Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DE+DA THI HK.I (TN + TL) VAN 10CB. VIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.66 KB, 6 trang )


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010
Trường THPT lý Tự trọng Môn : NGỮ VĂN LỚP 10 – BAN CƠ BẢN
Thời gian : 90 phút
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1/.Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng của văn học dân gian :
A. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
B. Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
C. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong
đời sống cộng đồng .
D. Văn học dân gian mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người nghệ sĩ dân
gian.
2/ Hình ảnh Ngọc trai- giếng nước có ý nghĩa gì ?
A.Ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt.
B.Ngợi ca sự hy sinh cao cả cho tình yêu.
C.Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải.
D.Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu.
3/ Gi ữa trận chiến với Mtao Mxây, sức mạnh của Đăm Săn tăng lên gấp bội nhờ vào
điều gì ?
A.Nhờ vào sự mách bảo của ông trời.
B.Nhờ ăn được miếng trầu của HNhị.
C.Nhờ lòng căm phẫn đối với kẻ đã cướp vợ mình.
D.Nhờ những câu nói khích của Mtao Mxây.
4/ Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy lit xơ được so sánh với hình ảnh gì ?
A.Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương.
B.Niềm hạnh phúc của những người đi biển sống sót sau khi bị đắm thuyền được
gặp lại đất liền.
C.Niềm hạnh phúc của những người đi biển khi được thần biển Pôdêiđông giúp đỡ.
D.Niềm hạnh phúc của những người đi biển khi gặp được luồng cá lớn.
5/ Biện pháp tu từ gì được sử dụng qua hình ảnh mắt , đèn , khăn trong bài ca dao Khăn
thương nhớ ai?


A.Nhân hóa, hoán dụ.
B.Ẩn dụ , tượng trưng.
C. So sánh, ẩn dụ.
D.Nhân hóa, so sánh.
6/ Thơ của Đỗ Phủ được gọi là gì ?
A. Thi thánh.
B. Thi tiên.
C. Thi sử.
D. Thi pháp.
7/ Bài thơ « Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng » của tác giả nào ?
A.Đỗ Phủ.
B.Vương Duy.
C.Lý Bạch.
D.Thôi Hiệu.
Mã Đề 01
8/ Bài thơ Cảnh ngày hè thuộc thể loại gì ?
A. Thất ngôn
B. Ngũ ngôn
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. lục ngôn.
9/ Bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du chủ yếu thể hiện điều gì ?
A. Tình yêu thiết tha đối với thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp.
B. Thái độ trân trọng và cảm phục đối với người phụ nữ có tài, có sắc.
C. Nỗi bế tắc, xót thương thân phận mình của nhà thơ trước cuộc đời.
D. Sự trân trọng, đồng cảm của nhà thơ trước những số phận tài hoa-bạc mệnh.
10/ Nhân vật Xi-ta được miêu tả qua những phương diện nào ?
A.Ngoại hình và lời nói.
B.Lời nói và hành động.
C.Ngoại hình và nội tâm.
D.Ngoại hình, nội tâm, lời nói, hành động.

11/ Thủ pháp gây cười độc đáo của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày là gì ?
A.Chơi chữ.
B.Phóng đại.
C.Dùng hình ảnh đối lập.
D.Lối nói đòn bẩy.
12/ Văn học Việt nam do các bộ phận nào hợp thành ?
A.Văn học dân gian và văn học trung đại.
B.Văn học trung đại và văn học hiện đại.
C.Văn học dân gian và văn học viết.
D.Văn học hiện đại và văn học dân gian.
PHẦN TỰ LUẬN. (7 điểm)
1/ (4 đ)Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của bản thân về tình bạn ( hoặc tình thầy trò).
2/ (3 đ)Cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn thơ sau :
Một mai một cuốc một cần câu.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. - - - - -- - - - -- - -- - -

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
Trường THPT lý Tự trọng Môn : NGỮ VĂN LỚP 10 – BAN CƠ BẢN
Thời gian : 90 phút
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1./ Gi ữa trận chiến với Mtao Mxây, sức mạnh của Đăm Săn tăng lên gấp bội nhờ vào
điều gì ?
A.Nhờ lòng căm phẫn đối với kẻ đã cướp vợ mình.
B.Nhờ vào sự mách bảo của ông trời.
C.Nhờ ăn được miếng trầu của HNhị.
D.Nhờ những câu nói khích của Mtao Mxây.

2/ Biện pháp tu từ gì được sử dụng qua hình ảnh mắt , đèn , khăn trong bài ca dao Khăn
thương nhớ ai ?
A. So sánh, ẩn dụ.
B.Ẩn dụ , tượng trưng.
C. Nhân hóa, hoán dụ.
D.Nhân hóa, so sánh.
3/ Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng của văn học dân gian :
A. Văn học dân gian mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người nghệ sĩ dân
gian.
B.Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
C. Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
D. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong
đời sống cộng đồng .
4/ Thơ của Đỗ Phủ được gọi là gì
A.Thi thánh.
B.Thi sử.
C.Thi tiên.
D.Thi pháp
5/ Hình ảnh Ngọc trai- giếng nước có ý nghĩa gì
A.Ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt.
B.Ngợi ca sự hy sinh cao cả cho tình yêu.
C.Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải.
D.Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu.
6/ Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy lit xơ được so sánh với hình ảnh gì
A.Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương.
B.Niềm hạnh phúc của những người đi biển sống sót sau khi bị đắm thuyền được gặp
lại đất liền.
C.Niềm hạnh phúc của những người đi biển khi được thần biển Pôdêiđông giúp đỡ.
D.Niềm hạnh phúc của những người đi biển khi gặp được luồng cá lớn.
7/ Văn học Việt nam do các bộ phận nào hợp thành

A.Văn học dân gian và văn học trung đại.
B.Văn học trung đại và văn học hiện đại.
C.Văn học dân gian và văn học viết.
D.Văn học hiện đại và văn học dân gian
8/ Bài thơ Cảnh ngày hè thuộc thể loại gì
Mã Đề 02
A. Thất ngôn xen lục ngôn
B. Ngũ ngôn
C. Thất ngôn
D. lục ngôn.
9/ Bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du chủ yếu thể hiện điều gì
A.Tình yêu thiết tha đối với thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp.
B.Sự trân trọng, đồng cảm của nhà thơ trước những số phận tài hoa-bạc mệnh.
C.Thái độ trân trọng và cảm phục đối với người phụ nữ có tài, có sắc.
D.Nỗi bế tắc, xót thương thân phận mình của nhà thơ trước cuộc đời.
10/ Nhân vật Xi-ta được miêu tả qua những phương diện nào
A.Ngoại hình, nội tâm, lời nói, hành động.
B.Ngoại hình và lời nói.
C.Lời nói và hành động.
D.Ngoại hình và nội tâm.
11/ Bài thơ « Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng » của tác giả
nào
A.Đỗ Phủ.
B.Lý Bạch.
C.Vương Duy
DThôi Hiệu.
12/. Thủ pháp gây cười độc đáo của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày là gì
A.Phóng đại.
B.Dùng hình ảnh đối lập.
C.Chơi chữ.

D.Lối nói đòn bẩy.
PHẦN TỰ LUẬN. (7 điểm)
1/ (4 đ)Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của bản thân về tình bạn ( hoặc tình thầy trò).
2/ (3 đ)Cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn thơ sau
Một mai một cuốc một cần câu.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- - - - -- - - - - -- - - - - - --
Trường THPT Lý Tự Trọng
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ 1* NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10- CƠ BẢN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mã đề1
C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12
D C B C A C C C D D A C
M ã đề 2
C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12
C C A B C B C A B A B C
PHẦN TỰ LUẬN
CÂU 1.
Yêu cầu về nội dung:
Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của bản thân về tình bạn hoặc tình thầy trò ( theo ngôi
kể thứ nhất). Bài làm phải thể hiện được tình cảm , cảm xúc chân thực.

Yêu cầu về phương pháp:
Học sinh có thể linh hoạt trong việc diễn đạt nội dung trên.
Bố cục đầy đủ , có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Hành văn rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

Biểu điểm:
Điểm 3-4 đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
Điểm 2-2.5 đảm bảo nội dung, mắc không quá 5 lỗi.
Điểm 1- 1.5 có kể được kỷ niệm nhưng diễn đạt chưa rõ ý.
Điểm 0.25- 0.5 viết được một vài dòng hoặc viết quá lủng củng , rình bày cẩu thả
Điểm 0: Không viết được gì hoặc viết hoàn toàn lạc đề.
Câu 2:
Yêu cầu về nội dung:
Hình ảnh tác giả là một lão nông tri điền tâm trí thảnh thơi, gắn bó với ruộng đồng.
hình ảnh nông cụ, nhịp thơ, số từ “một” cho thấy sự chủ động, thoải mái đón nhận cuộc
sống lao động.
Từ một quan lớn của triều đình, được trọng vọng nhưng trước cuộc sống bình dị nơi
thôn giã, NBK không hề lúng túng mà ngược lại còn thể hiện quan điểm một cách rất tự
hào: mặc kệ người muốn bon chen giành giật danh lợi, ta đây vui thú với ruộng vườn và
xem đó là “dại” (dại mà là khôn) vì được thanh thản, bình yên…
Yêu cầu về phương pháp:
Bố cục đầy đủ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ,
chính tả, trình bày rõ ràng.
Có thể liên hệ, so sánh với các tác giả khác
Biểu điểm:
Điểm 2,25- 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết có cảm súc, biết liên hệ so
sánh khi cảm nhận. Lỗi không đáng kể.
Điểm 1,5-2,0: Đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
Mắc không quá 5 lỗi.
Điểm 1- 1,25: Đáp ứng được nửa số yêu cầu. Diễn đạt được ý. Mắc nhiều lỗi.

×