Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHAM THỊ KIM THU

NGVYỀN x ề

GS.TS.
3^jW
Ứ6

m XÚANNGMỆ ) /

Bước ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
PHỤC HỔI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHI TRÊN ở BỆNH
NHÂN NHỔl MÁU ĐỌNG MẠCH NÃO GIỮA

Chuyên ngành: Phục hồi chức
M ã số: 62.7243,,

TPƯÒNG ĐH D íấ i DƯÍ>.NG

LUẬN VĂN THẠC s ĩ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.CAO MINH CHÂU

ỉ>ị um



HÀ NỘI-2006

J jữ ư ư A

NAM ĐINH


MỤC LỤC



ĐẶT VẤN Đ Ể ...........................................................................................

1

Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................

3

1.1 Đại cương về TBM M N ...................................................................

3

1.2 Phục hồi chức n ă n g ............... '.........................................................


14

1.3 Giải phẫu chức năng chi trên các yếu tố ảnh h ư ỏ n g ....................

18

1.4 Phân tích các động tác của bàn tay..................................................

24

1.5 Tinh trạng thiếu sót chức năng vận động chi trên của bệnh nhân
T B M M N .......................................... 7............... 7.7 ............................... 7

26

1.6 Sự phục hồi chi trên sau T B M M N .................................................

26

1.7 Hiệu quả của PHCN đối với chức năng vận động chi tr ê n ..........

28

CHƯƠNG 2: Đ ối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ............

29

2.1 Đối tượng nghiên c ú u ......................................................................

29


2.2 Nội dung và phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu..............

30

2.3 Thời điểm đánh giá kết q u ả ............................................................

33

2.4 Các bước tiến h à n h ..........................................................................

33

2.5 Phương pháp xử lý số liệ u ..............................................................

34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ................................................

35

3.1 Đặc điểm chung bệnh nhân TB M M N ...........................................

35

CHƯƠNG 4: BÀN LƯẬN.........................................................................

62

4.1 Một số đặc điểm chung về đối tượng nghiên c ứ u ........................


62

4.2 Tình trạng thiếu sót chức năng vận động chi trên của bệnh nhân
sau nhồi máu động mạch não g iữ a ..................... .......................

69

4.3 Hiệu quả của tập luyện phục hồi chức năng đối với bệnh nhân
tai biến mạch máu não....................................................................

75

4.4 Hiệu quả của tập luyện phục hồi chức năng tại n h à ....................

80

4.5 Vai trò của tập luyện chức năng sớ m ............................................

83

KẾT LUẬN.................................................................

85



1. Một số đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu và tình trạng



thiếu sót chức năng vận động chi trên ỏ BNNMN.........................

85

2. Hiệu quả của tập luyện PHCN đối với bệnh nhân N M M ...........

85

KIẾN N G HỊ............................................................................................

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH BỆNH NHÂN (PHỤ LỤC 1)
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN c ứ u (PHỤ LỤC 2)
CÁC THANG ĐIỂM (PHỤ LỤC 3)
CÁC CHUƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN (PHỤ LỤC 4)


1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh phổ biến trên thế
giới, ở Hoa kỳ xấp xỉ 4,4 triệu người sống sót sau TBMMN. Trong số họ,
40% giảm chức năng mức độ vừa và 15 đến 30% giảm chức năng nghiêm
trọng [9, 13, 38]. Dự báo đến năm 2020, TBMMN sẽ là một trong bốn bệnh
phổ biến dẫn đầu trên toàn thế giới cùng với bệnh tim, trầm cảm và tai nạn
giao thông [80].
Tai biến mạch máu não là loại bệnh có thể gây tử von« nhanh chóng
hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề và có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận

động của con người, dẫn đến tàn tật nhiều nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới có từ 1/3 đến 2/3 bệnh nhân sống sót sau
TBMMN để lại tàn tật vĩnh viễn [106], Trong số xấp xỉ 4,4 triệu ngưịi sống
sót sau TBMMN ở Hoa Kỳ, 40% giảm chức năng vừa, 15% đến 30% giảm
chức năng nặng [9, 38]. Phần lớn các bệnh nhân điều trị tại các trung tâm
phục hồi chức năng ở Hoa Kỳ là TBMMN [47],
Ngày nay với sự tiến bộ của Y học cùng các phương tiện chẩn đoán và
trang thiết bị điều trị hiện đại, số người bệnh bị tai biến mạch máu não được
cứu sống ngày càng nhiều, nhưng như thế cũng có nghĩa là tỷ lệ người bị di
chứng và tàn tật do tai biến mạch máu não cũng sẽ tăng lên. Phục hồi chức
năng thực sự đang trở thành nhu cầu cấp bách không thể thiếu được đối với
các loại tàn tật nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng để làm giảm tối
đa các di chứng và sớm đưa người tàn tật trở lại với cuộc sống độc lập của họ
ở gia đình và cộng đồng.
Phục hồi chức năng nói chung đặc biệt là phục hổi chức năng vận động
cho bệnh nhân tai biến mạch máu não được nói đến từ thời Hyppocrates. Ngày
nay nhiều kỹ thuật và phương pháp phục hồi đã được phổ biến và áp dụng


2

nhiều nơi trên Thế giới, phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh
nhân TBMMN của Bobath là một trong những phương pháp được phổ biến và
sử dụng rộng rãi nhất [44, 48, 51].
Đối với bệnh nhân TBMMN tỷ lệ khiếm khuyết, giảm khả năng vận
động rất cao nhất là chức năng vận động chi trên.
Ở Việt Nam mới chỉ có một số nghiên cứu về tình hình dịch tễ
TBMMN, áp dụng châm cứu trong điều trị di chứng, phương pháp phục hồi
chức năng đối với bệnh nhân TBMMN [1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11,13, 19, 21, 22,
23, 24, 31, 32, 33, 34]. Trong khi đó một vấn đề hết sức cấp bách là thực trạng

cũng như một số yếu tố liên quan đến chức năng vận động chi trên cũng như
hiệu quả của PHCN đối với chức năng vận động chi trên bệnh nhân TBMMN
hầu như chưa được nghiên cứu. Những điều đó gợi cho chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

Đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh
nhân nhồi máu động mạch não giữa.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về TBMMN
1.1.1. Định nghĩa [9, 18, 27]
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (1990): “TBMMN !à sự xảy ra
đột ngột, diên biến nhanh trên lâm sàng các thiếu sót chức năng thần kinh,
thường là khu trú hơn là lan toả, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong 24
giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương”.
1.1.2. Phân loại
Tai biến mạch máu não gồm hai loại chính [9].
1.1.2.1 Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ): Là tình trạng khi một mạch
máu bị tắc nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và
hoại tử, nhũn ra (trước đây gọi là tai biến nhũn não). Ngưòi ta phân ra ba loại
thiếu máu não cục bộ:
* Cơn thiếu máu não thoáng qua: Nếu sau TBMMN bệnh nhân phục hồi
hoàn toàn trong 24 giờ.
* Thiếu máu não cục bộ phục hồi: Tai biến phục hồi trên 24 giờ và không
để lại di chứng hay di chứng không đáng kể.

* Thiếu máu não cục bộ hình thành: Thời gian phục hồi kéo dài, để lại di
chứng hoặc tử vong.
1.1.2.2 Chảy máu não: Là máu thoát khỏi mạch máu chảy vào nhu mơ não. Có
thể chảy máu ở nhiều vị trí trong não như vùng bao trong, vùng nhân xám
trung ương, thùy não, thân não, tiểu não.
1.1.3. Nguyên nhân [9,18,22], Có một số yếu tộ' ngun nhân chính sau:
- Xơ vữa động mạch, bệnh tim.
- Tăng huyết áp, huyết khối mạch, co thắt và nghẽn mạch.


4

- Dị dạng mạch máu não: Phồng động mạch, dị dạng thông động- tĩnh
mạch.
1.1.4. Dịch tễ học
1.1.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh
Trên Thê' giói: Theo tổ chức Y tế Thế giới năm 1979 mỗi năm cứ
100.000 dân thì có từ 127 đến 740 người mắc TBMMN. ở Hoa kỳ năm 1977
có 16 triệu người TBMMN, năm 1991 là 794/100.000 dân, theo Coletta
(1994) mỗi năm có 500.000 người mắc TBMMN. Theo tổ chức điều trị dự
phịng TBMMN châu Âu (1993) sơ' người mắc tai TBMMN lần dầu tiên trong
phạm vi từ 141 đến 219/100.000 dân [9,11, 13].
ở Pháp năm 1974 có 52.346.000 người dân thì có 65.000 người bị
TBMMN và tỷ lệ mới mắc ở ngưòi trẻ giao động từ 10 đến 30/100.000
dân/năm, chiếm 5% số người TBMMN. Theo Gauthier (1976), tỷ lệ TBMMN
là 60/1000 dân. Theo Fagnani, Gross CR và Kolia M (1984) mỗi năm có
140.000 trường hợp mới mắc [9].
Tỷ lệ tử vong ở các nước công nghiệp phát triển giảm dần kể từ 50 nãm
trở lại đây, tuy nhiên tỷ lệ mới mắc TBMMN khơng có chiều hướng suy giảm,
thậm chí ở một số nước trong hai thập kỷ qua TBMMN đang tăng dần hàng

năm. Thái lan năm 1980 tỷ lệ mới mắc là 12,7/100.000 dân đến 1984 là
18,7/100.000 dân. ở một số nước khác như Trung quốc, Đài loan cũng có sự
gia tăng TBMMN ở mức nghiêm trọng [9,13].
Ở Việt Nam: Theo cơng trình nghiên cứu dịch tễ học TBMMN (19891994) của Bộ môn Thần kinh Trường Đại học Y Hà Nội tỷ lệ hiện mắc ở miền
Bắc và miền Trung là 115,92/100.000 dân, tỷ lệ mói mắc là 28,25/100.000
dân. ở miền Nam theo số liệu điều tra của Bộ môn Thần kinh Trường Đại học
Y dược thành phố Hồ Chí Minh (1994-1995), tỷ lệ hiện mắc là 415/100.000
dân, tỷ lệ mới mắc là 161/100.000 dân [9]. Theo điều tra dịch tễ học TBMMN


5

của Phan Hồng Minh (1995) tại huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây tỷ lệ hiện mắc
trung bình là 87/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc trung binh là 34/100.000 dân
[20].

Tỷ lệ tử

v o n g :

Trên Thế giới: Hiện nay, tử vong do tai biến mạch máu não (TBMMN)
đứng hàng thứ hai trên tồn thế giới, ước tính có đến 9,5% sô' người tử vong
trên thế giới là do TBMMN. Trong tổng số 16,7 triệu người chết do các bệnh
về tim mạch thì 5,1 triệu người chết do tai biến mạch máu não. Ớ Trung Quốc
và Nhật Bản, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tỷ
lệ tử vong do TBMMN ờ các nước đang phát triển chiếm bằng hay trẽn 2/3
tổng số tử vong do tai biến mạch máu não trên toàn thế giới [63, 80]. Tỷ lệ tử
vong trong 100.000 dân ở một số nước như Xingapore là 35, Nhật Bản là
196,7, Trung Quốc là 89, Thái Lan là 11,8 và Philippin là 35,8 [9], Theo Tiểu
ban tai biến mạch máu não của Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam

Á, tỷ lệ tử vong do TBMMN là 8,8% trong đó 29,8% do chảy máu não [13].


Việt

Nam:Tỷ lệ tử vong do TBMMN ở miền Bắc và miền Trung l

21,55/100.000 dân. Miền Nam tỷ lệ tử vong do TBMMN ở một số vùng dao
động từ 28 đến 44/100.000 [9]. Theo Hồ Hữu Lương, tỷ lệ tử vong do chảy
máu não là 48%, do nhồi máu não là 7% [18]. Nguyễn Văn Triệu, Cao Minh
Châu [32] nghiên cứu các bệnh nhân TBMMN tại Hải Dương thấy tỷ lệ tử
vong trong vòng một năm sau TBMMN là 38%.
1.1.4.1. Tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới TBMMN gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp
ở người cao tuổi. Độ tuổi 55 đến 64 tỷ lệ này là 3/1000 dân, tăng lên đến
8/1000 dân ở độ tuổi trên 75, hay gặp TBMMN ở độ tuổi 60-80 [9, 106],
Theo Hồ Hữu Lương (1998), tai biến chảy máu não dưới 50 tuổi là
28,7%, trên 50 tuổi là 71,2%. Theo Nguyễn Văn Đăng (1997), TBMMN ở


6

nhóm tuổi dưới 50 chiếm tỷ lệ thấp tại cộng đồng (9.5%) nhưnơ lại chiếm tỷ
lệ cao trong bệnh viện. Theo Trần Văn Chương TBMMN gập nhiều nhóm
bệnh nhân từ 60-70 tuổi [4]. Theo Nguyễn Văn Triệu, Nguyễn Xuân Nghiên
[31, 33] tuổi trung bình của bệnh nhân TBMMN là 64,5.
1.1.4.2. Giới
Tỷ lệ tai biến mạch máu não ở nam cao hơn nữ, theo Clarke (1999)
56% TBMMN gập ở nam giới. Theo tiểu ban TBMMN của hiệp Hội Thần
kinh học các nước Đông Nam Á, 58% gặp ở nam giới. Theo Hồ Hữu Lương

tỷ lệ nam/nữ là 1,74 đối với chảy máu não và 2,43 đối với nhồi máu não. Theo
Nguyễn Văn Đăng tỷ lệ TBMMN nam/nữ là 1,48/1 [9, 13, 18,53],
1.1.4.3. Tần suất các thể lâm sàng
Trên thế giới: Theo Tiểu ban tai biến mạch máu não của Hiệp hội Thần
kinh học các nước Đông Nam Á, nhồi máu não chiếm tỷ lệ 65,4%, chảy máu
não là 21,3%; chảy máu dưới nhện 3,1% và không rõ loại 10% [13]. Theo
Clarke có 88% tai biến mạch máu não là nhồi máu não [53].
Ở Việt Nam: Theo Lê Đức Hĩnh, Nguyễn Vãn Đăng tỷ suất giữa chảy
máu não và nhồi máu não của bệnh nhân nội trú tại khoa Thần kinh Bệnh viện
Bạch Mai là 1/2, ở Bệnh viện Trung ương Huế là 1/2,4. Tai biến chảy máu não
chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân [9, 13].
1.1.5. Hệ thống hóa các khu vực tưới máu não [9]
Ở thân não: Tưới máu được đảm bảo bởi các nhánh của động mạch đốt
sống, động mạch nền và các động mạch não sau. Những bàng hệ này tập hợp
thành ba nhóm được Foix và Hillemand mơ tả là nhóm động mạch kề giữa,
nhóm động mạch vịng ngắn và ọhóm động mạch vịng dài để tưới máu cho ba
khu vực thấy rõ trên khắp chiều dài của thân não và đã được Lazorthes hệ
thống lại:
- Khu vực trước và giữa


7

- Khu vực bên, ở hành tủy, nó tương ứng với hố nhỏ bên và khi tổn
thương có hội chứng Wallenberg.
- Khu vực sau, khơng có ở cầu não mà tương ứng với khu vực tiểu não.
ở não: Mỗi bán cầu não được tưới bởi hai nhánh tận của động mạch
cảnh trong: động mạch não trước, động mạch não giữa và độn« mạch não sau
là nhánh tận của động mạch nền.
-


Tuần hồn ngoại vỉ: Do các nhánh nơng của mạch máu não tưới cho

vỏ não và lớp chất trắng dưới vỏ tạo thành hệ thốn« nối phong phú. Qua mỗi
lần phân nhánh, áp lực tại chỗ giảm xuống, do đó có áp lực thấp, khi huyết áp
hạ đột ngột dễ gây tổn thương nhồi máu não.
-

Tuần hoàn trung tâm: Gồm các nhánh sâu của động mạch não tưới

cho vùng nhân xám trung ương, sau đó đi ra phía nơng tận cùng ở lóp chất
trắng dưới vỏ. Các nhánh này là nhánh tận do đó chịu áp lực cao. Khi có đợt
tăng huyết áp đột ngột dễ gây tai biến chảy máu não. Đặc biệt là độn« mạch
Charcot hay "động mạch chảy máu não" là một nhánh sâu của động mạch não
giữa tưới máu cho bao trong, thể vân và phía trước của đổi thị. Động mạch này
hay bị vỡ do tăng huyết áp hay xơ cứng mạch gây chảy máu dữ dội.
-

Giữa khu vực trung tâm và ngoại vi: hình thành một đường viền, vùng

vành đai ranh giới dưới chất trắng, khơng có các mạch nối quan trọng giữa hai
khu vực nông và sâu (chất trắng dưới vỏ), được gọi là vùng tới hạn (Zone
Critique) rất dễ xảy ra các tổn thương nhồi máu não lan tỏa.
Khu vực tưói máu của động mạch não giữa:
-

Các nhánh vỏ não tưới cho toàn bộ mặt ngoài một bán cầu bán cầu

(chiếm 9/10 diện tích vỏ não) trừ ra:
. Cực trán và cực chẩm.

. Một dải chạy dọc bờ trên não bán cầu.
. Phần dưới của thùy thái dương.


8

-

Các nhánh

sâu

hoặc

nhánhxuyên tưới cho:

.Bèo sẫm (putamen), nửa ngoài của thể nhạt (pallidum).
. Thân của nhân đuôi.
. Trụ sau của bao trong.
Khu vực tưới máu của động mạch não trước
-

Các nhánh vỏ não

tướicho:

. 4/5 mặt trong của não
. Cực trán
. Bờ trên của bán cầu não
. 7/8 phần trước của thể chai

-

Các nhánh

sâutưới, cho:

. Nửa dưới của trụ trước bao trong
. Phần dưới của đầu nhân đi
Khu vực tưói máu của động mạch não sau
Các nhánh của vỏ não tưới cho:
- Các mặt trong và dưới của thùy thái dương
- Thùy chẩm
Các nhánh sâu tưới cho:
- Khu vực liên cuống não
- 2/3 sau của đồi thị


9

Động mạch não trirớ

Bộng mạch thơng trc
Bọng mạch mắt

Động mạch não giữa

Bộng mạch trên ổ mắt
Bộng mạch thông sa
Động mạch trơn rịng rọc
Nhánh cánh nhl của

dõng mach cảnh tron

Bộng mach lộ
Bộng mach mũi lung

Bộng mạch não
■" Đông mach máng nỗo giưa
Bộng mạch tiểu não
Bòng mạch goc
Động mạch nhl

Động mach thái duong nông

Động mạch màng não

Bộng mach tai sau

Động mạch hàm (trén
Bông mạch nế
Động mạch tiểu não
trước dưới
Bộng mạch tiểu nâo
sau dưới

Bộng mach gai sống trước

Động mạch cành ngoài

9ộng mach dốt sống


Các nhánh gai sống (rỗ)

Bộng mach cánh chung

Bộng mạch cành

“ Bóng mạch có sâu

Bỏng rnạch giáp

ỵ Động mach cố ngang
Động mạch cánh
Bộng mạch trân vai
Động mạch đốt sống
Ọộng mạch gian sườn trên cùng



Động mạch cố lẻn

Thân sườn - cổ

Động mạch giáp duới
Thản giáp - cổ

Bộng mạch dưới địn

Bộng mạch di dòn

Động mạch ngực trong


Thản cánh tay - dắu
____.



Các ngành nốl
Cung.
Động mạch chú (

Xuống
Lẻn

Hình

'■■■ ị - 'l

t i V ‘i

1 Phải - Trái

2 cánh - Bốt sống
3 cánh trong - cành ngoải
4 Dưới dịn - cảnh
5 Di dỏn —Bốt sống

1.1.Các động mạch và tuần hoàn bàng hệ của não: Sơ đồ (trích từ tài

liệu của Netter Frank H.) [82].



10

1.1.8 Chẩn đoán tai biến mạch máu não [9]
1.1.8.1 Chẩn đoán xác định tai biến mạch máu não
* Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Chẩn đoán tai biến mạch máu não đối với cộng đồng:
+ Xảy ra đột ngơt và nhanh, biểu hiện các thiếu sót chức năng thần
kinh.
+ Các rối loạn chức năng này thường là khu trú, hicm khi lan toả với
các triệu chứng tổn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ.
+ Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán này chủ yếu dựa vào lâm sàng, đặc biệt là
cách hỏi bệnh. Phương pháp này đã được thử nghiệm tại nhiều nước và thấy
sai số chỉ từ 1 đến 5%.
- Chẩn doán tai biến mạch máu não trong bệnh viện:
+ Để chẩn đốn có phải tai biến mạch máu não khơng? Các tiêu chuẩn
chẩn đoán như ở cộng đồng.
+ Để phân biệt tai biến chảy máu não và thiếu máu não cục bộ cần áp
dụng thêm tiêu chuẩn dựa vào sự tiến triển của bệnh theo thời gian trong 2 - 3
tuần đầu và phân làm 5 loại như sau :
Loại 1: khỏi hoàn toàn trước 24 giờ. Cơn thiếu máu não thoáng qua
(hiện nay chỉ coi là yếu tố nguy c ơ ).
Loại 2: Khỏi hoàn toàn trên 24 giờ. Thiếu máu cục bộ một phần hồi
phục, hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua kéo d à i.
Loại 3: Khỏi một phần với di chứng kéo dài
Loại 4: Không phục hồi và năng lên liên tục
Loại 5: Tử vong.



11

Trong 5 loại trên , loại 1 và loại 2 thường là thiếu máu não cục bộ loại
4 và loại 5 hầu hết là tai biến xuất huyết. Loại 3 khó chẩn đốn, cần dựa vào
các xét nghiệm cận lâm sàng và chụp não cắt lớp vi tính.
1.1.8.2

Chẩn đốn thể tai biến mạch máu não: Chẩn đoán phân biệt

chảy máu não và thiếu máu não cục bộ [9,18].

Biểu hiện lâm sàng
Tam chứng xuất huyết:
- Nhức đầu

Không, hoặc rối loạn ý

Chảy máu nào
__ ....

Đày đủ, phổ biến và kéo Ị

thức nhẹ.

dài (điển hình ở người

Thiếu máu não cục bộ

- Mất ý thức


trẻ, xuất huyết não-

- Nơn

màng não).

Thời gian tiến tới tồn

Nhanh, hoặc từng bước

Nhanh (giây, phút),

phát:

đỡ đi nhanh.

nặng lên liên tục trons
12 giờ đầu.

Triệu chứng thần kinh

Rõ ở khu vực hệ cảnh

Không rõ, thường lan

khu trú:

hoặc sống nền.


toả, ưu thế một bên.

Dấu hiệu màng não:

Khơng

Hay gặp

Dịch não - tuỷ:

Trong (hiếm có máu vi

Máu khơng đơng

thể)
Chụp não cắt lớp vi tính:

Vùng giảm tỷ trọng

ổ tăng tỷ trọng thuần

chụp sau 48 giờ đầu.

nhất, phù nể quanh ổ,
dấu hiệu chèn ép, máu
trong não thất

Dấu hiệu tồn thân:

Khơng sốt


Sốt trong giai đoạn tồn
phát, bạch cầu ngoại vi
tăng.

1.1.8.3 Chẩn đoán định khu tổn thương trong tai biến mạch máu não

1


12

* Tắc hệ động mạch cảnh:
- Các triệu chứng thần kinh đều đối diện với bên não bị tổn thương.
- Xảy ra từ từ nên có sự tưới máu bù của hệ động mạch cảnh bên đối
diện và của hệ động mạch sống - nền. Nếu khơng bị tắc hồn toàn, các triệu
chứng thần kinh chỉ tạm thời hoặc hổi phục sau vài tuần.
* Tắc động mạch não giữa:
- Tắc nhánh nồng trước: Liệt nửa người, mất cảm giác bên đối diện, ưu
thế mặt - tay; mất ngôn ngữ vận động; quay mắt, quay đầu sang bôn bị tổn
thương.
- Tắc nhánh nông sau: Bên bán cầu ưu thế: bán manh bên cùng tên,
thất ngôn Wernicke; mất nhận thức sơ đồ cơ thể, không phân biệt được bèn
phải bên trái. Bên bán cầu không ưu thế: mất nhận biết tên đồ vật, mất nhận
biết một nửa sơ đồ cơ thể , mất nhận biết không gian bên trái.
- Tắc nhánh sâu: Thiếu máu bao trong, nhân đậu, nhân đuôi, liệt nửa
người nặng đối bên, đồng đều; đôi khi bán manh bên cùng tên; mất cảm giác
nửa người; thất ngôn Broca (bán cầu ưu thế).
- Tắc cả nhánh nông và sâu: Liệt nửa người nặng đối bên; mất cảm
giác nửa người đối bên; bán manh bên cùng tên; thất ngơn hồn tồn (bán cầu

ưu thế); rối loạn ý thức.
* Tắc động mạch não trước: Liệt nửa người bên đối diện, chân nặng
hơn tay. Mất cảm giác ở khu vực liệt (ưu thế bàn chân và cẳng tay), tiểu tiện
không tự chủ, hội chứng khơng nói bất động, có thể thất ngơn Broca nếu tổn
thương động mạch Heubner của động mạch não trước bên trái.
* Tắc động mạch mạch mạc trước: Liệt nửa người đồng đều bên đối
diện (do tổn thương bó tháp ở đùi sau bao trong), mất cảm giác nửa người, bán
manh cùng tên. Thực tế ít gặp tổn thương đơn thuần động mạch mạch mạc
trước, thường là tổn thwong kết hợp với động mạch não giữa trong tắc khúc
tận cùng của động mạch cảnh.


13

*Tắc động mạch não sau:
- Tắc nhánh nông: Tắc một bên: bán manh cùng bên nhưng còn thị
trường trung tâm. Tắc hai bên: bán manh kép; mù vỏ não, mất nhận thức thị
giác; mất đọc, cịn viết; rối loạn trí nhớ, mất trí.
- Tắc nhánh sâu:
+ Hội chứng đồi thị, biểu hiện ở nửa người bên đối diện: Đau đồi thị,
mất cảm giác nông, sâu, trội ở ngọn chi. Liệt nửa người thoáng qua (do chèn
ép bao trong kề bên); mất điều hoà nửa người.
+ Hội chứng Weber (tổn thương cuống não).
* Tắc động mạch đốt sống thân nền:
+ Tắc động mạch vùng thân não: hội chứng giao bên, liệt dây thần
kinh sọ não một bên, liệt nửa người bên đối diện.
- Tổn thương cuống não:
+ Hội chứng Weber: liệt dây III một bên: sụp mi, liệt vận động nhãn
cầu, lác ngoài. Bên đối diện: liệt nửa người kiểu trung ương.
+ Hội chứng Benedikt: Liệt dây III một bên. Bên đối diện: run, múa

giật, múa vờn.
- Tổn thương cầu não:
+ Hội chứng Millard - Gübler: Liệt dây v n ngoại biên ở một bên. Bên
đối diện liệt nửa người kiểu trung ương.
4- Hội chứng Foville: Liệt mặt ngoại biên ở một bên. Liệt nửa người
(trừ mạt) bên đối diện; hai mắt nhìn sang bên nửa người bị liệt.
- Tổn thương hành não:
+ Hội chứng Wallenberg: Một bên mất cảm giác nửa mặt, liệt một bên
hầu, mất điều hoà, hội chúng Claude Bernard - Horner. Bên đối diện: liệt nhẹ
nửa người, mất cảm giác đau và nhiệt.
+ Hội chúng Babinski - Nageotte: Tổn thương nửa người bên hành
nao.


14

+ Hộ chứng Jackson: Tổn thương phía trước hành não.
- Hội chứng Bonnier: Liệt dây VIII, IX, X, đôi khi dây III, V, liệt nửa
người bên đối diện.
- Tắc động mạch tiểu não cùng bên:
Hội chứng tiểu não bao gồm: Loạng choạng nửa người, giảm trương
lực, mất thăng bằng, có rung giật nhãn cầu, chóng mặt và nơn.
1.2 Phục hồi chức năng
1.2.1 Định nghĩa phục hổi chức năng [21, 22,23]
PHCN bao gồm các biện pháp y học, kinh tế xã hội học, giáo dục và kỹ
thuật phục hổi làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và tàn tật. Báo
đảm cho người tàn tật hội nhập và tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng,
tham gia vào hoạt động trong gia đình, xã hội. Có cuộc sống bình thường tối
đa so với hồn cảnh của họ.
1.2.3. Mục đích của phục hồi chức năng [21, 23]

- Giúp cho người tàn tật khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động,
hành vi ứng xử, nghề nghiệp.
- Phục hồi tối đa giảm khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội.
- Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp.
-Tăng cường khả năng còn lại để hạn chế hậu quả của tàn tật.
- Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là
thành viên bình đẳng của xã hội.
- Cải thiện điều kiện mơi trường, thay đổi kiến trúc cho phù hợp vói
chức năng của người tàn tật để họ hội nhập xã hội như đường đi, công sở, nhà
ở, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể thao.
- Tạo thuận lợi để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội đảm
bảo cho họ có chất lượng sống tốt hơn.
1.2.4 Phục hồi chức năng bệnh nhân tai biến mạnh máu não [21, 22, 23, 46,
47,50, 66],


15

Bệnh nhân sau TBMMN thường mang nhiều di chứng, khiếm khuyết
nặng các chức năng cơ thể vì vậy việc PHCN phải mang tính tồn diện và hệ
thống. TBMMN có ba giai đoạn, thời gian kéo dài của từng giai đoạn rất khác
nhau ở mỗi bệnh nhân. Hơn nữa điểm khởi đầu và kết thúc ở mỗi giai đoạn
không rõ ràng, khó nhìn thấy được. Mỗi giai đoạn của bệnh có những triệu
chứng, mục tiêu và chương trình PHCN cụ thể phù hợp.
1.2.4.1. Giai đoạn cấp
Khi nào có thể bắt đầu PHCN sau khi xảy ra tai biến? Ngày nay nhiều
nhà lâm sàng cho rằng nên bắt đầu càng sớm càng tốt, thậm trí ngay từ những
ngày đầu khi tai biến đã ổn định: Một số thầy thuốc cho rằng 48 giị' sau
TBMMN, nếu các thiếu sót thần kinh khơng tiến triển tiếp, có thể coi là ổn
định. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1971) đã có khuyến cáo là ngay từ những

ngày đầu tiên sau TBMMN. kể cả khi bệnh nhân vẫn cịn hơn mê thl việc
phịng chống co cứng, biến dạng, co rút và các thương tật thứ cấp khác sau
này, phải được coi trọng, như: Phòng chống loét và các biến chứng khác trong
giai đoạn cấp. Kỹ thuật chính được áp dụng trong giai đoạn này là kỹ thuật vị
thế.
Trong giai đoạn này có độ dài rất khác nhau, từ vài ngày đến vài tuần
(thông thường từ một đến ba tuần). Biểu hiện của giai đoạn này thường là sự
hiện của các yếu tố nguy cơ, thay đổi về tri giác, khiếm khuyết về vận động,
rối loạn các giác quan và có thể xẩy ra các thương tật thứ cấp như tăng huyết
áp, bệnh lý tim mạch, đái đường, hơn mê, rối loạn trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ,
liệt, loét do đè ép. teo cơ. cứng khớp, nhiễm trùng phổi, tiết niệu...Vì vậy mục
tiêu PHCN giai đoạn này là:
-

Chăm sóc ni dưỡng.

-

Theo dõi và kiểm sốt chức năng sống.

-

Đề phịng thương tật thứ cấp.

-

Kiểm sốt các yếu tố nguy cơ.


16


-

Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi trạng thái bất động tại giường.

* Chương

trìnhPHCN:
-Chăm sóc ni dưỡng: Châm sóc miệng, họng sạch, tránh ứ đọng đờm

rãi, duy trì thơng thống đường hơ hấp. Đánh giá tình trạng cơ trịn, nếu có rối
loạn phải xử lý kịp thời. Đặt sonde dạ dầy nếu bệnh nhân hôn mê, hướng dẫn
chế độ ăn, cách cho ăn để tránh nghẹn, sặc do bệnh nhân liệt các cơ vùns hầu
họng và cơ mặt.
- Tư thế: Bệnh nhân nằm hướng bên liệt ra ngoài để tăng khả năng nhận
kích thích từ phía bên liệt. Dùng gối kê vai, hơng bên liệt và hướng dẫn gia
đình cách đặt các tư thế tại giường.
- Tập luyện-vận động: Chủ yếu là các bài tập theo tầm vận động khớp
để ngăn ngừa co rút, huyết khối và các biến chứng khác. Tuy nhiên, có thể
hướng dẫn bệnh nhân một số bài tự tập phối hợp bên lành - bên liệt. Cho bệnh
nhân ngồi dậy sớm ngay khi có thể.
1.2.4.2. Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn này thông thường kéo dài từ hai đến sáu tuần. Các triệu
chứng của bệnh được hồi phục, cải thiện và ổn định dần, tuy nhiên đặc trưng ở
giai đoạn này là tình trạng liệt mềm dần chuyển sang liệt cứng với mẫu co
cứng điển hình và “cử động khối”, các thương tật thứ cấp vẫn có thể xảy ra.
Mẫu co cứng làm hạn chế sự vận động di chuyển của. bệnh nhân vì vậy một
trong những nội dung quan trọng của PHCN là phòng ngừa co cứng xảy ra và
sử dụng các kỹ thuật, bài tập chống lại tình trạng co cứng đó. Mục tiêu giai
đoạn này là:

-

Duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, tạo điều kiện cho việc tập luyện.

- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt.
- Tạo thuận lợi và khuyến khích tối đa các hoạt động chức năng.
-

Hạn chế và kiểm soát các thương tật thứ cấp.

-

Giáo dục và hướng dẫn gia đình cùng tham gia PHCN.


17

TRƯỊNG DH DiÉU DU3KG


* Chương trình

PHCN:

'

KẠVỌiNH______

Ị s 5: ■


Trong giai đoạn này, PHCN mang tính tồn diện, nhằm tác động lên
toàn bộ khiếm khuyết, giảm chức năng của bệnh nhân, sớm để bệnh nhân độc
lập.
- Tập luyện - vận động làm tăng cường sức mạnh cơ liệt, tuỳ theo mức
độ liệt mà có thể tập thụ động, chủ động có trợ giúp, tập theo tầm vận động
hoặc có kháng trở. Để tái rèn luyện thần kinh cơ, bệnh nhân được tập các hoạt
động chức năng, đặc biệt là chức năng di chuyển. Nếu trương lực cơ tăng quá
mạnh, có thể sử dụng một số bài tập và kỹ thuật khác để kéo dãn, như: kéo
dãn khớp cổ chân, kỹ thuật ức chế co cứng đối với các khớp ở gốc chi. Luyện
dáng đi , đứng bàn nghiêng hoặc sử dụng nẹp chỉnh hình...Bệnh nhân có rối
loạn thăng bằng và điều hợp, được tập ngay từ ngày đầu nhờ các bài tập thăng
bằng như ngồi, đứng và đi. Để có thăng bằng khi đi có thể sử dụng nạng, gậy
hoặc thanh song song, khung đi với mục đích tăng cường thăng bằng khi đi...
- Dụng cụ PHCN được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả với nhiều
mục đích khác nhau: Trợ giúp các hoạt động chức năng, chỉnh hình và các
dụng cụ vật lý trị liệu (nẹp, đai nâng chân, khung đi, nạng, gậy, ròng rọc, cầu
thang...). Trong quá trình tập luyện các dụng cụ vật lý trị liệu đóng vai trị rất
quan trọng, biết được nhu cầu, chi định và sử dụng dụng cụ PHCN hợp lý sẽ
giúp cho bệnh nhân tăng thời gian tập luyện tại bệnh viện và thúc đẩy nhanh
quá trình hồi phục.
- Hoạt động trị liệu giúp tăng cường khả năng vận động của tay, giúp
bệnh nhân độc lập trong sinh hoạt, cải thiện năng lực thể chất và tinh thần.
- Ngôn ngữ trị liệu được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân bị
thất ngôn. Nguyên tắc huấn luyện ngôn ngữ là thiết lập một hệ thống ngôn
ngữ bổ xung và thay thế những hình thái ngơn ngữ bị mất hoặc bị tổn thương.
Đây là giai đoạn quan trọng để chuẩn bị trở về cộng đồng.
1.2.4.3 Giai đoạn PHCN tại cộng đồng và hướng nghiệp


Giai đoạn này các chức năng bệnh nhàn dần ổn định, có nhũng chức

năng vẫn tiếp tục được phục hồi và cải thiện, tuy nhiên ở giai đoạn này thường
để lại những di chứng và các thương tật thứ cấp, vì vậy nhu cầu cấp thiết đặt ra
là PHCN dựa vào cộng đổng.
Tóm

lại:Phục hổi chức năng cho bệnh nhân TBMMN cần tới sự tham

gia của nhiều ngành, nhiều người “Thầy thuốc-Bệnh nhân-Gia đình-Xã hội”.
Vì vậy sự cần thiết phải có nhóm phục hồi được chun khoa hố như: Kỹ
thuật viên phục hồi, điều dưỡng, chuyên gia tâm lý, chuyên gia thần kinh,
chuyên gia phục hổi chức năng...Trong bệnh viện cần có phịng điều trị
chun biệt trong nhóm phục hồi, cùng với các trang thiết bị hiện đại [19].
Nói chung PHCN liệt thần kinh trung ương do tổn thương não phải lâu dài và
thường ít khả năng hồi phục hồn tồn, PHCN tại bệnh viện có tính chất định
hướng, bệnh nhân chỉ có thể ở lại một đến hai tháng trong bệnh viện. Do vậy
bệnh nhân còn phải tiếp tục ở các cơ sở điều dưỡng, đặc biệt tại nhà, cộng
đồng lâu dài. Yếu tố tâm lý, thái độ đối xử rất quan trọng [6, 7,22].
1.3. Giải phẫu chức năng chi trên - các yếu tố ảnh hưởng [15] [16]
[36][69] [82].
Chi trên gồm vùng vai, cánh tay, cổ tay, bàn tay và tận hết ở các ngón tay.
Trong q trình lao động và tự do tư thế đứng thẳng của thân người, từ chi
trước của loài vật tạo thành chi trên của lồi người. Hai bàn tay được giải
phóng, các cử động ngày càng tinh vi và để thích nghi với sự địi hỏi đó. Khớp
vai chuyển động rộng rãi, các đoạn của chi trên gấp ra phía trước. Bàn tay sấp
ngửa được, ngón cái đối chiếu với các ngón khác, nên ở chi trên các cơ gấp ở
trước, các cơ duỗi ở sau. ổ cẳng tay có thêm các cơ sấp và cơ ngửa, ở bàn tay,
các cơ ở mô cái và mô út phát triển hơn ở gan bàn chân.
1.3.1. Giải phẫu chức năng vùng vai
1.3.1.1. Đai chi trên:



19

Chi trên liên kết với thân bằng đai chi trên. Nhờ các động tác của đai chi
trên mà biên độ các động tác của chi trên tăng lên.
Đai chi trên gồm các khớp :
- Khớp ức đòn tạo bởi xương ức và xương địn. Nhờ đĩa khớp mà động
lác có thể xảy ra quanh ba trục thẳng góc nhau: đưa xương đòn ra trước và
sau, nâng lên và hạ xuống, động tác quay quanh trục dọc theo xương đòn.
- Khớp cung vai- đòn là nơi tiếp khớp với xương vai.
- Khớp vai tạo bởi chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương vai. Diện khóp
hình chỏm cầu. Đây là khớp linh hoạt nhất của cơ thể.
1.3.1.2. Các cử động của vùng vai.
- Cử động của đai chi trên: cử động này làm tăng tính linh hoạt của chi
trên, động tác của xương vai linh hoạt hơn xương đòn, các động tác của đai
chi trên bao gồm :
* Dạng xương vai ra xa và khép xương vai vào gần cột sống : Động tác
dạng xương vai có sự tham gia của cơ chủ vận là cơ cơ răng trước, cơ trợ vận
là cơ ngực bé. Cơ thang, cơ trám là các cơ chủ vận của động tác khép vai. Sự
căng hai cơ này làm giới hạn cử động dạng vai.
Xương vai nâng và hạ được là nhờ các cơ chủ vận là cơ nâng xương vai,
cơ thang bó trên. Sự căng dây chằng sườn- đòn, các cơ hạ xương vai và xương
đòn làm giới hạn động tác nâng vai. Do ảnh hưởng của trọng lực chỉ cần thả
lỏng các cơ nâng đai chi trên cũng đủ làm đai vai chi trên hạ xuống, ngồi ra
cịn có các cơ ngực bé, cơ thang (bó dưới).
Chuyển động của xương vai đưa góc dưới vào trong và ra ngồi: Là động
tác làm góc dưới xương vai đi vào trong và ra ngoài. Động tác xoay ngồi tạo
bởi phần trên và dưới cơ thang, bó dưới và giữa cơ răng trước, cơ tròn to khi
cánh tay được cô' định.
- Cử động khớp vai : các động tác của khớp vai quanh ba trục thẳng góc

gồm :


20

Dạng và khép quanh trục trước sau.
* Dạng cánh tay được thực hiện bởi cơ delta, cơ trên gai. Cơ delta có
ngun uỷ là nửa ngồi xương địn, mỏm cùng vai và gai vai đến bám tận và
lồi củ delta xương cánh tay. Chức năng của cơ này là dạng cánh tay, vung vẩy
chi trên, xoay trong và xoay ngoài cánh tay, phần trước hoạt động đồng thời
với phần giữa gây động tác gấp và hơi dạng, phần giữa và phần sau cùng hoạt
động tạo ra động tác duỗi và dạng đồng thời. Dây thẩn kinh mũ chi phối hoạt
động của cơ này. Cơ trên gai có nguyên uỷ hố trên gai đến bám tận vào mấu
động to xương cánh tay. Dây thần kinh vai chi phối hoạt động cho cơ này.
Ngồi các cơ trên, động tác dạng vai cịn được hỗ trợ bởi các cơ trợ vận là cơ
nhị đầu (đầu dài) khi cánh tay xoay ngoài hoàn toàn. Tầm hoạt động : 0"- 180"
*Thực hiện động tác khép cánh tay là cơ ngực to, cơ lưng rộng. Cơ ngực
to (cơ ngực lớn) có ngun uỷ là xương địn, xương ức, phần sụn của 5- 6
xương sườn trên, bao cơ thẳng bụng đến bán tận vào mào mấu động to. Cơ này
khép - xoay trong và đưa cánh tay ra trước khi thân được cố định, nếu chi trên
cố định thì góp phần kéo thân lên trên. Dây thẩn kinh ngực trước (dây ngực to)
chi phối hoạt động của cơ này. Cơ lưng rộng từ mỏm gai đốt sống ngực dưới
và các đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng trên, phần sau mào chậu, bốn
xương sườn dưới đến bám tận vào mấu động nhỏ xương cánh tay. Cơ này
duỗi. khép, xoay trong cánh tay và góp phần nghiêng cột sống sang bên. Các
cơ dưới gai, tròn to, tròn bé, quạ cánh tay, tam đầu cánh tay cũng góp phần
vào động tác khép vai. Tuy nhiên sự căng cơ duỗi vai, sự chạm cánh tay với
thân mình làm ảnh hưởng đến động tác này.
Đưa ra trước (gấp) và đưa ra sau (duỗi) quanh trục ngang.
* Gấp cánh tay : Cơ delta bó trước, cơ quạ cánh tay có chức năng đưa cánh

tay ra trước, khép cánh tay.


* Cơ lưng rộng, cơ delta bó sau, cơ trịn to thực hiện động tác duỗi cánh
tay. Ngoài ra, động tác này còn được trợ giúp bởi cơ dưới gai, cơ tròn bé, đầu
dài cơ tam đầu cánh tay.
Xoay vào trong và xoay ra ngoài quanh trục thẳng đứng
* Xoay trong cánh tay được thực hiện bởi cơ dưới vai cơ ngực lo, cơ lưng
nhỏ. Dây thần kinh dưới vai chi phối hoạt động cho cơ này. Cơ delta bó trước
cũng tham gia trợ vận cho động tác này. Sự căng dây chằng bao khóp làm giới
hạn động tác này.
* Cơ chủ vận của động tác xoay ngoài cánh tay là cơ dưới gai, cơ tròn bé.
Cơ dưới gai từ hố dưới gai bám tận vào mấu động to. Cơ trịn bé từ bờ ngồi
mặt trong xương vai đến bám tận vào mấu động to và do thần kinh mũ chi
phối hoạt động. Ngồi ra cịn có cơ trợ vận là cơ delta bó sau. Sự căng dày
chằng bao khớp và dây chằng quạ cánh tay, sự cãng của các cơ xoay trong
khớp vai là yếu tố giới hạn cử động.
Động tác quay vịng.
1.3.2. Các động tác tại khóp khuỷu: Khớp khuỷu phối hợp gồm ba khớp :
khớp cánh tay- trụ, khớp cánh tay- quay, khớp quay trụ gần. Các cử động của
khớp khuỷu là gấp duỗi cẳng tay theo trục ngang, sấp và ngửa cẳng tay quanh
trục dọc.
1.3.3. Các động của khớp cổ tay
Các cử động của cổ tay gồm gấp và duỗi quanh trục ngang, khép và dạng
quanh trục trước sau.
- Gập bàn tay được thực hiện bởi cơ gấp cổ tay quay (gấp cổ tay về phía
quay), cơ gấp cổ tay trụ (gấp bàn tay về phia trụ). Các cơ trợ vận bao gồm cơ
gan tay dài, các cơ gấp các ngón và gấp ngón cái. sự căng của các dây chăng
lưng- cổ tay quay làm giới hạn gập bàn tay.
- Duỗi bàn tay do các cơ duỗi cổ tay quay dài, duỗi cổ tay quay ngắn, duỗi

cổ tay trụ thực hiện. Dây thần kinh quay chi phối hoạt động các cơ này. Các


r
22
I

Cơ duỗi các ngón và duỗi ngón cái là các cơ trợ vận cho động tác duỗi bàn tay.
Sự căng của dây chằng cổ tay quay là yếu tố giới hạn cử động.
- Khép bàn tay có sự tham gia đồng thời của các cơ gấp cổ tay trụ, cơ duỗi cổ
tay trụ, các cơ gấp và các cơ duỗi, các gân đi tới các ngón tay thứ tư và thứ
năm có thể tham gia một phần nhỏ vào động tác khép bàn tay.
- Dạng bàn tay thực hiện bởi cơ chủ vận là các cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ
duỗi cổ tay quay ngắn. Cơ trợ vận là các cơ gấp cổ tay quay, cơ dạng dài và cơ
duỗi ngắn ngón cái.
1.3.4. Các động tác của bàn đốt ngón tay
i

, - Các khớp đốt ngón tay gồm :
* Các khớp cổ tay- đốt bàn tay: liên kết giữa các xương hàng dưới vơi nền
các xương đốt bàn tay, kém di động ngoại trừ khớp cổ tay- đốt bàn thứ nhất.
Các động tác của khớp là gấp- duỗi, cử động ngón cái.
* Các khớp đốt bàn tay- đốt ngón tay được tạo bởi chỏm các xương đốt
bàn tay và nền đốt gần các ngón. Động tác bao gồm gấp- duỗi- khép- dạng
ngón giữa, gấp-duỗi ngón cái.
* Các khớp gian đốt ngón tay tham gia động tác gấp-đuỗi.
- Cắc cử đồng :
* Gấp ngón tay được thực hiện bởi các cơ gấp. Cơ gấp nơng các ngón có
ngun uỷ từ mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, xương trụ và xương
quay đến bám tận vào các ngón từ thứ hai đến thứ năm. Cơ này gấp đốt giữa

ngón tay, gấp tất cả các khớp mà nó đi qua, gấp các ngón tay kèm theo khép
vào ngón giữa. Dây thần kinh giữa chi phối hoạt động cho cơ này. cơ gấp sâu
các ngón từ hai phần ba trên mặt trước xương trụ, màng gian cốt đến bám tận
vào nền xương đốt xa các ngón từ thứ hai đến thứ năm. chức năng của cơ là
gấp tất cả các khớp bàn tay, khép các ngón tay. Thần kinh giữa và trụ chi phối
hoạt động của cơ. Cơ gấp dài ngón cái có nguyên uỷ là mặt trước xương quay


×