Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.62 KB, 2 trang )
Vì sao có tục bán mở hàng? Bán mở hàng
thế nào cho đắt khách?
Đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôi sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ
sĩ có ngày khai bút, nhà nông có ngày khai canh, làm thợ có ngày khai công, người làm
nghề buôn bán có ngày mở hàng. Theo tâm lý chung mọi việc khởi đầu đều khó khăn, mà
"Đầu đi thì đuôi lọt!". Riêng trong nghề buôn bán lại càng bấp bênh, có ngày mua may
bán đắt, có ngày ngồi suốt buổi chẳng ai ngó tới, có tháng lời lãi nhiều, lợi lộc lớn, có
tháng thua lỗ mất cả chì lẫn chài, vì vậy không những chọn ngày mở hàng đầu năm, mà
cả đầu tháng, đầu tuần, từng ngày còn phải để ý đến chuyện mở hàng: mở hàng vào lúc
nào ? Bán cho ai "Nhẹ vía" để cả ngày bán đắt hàng?
Thông thường muốn được đông khách đến mua thì thái độ người bán hàng phải niềm nở,
vồn vã, ân cần, bán nới giá hơn bình thường để cầu được đông khách và giữ được chữ
Tín đứng hàng đầu. Song có người lại tưởng nhầm bán mở hàng phải bán cho đắt, người
mua mặc cả chê đắt không mua bỏ đi, rốt cuộc ngồi lì suốt buổi không ai hỏi đến, thậm
chí còn có thái độ và ma thuật bỉ ổi cho là tại người mở hàng nặng vía, chửi rủa ngầm và
"Đốt vía" người mở hàng. Người bán hàng như vậy không biết rằng: chính mình là người
nặng vía nhất.
Ngày trước người ta muốn đi chợ sớm để được mau mở hàng có giá rẻ hơn chút ít, nhưng
ngày nay nhiều người ngại mở hàng vì sợ vướng phải hạng người không biết mình bán
hàng nặng vía lại đòi "Đốt vía" người mua mở hàng.
Đến đây ta có thể kết luận được: Bán mở hàng nên bán đắt hơn hay rẻ hơn giá bình
thường?
Chuyện vui: "Mở hàng nhẹ vía" hay "Nợ như Chúa Chổm"
"Nợ như Chúa Chổm". Đó là thành ngữ phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao
Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng: "Chổm" là hàng cùng dân ở
miền Thanh Hoá, chẳng có gia tài điền sản hay nghề ngổng gì, quanh năm chỉ có đánh