Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty viễn thông liên tỉnh (vtn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH (VTN)
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:

VÕ THỊ MINH PHƯƠNG
Ã

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ TRẦN ÁNH

HÀ NỘI 2009


i

Luận văn thạc sỹ

MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ..........................................................................................iii
Danh mục hình vẽ.................................................................................................iv
Danh mục bảng......................................................................................................v
Phần mở đầu..........................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.....................................................................................................................3


1.1. Khái niệm cạnh tranh........................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ...................................................................................... 3
1.1.2. Vai trò cạnh tranh ........................................................................................... 4
1.1.3. Phân loại cạnh tranh....................................................................................... 5
1.1.4. Các công cụ cơ bản của cạnh tranh................................................................. 9
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............................................................. 11
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..................................... 11
1.2.2. Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh.................................. 11
1.2.3. Tính tất yếu khách quan của việc tăng năng lực cạnh tranh........................... 12
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................ 13
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............. 16
1.3. Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 24
1.3.1. Cơng cụ có tính chiến lược ............................................................................ 24
1.3.2. Cơng cụ mang tính chiến thuật ...................................................................... 28
1.3.3. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng thuận lợi hợp lý.............................................. 34
1.3.4. Phương thức thanh tốn ................................................................................ 34

Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
Viễn thông Liên tỉnh (VTN) ................................................................................ 35
2.1. Giới thiệu về cơng ty Viễn thơng Liên tỉnh........................................................ 35
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của công ty.............................................. 35
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Viễn thông Liên tỉnh .............................. 36
2.1.3. Mơ hình tổ chức bộ máy của cơng ty Viễn thông Liên tỉnh ............................. 37
2.1.4. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ chính của cơng ty Viễn thơng Liên tỉnh.................. 38
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty VTN trong những năm gần đây ...... 46
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội



ii

Luận văn thạc sỹ

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của cơng ty VTN ............................................... 48
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty VTN .. 54
2.3.1. Nhân tố bên ngoài ......................................................................................... 55
2.3.2. Nhân tố bên trong.......................................................................................... 72
2.3.3. Phân tích SWOT đối với công ty VTN ............................................................ 85

Chương 3: Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) ................................................................... 88
3.1. Xác định các giải pháp bằng ma trận SWOT.................................................... 88
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VTN ............. 90
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ......................................................... 90
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................ 98
3.2.3. Tăng cường quảng bá thương hiệu VTN ...................................................... 103
3.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp ...................................................................... 107
3.3.1. Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ......................................... 107
3.3.2. Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................ 109
3.3.3. Hiệu quả giải pháp tăng cường quảng bá thương hiệu VTN ........................ 110

Phần kết luận ..................................................................................................... 112
Tài liệu tham khảo............................................................................................. 114

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội



i

Luận văn thạc sỹ

MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ..........................................................................................iii
Danh mục hình vẽ.................................................................................................iv
Danh mục bảng......................................................................................................v
Phần mở đầu..........................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.....................................................................................................................3
1.1. Khái niệm cạnh tranh........................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ...................................................................................... 3
1.1.2. Vai trò cạnh tranh ........................................................................................... 4
1.1.3. Phân loại cạnh tranh....................................................................................... 5
1.1.4. Các công cụ cơ bản của cạnh tranh................................................................. 9
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............................................................. 11
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..................................... 11
1.2.2. Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh.................................. 11
1.2.3. Tính tất yếu khách quan của việc tăng năng lực cạnh tranh........................... 12
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................ 13
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............. 16
1.3. Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 24
1.3.1. Cơng cụ có tính chiến lược ............................................................................ 24
1.3.2. Cơng cụ mang tính chiến thuật ...................................................................... 28
1.3.3. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng thuận lợi hợp lý.............................................. 34
1.3.4. Phương thức thanh tốn ................................................................................ 34

Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
Viễn thông Liên tỉnh (VTN) ................................................................................ 35

2.1. Giới thiệu về cơng ty Viễn thơng Liên tỉnh........................................................ 35
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của công ty.............................................. 35
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Viễn thông Liên tỉnh .............................. 36
2.1.3. Mơ hình tổ chức bộ máy của cơng ty Viễn thông Liên tỉnh ............................. 37
2.1.4. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ chính của cơng ty Viễn thơng Liên tỉnh.................. 38
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty VTN trong những năm gần đây ...... 46
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


ii

Luận văn thạc sỹ

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của cơng ty VTN ............................................... 48
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty VTN .. 54
2.3.1. Nhân tố bên ngoài ......................................................................................... 55
2.3.2. Nhân tố bên trong.......................................................................................... 72
2.3.3. Phân tích SWOT đối với công ty VTN ............................................................ 85

Chương 3: Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) ................................................................... 88
3.1. Xác định các giải pháp bằng ma trận SWOT.................................................... 88
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VTN ............. 90
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ......................................................... 90
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................ 98
3.2.3. Tăng cường quảng bá thương hiệu VTN ...................................................... 103
3.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp ...................................................................... 107
3.3.1. Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ......................................... 107

3.3.2. Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................ 109
3.3.3. Hiệu quả giải pháp tăng cường quảng bá thương hiệu VTN ........................ 110

Phần kết luận ..................................................................................................... 112
Tài liệu tham khảo............................................................................................. 114

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


iii

Luận văn thạc sỹ

Danh mục chữ viết tắt
VTN

Công ty viễn thơng liên tỉnh

VNPT

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam

ADSL

Cơng nghệ đường dây thuê bao bất đối xứng

IPv4


Công nghệ Internet dùng 4 byte để đánh địa chỉ

IPv6

Công nghệ Internet dùng 6 byte để đánh địa chỉ

FTTH

Công nghệ sử dụng cáp quang nối đến khách hàng

Data Center

Trung tâm dữ liệu

TCP/IP

Giao thức Internet

MPLS

Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

VPN

Mạng riêng ảo


Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


iv

Luận văn thạc sỹ

Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Mơ hình năm lực lượng của Michael Porter ............................................8
Hình 1.2: Những quyết định chủ yếu của người quảng cáo ................................... 30
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty VTN................................................ 37

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


v

Luận văn thạc sỹ

Danh mục bảng
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty VTN.......................... 47
Bảng 2.2: Số lượng thuê bao, thị phần dịch vụ điện thoại cố định của các doanh
nghiệp............................................................................................................ 48
Bảng 2.3: Thị phần dịch vụ kênh thuê riêng của các doanh nghiệp........................ 49
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu cơ bản của VTN giai đoạn 2003-2007 .......................... 51
Bảng 2.5: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty VTN .................................... 53

Bảng 2.6: Cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực của Cơng ty VTN năm 2007 .............. 78
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu của công ty VTN .............. 86
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp các cơ hội và thách thức của cơng ty VTN .................... 87
Bảng 3.1: Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.................. 89
Bảng 3.2: Danh mục thiết bị đầu tư nâng cấp mạng .............................................. 96
Bảng 3.3: Kinh phí đào tạo ................................................................................... 97
Bảng 3.4: Kinh phí đào tạo ................................................................................. 102
Bảng 3.5: Kinh phí quảng bá thương hiệu ........................................................... 106
Bảng 3.6: So sánh lợi ích thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ......... 107
Bảng 3.7: So sánh lợi ích thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
.................................................................................................................... 109
Bảng 3.8: So sánh lợi ích thực hiện giải pháp tăng cường quảng bá thương hiệu. 110

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


1

Luận văn thạc sỹ

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, quá trình hội nhập Kinh tế Quốc tế đang diễn ra một cách mạnh
mẽ, nó lơi cuốn các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực tham gia cuộc chơi chung.
Thị trường viễn thông hội nhập, các doanh nghiệp viễn thơng Việt Nam có thêm cơ
hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một
sân chơi rộng và bình đẳng hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các doanh

nghiệp viễn thông Việt Nam mà hơn nữa là với các tập đồn viễn thơng lớn trên thế
giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy thị trường viễn thơng phát triển
theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên đây cũng là thách
thức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ, địi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến
hành hội nhập. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt
Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệ
hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ tốt và đặc biệt là phải có khách
hàng. Trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy nếu các doanh nghiệp viễn
thông không biết nâng cao sức cạnh tranh thì sẽ nhanh chóng ngã gục trước các đối
thủ của mình. Từ thực tế ấy, đề tài “Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN)” được lựa chọn
nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu trên.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tập trung vào nghiên cứu thực trạng năng lực
cạnh tranh của các dịch vụ viễn thông mà công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) cung
cấp
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung vào các giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN)

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


2

Luận văn thạc sỹ

3. Mục tiêu của đề tài

 Tổng hợp những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh các dịch vụ viễn thông của công ty
VTN, chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu của các dịch vụ này so với nhóm
dịch vụ cùng loại của các đối thủ khác
 Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty VTN

4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích
tổng hợp, so sánh, phương pháp đối chiếu, khái quat hóa… trên cơ sở sử dụng số
liệu thống kê và tư liệu của ngành viễn thơng nói chung và cơng ty Viễn thơng liên
tỉnh VTN nói riêng để phân tích, đánh giá, rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Viễn
thông Liên tỉnh (VTN).
Chương 3: Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN).

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


3


Luận văn thạc sỹ

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong điều kiện tồn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới
hướng đến thế kỷ XXI, không một quốc gia nào có thể phát triển kinh tế của mình
mà khơng tham gia vào q trình hội nhập quốc tế và khu vực, đây là một quá trình
phức tạp bởi nó diễn ra trong một mơi trường rộng lớn với sự tham gia của rất nhiều
nước, tập đoàn, công ty… ở các quy mô và mức độ khác nhau. Trong điều kiện như
vậy, điều không thể tránh khỏi là quyền lợi kinh tế bị xung đột, chính vì vậy, bất kỳ
chủ thể nào tham gia vào quá trình này nếu muốn tồn tại và phát triển được chỉ có
cách duy nhất là phải cạnh tranh và nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của mình.

1.1. Khái niệm cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác
nhau, trong các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế xã hội. . Dưới thời kỳ Chủ
nghĩa Tư bản phát triển vượt bậc, Mác quan niệm rằng “Cạnh tranh TBCN là sự
ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Chủ nghĩa Tư bản phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa Đế quốc rồi suy
vong và cho đến ngày nay kinh tế thế giới đã dần đi vào quỹ đạo của sự ổn định với
xu hướng chủ đạo là hội nhập, hòa đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là
cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước thì khái niệm cạnh tranh đã
mất hẳn tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn khơng thay đổi: Cạnh tranh vẫn
là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành
giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được mục tiêu

Võ Thị Minh Phương


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


4

Luận văn thạc sỹ

của tổ chức của doanh nghiệp đó.
Trong kinh tế thị trường cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, cạnh
tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một
nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để
đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể.
1.1.2. Vai trò cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên, là quy luật phổ biến của nền kinh tế thị
trường, bởi thế, bất cứ một quốc gia nào, một doanh nghiệp nào khi tham gia thị
trường thế giới đều phải chấp nhận cạnh tranh và phải tuân thủ theo các quy luật của
cạnh tranh. Trong thương mại nói chung và trong thương mại Quốc tế nói riêng,
một trong số vai trị to lớn của cạnh tranh là làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống,
chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng nâng cao.
Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng
để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có quyền lựa chọn được nhiều
sản phẩm với nhiều hình thức mẫu mã khác nhau từ nhiều nhà cung cấp khác nhau
ở các nước khác nhau với chất lượng tốt và giá rẻ. Vì vậy, việc duy trì cạnh tranh là
bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối
ưu có hiệu quả và là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh vừa là động lực vừa là điều kiện thuận
lợi để họ tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hồn thiện và phát triển để
vươn lên giành được ưu thế với các đối thủ cạnh tranh khác, chính vì vậy, cạnh
tranh thực chất là một cuộc chạy đua khơng có đích của các doanh nghiệp để đưa ra
các biện pháp kinh tế, tích cực, sáng tạo nhằm tồn tại và phát triển trên thương

trường nếu họ thích nghi được với các điều kiện của thị trường và đào thải những
doanh nghiệp khơng có khả năng thích ứng những địi hỏi của thị trường.
Tóm lại, cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
đồng thời góp phần kết hợp một cách tối ưu nhất các lợi ích của các doanh nghiệp,
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


5

Luận văn thạc sỹ

của người tiêu dùng và xã hội nói chung trong nền kinh tế thị trường.
1.1.3. Phân loại cạnh tranh
Có nhiều cách phân loại cạnh tranh dựa trên các tiêu thức khác nhau.
1.1.3.1. Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường
Cạnh tranh giữa những người bán với người mua:
Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật “Mua rẻ, bán đắt” những người bán
muốn bán những sản phẩm của mình với giá cao nhất, ngược lại những người mua
lại có tham vọng mua được hàng hóa với giá rẻ. Hai lực lượng này hình thành nên
hai phía cung cầu trên thị trường. Giá cuối cùng (Giá cân bằng) là giá thống nhất
giữa người mua và người bán sau một quá trình mặc cả với nhau mà theo đó hoạt
động Bán – Mua được thực hiện.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau:
Là cuộc cạnh tranh dựa trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi lượng cung một loại
hàng hóa dịch vụ nào đó mà thấp hơn so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh
giữa những người mua sẽ trở nên quyết liệt. Lúc đó giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ tăng
vọt nhưng do hàng hóa dịch vụ khan hiếm nên người mua vẫn chấp nhận giá cao để
mua thứ mà mình cần. Kết quả là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua

thì mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà theo đó những người mua sẽ bị
thiệt còn người bán sẽ được lợi.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau:
Đây là cuộc cạnh tranh chính trên thị trường tính gay go khốc liệt nhất mà có ý
nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, thủ
tiêu nhau để giành giật khách hàng và thị trường làm cho giá cả không ngừng giảm
xuống và người mua sẽ được lợi kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng
trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng tỷ lệ thị phần cùng

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


6

Luận văn thạc sỹ

với nó là việc tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất.
Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng hóa càng phát triển số người bán càng tăng
lên thì cạnh tranh cũng càng quyết liệt. Trong q trình ấy, một mặt nó sẽ gạt ra
khỏi thị trường những doanh nghiệp khơng có chiến lược cạnh tranh thích hợp, mặt
khác nó lại mở đường cho các doanh nghiệp khác nắm chắc được vũ khí cạnh tranh
thị trường và dám chấp nhận “luật chơi” phát triển.
1.1.3.2. Căn cứ vào mức độ tính chất cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh hồn hảo:
Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán và khơng có
người nào có ưu thế để cung ứng một số lượng hàng hóa dịch vụ đủ quan trọng để
ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường. Điều đó có nghĩa là họ sản xuất và bán sản
phẩm hàng hóa của mình tại một mức giá hiện hành trên thị trường. Vì vậy, một

hãng cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh hồn hảo khơng có lí do gì để bán với
mức giá rẻ hơn hay tăng giá của mình lên cao hơn mức giá trên thị trường, vì nếu
thế doanh nghiệp chẳng bán được gì và người tiêu dùng sẽ đi mua với mức giá rẻ
hơn từ phía các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ còn cách
thích ứng với giá trên thị trường và tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất ra một
số lượng sản phẩm ở mức giá giới hạn mà tại đó chi phí bằng doanh thu cận biên để
tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Cạnh tranh khơng hồn hảo:
Nếu cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường mà các sản phẩm trên từng
loại thị trường được xem là đồng nhất với nhau thì cạnh tranh khơng hồn hảo là
cạnh tranh trên thị trường mà phàn lớn các sản phẩm khơng đồng nhất với nhau.
Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, mặc dù sự khác biệt giữa
các sản phẩm là không đáng kể. Mỗi loại nhãn hiệu lại có uy tín, hình ảnh khác
nhau. Các điều kiện mua bán rất khác nhau, người bán có thể có uy tín, sự độc đáo
khác đối với người mua do nhiều lý do khác, như khách hàng quen, gây được lòng
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


7

Luận văn thạc sỹ

tin từ trước, sản phẩm có tên tuổi lâu đời trên thị trường.
Trong thị trường này, người bán lơi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều
cách như quảng cáo, khuyến mại, phương thức thanh toán, phương thức bán hàng.
Loại hình cạnh tranh khơng hồn hảo này rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
Cạnh tranh độc quyền:
Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số sản phẩm

thuần nhất hoặc nhiều người bán một số sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm
sốt gần như tồn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hóa bán ra thị trường. Thị trường
này có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện
gia nhập hoặc rút lui ra khỏi thị trường này có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc
độc quyền về bí quyết công nghệ. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có cạnh
tranh về giá cả mà một số người bán tồn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định
giá cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường tủy thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng
loại sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những doanh nghiệp
nhỏ tham gia thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của những nhà độc
quyền.
1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
Là cuộc cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất và
tiêu thụ một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các chủ
doanh nghiệp tìm mọi cách thơn tính lẫn nhau, giành khách hàng về mình. Biện
pháp của cạnh tranh chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất nhằm làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa do doanh nghiệp sản
xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được nhiều lợi nhuận siêu nghạch. Kết quả của
cạnh tranh là kỹ thuật sản xuất phát triển, điều kiện sản xuất trung bình trong một
ngày thay đổi. Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định lại, tỷ suất lợi nhuận
giảm xuống đồng thời các doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


8

Luận văn thạc sỹ


động của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh
doanh thậm chí bị phá sản.
Để phân tích về cơ cấu cạnh tranh, các nhà chiến lược doanh nghiệp đưa ra “Mơ
hình năm lực lượng” của giáo sư Michael Porter. Phương pháp năm lực lượng là
phương pháp nổi tiếng nhất về phân tích cơ cấu ngành do giáo sư Michael Porter –
trường kinh doanh Harvard đưa ra.
Theo Michael Porter, bản chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh
doanh xoay quanh năm lực lượng: mối đe dọa từ những người có khả năng gia nhập
ngành, sức mạnh của người mua, sức mạnh của người cung ứng, mối đe dọa từ các
sản phẩm, dịch vụ thay thế và mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh giữa các đối thủ
đang hiện hữu trong ngành.
Phương pháp này được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Những người gia nhập tiềm năng

Mối đe dọa
gia nhập

Người cung ứng
Sức mạnh của
người cung ứng

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
đang tồn tại

Người mua
Sức mạnh của
người mua

Mối đe dọa

thay thế

Các sản phẩm thay thế

Hình 1.1: Mơ hình năm lực lượng của Michael Porter
Nguồn: [5]
Cạnh tranh giữa các ngành:
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


9

Luận văn thạc sỹ

Là cuộc cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp hay đồng minh giữa các nhà
doanh nghiệp trong ngành kinh tế với nhau, nhằm dành lợi nhuận cao nhất. Trong
q trình cạnh tranh các doanh nghiệp ln bị hấp dẫn bởi các ngành có lợi nhuận
cao hơn. Sự di chuyển này sau một thời gian nhất định vô hình chung đã hình thành
nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất để rồi kết quả cuối cùng
là các chủ doanh nghiệp đầu tư với các ngành khác với cùng một số vốn chỉ thu
được một lợi nhuận như nhau tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất
cả các ngành.
1.1.4. Các công cụ cơ bản của cạnh tranh
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi sự cạnh tranh mà
bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh 1à phảì tạo ra được ưu thế so với các đối
thủ. Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường phải sử dụng khéo
léo các công cụ cạnh tranh.
1.1.4.1. Cạnh tranh thông qua giá cả

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế Quốc tế, các doanh
nghiệp thường đưa ra một mức giá thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh nhằm lôi
cuốn khách hàng, qua đó tiêu thụ được nhiều hàng hố hơn. Muốn theo đuổi chiến
1ược cạnh tranh này, doanh nghiệp phải có ưu thế cạnh tranh bên trong hay khả
năng làm chủ chi phí hoặc dựa vào tính kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả hoạt động,
liên kết theo ngành dọc. ..
1.1.4.2. Cạnh tranh thông qua sản phẩm
Khi thu nhập và đời sống của dân cư ngày càng cao thì phương thức cạnh tranh
bằng giá cả xem ra khơng có hìệu quả và chất lượng sản phẩm sẽ là mối quan tâm
của khách hàng, đặc biệt, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật
cũng như sự bành trướng của các cơng ty đa quốc gia thì vấn đề cạnh tranh bằng
chất lượng càng trở nên hết sức gay gắt. Cạnh tranh bằng sản phẩm cịn có thể dựa
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


10

Luận văn thạc sỹ

vào lợi thế cạnh tranh bên ngoài, tức là tính độc đáo, mẫu mã "thời trang" và mức
độ hoàn thiện của sản phẩm về kỹ thuật, dịch vụ hay hình ảnh.
1.1.4.3. Cạnh tranh thơng qua mạng lưới kênh phân phối
Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý hiệu quả sẽ là yếu tố rất có lợi để
cạnh tranh, hàng hóa mà được cung cấp đúng nơi, đúng lúc, kịp thời đáp ứng nhu
cầu khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất thì sẽ tạo được lịng tin, uy tín
đối với khách hàng và sẽ được khách hàng lựa chọn.
1.1.4.4. Cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo
Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là hoạt động nhằm nâng cao sức cạnh tranh của

hàng hóa. Quảng cáo là nghệ thuật thu hút khách hàng thông qua các phương thức
như in ấn, bưu điện, truyền thanh, báo, phát thanh, thư từ, danh mục hàng hóa và
các bản thuyết minh... để giới thiệu một cách rộng rãi các loại hàng hóa, các thơng
tin dịch vụ. Sự thành bại trong kinh doanh chủ yếu tùy thuộc vào chất lượng sản
phẩm nhưng trong điều kiện đã đảm bảo chất lượng thì việc cố gắng nâng cao hiệu
quả tuyên truyền quảng cáo cũng là biện pháp để doanh nghiệp cạnh tranh thành
công trong kinh doanh.
Bên cạnh quảng cáo, xúc tiến bán hàng và yểm trợ bán hàng được thực hiện
thông qua các triển lãm, hội chợ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm... cũng là hoạt động
giúp cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
1.1.4.5. Cạnh tranh thông qua dịch vụ bán hàng
Đây là phương thức cạnh tranh hết sức phổ biển trên thị trường Quốc tế hiện nay
và có thể được thực hiện trước, trong và sau khi bán hàng tuỳ thuộc vào loại hình
kinh doanh, đó có thể là dịch vụ bán hàng tận nơi cho khách (door to door), dịch vụ
bảo hành, bảo dưỡng, lắp đặt, chạy thử... Dịch vụ thường là những hoạt động đánh
vào tâm lý người tiêu dùng rất hiệu quả và sẽ là nam châm thu hút khách hàng đến
với doanh nghiệp.
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


11

Luận văn thạc sỹ

1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu
tố, tiềm năng mà sản phẩm dịch vụ đó có để duy trì và phát triển vị trí của mình trên

thương trường một cách lâu dài và có ý nghĩa. Vì vậy, sản phẩm dịch vụ được coi là
có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về chất lượng,
giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì. ..
hơn hẳn so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại, tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được
khách hàng. Định lượng năng lực cạnh tranh của một sản phẩm dịch vụ chính là thị
phần của sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường.
1.2.2. Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng
trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao
đời sống của người dân. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở một quốc gia do
năng lực cạnh tranh của các ngành trong nước đó tạo thành.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong mơi trường cạnh tranh trong
nước và ngồi nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm
dịch vụ nên người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng
lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm
dịch vụ đó trên thị trường; giá bán sản phẩm dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh
hay mức độ đáp ứng thị hiếu, các yêu cầu về chất lượng, dịch vụ... so với đối thủ
cạnh tranh.
Giữa bốn cấp độ năng lực cạnh tranh trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo
điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó khi xem xét, đánh giá
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


12

Luận văn thạc sỹ


năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và của doanh nghiệp kinh doanh nói riêng
cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh
tranh này.
1.2.3. Tính tất yếu khách quan của việc tăng năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận và
tuân thủ, thực chất của việc tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn
các ưu thế về tất cả các mặt: Giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, tiêu thụ.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là một tất yếu khách quan, các doanh nghiệp khi
tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo các quy luật cạnh
tranh. Các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn buộc các doanh nghiệp
khơng ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá thành, giá bán sản phẩm, thực hiện
giá trị sử dụng sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển trong
cạnh tranh thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do tác động của tiến bộ
khoa học công nghệ nên nhu cầu của người tiêu dùng nâng lên ở mức cao hơn rất
nhiều. Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu, các doanh nghiệp phải không ngừng điều
tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp nào nhanh
chân hơn, doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng và điều này làm cho cạnh tranh ngày
càng quyết liệt hơn.
Trong lĩnh vực viễn thông, trước sức ép về mở cửa thị trường, các doanh nghiệp
của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp với nhau và
giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các cơng ty viễn thơng nuớc ngồi. Vì vậy
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu
cầu về chất lượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ bán hàng. .. Từ những cố gắng nỗ lực đó
của doanh nghiệp đã dần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, nói cách
khác là tạo ra ưu thế cho sản phẩm về giá cả, uy tín, chất lượng. Tuy nhiên cũng
phải lưu ý rằng để đạt được điều này không phải đơn giản bởi vì các đối thủ cạnh
tranh cũng ý thức được điều kỉện để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Võ Thị Minh Phương


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


13

Luận văn thạc sỹ

Đồng thời cạnh tranh không chỉ diễn ra trong một phạm vi nhỏ hẹp mà vượt ra cả
bên ngoài, lan toả ra phạm vi khu vực và tồn cầu.
Trong q trình sản xuất kinh doanh áp lực cạnh tranh từ các nhà khai thác mới
đã tác động tới cán cân quyền lực của họ, do Nhà nước thường có một số ưu đãi đối
với các doanh nghiệp mới, đồng thời nhằm chiếm lĩnh thị trường khi mới ra đời các
doanh nghìệp liên tục tung ra các đợt khuyến mãi với giá trị lớn và thời gian kéo
dài. Các doanh nghiệp cũ cũng muốn phát triển xây dựng hạ tầng mạng lưới đủ
mạnh để có thể lấn sang dịch vụ khác có lợi nhuận cao hơn.
Với lộ trình mở cửa viễn thông hiện nay, và việc gia nhập WTO của Chính phủ
Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh có yếu tố
nuớc ngoài sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn. Trước mắt, các công ty Hoa Kỳ và
các công ty nước ngồi sẽ thâm nhập vào thị trường viễn thơng Việt Nam bằng
nhiều cách như thành lập công ty liên doanh, hoặc hợp tác kinh doanh (BCC) với
các nhà khai thác viễn thơng Việt Nam. Theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO,
Chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc việc cho các doanh nghiệp nước ngoài được
phép tham gia sâu hơn nữa vào thị trường trong nuớc như cho phép cơng ty 100%
vốn nước ngồi hay chi nhánh cơng ty nuớc ngoài được phép hoạt động tại Việt
Nam. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc phải cạnh tranh lẫn nhau sẽ
phải cạnh tranh với các nhà khai thác theo hình thức liên doanh, liên kết với các tập
đoàn khai thác nước ngoài, vừa phải cạnh tranh với chính các nhà khai thác nuớc
ngồi đuợc cấp phép hoạt động trên lãnh thổ Vĩệt Nam.
Tóm 1ại, nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành điều kiện cần và đủ để doanh
nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường. Hơn nữa để tồn tại và

phát triển các doanh nghiệp khơng cịn lựa chọn nào khác ngoài việc nâng cao năng
lực cạnh tranh trong xu thế thương mại hố tồn cầu.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


14

Luận văn thạc sỹ

1.2.4.1. Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần là phần tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
Thị phần = Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị
trường
Hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ
của thị trường
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản
phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh
nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thơng qua mức giảm giá cần thiết,
nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
Bên cạnh đó, cịn xem xét tới Thị phần tương đối ( Relative market share)
Thị phần tương đối = Doanh thu của doanh nghiệp / Doanh thu của đối thủ
cạnh tranh lớn nhất
Hay Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Số sản phẩm
bán ra của đối thủ cạnh tranh
 Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh
nghiệp.

 Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ
 Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của
đối thủ như nhau.
Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng chấp nhận của thị trường đối với mặt hàng
đang được kinh doanh như thế nào, thông qua sự biến động của chỉ tiêu này có thể
đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay khơng của doanh nghiệp.
Ngồi ra, thị phần cũng phản ánh mức độ tập trung trong sản xuất – kinh doanh
đối với loại sản phẩm hàng hóa đó của doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần càng
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


15

Luận văn thạc sỹ

lớn, sức mạnh tập trung vốn đầu tư sản xuất càng lớn, thiết lập được các kênh phân
phối sản phẩm càng có hiệu quả, giảm bớt các rủi ro khó lường trên thương trường.
Mặt khác, thị phần cũng là biểu hiện mức độ liên kết giữa các vị thế của doanh
nghiệp với vị thế người mua đối với loại sản phẩm hay hàng hóa nhất định. Biểu
hiện uy tín của doanh nghiệp, sự tin cậy của người mua trong việc cung ứng, thanh
toán, giá cả, chất lượng, dịch vụ sau bán hàng của hàng hóa đó trên thị trường.
Tuy nhiên chỉ tiêu này có một nhược điểm là khi tính tốn khó đảm bảo độ chính
xác cao, nhất 1à khi thị trường quá rộng lớn không thể tính tốn được doanh thu
thực tế của các doanh nghiệp khác, nếu có thì cũng mất rất nhiều thời gian và chi
phí. Do đó để đánh giá chính xác hơn, có thể tính theo chỉ tiêu thị phần so với đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất.
1.2.4.2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp. Có vốn mới có điều kiện đầu tư phát triển, nó quyết định
đến khả năng sản xuất cũng như nâng cao trình độ kinh tế kỹ thuật của doanh
nghiệp cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quyết định
đến số lượng và chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, là yếu tố
tiền đề tạo ra năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Khả năng về vốn dồi dào, kết hợp với việc sử dụng hiệu quả là yếu tố nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc sử dụng vốn có thể được
đánh giá bằng tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận càng cao càng
kích thích doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Cùng với quá trình đầu tư mở
rộng sản xuất là q trình đầu tư chiều sâu. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận càng cao
cũng là yếu tố đại biểu cho một lượng đại biểu lớn, đây là tiền đề tích 1ũy cao cho
đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Như vậy, khả năng tài chính là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


16

Luận văn thạc sỹ

1.2.4.3. Tốc độ tăng trưởng thị phần
Tốc độ tăng trưởng thị phần cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp cho
ta thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cao, khả năng chiếm lĩnh thị
trường của doanh đang ngày càng tăng, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp đang ngày càng tăng.
Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp giảm chứng tỏ

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đang ngày một giảm dần. Khi đó, doanh
nghiệp phải đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình trên thị trường, nếu không sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.5.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp là một trong những nhân tố có ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và
sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao thì
khả năng tiêu thụ sản phẩm càng nhanh. Sức cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Khả năng tài chính
Cũng như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, một doanh nghiệp nếu có tiềm lực tài
chính lớn sẽ có thuận lợi trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh, theo đuổi chiến lược
cạnh tranh dài hạn, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm dịch vụ như đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị để đảm
bảo, nâng cao chất lượng, hạ giá thành hay tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán
hàng... để khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, củng cố vị trí của
mình trên thị trường.
Như vậy tài chính là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng của sản
phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, là yếu tố tiền đề tạo ra năng lực cạnh tranh của
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


17

Luận văn thạc sỹ

sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Khả năng về vốn dồi dào, kết hợp với
việc sử dụng hiệu quả là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đổi mới cơng nghệ
Tình trạng máy móc thiết bị và cơng nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới
năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. Đó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất
thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến chất lượng,
năng suất lao động cũng như giá thành và giá bán sản phẩm. Ngày nay với sự tiến
bộ của khoa học công nghệ, xuất phát từ nhu cầu thị trường về số lượng, chủng loại,
chất lượng, giá cả sản phẩm, khả năng điều kiện của doanh nghiệp mà lựa chọn mục
tiêu phương hướng trình độ đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế
thị trường muốn tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp, cần cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm. Xuất phát từ nhu cầu thị
trường số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả sản phẩm... tạo sản phẩm mới đổi
mới công nghệ là việc làm của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quyết định, doanh
nghiệp được hưởng kết quả do đổi mới công nghệ đem lại và chịu trách nhiệm nếu
không thành cơng. Phải có sự gắn bó giữa chiến lược sản phẩm với chiến lược cơng
nghệ. Một doanh nghiệp có cơng nghệ phù hợp sẽ có một lợi thế cạnh tranh rất lớn
so với các đối thủ cạnh tranh do có chi phí sản xuất thấp, chất lượng hàng hố cao,
mẫu mã đẹp. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị bất lợi trong cạnh tranh khi họ chỉ có
cơng nghiệp lạc hậu.
Nhân tố nguồn lực
Trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội người lao động
không những là yếu tố của q trình sản xuất mà cịn là một yếu tố quan trọng tác
động có tính quyết định vào việc phát huy đồng bộ có hiệu quả các yếu tố khác. Qua
nghiên cứu thực tế ở một số doanh nghiệp nước ta và một số nuớc khác trên thế
giới, chúng ta có thể nói rằng dù khả năng về vốn, tổ chức quản lý và công nghệ có
dồi dào hiện đại bao nhiêu cũng sẽ trở thành vơ ích nếu doanh nghiệp đó sở hữu
một đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật yếu kém về năng lực và tay nghề. Hiệu
Võ Thị Minh Phương

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội



×