghiệp văn học của Nguyễn Ngọc Ký; khẳng định những
đóng góp của Nguyễn Ngọc Ký đối với văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và
trong văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
- Bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc vận dụng kết quả nghiên cứu sáng
tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký vào thực tiễn hoạt động giáo dục trong
các cấp học, góp phần làm rõ mối quan hệ liên ngành giữa nghiên cứu văn học và
nghiên cứu giáo dục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Ký.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, Nguyễn Ngọc Ký có tới hơn 30 đầu sách gồm nhiều thể loại, đối
tượng độc giả là cả người lớn và thiếu nhi. Luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
là các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký ở tất cả các thể loại:

- Tự truyện: Tôi đi học (tức Những năm tháng không quên, 1970).
- Truyện: Bức tranh vui - truyện (in chung, 1987), Sự tích cây xương
rồng (2014).
- Thơ: Chú nhện chơi đu (1992), Ngôi nhà hoa (1997), Xứ thần tiên thơ & câu đố (2003), Điểm 10 tung tăng (2011).
- Câu đố: 101 câu đố vui (1998), 111 câu đố vui (2009), 420 câu đố vui
thông minh (2014).
Các sáng tác viết cho người lớn của Nguyễn Ngọc Ký: Khúc hát tình yêu
(thơ in chung, 2007); Đôi tay em (thơ, 2009), Khoảnh khắc (thơ ba câu, 2011),
Tôi học đại học (tự truyện, 2013) được sử dụng để so sánh, tham khảo.

8


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký.
- Tập hợp, phân loại các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Ký; tổng hợp, phân tích các đặc điểm nổi bật về giá trị nội dung, nghệ thuật của
các tác phẩm.
- Khảo sát việc dạy và học các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký trong nhà
trường hiện nay, từ đó bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc sử dụng các tác
phẩm của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục trong nhà trường ở các cấp
học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng
tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp hệ thống được sử dụng để nghiên cứu hành trình sáng tác
của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký và thống kê, phân loại, hệ thống hóa các sáng tác
viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký theo thể loại.
Phương pháp phân tích tác giả và tác phẩm: làm rõ đặc điểm nội dung
và nghệ thuật nổi bật, cơ bản trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn

Ngọc Ký; xác định giá trị (và hạn chế - nếu có) của các tác phẩm.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm tìm điểm tương đồng hoặc khác
biệt các sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký và giữa sáng tác của nhà
văn với một số tác giả đương thời.
Phương pháp liên ngành: được vận dụng để tìm hiểu, định hướng việc
đưa tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục trong nhà trường ở
các cấp học.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu toàn bộ sáng tác viết
cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký; khảo sát, đánh giá, phân tích các tác phẩm
viết cho thiếu nhi của nhà văn ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Qua đó, chỉ ra sự hấp dẫn và tính thẩm mĩ, giáo dục mà các tác phẩm đem lại.

9


Từ việc nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, luận văn sẽ cung
cấp thêm những căn cứ khoa học để đánh giá đóng góp của Nguyễn Ngọc Ký
trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận văn sẽ là tài liệu phục vụ cho công
tác nghiên cứu văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
Bước đầu đề xuất một số định hướng đưa tác phẩm của Nguyễn Ngọc
Kývào hoạt động giáo dục trong nhà trường, luận văn có thể đem đến những
gợi ý có ý nghĩa đối với đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn; là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các giáo viên trong việc giảng dạy văn học thiếu nhi
trong nhà trường hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Khái quát hành trình cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký
Chương 2: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký
Chương 3: Thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký

Chương 4: Một số đề xuất về việc đưa sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký
vào hoạt động giáo dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học, Giáo
dục đặc biệt).

10


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI VÀ
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ
1.1. Cuộc đời
1.1.1. Tuổi ấu thơ với đôi tay tật nguyền
Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28.6.1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định, là con trai út trong một gia đình lao động nghèo.
Năm lên bốn tuổi, vào một đêm cuối đông cả gia đình chạy giặc, Nguyễn
Ngọc Ký đã bị cảm lạnh rồi sốt. Do hồn cảnh bị giặc vây ráp ngặt nghèo
khơng tìm dược thuốc, sau vài ngày, tuy qua được cơn bạo bệnh nhưng di
chứng của cơn sốt mê man đã khiến Ký bị liệt cả hai tay. Biến cố đó đã gây
một nỗi buồn đau trĩu nặng đối với cha mẹ và tâm hồn thơ trẻ non nớt của Ký.
Sớm ý thức được cảnh ngộ bất hạnh của mình, nước mắt Ký trào ra mỗi khi
nghe chúng bạn gọi là “thằng què” hoặc thấy chúng cười chế nhạo. Hằng ngày,
Ký phải cắn răng chịu đựng nỗi đau đớn mỗi khi luyện tập đôi chân làm mọi
việc thay thế đôi tay tật nguyền.
Lên sáu tuổi, như các bạn bè cùng trang lứa, Ký khao khát đượcđến
trường: “Trường ở gần nhà, tôi thấy bạn bè cùng tuổi vào lớp, mê lắm. Sáng
sáng tơi đến cửa lớp đứng nhìn vào, bọn trẻ cứ quay ra nhìn tơi nên tơi bị thầy
đuổi đi vì “làm cả lớp mất tập trung!”. Không được đứng ở cửa lớp, tơi ra
ngồi xa một chút đứng nhìn vào” [5]. Nhưng, đôi tay tàn tật đã thành trở ngại
ngăn cản Nguyễn Ngọc Ký đến trường. Đáp lại lòng mong mỏi của Ký ban đầu

chỉ là sự nghi ngại và thương hại của mọi người.
Khao khát được đi học, Nguyễn Ngọc Ký đã thuyết phục cha mẹ xin thầy
cô cho vào lớp. Ngày chính thức được đến trường là bước ngoặt trọng đại đối

11


với cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký. Từ đây, cuộc sống của Ký đã qua một trang
khác: giã biệt những ngày tật nguyền để “Buồn vui với nét chữ đầu đời”.
1.1.2. Đôi chân viết nên cuộc đời
Nhờ sức mạnh của ý chí và nghị lực phi thường, đơi chân của Nguyễn
Ngọc Ký đã tạo nên kì tích.
Những ngày đầu sau khi bị liệt đôi tay, Ký phải nhờ đến sự hỗ trợ của bố
mẹ và các chị trong những việc cá nhân như: ăn cơm, rửa mặt, chải tóc, đội
mũ... Nhưng rồi, Ký đã luyện tập để tự mình có thể làm được những cơng việc
đó bằng chân. Đến khi được đi học, Ký đã luyện cho đơi chân mình có thể cầm
bút viết chữ, làm tốn, làm văn. Ký đã miệt mài tập viết đến quên cả thời gian,
viết hàng trăm lần để có một con chữ trịn trịa. Ký làm đi làm lại, quan sát và
suy nghĩ xem tư thế nào phù hợp để có thể điều khiển các dụng cụ từ chiếc
thước kẻ đến cây kéo một cách thuần thục. Không biết bao lần trong khi viết
bài hay làm một việc gì đó, những ngón chân bị chuột rút tê dại, co quắp, đau
buốt nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn kiên trì tập luyện. Với đơi chân ấy, Ký vui chơi
cùng bạn bè, tập đan rổ, đan lồng chim, tập bơi, xâu kim và khâu vá… Cứ như vậy,
đôi chân đưa Nguyễn Ngọc Ký vững bước trên những chặng đường đời.
Nguyễn Ngọc Ký học giỏi toán, lại say mê văn chương và vẽ khá đẹp.
Ký đã được cử đi thi học sinh giỏi toán của miền Bắc và đạt giải. Tuy nhiên,
sau những đắn đo, Nguyễn Ngọc Ký quyết định chọn văn chương và đã trở
thành sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp. Trong bốn năm học Đại học,
dù bệnh tật ln đe dọa tính mạng và biết bao thiếu thốn song Nguyễn Ngọc Ký
vẫn miệt mài học tập và bắt đầu viết cuốn tự truyện đầu tay. Năm 1971, năm

Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học cũng là thời điểm cuốn sách Những năm
tháng không qn (Tơi đi học) đến với độc giả. Đó là kết quả đầu tiên trên
hành trình khổ luyện của Nguyễn Ngọc Ký.
Đơi chân kiên cường ấy cịn đồng hành và góp vào thành cơng của thầy
giáo Nguyễn Ngọc Ký. Khi trở về quê nhà nhận công tác, ông không khỏi băn

12


khoăn day dứt: “Tơi ln suy nghĩ rằng, mình sẽ dạy cho học sinh bằng cách
nào đây khi hai tay vô dụng, không dùng phấn được. Thế là tôi mày mị phương
pháp dạy chẳng giống ai” [65]. Ơng tự thiết kế các mơ hình, dàn bài trên bìa
một tờ giấy cứng, bên ngồi có một tờ giấy trắng che lại. Khi lên lớp, thầy Ký
vừa dạy vừa dùng chân từ từ kéo tờ giấy che ở ngoài xuống cho những con chữ
hiện dần ra.Vậy mà học trò hiểu bài, hứng thú. Ngoài ra, để tăng sự hấp dẫn và
sinh động cho bài học, thầy Ký còn nghĩ ra những câu đố bằng thơ. Với các dạy
linh hoạt, sáng tạo, ông đã tạo được sự thuyết phục, cuốn hút học trò.
Nhờ có nhiều thành tích xuất sắc, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã hai lần
vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu và bốn lần được gặp Thủ
tướng Phạm Văn Đồng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lời ca ngợi:
“Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời và trở thành huyền thoại
sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua” [16, tr 173].
Ngày bị liệt mất đôi tay, tưởng chừng bóng đen bất hạnh sẽ bao trùm
cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký, nhấn chìm ơng vào sự tuyệt vọng. Nhưng ông đã
nỗ lực vươn lên không ngừng để tìm nguồn sáng cho cuộc đời mình và lặng lẽ
tỏa sáng. Sau hai mươi năm công tác, ngày 20/11/1992, nhà giáo Nguyễn Ngọc
Ký được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Khoảng thời gian sau đó, do sức khỏe giảm sút và bệnh tật, ông rời quê
nhà và chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh để vừa chữa bệnh, vừa dạy học.
Ông vừa điều trị bệnh, vừa tiếp tục những cơng việc của một nhà giáo: dạy học,

dự giờ, đóng góp ý kiến, xây dựng các chuyên đề giáo dục.v.v…Sau 35 năm
công tác trong ngành giáo dục, sau khi về nghỉ, ông lại dành nhiều thời gian
cho văn chương, tham gia tư vấn tâm lý; giao lưu, nói chuyện với học sinh, sinh
viên… Hình ảnh người thầy vóc dáng bé nhỏ, đơi tay bị liệt nhưng lại có một
giọng nói truyền cảm đã đi vào tâm trí của bao nhiêu thế hệ học trò. Thầy đã
“truyền lửa” cho tuổi trẻ, giúp họ có thêm nhiệt huyết phấn đấu trên con đường
đi tới tương lai.

13


Trong hành trình cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký suốt gần bảy mươi năm qua,
bằng đôi chân ông đã đi được rất xa. Sự khiếm khuyết của đôi tay chẳng thể
nào ngăn cản được Nguyễn Ngọc Ký, trái lại, còn tiếp cho đôi chân thêm sức
mạnh để viết lên trang đời tươi đẹp.
Bằng ý chí, nghị lực phi thường, đơi bàn chân của Nguyễn Ngọc Ký đã
chinh phục được số phận nghiệt ngã và đặt tới những cột mốc quan trọng của
cuộc đời: đến trường, vào đại học, đứng trên bục giảng, bước lên văn đàn, ghi
danh vào những kỉ lục…Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký là lời khẳng định chân
lý: “số phận đặt ra con đường mà chúng ta phải đi, nhưng chính chúng ta mới
là người quyết định cách mình vượt qua nó” (Abraham Lincoln).
1.2. Sáng tác
1.2.1. Nhà văn giàu nghị lực
“Biết mơ những khoảng trời - Biết cười trong nước mắt” là phương châm
sống mà Nguyễn Ngọc Ký hằng tâm đắc. Ước mơ sáng tác văn chương của ông
được ấp ủ ngay từ những năm tháng còn là học trị. Với một người bình thường,
nếu có niềm say mê văn học và có năng khiếu thì ước mơ ấy có nhiều khả năng
trở thành hiện thực. Nhưng với Nguyễn Ngọc Ký, con đường để đạt được ước
mơ đó khơng hề bằng phẳng. Ơng đã đến với “sự nghiệp gian khổ” bằng một
nghị lực đáng khâm phục.

Nguyễn Ngọc Ký là cây bút giàu nghị lực. Ơng đã kiên trì tập luyện đôi
chân thay thế đôi bàn tay bị liệt để cầm bút viết văn. Từ những nét chữ đầu tiên
trên những trang vở đến những bài thơ, câu văn, tác phẩm... là cả một hành
trình đầy gian khổ. Nguyễn Ngọc Ký cho biết: thời gian học từ lớp 8 cho đến
hết lớp 10 là những bước chập chững đầu tiên của ơng trên con đường văn
chương. Ơng bắt đầu viết và gửi các sáng tác đến một số tòa soạn báo. Trong
hai năm, bằng đơi chân kì diệu, Nguyễn Ngọc Ký đã sáng tác hàng trăm bài gửi
tới các báo. Mỗi lần gửi bài đi là một lần ông hy vọng thấp thỏm. Sự kiên trì đó
rồi cũng được đền đáp xứng đáng. Năm thứ nhất đại học, bài thơ của Nguyễn

14


Ngọc Ký mang tên Núi bắt phi công được đăng trên báo Thiếu niên tiền
phong. Thành quả đầu tiên ấy tuy nhỏ nhưng có tác dụng khích lệ rất lớn đối
với Nguyễn Ngọc Ký. Từ đó, ơng bắt tay vào viết cuốn tự truyện đầu tiên
Những năm tháng không quên. Để hoàn thành cuốn tự truyện đầu tay,
Nguyễn Ngọc Ký đã phải nỗ lực vượt qua bao trở ngại. Ông đã cố gắng khắc
phục mọi thiếu thốn (về điều kiện sống, thiếu giấy bút); kiên trì viết bằng chính
đơi chân của mình mà khơng cậy nhờ sự giúp đỡ của bất kì ai khác; dành tất cả
những khoảng thời gian rảnh để viết một cách say mê và lặng lẽ. Động lực đã
thôi thúc nhà văn cầm bút và miệt mài với những con chữ trong suốt những
năm gian khổ và thiếu thốn, đó là tình u đối với văn học, là sức mạnh mãnh
liệt của ước mơ và nghị lực. Khi cịn là một học sinh cấp ba, ơng đã ao ước trở
thành một nhà văn khi được đọc cuốn “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga
Ostrovsky. Trong cuốn sách, Nguyễn Ngọc Ký say mê nhân vật Paven
Corsaghin vì tìm thấy ở nhân vật ấy nhiều điểm tương đồng: “Nhân vật Paven
Corsaghin đã tiếp sức cho tôi rất nhiều với tấm gương hy sinh cho lý tưởng,
dám sống bằng tất cả nghị lực trái tim, vượt qua mọi nghịch cảnh để cho cuộc
đời mình có ý nghĩa” [5]. Cuốn sánh đã tiếp thêm động lực để ông quyết tâm

bước vào giảng đường Đại học, mơ ước viết lại cuộc đời mình. Và ơng đã làm
được điều đó khi cho ra đời cuốn sách Những năm tháng không quên (sau
nhan đề được sửa lại một cách giản dị và ngắn gọn hơn: Tôi đi học). Sau khi ra
đời, cuốn sách đã được bạn đọc đón nhận và chia sẻ rộng rãi. Khơng lâu sau đó,
một đoạn trích trong cuốn sách đã được đưa vào chương trình văn ở tiểu học.
Đến nay, Tôi đi học đã được tái bản hơn mười lần và trở thành cuốn sách “gối
đầu giường” của nhiều bạn đọc một thời. Từ đây, với đôi chân diệu kì, ơng kiên
trì tiếp bước trên con đường văn chương với một tâm niệm chân thành và giản
dị: “Tơi biết mình là ai, một người khuyết tật! Muốn bù đắp lại những gì thua
thiệt, phải cố gắng hơn người bình thường, cố gắng một cách phi thường! Đó
là lối đi của người khuyết tật như tôi, mặc cảm mà không tự ti, không lẩn trốn,
không buông xuôi…” [5].

15


Nguyễn Ngọc Ký là một nhà văn giàu nghị lực cịn vì ơng đã vượt qua
được những khó khăn về hồn cảnh gia đình và sức khỏe để theo đuổi sự
nghiệp văn chương. Đối với cuộc đời của ông, nguồn động viên tinh thần lớn
nhất chính là người vợ thảo hiền - cô giáo Vũ Thị Nhiễu. Họ đã cùng xây dựng
một tổ ấm hạnh phúc. Nhưng do hoàn cảnh, năm 1993, khi Nguyễn Ngọc Ký
vào Nam công tác, bà Nhiễu vẫn ở quê, bất ngờ bà bị tai biến mạch máu não,
liệt nửa người. Ông đã trở về Bắc chăm sóc bà rồi sau đó đưa vào Nam chữa trị.
Bảy năm trời bà nằm một chỗ, ông vừa cáng đáng mọi việc để chu toàn kinh tế,
vừa chăm lo miếng ăn giấc ngủ, giúp đỡ bà chiến đấu với bệnh tật. Đây là
khoảng thời gian vơ cùng khó khăn đối với Nguyễn Ngọc Ký nhưng ông đã cố
gắng vượt qua. Khơng chỉ làm trịn phận sự của một người chồng, người cha
trong gia đình mà Nguyễn Ngọc Ký cịn đảm nhiệm tốt công việc của một nhà
giáo dục và dành thời gian cho sáng tác văn chương. Ông vẫn có được nhiều
tác phẩm viết cho thiếu nhi: tập truyện thơ Quả bí kì lạ (1995), tập thơ Ngơi

nhà hoa (1997), thơ 101 câu đố vui (1998)… Sau khi cô giáo Vũ Thị Nhiễu
qua đời, khoảng trống mà người vợ để lại vô cùng lớn. Tuy nhiên, Nguyễn
Ngọc Ký không gục ngã. Ông nén nỗi đau riêng để tiếp tục cố gắng làm việc và
cống hiến. Đặc biệt, trong điều kiện sức khỏe giảm sút: ông vừa kiên cường
chống chọi với bệnh tật vừa hồn thành tác phẩm mà ơng mơ ước. Đó là thời
gian đầy nhọc nhằn mà ơng viết cuốn tự truyện thứ hai Tôi học đại học. Tuy
tác giả ấp ủ mơ ước viết cuốn tự truyện này từ lâu nhưng vì nhiều lý do mà ơng
ln trì hỗn nó. Lúc chuyển cơng tác vào Sài Gịn, Nguyễn Ngọc Ký đem theo
cuốn bản thảo như một hành trang quý giá. Giữa bao công việc bộn bề và khó
khăn của hồn cảnh riêng, ơng vẫn cố gắng tận dụng từng chút thời gian cho
từng trang viết. Tuy nhiên, lúc thì bản thảo bị thất lạc hoặc lỡ tay xóa mất, lúc
thì sức khỏe giảm sút…. Vì vậy mà ông viết rất chậm. Khoảng thời gian nhà
văn vừa điều trị bệnh vừa cố gắng hồn thành tự truyện Tơi học đại học là một
trải nghiệm không thể nào quên. Trong suốt ba năm, mỗi tuần ba lần, ông phải
đến bệnh viện 175 để chạy thận. Mỗi lần từ bệnh viện về nhà, ông lại ngồi ngay

16


vào bàn viết, tranh thủ lúc cơ thể vừa được lọc máu xong cịn đang có chút sức
khỏe để viết. Nguyễn Ngọc Ký cho biết: “Thường xuyên phải quên đau, quên
mệt để viết và viết để quên mệt quên đau. Chính niềm vui của những xúc cảm
bừng cháy, trào dâng nơi mỗi kỷ niệm một thời sâu đậm còn mãi tuôn chảy ở
mỗi trang viết đã trở thành một trong những nguồn động lực mãnh liệt giúp tôi
vượt qua hết những khó khăn thử thách ấy để cuốn sách được ra đời và đến tay
bạn đọc hiện nay” [59]. Với tâm nguyện: không để phút nào trong đời trôi qua
một cách lãng phí, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã dành cho văn chương từng
thời khắc trong cuộc sống của mình. Bởi vì ơng muốn sống trọn vẹn với những
con chữ, muốn viết ra bao nhiêu điều tốt đẹp mà ông ln gìn giữ, ấp ủ để chia
sẻ với mọi người.

Hành trình dài gần một nửa thế kỉ của một cuốn sách là minh chứng cho
thấy nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã khơng ngừng giữ gìn và ni dưỡng cảm xúc
và sáng tạo. Ơng tự biến mình thành ngọn nến và tỏa sáng theo một cách riêng.
Mỗi ngày, ơng góp nhặt, trau chuốt từng con chữ để dệt lên bài ca thứ hai trong
cuộc đời mình. Bài ca có những nốt trong trẻo, tươi vui; lại có những nốt trầm
mặc, bâng khuâng. Hơn hết, ta bắt gặp và cảm phục ý chí tự lập thật đáng quý
của nhà văn ấy, như ông từng viết trong Tôi học đại học: “Thật trớ trêu và đáng
buồn cho ai phải sống phụ thuộc vào người khác”. Ngay khi vừa hồn tất, Tơi học
đại học đã được cơng ty sách sáng tạo Trí Việt in ngay và xếp vào bộ sách Hạt
giống tâm hồn. Việc đưa cuốn tự truyện vào bộ sách là sự tôn vinh xứng đáng đối
với Nguyễn Ngọc Ký. Thành cơng đó một lần nữa khẳng định nghị lực của nhà văn.
Bên cạnh tinh thần vượt khó, Nguyễn Ngọc Ký ln nỗ lực tìm hướng đi
riêng và tự hồn thiện cách viết của mình. Nghề nghiệp chính của Nguyễn
Ngọc Ký là một nhà giáo, tuy nhiên, ông đã từng bước vượt qua giới hạn đó để
hịa nhập vào đời sống văn học. Hơn nữa, giữa các khuynh hướng văn học đa
dạng, phức tạp, Nguyễn Ngọc Ký vẫn bản lĩnh, kiên trì theo đuổi lối viết dung
dị, trong sáng và gần gũi với đời thường. Lối viết ấy, một phần xuất phát từ cá
tính và tâm hồn của ơng - một nhà giáo mẫu mực, khiêm tốn và giản dị. Bên
17


cạnh đó, nó xuất phát từ quan niệm của tác giả về văn học: văn học phản ánh
đời sống một cách chân thực và gần gũi.
Nhà thơ R.Tagor đã từng nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của lồi
người khơng phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc
của chính mình”. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký bằng nghị lực sống phi thường đã
liên tục “mở rộng bản sắc” để khẳng định chính mình. Bất hạnh tạo ra bóng tối
nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã thắp lên ánh sáng của ý chí và quyết tâm để xua đi
bóng tối ấy. Hành trình sống của ơng là hành trình của sự chinh phục những
ước mơ và vượt qua những ranh giới. Trong bảy sự nghiệp mà Nguyễn Ngọc

Ký đã đạt được thì sự nghiệp văn học có vai trị quan trọng hơn cả. Bởi vì, nó
bao hàm trong đó cả mục tiêu giáo dục đầy nhân văn mà ơng muốn đóng góp
cho cộng đồng. Nguyễn Ngọc Ký đã đi tới ánh sáng, niềm vui, hạnh phúc và
tìm được triết lý sâu sắc về cuộc đời: “Những nghịch cảnh, khó khăn chính là
cơ hội để ta vươn lên mà cuộc đời ban tặng. Đêm càng tối, sao càng sáng. Ta
khơng thay đổi được hướng gió nhưng ta hồn tồn có thể thay đổi vị trí của
cánh buồm” [36].
Đã qua 70 mùa xuân cuộc đời nhưng ngọn lửa tâm huyết và nhiệt tình
sống tỏa ra từ tâm hồn, trái tim Nhà giáo - Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký vẫn ln
bền bỉ cháy sáng. Trên hành trình văn học, ông luôn nhẫn nại giữ gìn ngọn lửa
của tình yêu với cuộc đời và sự đam mê với những con chữ. Để có được những
giây phút thăng hoa trong sáng tạo, Nguyễn Ngọc Ký đã phải vượt lên bao gian
khổ và bằng tất cả sự lạc quan và bản lĩnh đã được tơi luyện qua những năm
tháng nhọc nhằn. Có thể Nguyễn Ngọc Ký không phải là nhà văn khuyết tật
duy nhất trong văn học Việt Nam nhưng ông xứng đáng là nhà văn khuyết tật
giàu nghị lực và ý chí nhất.
1.2.2. Cây bút của tuổi thơ
Nguyễn Ngọc Ký, các em thiếu nhi như đàn chim nhỏ đáng yêu:
“Mỗi em là một vần thơ
Thiết tha ngân mãi từng giờ trong tôi”
(Ơi đàn chim nhỏ)

18


Với cương vị nhà giáo, Nguyễn Ngọc Ký tận tình chăm lo, giáo dục các
em. Với cương vị nhà văn, Nguyễn Ngọc Ký đặc biệt quan tâm đến độc giả
thiếu nhi. Ơng tâm niệm: “Tơi thích viết cho tuổi thơ vì yêu tuổi thơ, yêu thế
giới mộng mơ sáng trong, chân thật, hồn nhiên mà tôi đã đi qua với đầy ắp
những kỉ niệm buồn vui mãi còn hằn sâu trong ký ức… Ở đó tơi hạnh phúc

được dâng tặng các em - những sứ giả của tình yêu thương - những giọt sương
nơi tâm hồn tơi. Tơi mong có thật nhiều giọt sương ấy” [59]. Vẻ đẹp trong
sáng, hồn nhiên của trẻ thơ đã lay động tâm hồn của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký.
Là một nhà giáo tận tụy với nghề, ông biết một trong những cách giáo dục có
thể chạm đến trái tim trẻ thơ là thơ văn. Viết cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Ký
vừa thỏa mãn tâm nguyện, vừa phát huy được sở trường của mình, mang đến
cho bạn đọc nhỏ tuổi những bài thơ, câu chuyện, câu đố vui hấp dẫn.
Qua các tác phẩm phong phú về thể loại và sinh động trong cách thể
hiện, Nguyễn Ngọc Ký giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống cùng
những bài học về giao tiếp, ứng xử. Đó cũng là một hình thức giúp nhà văn tiếp
cận thế giới tâm hồn trong sáng và góp phần giáo dục trẻ thơ. Sự lựa chọn ấy
vừa có mặt thuận lợi nhưng cũng đặt ra khơng ít khó khăn, thử thách cho ngòi
bút Nguyễn Ngọc Ký. Thời gian Nguyễn Ngọc Ký đến với văn học thiếu nhi,
trong “mảng” văn học này có nhiều nhà văn đã thành danh; trong đó, có những
cây bút “gạo cội”: Tơ Hồi, Võ Quảng, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ, Xuân
Quỳnh, Phùng Quán, Phong Thu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần v.v. Làm thế nào để có thể gieo trồng được
trên mảnh đất đã có rất nhiều hoa trái? Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã tìm được
cách riêng của mình. Ông đã chưng cất những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo
của chính mình suốt những năm tháng tuổi thơ rồi đem vào trang viết. Ông
cũng lắng nghe, ghi nhận tâm tình của lứa tuổi học trị rồi tái hiện trong những
câu chuyện như một sự sẻ chia. Bên cạnh đó, nhà văn cũng tự mình vượt qua
những trở ngại khách quan để đưa tác phẩm của mình tới độc giả. Khi Nguyễn

19


Ngọc Ký hoàn thành tập thơ đầu tay Chú nhện chơi đu cũng là thời điểm cuộc
sống của ông đang rất khó khăn. Nhưng tác giả vẫn quyết định bỏ tiền túi in tập
thơ này. Sách in xong, ông chủ động đưa đến tận tay các bạn nhỏ.. Theo lời kể

của nhà văn Lê Hoài Nam - người bạn thân thiết của ông: “Tôi và Nguyễn Ngọc
Ký, mỗi người đeo một túi Chú nhện chơi đu bước sấp bước ngửa đi đến các
trường học…”. Kỉ niệm đó nói lên sự tận tụy với độc giả “nhí” của Nguyễn
Ngọc Ký. Đối với ông, giá trị của văn chương không nằm ở sự tính tốn về số
lượng tác phẩm bán ra và thu về bao nhiêu lợi nhuận. Bởi nhà văn cho rằng:
viết văn trước hết để ghi lại những cảm xúc về những điều tốt đẹp và chia sẻ tới
mọi người. Nhất là khi viết cho thiếu nhi, ông mong trao đi những tác phẩm để
nhận về nụ cười tươi vui, thích thú trên những khn mặt trẻ thơ bừng sáng.
“Lợi nhuận” tinh thần ấy chính là động lực để Nguyễn Ngọc Ký kiên trì trên
hành trình văn học viết cho thiếu nhi. Sau hơn 35 năm chuyên tâm viết cho
thiếu nhi, giờ đây Nguyễn Ngọc Ký đã sở hữu một số lượng tác phẩm đáng kể
gồm nhiều thể loại.
Trong hành trình sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký gần như
dành thời gian và tâm sức để viết cho thiếu nhi. Khởi đầu là Tôi đi học phản
ánh những năm tháng học trò tươi đẹp của biết bao nhiêu thế hệ. Sau tự truyện
Tôi đi học là tập thơ Chú nhện chơi đu rồi câu đố, truyện thơ, truyện cổ tích,
truyện ngắn. Các tác phẩm lần lượt nối tiếp ra đời: 125 câu đố vui (1994), Quả
bí kỳ lạ (truyện thơ 1995), Ngôi nhà hoa (thơ 1997), 101 Câu đố vui (thơ
1998), Xứ thần tiên (thơ và câu đố 2003), Rau gì trồng ở đầm ao (thơ 2005),
Những tâm hồn dấu yêu (truyện 2012), Sự tích cây xương rồng (truyện
2013)…
Theo chúng tôi, thể loại sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký độc
đáo nhất chính là câu đố. Năm 2005, Nguyễn Ngọc Ký được Trung tâm Sách
Kỷ lục Việt Nam công nhận với ba kỷ lục: Nhà giáo Việt Nam đầu tiên viết
bằng chân, Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân, Tác giả viết nhiều câu

20



×