Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu khảo sát đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý cơ bản của da đà điểu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC
VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CƠ BẢN
CỦA DA ĐÀ ĐIỂU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC
VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CƠ BẢN
CỦA DA ĐÀ ĐIỂU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. BÙI VĂN HUẤN


HÀ NỘI - 2018


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên cho tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Bùi
Văn Huấn, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ và dành nhiều
thời gian cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Viện Dệt may – Da giầy
và Thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho
tơi hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, những
người đã cùng tơi chia sẻ, gánh vác mọi công việc tạo điều kiện cho tơi n
tâm hồn thành luận văn.

Nguyễn Thị Hồng Thúy

I

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... I
MỤC LỤC ................................................................................................. ...... .......II
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... VI
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ............................................................ 4
1.1.

Tổng quan về đà điểu trên thế giới và trong nƣớc ...................................4

1.1.1. Giống và đặc điểm của giống đà điểu .......................................................4
1.1.2. Kĩ thuật nuôi đà điểu ..................................................................................6
1.2. Tổng quan về da đà điểu nguyên liệu .........................................................16
1.2.1. Cấu trúc da đà điểu nguyên liệu ...............................................................16
1.2.1.1. Đặc điểm cấu trúc ngoài của da đà điểu ............................................16
1.2.1.3. Cấu trúc xơ colagen của da đà điểu ...................................................19
1.2.1.4. Thành phần hóa học của da đà điểu ...................................................20
1.2.2. Phân vùng da đà điểu ...............................................................................22
1.2.3. Đặc điểm quá trình lột và bảo quản da đà điểu nguyên liệu ....................23
1.2.3.1. Đặc điểm quá trình lột da đà điểu nguyên liệu ..................................23
1.2.3.2. Đặc điểm quá trình bảo quản da đà điểu nguyên liệu ......................25
1.2.4. Các khuyết tật, phân loại da đà điểu nguyên liệu .....................................27
1.2.4.1. Các khuyết tật của da đà điểu nguyên liệu ........................................27
1.2.4.2. Phân loại da đà điểu nguyên liệu ......................................................29
1.3. Đặc điểm cơng nghệ thuộc và hồn tất da đà điểu ....................................31
1.3.1. Công nghệ thuộc da .................................................................................31
1.3.1.1. Chuẩn bị thuộc ...................................................................................32
1.3.1.2. Thuộc da .............................................................................................34
1.3.2. Hoàn tất da đà điểu ..................................................................................34

1.4. Tình hình sản xuất và sử dụng da đà điểu tại Việt Nam ...........................35
1.4.1. Tình hình ni đà điểu tại Việt Nam [13] ................................................35
1.4.2. Tình hình sử dụng da đà điểu tại Việt nam [14].......................................36

Nguyễn Thị Hồng Thúy

II

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

1.5. Đặc điểm thiết kế và gia công sản phẩm từ da đà điểu [15] .....................38
1.6. Kết luận chƣơng 1 .........................................................................................40
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 42
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................42
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................42
2.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................42
2.3.1. Xác định phân vùng da đà điểu ................................................................42
2.3.2. Phân tích các đặc trưng cấu trúc và bề mặt các phần da lưng, cạnh sườn
và bụng đà điểu...................................................................................................42
2.3.3. Thử nghiệm một số tính chất quan trọng của các vùng da đà điểu ..........43
2.3.4. Khuyến nghị sử dụng các vùng con da đà điểu ........................................43
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................43
2.4.1. Phương pháp phân tích các đặc trưng cấu trúc và bề mặt các vùng da đà
điểu .....................................................................................................................43
2.4.2. Phương pháp thử nghiệm các tính chất của vật liệu giầy .........................45

2.5. Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................56
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................... 57
3.1. Kết quả phân vùng da đà điểu .....................................................................57
3.2. Kết quả phân tích các đặc trƣng cấu trúc và bề mặt các vùng da
đà điểu ...................................................................................................................58
3.2.1. Da vùng lưng ............................................................................................58
3.2.2. Da vùng cổ và các chi...............................................................................62
3.2.3. Da vùng bụng, dưới cánh và lân cận cổ ...................................................67
3.3. Kết quả thử nghiệm một số tính chất quan trọng của các vùng da
đà điểu ...................................................................................................................71
3.3.1. Kết quả thử nghiệm các tính chất cơ học của các vùng da đà điểu ..........71
3.3.2. Kết quả thử nghiệm các tính chất vật lý của các vùng da đà điểu ...........73
3.4. Khuyến nghị sử dụng các vùng con da đà điểu ..........................................74
3.5. Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................78
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80

Nguyễn Thị Hồng Thúy

III

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1. Đà điểu Châu Phi .............................................................................. 5

Hình 1-2. Đà điểu Úc ........................................................................................ 5
Hình 1-3. Đà điểu Nam Mỹ............................................................................... 5
Hình 1-4. Kỹ thuật ni đà điểu ....................................................................... 8
Hình 1-5. Đà điểu giống tại trại gia cầm Thụy Phương .................................. 11
Hình 1-6. Bộ xương đà điểu ............................................................................ 17
Hình 1-7. Hình ảnh biểu bì và lớp bì × 32 ..................................................... 18
Hình 1-8. Cấu trúc bó xơ colagen phần da nhóm A ....................................... 19
Hình 1-9. Cấu trúc sợi colagen vùng da nhóm B ............................................ 20
Hình 1-10. Phân vùng con da đà điểu ............................................................ 23
Hình 1-11. Lột da đà điểu ............................................................................... 24
Hình 1-12. Ướp muối và bảo quản trong kho lạnh để chuẩn bị...................... 27
Hình 1-13. Cơng nhân cho đà điểu ăn tại trang trại Trung Kiên .................... 36
Hình 1-14. Túi sách da đà điểu ....................................................................... 38
Hình 1-15. Dây lưng da đà điểu ...................................................................... 39
Hình 1-16. Ví da đà điểu ................................................................................. 40
Hình 1-17. Giầy da đà điểu ............................................................................. 40
Hình 2-1. Ảnh chụp con da đà điểu và các vùng trên con da ......................... 44
Hình 2-2. Sơ đồ phân vùng con da đà điểu ..................................................... 44
Hình 2-3. Các dụng cụ để đo da ...................................................................... 45
Hình 2-4. Hình ảnh mẫu theo chiều dọc (a), theo chiều ngang (b) ................. 46
Hình 2-5. Hình ảnh mẫu theo chiều dọc (a), theo chiều ngang (b) ................. 46
Hình 2-6. Hình ảnh mẫu theo chiều dọc (a), theo chiều ngang (b) ................. 48
Hình 2-7. Hình ảnh mẫu theo chiều dọc (a), theo chiều ngang (b) ................. 48
Hình 2-8. Hình ảnh mẫu theo chiều dọc (a), theo chiều ngang (b) ................. 48
Hình 2-9. Hình dạng và kích thước của mẫu da thí nghiệm ........................... 49
Hình 2-10. Hình Lissajous tạo được do chà xát theo tất cả các hướng........... 50
Hình 2-11. Hình phần da bụng (a), da cạnh sườn (b) để cắt thành ................. 53
Hình 2-12. Sơ đồ thiết bị trong phép thử độ thấm hơi nước ........................... 53
Hình 2-13. Thiết bị đo độ thông hơi, độ hấp thụ hơi nước của vật liệu giầy.. 54
Nguyễn Thị Hồng Thúy


IV

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

Hình 2-14. Cốc thử độ thông hơi, độ hấp thụ hơi nước của vật liệu giầy ...... 54
Hình 2-15. Thiết bị để xác định độ hấp thụ hơi nước ..................................... 55
Hình 3-1. Vân hoa theo đường sống lưng đà điểu .......................................... 58
Hình 3-2. Hình ảnh bề mặt vùng da lưng ........................................................ 59
Hình 3-3. Hình ảnh nốt sần trên vùng da lưng đà điểu ................................... 60
Hình 3-4. Hình ảnh mặt cắt nốt sần da lưng ................................................... 60
Hình 3-5. Hình ảnh mặt trái vùng da lưng ...................................................... 61
Hình 3-6. Hình ảnh mặt cắt da lưng đà điểu ................................................... 61
Hình 3-7. Hình ảnh mặt cắt da bị cật ............................................................. 61
Hình 3-8. Hình ảnh bề mặt vùng da cổ ........................................................... 62
Hình 3-9. Hình ảnh mặt trái vùng da cổ.......................................................... 62
Hình 3-10. Hình ảnh mặt cắt ngang nốt sần da cổ .......................................... 63
Hình 3-11. Hình ảnh mặt cắt da cổ ................................................................. 63
Hình 3-12. Hình ảnh bề mặt vùng da cánh ..................................................... 64
Hình 3-13. Hình ảnh mặt trái vùng da cánh .................................................... 64
Hình 3-14. Hình ảnh mặt cắt da cánh.............................................................. 65
Hình 3-15. Hình ảnh bề mặt vùng da chân ..................................................... 65
Hình 3-16. Hình ảnh mặt trái vùng da chân .................................................... 66
Hình 3-17. Hình ảnh mặt cắt ngang nốt sần da chân ...................................... 66
Hình 3-18. Hình ảnh mặt cắt ngang da chân ................................................... 66

Hình 3-19. Hình ảnh bề mặt vùng da bụng ..................................................... 67
Hình 3-20. Hình ảnh mặt trái vùng da bụng ................................................... 67
Hình 3-21. Hình ảnh mặt cắt nốt sần da bụng................................................. 68
Hình 3-22. Hình ảnh mặt cắt da bụng ............................................................. 68
Hình 3-23. Hình ảnh bề mặt vùng da dưới cánh ............................................. 69
Hình 3-24. Hình ảnh mặt cắt ngang da dưới cánh .......................................... 69
Hình 3-25. Hình ảnh bề mặt vùng da lân cận cổ............................................. 70
Hình 3-26. Hình ảnh mặt trái vùng da lân cận cổ ........................................... 70
Hình 3-27. Hình ảnh mặt cắt ngang da lân cận cổ .......................................... 70
Hình 3-28. Sắp xếp lần lượt xong từng mẫu đến mẫu tiếp theo ..................... 74
Hình 3-29. Sắp xếp các chi tiết quan trọng ở vùng da đẹp trước.................... 75

Nguyễn Thị Hồng Thúy

V

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

DANH MỤC BẢNG BIỂU
ảng 1-1. Tỷ lệ số lượng con đà điểu và chuồng nuôi ...............................................9
ảng 1-2. Thành phần của da đà điểu .......................................................................21
ảng 1-3. Phân loại da đà điểu nguyên liệu ..............................................................29
ảng 2-1. Các tiêu chuẩn thử nghiệm các tính chất vật liệu làm mũ giầy................45
ảng 2-2. Các giai đoạn kiểm tra và giai đoạn làm ướt lại vật liệu mài được
khuyến nghị ...............................................................................................................51

ảng 3-1. Kết quả phân vùng các da con da đà điểu khảo sát ..................................57
ảng 3-2. Kết quả thử nghiệm một số tính chất cơ học của các vùng da đà điểu ....72
ảng 3-3. Kết quả thử nghiệm độ thông hơi và độ hấp thụ hơi ẩm của các mẫu da đà
điểu ............................................................................................................................73
ảng 3-4. Mục đích sử dụng da đà điểu....................................................................76

Nguyễn Thị Hồng Thúy

VI

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đà điểu là động vật quý hiếm, da được dùng làm hàng mỹ nghệ cao cấp,
thịt làm thực phẩm. Trong các sản phẩm từ đà điểu, da thuộc là sản phẩm
mang lại lợi nhuận cao nhất. Da đà điểu có cấu tạo đặc biệt, da các lỗ chân
lơng tạo nên những nốt sần có vịng trịn nhỏ, có lỗ ở giữa lạ mắt đặc biệt đa
dạng (to nhỏ, độ nhơ cao thấp khác nhau, vị trí phân bổ tự nhiên, không đều)
không giống da của các loại động vật thông thường khác, nên là vật liệu quý
hiếm để làm túi xách, dây lưng, giầy và ví, v.v.
Trên các vùng da khác nhau của con da đà điểu có sự khác biệt rất lớn về
hoa văn bề mặt và cấu trúc bên trong, do vậy có sự khác biệt rõ ràng về tính
chất cơ lý của chúng giữa các vùng da khác nhau trên cùng con da. Những
họa tiết (hoa văn) trên da đà điểu làm nên sự độc đáo cho sản phẩm làm từ

loại da này. Tuy nhiên đặc thù này cũng gây khó khăn cho việc sử dụng da
trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm da giầy. Do vậy việc nghiên cứu khảo
sát cấu trúc và một số tính chất cơ lý cơ bản của da đà điểu Việt Nam nhằm
xác định các đặc trưng cấu trúc, đánh giá các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của các
vùng khác nhau của con da đà điểu, góp phần sử dụng chúng phù hợp và hiệu
quả là cần thiết có tính khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Da đà điểu là loại da có giá trị cao và cơng nghệ thuộc và hồn tất phức
tạp, khó khăn hơn các loại da thơng thường (da bò, da cừu, da lợn v.v.). Do
vậy trên thế giới (Thái Lan, Trung Quốc, Italia, Úc v.v.) đã có các cơng trình
nghiên cứu tập trung vào cơng nghệ và thiết bị thuộc và hoàn tất, các giải
pháp nâng cao chất lượng loại da này [16 - 21].
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về da nổi sần nói chung, da đà
điểu nói riêng tập trung chủ yếu tại Viện Nghiên cứu Da Giầy. Từ năm 2005
đến nay, đã có khá nhiều đề tài các cấp nghiên cứu về vấn đề này [22-26].
Nguyễn Thị Hồng Thúy

1

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

Các đề tài nghiên cứu tập trung vào thiết kế, chế tạo các thiết bị chuyên dùng
phục vụ cho thuộc và hoàn tất da đà điểu. Cho đến nay Viện Nghiên cứu Da
Giầy đã thiết kế và chế tạo được các thiết bị như thiết bị nạo da, Padlle, phu
lông, máy bào da, thiết bị đánh bóng để sản xuất da đà điểu. Đã thiết lập được

các cơng nghệ thuộc và hồn tất da đà điểu đáp ứng yêu cầu sản phẩm xuất
khẩu.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
 Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm góp phần làm rõ đặc trưng cấu
trúc, đánh giá được các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của các vùng khác nhau của con
da đà điểu được sản xuất tại Việt Nam, làm cơ sở để thiết kế và gia công các
sản phẩm từ da đà điểu, cũng như sử dụng phù hợp và hiệu quả loại da này.
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Một số mẫu da đà điểu được sản xuất tại Việt Nam sử dụng để sản xuất
mũ giầy.
 Phạm vi nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, tập trung khảo sát đặc trưng cấu trúc và một số
tính chất cơ lý cơ bản của các vùng khác nhau của con da đà điểu (vùng lưng,
vùng bụng, vùng cánh, vùng cổ và vùng chân) được sản xuất tại Việt Nam sử
dụng để làm mũ giầy.
4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản:
 Nghiên cứu tổng quan về đà điểu và da đà điểu: các loài, đặc điểm da
ngun liệu; cơng nghệ sản xuất; tình tình nuôi đà điểu, sản xuất và sử dụng
da đà điểu Việt Nam.
 Nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc, hoa văn bề mặt của các vùng da
đà điểu.

Nguyễn Thị Hồng Thúy

2

Luận văn cao học



Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

 Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý cơ bản của các vùng khác
nhau của con da đà điểu theo các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
 Xử lý số liệu, đánh giá so sánh các tính chất cơ lý cơ bản của da đà
điểu với yêu cầu của vật liệu làm mũ giầy, kết luận về sự phù hợp của từng
vùng da để làm các chi tiết mũ giầy. Khuyến nghị sử dụng da sao cho phù hợp
và hiệu quả.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công
bố làm cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm;
Phương pháp nghiên cứu khảo sát để lựa chọn đối tượng mẫu da tiêu
biểu) để nghiên cứu;
Phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu;
Phương pháp thí nghiệm các tính chất cơ lý của da đà điểu;
Phương pháp đánh giá so sánh các tính chất cơ lý của mẫu da đà điểu
với yêu cầu của vật liệu làm mũ giầy thơng thường.
6. Đóng góp của tác giả:
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ đặc trưng cấu trúc
của da đà điểu, sự khác biệt về các tính chất cơ lý cơ bản của các vùng khác
nhau trên con da đà điểu, làm cơ sở để thiết kế và gia công các sản phẩm từ da
đà điểu.

Nguyễn Thị Hồng Thúy

3

Luận văn cao học



Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Chƣơng 1.
1.1.

Khóa 2016-2018

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Tổng quan về đà điểu trên thế giới và trong nƣớc

1.1.1. Giống và đặc điểm của giống đà điểu [1]
Đà điểu (danh pháp khoa học: Struthioniformes) là một nhóm các lồi
chim lớn, khơng bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay
đã tuyệt chủng. Không giống như các lồi chim khơng bay khác, tuy là chim
nhưng đà điểu khơng bay. Có lẽ là do đà điểu khơng có xương chạc trên
xương ức để neo các cơ cánh vì thế chúng khơng thể bay được mặc dù chúng
có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.
Đà điểu có nhiều chủng loại khác nhau. Đà điểu châu Phi là lồi đà điểu lớn
nhất hiện cịn tồn tại. Thành viên lớn nhất của lồi này có thể cao tới 3 mét,
cân nặng 135 kg và chạy nhanh hơn ngựa (hình 1.1). Đà điểu Úc hay chim
Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 mét và cân nặng khoảng 60
kg (hình 1.2). Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là lồi chim đầy
sức mạnh của đồng bằng và miền rừng. Đà điểu cũng có nguồn gốc ở
Australia và các đảo phía bắc là 3 lồi Đà điểu đầu mào. Chúng ngắn hơn
Emu và có cơ thể rắn chắc, đà điểu đầu mào ưa thích các cánh rừng nhiệt đới
rậm rạp. Chúng có thể rất nguy hiểm khi bị dồn vào thế bí hay khi chúng bị
bất ngờ. Tại New Guinea, trứng của đà điểu đầu mào bị lấy đi và cho nở

thành con non để ăn thịt như là một loại đặc sản, mặc dù có (hay có lẽ do)
những rủi ro mà chúng gây ra đối với tính mạng con người.
Nam Mỹ có 2 lồi đà điểu kích thước trung bình, chạy nhanh trên
những cánh đồng cỏ hoang (pampa) ở Nam Mỹ. Các cá thể lớn nhất của loài
đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) có thể cao tới 1,5 m và cân nặng 20 –
25 kg (hình 1.3). Tại Nam Mỹ cịn có 47 loài trong 9 chi, bao gồm các loài
chim nhỏ và cư trú dưới đất nhưng không phải là không bay được, thuộc họ
Tinamidae và chúng có họ hàng gần với các loài đà điểu.

Nguyễn Thị Hồng Thúy

4

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

Hình 1-1. Đà điểu Châu Phi

Hình 1-2. Đà điểu Úc

Hình 1-3. Đà điểu Nam Mỹ

Nguyễn Thị Hồng Thúy

5


Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

1.1.2. Kĩ thuật ni đà điểu
Đà điểu là lồi vật có khả năng thích nghi với nhiều loại hình khí hậu
khác nhau như nóng, lạnh, khơ, ẩm... Hiện nay nhiều nước trong khu vực như:
Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, các nước Châu Âu (Israel, Pháp....) và Mỹ
đang phát triển mạnh chăn nuôi đà điểu. Cịn ở Việt Nam hiện nay cũng có rất
nhiều gia đình lựa chọn ni đà điểu để cải thiện kinh tế gia đình. Vậy kỹ
thuật ni đà điểu như thế nào để mang lại lợi nhuận cao quả không đơn giản.
Tiêu chuẩn chọn giống: Để có được những con đà điểu con khỏe mạnh,
nhanh lớn thì trước tiên cần phải chọn đà điểu đực có dáng đứng ngay thẳng,
cổ khơng cong, màu lơng đen tuyền, thân thình cân đối, nhanh nhẹn, hay hiếu
động.
Cách phối giống: Thường đà điểu mái phát dục khoảng 20-25 tháng tuổi
vì vậy trong giai đoạn từ 18 tới 20 tháng tuổi ta nên ghép đàn con đực và con
cái với nhau để chúng có thời gian làm quen dần. Nên ghép con mái với con
trống già hơn khoảng 6 tháng tuổi vì đà điểu mái phát dục sớm hơn. Thời gian
đà điểu phối giống thường vào khoảng 6h-9h sáng và 14h tới 16h chiều, rất ít
khi phối giống vào buổi trưa và buổi tối. Với những con đà điểu đực khỏe
mạnh có thể phối khoảng 11-13 lần trong một ngày.
Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản: Trong sản xuất và phát triển mơ hình
ni đà điểu, giai đoạn nuôi chúng sinh sản là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng
trực tiếp tới chất lượng trứng và chất lượng con giống. Đà điểu thường đẻ từ
tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau, thời gian nghỉ đẻ và thay lông
khoảng 4 tháng. Đà điểu thường đẻ từ khoảng 14h-19h, vì vậy trong khoảng

thời gian này phải bố trí người nhặt trứng, tránh đà điểu bố mẹ giẫm vỡ trứng,
hoặc tránh trứng bị dính nước làm hỏng trứng hoặc ảnh hưởng tới tỉ lệ ấp nở.
Đà điểu cái thường đẻ thành từng đợt, chúng đẻ liên tiếp 8-10 quả rồi lại nghỉ
khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp. Đôi khi đà điểu cái gián đoạn quá trình đẻ
trứng đến 1-2 tháng. Để đảm bảo nơi ăn, ở cho đà điểu sinh sản, chuồng nuôi

Nguyễn Thị Hồng Thúy

6

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

phải có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung
quanh yên tĩnh, tránh loại tiếng ồn. Sau khi đà điểu được ni gột khoảng 3
tháng thì chuyển sang chuồng mới để chuẩn bị quá trình tiếp theo là nuôi sinh
sản. Khi chuyển từ chuồng nuôi gột sang chuồng mới cần chú ý cho đà điểu
làm quen với đường chạy mới, chú ý chuồng nuôi, sân chạy mới phải bằng
phẳng, ít chướng ngại vật, chuồng ni phải đủ kích thước để đà điểu có thể
tự do vận động thoải mái.
Dinh dƣỡng: Đà điểu sinh sản có vai trị rất quan trọng đến thế hệ sau.
Vì vậy ngồi các yếu tố về giống, cách lựa chọn đời bố mẹ, cách lựa chọn con
non để làm giống thì yếu tố thức ăn cũng vô cùng quan trọng. Đà điểu là loài
ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, lá cây, các loại rau củ và các loại hạt
ngũ cốc. Ngồi ra đà điểu cịn ăn các loại cám như gà, ngỗng. Tuy vậy ở mỗi
giai đoạn khác nhau thì thức ăn dành cho đà điểu cũng thay đổi theo thành

phần. Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tùy vào thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ
rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn
cung cấp đủ. Tuy vậy để cung cấp dinh dưỡng cho đà điểu trong mùa vụ sinh
sản có thể phân loại theo năng suất đẻ trứng. Đối với đà điểu đẻ cao phải cho
ăn khẩu phần thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn mới đảm bảo được
sức khỏe để chúng sinh sản tiếp.
Phòng bệnh: Ni đà điểu thường mắc bệnh viêm túi lịng đỏ, bệnh lậu,
bệnh tắc đường tiêu hóa. Mỗi loại bệnh lại có cách điều trị khác nhau nhưng
cần phải kịp thời chữa trị ngay nếu không sẽ làm cho đà điểu yếu dần [2].
Đà điểu là loài động vật quanh năm sống trên sa mạc, chúng có sức sống
vơ cùng mãnh liệt, hệ miễn dịch phát triển rất cao. Tuy nhiên đà điểu nuôi ở
nhà, ở các trang trại vẫn cần phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật nuôi để đảm bảo
số lượng đà điểu con sống sót cao, phát triển tốt cho năng suất cao [3].

Nguyễn Thị Hồng Thúy

7

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

Hình 1-4. Kỹ thuật nuôi đà điểu
* Giai đoạn nuôi gột úm: Sơ sinh - 3 tháng tuổi [4]
Đây là giai đoạn rất quan trọng, kết quả nuôi tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng
trực tiếp hiệu quả khai thác các lứa tuổi sau.
+ Chuồng nuôi úm:

- Chuồng nuôi là yếu tố rất quan trọng, quyết định chất lượng phát triển
của đà điểu con. Cần chọn chuồng ni có ánh sáng mặt trời, thốt nước tốt,
mặc bằng cao ráo, khống khí, xung quanh n tĩnh.
- Chuồng ni phải thống nhưng phải giữ được nhiệt độ, nếu đà điểu
con bị lạnh chúng có thể sẽ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và chết.
- Chuồng ni có chiều dài phải lớn hơn 50 m để đà điểu chạy nhảy theo bản
năng tự nhiên
- Sân chơi cho đà điểu con cần phải nhặt sạch các dị tật như sắt, thép,
mảnh chai, mảnh sành, thủy tinh và các vật sắc nhọn, tránh không cho đà điểu
ăn vào, không tiêu gây tắc ruột mà chết. Tốt nhất sân chơi làm bằng thảm cỏ
hoặc sân đất nện.

Nguyễn Thị Hồng Thúy

8

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

ảng 1-1. Tỷ lệ số lượng con đà điểu và chuồng nuôi
Chuồng úm (m2/con)

Sân chơi (m2/con)

1-30 ngày tuổi


0,3-0,5

2,0

30-60 ngày tuổi

0,7-1,3

3-3,5

60-90 ngày tuổi

1,5-2,0

4-6

Tuổi đà điểu

+ Thảm lót và chất độn chuồng: Đối với đà điểu non khoảng 1 đến hai
tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu
đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng. Từ 3 tuần trở đi dùng trấu, có thể
dung cát khơ, phơi bào lót nền.
Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng,
trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao. Ở mọi nơi bệnh
này chiếm tỷ lệ cao khi nuôi gột đà điểu.
+ Nhiệt độ và độ ẩm: Đà điểu non sau khi nở các bộ phận và cơ quan
phát triển chưa đầy đủ, cần phải giữ nhiệt độ chuồng nuôi ổn định khoảng 3032 °C bằng cách thắp bóng đèn sợi đốt bên trong chuồng ni. Chú ý nếu
nhiệt độ của chuồng nuôi thấp đà điểu con sẽ tập trung ở gần bóng đèn, nếu
nhiệt độ chuồng nuôi cao đà điểu con sẽ tránh xa nơi có bóng đèn, cịn nhiệt
độ phù hợp thì đà điểu con sẽ đi lại thoải mái trong chuồng nuôi.

+ Quy mơ đàn đà điểu là lồi động vật sống theo kiểu bầy đàn, cần phải
bố trí số lượng con trong một chuồng nuôi phù hợp để tiện quan sát, theo dõi
và chăm sóc. Số lượng đà điểu con trong một chuồng nuôi khoảng 25-30 con
là phù hợp.
+ Ánh sáng và vận động đà điểu là lồi vật thích chạy nhảy và hoạt
động thường xuyên, cần tạo sân chơi cho đà điểu nhảy múa, đi lại. Mặt khác
ánh sáng cũng hết sức quan trọng, trong 2 ngày đầu sau khi đà điểu nở cần
phải thắp điện 24/24, sau đó giảm dần xuống, ánh sáng và vận động phải phù
Nguyễn Thị Hồng Thúy

9

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

hợp để kích thích đà điểu con ăn nhiều, tiêu hố tốt, giảm bệnh tật, tăng
trưởng nhanh. Nếu bên ngồi khí hậu tốt, ánh nắng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có
thể cho đà điểu con ra ngoài sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả
tăng từ từ theo từng ngày.
Một tháng tuổi thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng khi trời mưa,
xấu thì phải nhanh chóng đưa chúng vào chuồng.

an đêm duy trì ánh sáng

với cường độ 3 w/m2 để chúng dễ dàng ăn uống, đà điểu là chim chạy vì vậy
tạo điều kiện để chúng vận động sớm là rất quan trọng.

+ Tụ khí và thống khí đà điểu non cần được ni trong chuồng úm,
nhưng vào những ngày độ ẩm khơng khí cao, hoặc những chuồng úm có độ
thơng thống kém thì các khí độc hại sẽ tích tụ, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển của đà điểu non, vì vậy cần phải mở cửa chuồng úm để thơng thống và
trao đổi khí với mơi trường bên ngồi, thắp bóng điện cho nhiệt độ chuồng
úm cao, vào mùa hè nên mở cửa chuồng úm thường xuyên vào ban ngày, vào
mùa đông cần bật hệt hống sấy và có quạt lưu thơng chuồng úm.
+ Chế độ dinh dưỡng đà điểu là loài vật sống hoang dã nên thức ăn của
chúng chủ yếu là cỏ cây hoa lá ngoài tự nhiên, tuy nhiên để đảm bảo đủ chất
dinh dưỡng cho đà điểu con phát triển thì trong giai đoạn đầu cần cho đà điểu
ăn chủ yếu là cám viên và kết hợp với các loại rau mềm, thái nhỏ.
+ Máng ăn và máng uống máng dùng cho đà điểu non ăn thường là bằng
nhựa hoặc cao su, tránh dùng các loại máng có hình dạng góc cạnh, sắc nhọn,
trơn trượt, vì những loại máng này dễ làm tổn thương chân của đà điểu.
Máng uống cũng được sử dụng là các loại vật liệu nhựa hoặc cao su, cũng có
thể sử dụng máng uống bằng sành. Máng ăn và máng uống cần được vệ sinh
hàng ngày, tránh các chất bẩn tích tụ tạo thành những mầm bệnh cho đà điểu
non.
+ Chăm sóc và cách cho ăn:
- Đà điểu non mới nở thường ngủ dưới bóng đèn sưởi, bắt đầu từ ngày

Nguyễn Thị Hồng Thúy

10

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May


Khóa 2016-2018

thứ 3 mới bắt đầu mổ thức ăn
- Đà điểu con có thể mổ bất cứ thứ gì mà chúng thấy dẫn đến tắc ruột và
chết, vì vậy cần dọn dẹp sạch sẽ chuồng úm. Để đảm bảo tốt cho đường tiêu
hóa cần cho đà điểu con ăn cám viên và rau xanh thái nhỏ, thức ăn xanh gồm
các rau mềm: xà lách, bắp cải, rau muống...
- Chú ý đà điểu 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày, 31-60 ngày tuổi cho ăn
4 lần/ngày, 60-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ ngày.
Phương pháp cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau
xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để
đà điểu ăn được nhiều thức ăn tinh hơn.
Lưu ý: Tuần đầu khối lượng sơ sinh có khả năng giảm đến 10 ngày, giai
đoạn này dinh dưỡng chủ yếu là nỗng hồn, vì vậy nhu cầu thức ăn khơng
quan trọng bằng nước uống.

Hình 1-5. Đà điểu giống tại trại gia cầm Thụy Phương
* Giai đoạn nuôi sau 3 tháng tuổi [5]
Sau 3 tháng tuổi đà điểu theo hướng nuôi thịt. Để đạt được hiệu quả
kinh tế cao có trọng lượng giết mổ đạt 85-110 kg/con thì cần lưu ý các yêu
cầu sau.
+ u cầu chuồng trại: Khu chuồng ni phải có sân chơi với kích thước
5 x 80 - 100 m, đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng, nền
sân ngồi thảm cỏ phải có chỗ lót cát. Thói quen của đà điểu sống ở xa mạc
Nguyễn Thị Hồng Thúy

11

Luận văn cao học



Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

ln thường xun tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng
ngồi da. Đà điểu cũng rất thích tắm mưa nếu khơng có đệm cát nước mưa sẽ
làm sân lầy bùn và bộ lông đà điểu bẩn dễ gây bệnh tật. Sân chơi có trồng cây
làm bóng mát cho đà điểu trú nắng. Giai đoạn này đà điểu hầu như ở ngồi
trời, vì vậy sân chơi đối với chúng rất quan trọng.
+ Điều kiện yên tĩnh: Hệ thần kinh đà điểu rất nhậy cảm, dễ phát sự kinh
động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt. Lúc đó cả bầy dồn tụ
lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía như đề phịng hiểm hoạ, nếu
có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào
bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây chấn thương, rách da hoặc gẫy cổ rồi chết.
+ Đề phòng các vật lạ: Vì đà điểu là loại ăn tạp nên trong khu vực nuôi
cần phải dọn sạch các vật như gạch, đá, mảnh thuỷ tinh, túi bóng hay các vật
nhỏ nhọn sắc để tránh cho chúng ăn phải các thứ này, dễ gây chấn thương
đường tiêu hoá.
+ Chế độ dinh dưỡng: Đặc biệt ở đà điểu 4 - 12 tháng tuổi nhu cầu đạm
và các vitamin phải đáp ứng đủ để đảm bảo cho sự phát triển.
Đà điểu có hệ vi sinh vật ở manh tràng phát triển giúp chúng tiêu hố xơ
thơ tới 60%. Vì vậy phải bổ sung rau, cỏ xanh tự do để giảm giá thành, rau cỏ
non được băm 3 - 4 cm để rễ ăn, cho ăn máng riêng hoặc để lên trên thức ăn
tinh.
- Nuôi đà điểu thường cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt
từ 10 tháng tuổi.
- Thức ăn xanh cho đà điểu có thể dùng lá bắp cải già, cỏ voi non, rau
muống... nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì đà điểu
tự vặt cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.

+ Máng ăn, máng uống: đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng
máng ăn bằng gỗ được đóng với kích thước 0,3 x 0,25 x 1,0 m. Máng ăn
được cố định ở độ cao 0,7 - 0,8 m để đà điểu không dẫm đạp và ăn dễ dàng.
Nguyễn Thị Hồng Thúy

12

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

Đảm bảo 4 - 5 con/1 máng ăn.
Sử dụng bồn cao su đựng nước cho đà điểu uống, sử dụng nước máy
hay nước giếng khơi, nước đủ để đà điểu uống tự do, mỗi ngày thay nước và
rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát tránh nước nóng dưới ánh nắng mặt
trời.
+ Phân nhóm và mật độ ni: Tuỳ diện tích chuồng ni có thể phân nhóm
theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 15 - 20 con, mật độ ni đảm bảo 4
m2 nền chuồng/con và 10 m2 sân chơi/con.
Nuôi đà điểu phải định kỳ cân trọng lượng để kiểm soát sự tăng trưởng
xem có phù hợp với chuẩn khơng. Đối với những con phát triển chậm hay
q nhanh thì có biện pháp tăng cường hay hạn chế bằng cách điều chỉnh
khẩu phần và định mức cho ăn. Lúc nhỏ khi bắt đà điểu tuyệt đối không được
cầm vào cổ mà phải đưa tay luồn xuống bụng nâng lên.
Với những đà điểu trưởng thành khi bắt 1 con cần 2 - 3 người, một
người dùng móc sắt chồng vào cổ và ấn xuống, hai người khác nhanh chóng
một bên trái, một bên phải dùng tay giữ chặt cánh và lông đuôi.

Cần phải có vải dài để che mặt đà điểu khi kiểm tra hoặc đi động để chúng
không hoảng loạn. Lưu ý những người bắt phải bảo hiểm bằng đi ủng cao su
để đà điểu tránh dẫm phải.
Nhìn chung nếu giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nuôi tốt đà điểu
khoẻ mạnh sẽ đảm bảo vững chắc cho kết quả thành công giai đoạn tiếp
theo. Từ 4 - 24 tháng tuổi điều cần chú ý nhất là tạo môi trường cho đà điểu
vận động, kiểm soát được mức độ tăng trọng để điều chỉnh chế độ dinh
dưỡng. Đà điểu khoẻ mạnh có đơi chân vững chắc, lơng bóng mượt và óng ả,
đơi mắt linh hoạt lanh lợi. Từ 12 tháng tuổi trở đi màu sắc lông con trống và
con mái sẽ khác biệt. Con trống lông càng đen mượt, chân và mỏ chuyển màu
đỏ tươi là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con mái lơng mượt nhìn săn chắc gờ lưng
có rãnh là thể trạng béo tốt.

Nguyễn Thị Hồng Thúy

13

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

+ Giai đoạn sinh sản đà điểu thành thục lúc 25 tháng tuổi, con mái thành thục
sớm hơn con trống khoảng nửa năm do vậy nếu ghép trống mái cùng lứa tuổi
với nhau tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thực tế cho thấy trong trường này tất cả trứng
đẻ ở vụ này đầu đều khơng phơi. Để khắc phục tình trạng này có thể ghép
trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Vụ đẻ thứ 2 yếu tố tuổi không
ảnh hưởng.

Con mái trưởng thành đẻ quả trứng đầu sau đó 16-18 ngày mới đẻ quả
trứng thứ 2. Các quả tiếp theo đẻ cách nhau từ 2 - 5 hoặc 6 ngày. Nếu con
mái thường xuyên bị xáo trộn hay rối loạn kích thích tố dẫn đến lẫn hay đẻ
trứng dị dạng.
- Chuồng trại: Chuồng trại nuôi đà điểu gồm chuồng có mái che với kích
thước từ 3 x 5 m, trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ. Sân chơi có chiều
rộng 8 m và chiều dài 80 - 100 m. Cần có chiều dài lớn để chúng khi chạy lúc
tăng tốc vẫn cịn khoảng trống khơng gặp chướng ngại vật. Mỗi ô chuồng
ghép 1 trống với 2 mái hoặc tương ứng 2 với 5.
- Phân biệt trống mái đà điểu trước 12 tháng tuổi lông chưa đặc trưng nên
phân biệt chưa rõ ràng cơ quan sinh dục con trống chưa phát triển đầy đủ vì
vậy chỉ khi nó bài tiết mới quan sát được gai giao cấu lộ ra ngồi.
Từ 12 tháng tuổi con trống có dáng cao lớn, lơng đen, đi và hai bên cánh
có lơng vũ màu trắng, chân và mỏ chuyển màu đỏ, con mái kích thước nhỏ
hơn, lơng màu xám tính hiền lành hơn.
- Tiêu chuẩn chọn đực giống đà điểu trống chọn hình thể cân đối cường
tráng phát triển bình thường, tính ôn hoà, hoạt bát hiếu động, đầu thanh tú, cổ
thẳng không cong, mắt lớn và linh hoạt thể trạng không quá béo hoặc quá
gầy. Đặc biệt lưu tâm hai ngón chân khoẻ mạnh cấu tạo ngay ngắn. Cơ quan
sinh dục phải lớn dài và cong về phía trái, chiều dài trung bình 25 cm. Những
cá thể quá hung dữ thường khơng giữ lại làm giống vì khó kiểm sốt và dễ
làm chấn thương con mái.

Nguyễn Thị Hồng Thúy

14

Luận văn cao học



Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

- Ghép đàn và phối giống: Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với mái để cho
chúng có thời gian sớm quen nhau. Khi muốn giao phối con trống lượn quanh
mái, có động tác xoè cánh, đầu đánh sang hai bên hông, nếu mái đồng ý cho
phối thì nằm xuống chờ trống leo lên với một chân phải để lên lưng mái và
hai đuôi úp dính vào nhau. Động tác phối xong con trống đứng dậy bỏ đi, còn
con mái vẫn nằm, miệng tép tép sau 3 - 4 phút mới đứng dậy. Sự phối giống
thường diễn ra vào buổi sáng từ 6 - 9 giờ và chiều từ 14 - 16 giờ rất ít khi
diễn ra vào buổi tối. Trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản dinh dưỡng đóng vai trị
quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở, tuy vậy kết quả nghiên
cứu về lĩnh vực này so với gia cầm vẫn cịn vơ cùng đơn giản.
Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần: Protein (%) 16,0 - 16,5 năng
lượng ME (kcal) 2600 - 2650 Lizin (%) 1,1 Methionin (%) 0,4 - 0,45 Ca (%)
2,8 - 3,0 P (%) 0,45 - 0,48 Vitamin A (UI) 16000 Vitamin D (UI) 3700
Vitamin E (UI) 58,5, định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tuỳ thời điểm đầu vụ
hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng
thức ăn cung cấp đủ.
- Nước uống đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống, chúng sẽ không
uống nước nóng vì vậy bố trí máng uống nơi có bóng râm để nước được mát,
nước luôn đổ đầy máng, mỗi ngày thay một lần.
- Mùa vụ sinh sản - quy luật đẻ: Ở Việt Nam đà điểu đẻ từ tháng 11 năm
trước đến tháng 8 - 9 năm sau. Nghỉ đẻ và thay lông 3 - 4 tháng, trong ngày
đẻ tập trung từ 14 - 19 giờ. Vì vậy thời gian này phải bố trí người trực đẻ kịp
thời nhặt trứng ra khỏi ổ tránh để chúng dẫm vỡ. Nếu quá 19 giờ mà không
thấy đẻ xem như ngày hôm đó khơng đẻ. Đà điểu mái đẻ theo từng đợt được
8 - 10 quả trứng thì nghỉ sau 7-10 ngày mới tiếp tục đẻ lại. Con đẻ ít có thể

gián đoạn 1-2 tháng.
- Khối lượng và kích thước trứng: Trứng đẻ đầu thường có khối lượng nhỏ

Nguyễn Thị Hồng Thúy

15

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

900-1200 g, sau khi đẻ ra thường có dính máu khơ, các trứng sau từ từ lớn
dần, khi đẻ năm thứ 2 trở đi 80% trứng nặng 1400-1600 g, chiều dài khoảng
16,5 cm, chiều rộng 13 cm, hình dạng gần như trịn, ít khi có hình dạng dài.
Trứng bình thường màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2 mm. Đà điểu ostrich ni
tốt cho sản lượng trứng từ 30-45 quả/mái cá biệt có con cho 80 trứng/1 năm.
- Những công việc quản lý giống sinh sản: Ghi số liệu giống, ô chuồng nuôi,
tất cả các cá thể đều được đeo thẻ số bằng nhựa. Ghi chép chủng loại đà điểu
phối, chủng loại trứng đẻ, số lượng trứng thụ tinh, tỷ lệ ấp nở,... Tất cả các số
liệu ghi chép sẽ làm tư liệu cho công tác chọn giống trước, sau các mùa sinh
sản.
1.2. Tổng quan về da đà điểu nguyên liệu
1.2.1. Cấu trúc da đà điểu nguyên liệu
1.2.1.1. Đặc điểm cấu trúc ngoài của da đà điểu
Khác với các loài động vật khác, hệ da lơng đà điểu khơng có các tơ
lơng gắn chặt những sợi lông nhỏ vào cuống lông ở giữa nên chúng giống
như tóc hơn là lơng [6]. Chúng mọc trên khắp bề mặt da nhưng có vùng lại

mọc ít lơng, riêng ở phần đùi to thì khơng có lơng. Cũng như các lồi chim
khác, đà điểu khơng có tuyến mồ hơi. Ở đà điểu có một số chai sần, những
miếng chai này là phần da dày lên tại những chỗ dễ bị cọ xát hoặc chịu lực,
đà điểu thường nằm bẹp hoặc nằm nghỉ trên mu bàn chân. Khi nằm miếng
đệm dày khoảng 1 cm và có kích thước 5 x 12 cm. Những miếng đệm chai
dày nằm ở phần xương ức dưới bụng có kích thước 1 x 8 x 11 cm, phần da
chai bảo vệ phần xương nhô ra từ phía bụng của xương mu có kích thước 1 x
4 x 9 cm. Những phần da chai này phải chịu sức nặng của cả người con đà
điểu khi chúng nằm. Da phía trước của chân (từ khuỷu chân trở xuống) và
phía trên các ngón chân chủ yếu có cấu tạo vẩy to. Những chỗ còn lại trên
vùng da này được bao phủ bằng các vẩy nhỏ hơn, da ở những miếng đệm của
đà điểu dày và bề mặt da được bao phủ bằng các mấu thịt xếp khít nhau theo
chiều dọc từ trên xuống (dài 0,8 cm). Miếng đệm mơ này dày 1 cm và kích
Nguyễn Thị Hồng Thúy

16

Luận văn cao học


Ngành Cơng Nghệ Vật Liệu Dệt May

Khóa 2016-2018

thước trung bình của nó ở ngón chân giữa là 6 x 18 cm cịn ở ngón chân nhở
cuối cùng là 5 x 11 cm.

Hình 1-6. Bộ xương đà điểu
1- phần mỏ dưới, 2- phần mở trên, 3- xương sọ, 4- đốt sống cổ, 5- đốt sống
ngực, 6- xương bảo vệ đốt sông lưng, 7- đốt sống đuôi, 8- xương bả vai; 9xương đòn, 10- xương ức, 11- xương cánh trên, 12- xương sườn, 13- xương

quay, 14- xương trụ, 15- xương cánh dưới, 16- xương đùi, 17- xương đốt
háng, 18- xương khớp, 19- xương cẳng chân, 20- xương khuỷu chân, 21xương ống chân, 22- xương ngón chân thứ tư, 23- xương ngón chân thứ ba.
1.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc bên trong của da đà điểu [16]
Da đà điểu được cấu tạo từ hai phần chính: Đầu tiên là biểu bì trên bề
mặt và lớp thứ hai là lớp hạ bì. Hai lớp này có cấu trúc khác nhau:
Lớp biểu bì bao gồm bốn loại tế bào từ dưới lên trên: stratum
germinativum bao gồm cuboidal và một polyhedral hoặc tế bào hạt và sau đó
một lớp duy nhất trơng giống như tế bào chondrocyte cụm và trở thành hình
cầu phân lập từ trong khoang gọi là chondrocytes. Loại mới nhất bao gồm các
tế bào phẳng, trong đó hạt nhân thối hóa và các q trình cuối cùng của quá

Nguyễn Thị Hồng Thúy

17

Luận văn cao học


×