Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Một số giải pháp giảm rủi ro trong việc vay vốn cho các hộ nông nghiệp tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Nguyễn Thị Kim Liên

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM RỦI RO TRONG VIỆC
VAY VỐN CHO CÁC HỘ NÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Nguyễn Thị Kim Liên

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM RỦI RO TRONG VIỆC VAY VỐN
CHO CÁC HỘ NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã đề tài: 2016B QLKT-SĐ211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG D N KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan các vấn đề nghiên cứu trong bản Luận văn này hoàn toàn được
triển khai nghiên cứu và thực hiện từ những quan điểm của bản thân dưới sự hướng
dẫn tận tình và định hướng khoa học của PGS.TS. Lê Thị Anh Vân. Các số liệu
được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này
chưa từng được công bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày ….tháng 9 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Kim Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, các Thầy, Cô giáo Viện quản lý kinh tế, Viện đào tạo sau Đại
học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện trong thời gian tác giả học
tập và nghiên cứu tại trường; lãnh đạo và các đồng nghiệp của Phịng Kinh tế thi xã
Đơng triều. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS. Lê Thị Anh Vân
người trực tiếp hướng dẫn và dành thời gian cơng sức giúp đỡ tác giả hồn thành
luận văn này.
Mặc dù tác giả đã cố gắng và cẩn trọng trong việc lựa chọn nội dung cũng
như trình bày Luận văn, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tác giả xin trân trọng và cảm ơn những đóng góp q báu để đề tài hồn thiện hơn

và ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn trong việc giảm rủi ro trong việc vay vốn
chho các hộ nông nghiêp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thi Kim Liên

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ cái viết tắt/ ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

1

BĐS

Bất động sản

2

HNN

Hộ nông nghiệp


3

KH

Khách hàng

4

KHHNN

Khách hàng hộ nông nghiệp

5

NH

Ngân hàng

6

NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại


8

NQH

Nợ quá hạn

9

RRTD

Rủi ro tín dụng

10

RRTT

Rủi ro thị trường

11

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TCKT-XH

Tổ chức kinh tế - xã hội


13

TCTD

Tổ chức tín dụng

14

TD

Tín dụng

15

TSĐB

Tài sản đảm bảo

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG VIỆC VAY VỐN CHO

CÁC HỘ NƠNG NGHIỆP .......................................................................................7
1.1. Hộ nơng nghiệp, đặc điểm và nhu cầu vay vốn của hộ nông nghiệp ..............7
1.1.1. Khái niệm hộ nông nghiệp .......................................................................7
1.1.2. Sự phát triển kinh tế của hộ nông nghiệp .................................................8
1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ nông nghiệp ...........................................................10
1.2. Khái niệm vay vốn của hộ nơng nghiệp ........................................................16
1.2.1. Mục đích vay vốn của hộ sản xuất nơng nghiệp ....................................16
1.2.2. Quy trình vay vốn của các hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp tại ngân
hàng thương mại ........................................................................................................17
1.2.3. Đặc điểm tín dụng hộ nơng nghiệp ........................................................20
1.2.4. Các hình thức vay vốn Ngân hàng Thương mại của hộ nơng nghiệp ....20
1.2.6. Các hình thức trả lãi và vốn ....................................................................22
1.3. Rủi ro trong việc vay vốn của hộ nông nhiệp ................................................23
1.3.1. Một số khái niệm .............................................................................................23
1.3.2. Các loại rủi ro trong nông nghiệp và nguyên nhân .........................................25
1.4. Các chiến lược và cơ chế quản lý rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp của hộ
gia đình nông nghiệp .................................................................................................28
1.4.1. Tránh sự giảm thu nhập từ quá trình sản xuất nơng nghiệp của bản thân
hộ ...............................................................................................................................29
1.4.2. Đa dạng hóa các nguồn thu nhập............................................................29
1.4.3. Chia sẻ rủi ro trong chuỗi giá trị.............................................................29
1.4.4. Sử dụng cứu trợ từ nhà nước, cộng đồng ...............................................30
iv


1.5. Vai trò của nhà nước trong phòng tránh và giảm nhẹ tác động tiêu cực của
rủi ro ..........................................................................................................................31
1.5.1. Các lý do địi hỏi cần phải có sự can thiệp của nhà nước ......................31
1.5.2. Cơng cụ chính sách của nhà nước ..........................................................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................34

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG VIỆC VAY VỐN CỦA CÁC
HỘ NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH .....35
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn thị xã Đơng Triều, tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................35
2.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................35
2.1.2. Địa hình ..................................................................................................36
2.1.4. Rừng .......................................................................................................37
2.1.5. Đất ..........................................................................................................37
2.1.6. Nước .......................................................................................................39
2.1.7. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................40
2.2. Phân tích thực trạng rủi ro trong việc vay vốn của các hộ nông nghiệp tại thị
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh...............................................................................44
2.2.1. Thực trạng rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản trên địa bàn thị
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh...............................................................................44
2.2.2. Các hình thức hỗ trợ của nhà nước nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi
ro của hộ ....................................................................................................................53
2.2.3. Thực trạng rủi ro trong việc vay vốn của các hộ nông nghiệp tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank - chi nhánh thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh. .......................................................................................................56
2.2.4. Cách thức quản lý rủi ro của hộ nông nghiệp đã vay vốn đầu tư sản xuất
tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM RỦI RO TRONG VIỆC VAY
VỐN CHO CÁC HỘ NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH
QUẢNG NINH ........................................................................................................70
3.1. Bối cảnh đề xuất chính sách trong thời gian tới ............................................70
v


3.1.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................70

3.2. Một số giải pháp giảm rủi ro trong việc vay vốn cho hộ nông nghiệp trên địa
bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới ....................................75
3.2.1. Nhóm các giải pháp/chính sách nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro
của hộ trước khi rủi ro xảy ra ....................................................................................75
3.2.2. Nhóm các giải pháp/chính sách nhằm nâng cao khả năng thích ứng với
rủi ro của hộ sau khi rủi ro xảy ra. ............................................................................80
3.2.3. Nhóm các giải pháp/chính sách thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp ..........81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................91

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các loại thiên tai năm 2015, 2016 và năm 2017 tại thị xã Đông Triều ....44
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuât nông nghiệp tại thị xã
Đông Triều ................................................................................................................45
Bảng 2.3. Dư nợ khách hàng hộ nông nghiệp theo kỳ hạn .......................................57
Bảng 2.4. Cơ cấu tín dụng hộ nơng nghiệp theo tài sản đảm bảo .............................58
Bảng 2.5. Dư nợ phân theo từng nhóm nợ khách hàng hộ nông nghiệp...................59
Bảng 2.6. Bảng dư nợ quá hạn khách hang hộ nông nghiệp .....................................61

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng thị xã Đông Triều trong quy hoạch vùng
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................35

Hình 2.2. Biến động giá thịt lợn hơi các quí năm 2015, 2016, 2017 tại thị xã
Đơng Triều ................................................................................................................48
Hình 2.3. Biến động giá Na các tháng năm 2015, 2016, 2017 tại thị xã
Đơng Triều ................................................................................................................48
Hình 2.4. Tỷ lệ thiệt hại từ rủi ro nông nghiệp so với tổng thu nhập của hộ ............50
Hình 2.5. Tỷ lệ thiệt hại từ 03 loại rủi ro so với tổng thu nhập của hộ .....................51
Hình 2.6. Mức độ phục hồi của hộ so với tổng hộ gặp rủi ro ...................................52
Hình 2.7. Tỷ trọng dư nợ khách hàng hộ nông nghiệp theo kỳ hạn .........................57
Hình 2.8. Tỷ trọng dư nợ khách hàng hộ nơng nghiệp theo kỳ hạn .........................59
Hình 2.9. Tỷ trọng dư nợ phân theo từng nhóm nợ khách hàng hộ nông nghiệp .....60

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã ban hành Nghị Quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với
quan điểm coi “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững... Cơng nghiệp hố, hiện
đại hố nơng nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; nơng dân là chủ thể của q trình phát
triển, xây dựng nơng thơn mới; phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là
then chốt,... “.
Theo số liệu điều tra của Chi cục Thống kê thị xã Đông Triều, năm 2017 dân
số khu vực nông thôn 112.565 người chiếm 62,23% dân số toàn thị xã. Số người
trong độ tuổi lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp 86.257 người, chiếm
76,6% dân số khu vực nông thôn.
Để phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung theo tinh thần Nghị

Quyết số 26 – NQ/TW, chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông
thôn được ban hành tạo điều kiện cho các hộ nông nghiệp vay vốn đầu tư phát triển
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp các hộ dân thường xuyên phải đối mặt với rất nhiêu rủi ro từ thiên nhiên,
dịch bệnh, sự giảm giá đột ngột của sản phẩm đầu ra,…Hậu quả của các rủi ro này
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, tác động tiêu cực đến thu nhập của người dân, ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân nơng thơn nói riêng và làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế, sói mịn những thành quả xóa đói giảm nghèo, đe dọa đến sự ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Đơng Triều nói chung.
Quản lý rủi ro là cách thức để các hộ sản xuất nông nghiệp ngăn ngừa, hạn chế
rủi ro và giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro đến sản xuất và thu nhập của
mình. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng các cơ chế, công cụ quản lý rủi ro của bản
thân các hộ gia đình ở nơng thơn để phòng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của
rủi ro đến sản xuất và thu nhập còn rất hạn chế, phần nào các hộ thường bị động và
phản ứng với rủi ro một cách tự phát chứ chưa có sự chủ động phịng ngừa, giảm
1


thiểu và thích ứng với các rủi ro. Thiệt hại gây ra từ các loại rủi ro đối với hộ sản
xuất nông nghiệp là rất lớn như không đủ thu nhập để trả nợ vốn vay, sản xuất nông
nghiệp bị đình trệ…làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của các hộ...(Chi cục Thống kê
thị xã Đông Triều, 2016).
Để giúp người dân vượt qua cú sốc này, nhiều chính sách của nhà nước đã
được ban hành như cứu trợ thiên tai, dịch bệnh hỗ trợ sản xuất,…Tuy nhiên cho đến
nay các Chương trình, chính sách hỗ trợ này chỉ mang tính tình thế, chưa giải quyết
triệt để vấn đề và dường như chưa thực sự giúp các hộ nông nghiệp vượt qua khó
khăn, phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống. Bản thân các hộ nơng nghiệp vẫn
phải tự mình loay hoay đối phó với các rủi ro này. Kết quả là chỉ khoảng trên 60%
số hộ vượt qua cú sốc, khơi phục sản xuất, cịn khoảng gần 40% số hộ hoặc là khơi
phục được một phần hoặc hoặc hồn tồn khơng thể khơi phục...(Chi cục Thống kê

thị xã Đơng Triều, 2016), điều này là một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế
nông nghiệp chuyển đổi chậm chạm so với kế hoạch.
Nhận diện rủi ro và đánh giá các tác hại của chúng đối với sản xuất hàng hóa
nơng nghiệp tập trung nói riêng và sản xuất nơng nghiệp nói chung và thu nhập của
hộ cũng như cách thức ứng phó với rủi ro của các hộ nơng nghiệp là hết sức quan
trọng trong việc đề xuất một số chính sách hỗ trợ làm giảm rủi ro trong việc vay vốn
cho các hộ nông nghiệp hiệu quả. Tuy nhiên trên địa bàn thị xã Đơng Triều chưa có
bất cứ một nghiên cứu nào một cách hệ thống liên quan trực tiếp đến các vấn đề
này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài luận văn “Một số giải pháp giảm
rủi ro trong việc vay vốn cho các hộ nông nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh” làm nội dung nghiên cứu với kỳ vọng có thể đưa ra một số giải pháp theo
quan điểm cá nhân để giảm rủi ro trong việc vay vốn cho các hộ nông nghiệp tại thị
xã Đông Triều là vấn đề vừa có tính bức xúc, vừa có tính cơ bản và lâu dài đối với
hộ nông nghiệp tại thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói
chung; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nơng hộ và góp phần để ngành
nơng nghiệp tăng trưởng bền vững, sản phẩm nơng sản có khả năng cạnh tranh
trên thị trường cả trong và ngoài nước.

2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Từ rất lâu, vai trị của hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế của đất
nước đã được các nước tiên tiến trên thế giới rất coi trọng. Và vì thế các nghiên cứu
về cơ chế quản lý rủi ro và cách ứng xử của hộ gia đình với tác động của các loại rủi
ro trên góc độ kinh tế đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những nghiên
cứu có đóng góp lớn trong lĩnh vực này phải kể đến nghiên cứu của Just, R.E (1974)
về xem xét tầm quan trọng của rủi ro tác động đến quyết định kinh tế của nông dân

như thế nào?; Chavas (1996) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các lựa chọn rủi ro và
đầu tư vào công nghệ khi xem xét hành vi kinh tế trong các điều kiện không chắc
chắn; Mishra và cộng sự (1997, 2001) đã nghiên cứu các quyết định đầu tư vào các
hoạt động phi nông nghiệp, chuyển đổi sang lao động phio nông nghiệp của các hộ
nông nghiệp trong mối tương quan với tính rủi ro của thu nhập từ nông nghiệp. Tổ
chức OECD (2000, 2001) đã giới thiệu khá hệ thống về các công cụ quản lý rủi ro
thu nhập trong nơng nghiệp cho các nước EU, trong đó nhấn mạnh đến các biện
pháp quản lý rủi ro thông qua bảo hiểm. Tổ chức OECD (2009) cho rằng do tính đa
dạng và phức tạp của các loại rủi ro mà nơng dân thường xun phải đối mặt thì
việc phân tích rủi ro và đề xuất chính sách nên được tiếp cận một cách đa chiều và
tổng thể trong mối liên hệ giữa các loại rủi ro, các cơ chế chiến lược quản lý rủi ro
cảu người sản xuất và các cơng cụ chính sách của Chính phủ. Cũng từ cách tiếp cận
này, Kimura, S.,J.Antón và C. Le Thi (2010) tiến hành phân tích các tác động của
các chiến lược và chính sách quản lý rủi ro trong nơng nghiệp đến thu nhập của hộ
nơng dân và từ đó đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách trên cơ sở mẫu điều tra tại
7 nước: Úc, New Zealand, Hà Lan, Estonia, Đức, Anh và Italia.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Phần nghiều nghiên cứu liên quan đến rủi ro tại Việt nam được đề cập đến là
trong lĩnh vực qaunr lý tín dụng và hoạt động ngân hàng hay các rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp mà rất ít các nghiên cứu về rủi ro trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp của các hộ nơng dân. Thời gian gần đây có một vài
nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân, tuy nhiên
các nghiên cứu này chỉ đề cập đến một góc độ trong sản xuất nơng nghiệp của một
cơ chế ứng phó với rủi ro như nghiên cứu về bảo hiểm nơng nghiệp; mà chưa có các
nghiên cứu một cách hệ thống về các loại rủi ro, cơ chế ứng phó với các loại rủi ro
của hộ nông nghiệp và tác động của chúng đến quyết định đầu tư, sản xuất của hộ

3



nơng nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro
của hộ nông nghiệp.
Các nghiên cứu sâu nhất được tìm thấy cho đến nay về vấn đề này có thể là
nghiên cứu của CIEM_DANIDA và trường Đại học Copenhagen từ năm 2002 đến
năm 2016 (Nghiên cứu được lặp lại 02 năm một lần). Tuy nhiên các nghiên cứu n
ày cũng chỉ dựng lại ở việc mô tả sơ bộ về: (1). Cách thức thích ứng với các loại rủi
ro của hộ gia đình mà chưa đề cập đến các cách thức quản lý rủi ro của các hộ trước
khi rủi ro xảy ra nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro đến thu
nhập của hộ; (2). Chưa xem xét mối liên hệ giữa các hành vi và quyết định kinh tế
của hộ khi bị tác động bởi các nhân tố rủi ro; (3). Chưa đưa ra các khuyến nghị
chính sách nhằm tăng khả năng quản lý rủi ro, giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi
ro đến thu nhập của hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn; qua đó tác động tích cực
đến các quyết định và hành vi kinh tế của hộ dựa trên các phân tích tổng thể và có
hệ thống về rủi ro, về cơ chế quản lý rủi ro, về mối quan hệ giữa các quyết định
kinh tế trong môi trường đầy rủi ro của hộ nơng nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp giảm rủi ro trong việc vay vốn
cho các hộ nông nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về hộ nông nghiệp, về tín dụng Ngân
hàng đối với hộ nơng nghiệp và làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro, quản lý rủi ro trong
sản xuất nơng nghiệp, chính sách của nhà nước nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi
ro và giảm thiểu các tác hại của rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp và thu nhập của
hộ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và giá cả
nông sản; cơ chế quản lý rủi ro của hộ vay vốn sản xuất nông nghiệp trong thời gian
qua;
- Từ các kết quả trên, luận văn đưa ra một số giải pháp về mặt chính sách
nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp của hộ, góp
phần hạn chế rủi ro và giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro góp phần phát triển

sản xuất nơng nghiệp, ổn định đời sống các hộ nông nghiệp tại thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các loại rủi ro mà hộ vay vốn sản xuất nông
nghiệp gặp phải, cơ chế quản lý rủi ro của hộ gia đình nơng nghiệp và các chính
sách hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp các hộ nâng cao khả năng quản lý rủi ro trên
địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: 03 loại rủi ro là rủi ro thiên tai, dịch bệnh và
giá cả nông sản tác động đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nơng nghiệp.
- Phạm vi khơng gian: Tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong việc vay vốn cho các hộ nông
nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2015, năm 2016 và năm 2017.
+ Đưa ra một số giải pháp giảm rủi ro trong việc vay vốn cho các hộ nông
nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp các tài liệu sẵn có, thu thập dữ liệu thứ cấp từ Phịng
Kinh tế thị xã Đơng Triều, Tổng cục thống kê, Chi cục Thống kê thị xã Đông Triều,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank - Chi nhánh Đơng Triều,
tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tài chính,…nhằm tổng quan cơ sở lý luận chung, đồng
thời có bức tranh sơ bộ về thực trạng các loại rủi ro mà hộ vay vốn để sản xuất nông
nghiệp gặp phải; cơ chế quản lý các loại rủi ro này của các hộ trong thời gian qua.
- Phương pháp phỏng vấn hộ nông nghiệp vay vốn bằng bảng câu hỏi để trả
lời những câu hỏi sau: Trong thời gian qua hộ vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp

thường phải đối mặt với những rủi ro nào? Các hộ sản xuất nơng nghiệp đã đối phó
với các rủi ro này như thế nào? Rủi ro thiên tai, dịch bệnh và giá cả nông sản sụt
giảm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất của các hộ trong 03 năm qua?
Để ứng phó với các rủi ro này một cách hiệu quả, nhà nước cần có chính sách gì?
Để đảm bảo tính khoa học, tính đại diện của số liệu sơ cấp, tác giả sử dụng
phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên để tiến hành khảo sát.
Các tiêu chí phân tầng bao gồm địa bàn sản xuất, loại hình sản xuất, qui mơ sản
5


xuất. Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ vay vốn để đầu tư sản xuất nơng nghiệp và
đang thuộc nhóm nợ xấu của ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank chi nhánh thị xã Đông Triều.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về rủi ro trong việc vay vốn cho các hộ nông nghiệp.
Chương 2. Thực trạng rủi ro trong việc vay vốn của các hộ nông nghiệp tại thị
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Một số giải pháp giảm rủi ro trong việc vay vốn cho các hộ nông
nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG VIỆC VAY VỐN CHO
CÁC HỘ NƠNG NGHIỆP
1.1. Hộ nơng nghiệp, đặc điểm và nhu cầu vay vốn của hộ nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm hộ nông nghiệp
1.1.1.1 - Khái niệm hộ: Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm

người ăn chung và ở chung, họ có hoặc khơng có quan hệ ruột thịt, hơn nhân, ni
dưỡng, có hoặc khơng có quỹ thu - chi chung.
1.1.1.2 - Hộ nơng nghiệp
Hộ Nơng nghiệp: Là những hộ có tồn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham
gia hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp);
Việc làm Nông nghiệp gồm các hoạt động: Trồng trọt (làm đất, gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch các loại cây trồng nông nghiệp); chăn nuôi (hoạt động chăn
nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi khác...); các hoạt động săn bắt, đánh bẫy và thuần
dưỡng thú… các công việc liên quan trực tiếp đến nông nghiệp. Và các hoạt động
dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi (trừ hoạt động thú y) được chun mơn hố
làm cho bên ngồi như:
- Cho th máy nơng nghiệp và điều khiển máy đó;
- Hoạt động thủy lợi;
- Hoạt động bảo vệ thực vật, động vật;
- Thụ tinh nhân tạo, kiểm dịch vật nuôi, chăn dắt, cho ăn, thiến hoạn gia súc,
gia cầm, rửa chuồng, lấy phân;
- Làm sạch, phân loại, sơ chế, phơi sấy, đánh bóng (cà phê), cân đong, đóng
kiện;
- Ra hạt bơng, lúa, bóc vỏ (lạc, cà phê);
- Phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột da súc vật…
- Trên góc độ Ngân hàng, hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ,
được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép
kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định (Phụ lục số 1 kèm
theo Quyết định 499A TDNH ngày 02/9/1993).

7


- Trên góc độ quan hệ dân sự: Trường hợp hộ gia đình tham gia quan hệ dân
sự thì các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch

dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thơng báo cho bên tham gia quan hệ dân
sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự không được
các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của
quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
Đối với hộ gia đình sử dụng đất, chủ thể của quan hệ dân sự là người có tên
trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về
dân sự.
1.1.2. Sự phát triển kinh tế của hộ nông nghiệp
Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp là một bộ phận cấu thành khu vực (thành
phần) kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể ở Việt Nam, bao gồm các hộ sản xuất, kinh
doanh thuộc khu vực nông nghiệp (Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần
thứ XII). Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp được hình thành và phát triển một cách
khách quan, lâu dài dựa trên tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu
quả phù hợp với sản xuất nơng nghiệp, thích ứng tồn tại và phát triển mọi chế độ
kinh tế xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ nông nghiệp là một tất yếu khách quan.
Trong thời kỳ chiến tranh, chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ làm
kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp để đảm bảo cuộc sống gia đình và đóng vai trị là
hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Khi phong trào HTX mất dần động lực phát triển, ngày 31/01/1981 Ban Bí thư
ban hành Chỉ thị 100 về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong HTX thì kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương
thức quản lý lẫn lao động sản xuất.
Ngày 05/4/1988 Bộ chính trị ban hành nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông
nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự
chủ trong nông nghiệp.
8



Ngày 03/2/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP về sắp xếp, tổ
chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nơng nghiệp nhà nước, các gia
đình nơng, lâm trường viên cũng nhận được đất khốn và hoạt động dưới hình thức
kinh tế hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi,
nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành
đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Điều đó đã tạo động lực mới cho sự
phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Trải qua các giai đoạn phát triển, kinh tế hộ nơng nghiệp ngày càng có nhiều
hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó
phương thức trang trại gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trị quan
trọng trong sản xuất nông lâm, thủy sản.
Bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều
nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời
vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu thị trường. Trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh, trang trại sản xuất cây hàng
năm và lâu năm cũng phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa nơng
sản của các trang trại đang ngày có vị trí trên thị trường. Một số trang trại lớn đang
phát triển thương hiệu, mở rộng quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến,
thu mua và xuất khẩu.
Nói cách khác, sự hình thành các trang trại gia đình chính là sự hình thành các
cơ sở sản xuất hàng hóa nơng nghiệp. Từ đó, các dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ
cho nghề nông thương phẩm và đời sống dân cư nơng thơn diễn ra cùng q trình
cơng nghiệp hóa nơng thơn được hình thành. Q trình này làm nảy sinh các quan
hệ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật ngoài ruộng đất - Tức kinh doanh
ngoài ruộng đất; làm tan rã hoàn toàn về mặt kinh tế các hộ nơng dân nghèo, hiệu
quả sản xuất thấp (có mức thu nhập dưới ngưỡng tích lũy) cùng với quá trình gia
tăng phát triển cơng nghiệp và dịch vụ. Đây là q trình phi nơng nghiệp, giải
phóng dần cư dân khỏi lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; là nội dung quan trọng của

q trình phân cơng lại lao động xã hội và chuyển xã hội nông thôn truyền thống
sang xã hội nơng thơn hiện đại. Các q trình trên là các bộ phận khác nhau của
việc chuyển kinh tế nông thơn truyển thống sang kinh tế hàng hóa.
9


Sau 30 năm đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đã giành được
những thành tựu to lớn. Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã chuyển sang sản
xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế; tăng trưởng kinh tế, sản lượng hàng
hóa, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao. Sản xuất nông nghiệp
không những cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà tỷ trọng xuất khẩu
ngày càng tăng (Khối lượng xuất khẩu gạo đứng nhất nhì trên thế giới). Cơ cấu sản
xuất, cơ cấu lao động trong nơng nghiệp nơng thơn đã chuyển dịch tích cực theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…
1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ nông nghiệp
Hộ nông nghiệp là đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Điều đó đã tạo
động lực cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Theo Giáo sư Frank Ellis trường Đại học Cambridge (1988), các đặc điểm đặc
trưng của đơn vị kinh tế giúp phân biệt đơn vị kinh tế gia đình nông dân với những
người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là:
Đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố
sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình
nơng dân trước những thiên tai.
Lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế
nổi bật của người nơng dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nơng trại, là
yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Tiền vốn và sự tiêu dùng: “Người nông dân làm cơng việc của gia đình chứ
khơng phải làm cơng việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1996), khác với đặc điểm
chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng
như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.

Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nơng dân là một cơ sở
kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ
yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống
kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị
trường có xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao.
Hay nói cách khác, trong nền kinh tế hộ nơng nghiệp được quan niệm trên các
khía cạnh:
10


Hộ gia đình nơng nghiệp (nơng hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích
kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...) được
góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái
nhà, cùng chung một quỹ chi tiêu, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi
quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia
đình.
Gia đình là một đơn vị xã hội xác định các mối quan hệ họ hàng có cùng
chung huyết tộc. Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàng xây dựng
nên một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình khi các thành
viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế.
1.1.2.1. Đặc điểm xã hội
Kinh tế hộ sản xuất nơng nghiệp được hình thành theo đặc điểm tự nhiên, rất
đa dạng. Tùy thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình
thành một kiểu sản xuất, cách tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên
trong hộ quan hệ với nhau hồn tồn theo cấp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Trong mơ
hình sản xuất chủ hộ cũng là người lao động trực tiếp, làm việc có trách nhiệm và
hồn tồn tự giác. Sản xuất hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành
khác.
Kinh tế hộ sản xuất nơng nghiệp có sự gắn bó chặt chẽ giữa quan hệ sở hữu,
quan hệ quản lý và quan hệ phân phối.

Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp bao gồm các thành viên trong một gia đình,
có chung lợi ích, làm chung, ăn chung, cùng chia sẻ lợi nhuận, khó khăn, thành
công cũng như rủi ro trong cuộc sống và trong sản xuất. Vì vậy trách nhiệm của các
thành viên trong sản xuất rất cao. Họ ý thức được việc làm chủ đối với ruộng đất,
cây trồng, vật nuôi và quá trình sản xuất. Xét về góc độ đặc thù sinh học của sản
xuất nơng nghiệp thì hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản phù hợp nhất
Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp vừa là đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu
dùng, vừa là đơn vị tạo ra nguồn lao động.
1.1.2.2. Đặc điểm về sản xuất
- Do có sự thống nhất về lợi ích nên kinh tế hộ sản xuất nơng nghiệp có khả
năng tự điều chỉnh rất cao. Sự điều chỉnh được thực hiện một cách cơ động, đặc biệt
11


là điều chỉnh giữa tích lũy và tiêu dùng. Tính cơ động này làm cho kinh tế hộ sản
xuất nông nghiệp có khả năng thích ứng với sự thay đổi đầu vào và đầu ra của quá
trình sản xuất. Trong cơ chế thị trường, gặp điều kiện thuận lợi, hộ có khả năng mở
rộng sản xuất để có nhiều nơng sản hàng hóa; khi gặp điều kiện khơng thuận lợi, sản
xuất khó khăn, hộ có thể điều chỉnh cho phù hợp hoặc chuyển một phần tất yếu
thành sản phẩm thặng dư, có thể lấy cơng làm lãi để bảo tồn vốn sản xuất. Vì vậy,
kinh tế hộ sản xuất nơng nghiệp là 1 đơn vị sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt, thích ứng
với sản xuất nơng nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Hộ sản xuất nơng nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến
kỹ thuật, sản xuất theo nhu cầu thị trường hơn là những đơn vị kinh tế có qui mơ
lớn như các nơng trường, xí nghiệp nơng nghiệp, lâm trường...
- Hộ sản xuất nơng nghiệp có khả năng tận dụng thời gian nông nhàn để tham
gia vào các hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp để tăng thu nhập. Vì vậy nhìn
chung tính hiệu quả của kinh tế hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp là tương đối cao,
nó quy định sự tồn tại khách quan, lâu dài của hình thức kinh tế hộ trong sản xuất
nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp gắn liền với qui mô và đặc điểm môi trường sinh thái
đặc biệt là khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn. Tuy nhiên hộ sản xuất nông
nghiệp chưa thể khắc phục được hết những bất lợi của thiên nhiên ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp. Do vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông
nghiệp hay gặp rủi ro. Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thường
hay gặp rủi ro. Sản phẩm nông nghiệp tạo ra có thời hạn sử dụng ngắn, chủ yếu
mang tính chất tươi sống, nên sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với chế độ bản
quản, vận chuyển, chế biến thích hợp và phải có thị trường tiêu thụ ổn định.
- Chi phí sản xuất nơng nghiệp thường là thấp, vốn đầu tư có thể rải suốt q
trình sản xuất và có thể kết hợp sản xuất nhiều loại cây trồng, vật ni cùng một
thời điểm và cũng có thể làm những nghề khác lúc nông nhàn. Do vậy thu nhập của
hộ nơng nghiệp cũng rải đều, đó cũng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế
hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp phát triển tồn diện.

12


1.1.2.3. Đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật
- Trình độ sản xuất ở mức thấp, sản xuất chủ yếu là thủ cơng, việc sử dụng
máy móc vào sản xuất chỉ được thực hiện ở một số khâu, giản đơn, tổ chức sản xuất
chủ yếu vẫn mang tính tự phát, qui mô nhỏ, không được đào tạo bài bản. Hộ sản
xuất kinh doanh nơng nghiệp vẫn hoạt động theo tính chất truyền thống, thái độ lao
động thường bị chi phối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong
tục tập quán của làng quê. Từ những đặc điểm trên có thể thấy kinh tê hộ rất dễ
chuyển đổi hoặc mở rộng cơ cấu vì chi phí bỏ ra ít và trình độ khoa học kỹ thuật
thấp.
- Quy mơ sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có đất đai nhưng lại
thiếu vốn sản xuất, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị
trường nên sản xuất kinh doanh vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp. Nếu khơng có
sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của nhà nước, về vốn thì kinh tế hộ khơng thể

chuyển sang sản xuất hàng hóa, khơng thể tiếp cận với cơ chế thị trường.
Do những đặc trưng trên nên hộ sản xuất nông nghiệp luôn là thành phần kinh
tế cơ bản của nền sản xuất nơng nghiệp.
* Nhân tố tích cực, khó khăn và thách thức trong thời gian tới đối với hộ
nơng nghiệp:
Kinh tế hộ nơng nghiệp ngày càng có nhiều hộ bứt phá khỏi tình trạng tự
cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình
phát triển mạnh, một số trang trại phát triển cao hơn hình thành các hợp tác xã. Các
trang trại gia đình ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên hộ nông nghiệp vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức
trong thời gian tới:
(1). Kinh tế hộ nông nghiệp phần lớn sản xuất với qui mô nhỏ, tự cấp, tự túc.
(2). Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động thấp 84,1% lao
động ở khu vực nông thôn chưa được đào tạo nghề hoặc đào tạo ngắn hạn không
được cấp chứng chỉ (Tổng cục Thống kê, 2016), việc tổ chức sản xuất, kinh doanh
của các hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản xuất, kinh doanh chưa
cao và thiếu bền vững.

13


3). Chất lượng sản phẩm hàng hóa của hộ nơng nghiệp chưa cao, chủ yếu dưới
dạng thơ, tiêu thụ khó khăn, chưa nắm bắt được thị trường nên còn thụ động, hiệu
quả thấp.
(4). Trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới, năng suất lao
động kinh tế hộ nơng nghiệp có sự chênh lệch lớn với công nghiệp, dịch vụ.
(5). Hộ nông nghiệp thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt
của quy luật thị trường. Cơ hội kiếm tiền sẽ đến với người có vốn, có điều kiện về
thơng tin, kể cả điểm xuất phát cao, sẽ nhiều hơn rất đáng kể so với các đối tượng
khác, nhất là người nghèo. Quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa làm cho đất nông

nghiệp bị thu hẹp. Tư liệu sản xuất của hô nông nghiệp bị giảm đi trong lúc chưa
chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nơng dân có tiền
(tiền đền bù do thu hồi đất) cũng khó tìm phương án nào cho hiệu quả để sử dụng
lượng tiền dành dụm được cho sản xuất, kinh doanh. Họ luôn trong tâm lý sợ rủi ro,
bởi vậy, tư duy "ăn chắc mặc bền" vẫn là phổ biến, có đồng nào đổ vào "xây nhà
xây cửa" chắp vá, cơi nới một cách manh mún rất tốn kém.
(6). Vốn tích lũy của các hộ sản xuất nơng nghiệp thấp nhất trong các loại hình
sản xuất ở khu vực nơng thơn. Lý do chính của việc tiết kiệm tiền trong phần đơng
các hộ gia đình nơng thơn khơng phải là để tích lũy mở rộng sản xuất, 82% số người
được hỏi trả lời là để chi trả khám và chữa bệnh khi cần thiết và 70% trả lời là để đề
phòng các nhu cầu chi tiêu đột xuất khác, chỉ 6% mong đợi lợi nhuận hay lãi suất
(Tổng cục Thống kê, 2011).
(7). Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng
hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy
năm gần đây cũng đang khó khăn khơng kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản
xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục,
giao thơng khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng
lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn
định, và cịn thiếu cả thơng tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu.
(8). Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở
lớn đối với kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật và khả
năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thơng tin thị trường, chi phí giao dịch
14


cao... Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể trong các
khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp
thị và tiêu thụ, xuất khẩu.
(9). Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng
đồng, hiệp hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là đầu vào và đầu ra của

sản xuất, nhưng các hợp tác xã (HTX) hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn chưa
đáp ứng đầy đủ, hiệu quả hoạt động chưa thực sự rõ nét, cịn mang tính hỗ trợ, giúp
nơng dân ở một số khâu trong sản xuất nông nghiệp chứ chưa thực là mơ hình hợp
tác xã tổ chức sản xuất kinh doanh.
(10). Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với q trình sản xuất nơng
nghiệp. Nhưng khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nơng nghiệp đang mất vào các
khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Đất nông nghiệp
năm 2017 giảm trên 2.512 ha so với năm 2015 (Phòng Tài ngun và Mơi trường
thị xã Đơng Triều, 2018). Do đó, nhiều hộ tuy đã năng động chuyển đổi ngành
nghề, nhưng vẫn khơng đủ "can đảm" (tính chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm
cho các hộ chuyển nghề yên tâm) để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay
thuê người làm. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừa
đủ mức nộp thuế sử dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn
ra quá chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng
lãng phí sử dụng đất diễn ra khá phổ biến.
(11). Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với
kinh tế thị trường. Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng một số địa
phương nông dân sẵn sàng "phá hợp đồng" để được lợi trước mắt do giá thị trường
đột ngột lên cao so với hợp đồng; trong khi đó giá cả lên xuống thất thường là quy
luật "cung - cầu" của thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp, tính chất mùa vụ và
sự lệ thuộc vào đất đai, tiểu khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có thể thành công nếu cứ
chạy theo sự "lên - xuống" của thị trường. Ở thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, khi
giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa (cây lấy gỗ phải mất 50 năm mới cho thu
hoạch, mà giá lúc đó chưa ai có thể nói rõ là sẽ như thế nào), và hiện tại cây sưa
cũng khơng cịn được sản xuẩt. Trong khi đó, các ngành chức năng thiếu sự tun
truyền, giải thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất đúng và hơn nữa có quy
15



×