Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.78 KB, 15 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
3.1. Nhận xét chung về tình hình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả HĐKD
tại Nhà máy
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn,
được tiếp xúc với bộ máy kế toán nói chung và phần hành kế toán tiêu thụ và xác
định KQKD nói riêng, em xin nêu ra một số nhận xét chung về kế toán phần hành
này như sau:
3.1.1. Ưu điểm
- Về tổ chức bộ máy kế toán:
Phần hành kế toán tiêu thụ và xác định KQKD được giao cho một nhân viên
kế toán phụ trách. Điều này một mặt làm gọn nhẹ bộ máy hoạt động, mặt khác
cũng phù hợp với quy mô không lớn như Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Đặc biệt,
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra toàn cầu, việc tinh giảm bộ máy cũng
góp phần làm giảm chi phí để Nhà máy có thể duy trì hoạt động.
Kế toán viên phụ trách phần hành tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là
người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình, không ngừng học
hỏi, nâng cao kiến thức. Mặt khác, kế toán tiêu thụ thường xuyên trao đổi thông tin
với kế toán các phần hành khác, đặc biệt là kế toán hàng tồn kho kiêm chi phí và
tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, định kỳ đối chiếu với thủ kho về lượng hàng
xuất bán. Bên cạnh đó, kế toán tiêu thụ cũng phối hợp với phòng sản xuất kinh
doanh để phân tích, đánh giá thị trường và tiềm năng phát triển của Nhà máy. Vì
vậy, kế toán tiêu thụ đã đóng góp tích cực vào hoạt động của Phòng kế toán nói
riêng và hoạt động của Nhà máy nói chung.
- Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán:
Hệ thống chứng từ về tiêu thụ được thiết kế đầy đủ, tuân thủ theo chế độ kế
toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm riêng của Nhà máy. Quá trình luân chuyển
chứng từ được tổ chức hợp lý, nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp
giữa các phòng ban và khách hàng khi đến với Nhà máy. Nhờ đó, quá trình tiêu thụ
được quản lý một cách chặt chẽ thông qua chứng từ và phê duyệt chứng từ của
lãnh đạo có thẩm quyền.


Hệ thống sổ sách cũng đầy đủ, tuân thủ về kết cấu, biểu mẫu và cách thức ghi
sổ do BTC quy định. Bên cạnh đó, hệ thống sổ sách được tổ chức chi tiết, cụ thể
theo từng mặt hàng (thành phẩm mộc, thành phẩm nhuộm đen, thành phẩm điện
phân và thành phẩm nhúng kẽm), đảm bảo cho việc hạch toán doanh thu các loại
thành phẩm và giá vốn hàng bán được rõ ràng. Qua đó, phản ánh được sự biến
động trong nhu cầu của thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng lơại thành
phẩm. Vì thế, Ban lãnh đạo có được một bức tranh khá hoàn chỉnh về tình hình tiêu
thụ sản phẩm cũng như vị thế của Nhà máy trên thị trường. Từ đó, có những quyết
định đúng đắn về cơ cấu sản xuất, tiêu thụ cũng như mức độ đầu tư công nghệ và
tổ chức hoạt động marketing cho sản phẩm.
- Về việc ứng dụng công nghệ thông tin:
Hiện nay, công tác kế toán của Nhà máy có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm
kế toán Bravo 6.0. Phần mềm này được thiết kế phù hợp với đặc điểm kế toán tại
Nhà máy. Nhờ đó, khối lượng công việc kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói
riêng không những được giảm nhẹ mà còn tăng cường tính đầy đủ, chính xác và
kịp thời trong quá trình cung cấp thông tin. Đặc biệt, nhờ áp dụng kế toán máy,
Nhà máy đã xây dựng được bảng mã thành phẩm cho từng loại theo tên gọi, quy
cách, góp phần đáng kể vào quá trình quản lý thành phẩm và kế toán tiêu thụ tại
Nhà máy.
- Về công tác theo dõi công nợ:
Kế toán thanh toán mở sổ chi tiết theo dõi công nợ đối với từng khách hàng.
Đồng thời, kế toán thanh toán thường xuyên đối chiếu và phối hợp với kế toán tiêu
thụ. Thông qua đó, có thể nắm bắt được thời hạn của từng khoản phải thu, tổng
hợp được nợ phải thu, nợ phải trả, nợ đến hạn, nợ quá hạn với từng đối tượng. Nhờ
đó, đánh giá được tình hình và khả năng thanh toán của mỗi khách hàng để có các
biện pháp phù hợp đôn đốc họ trong việc thanh toán đúng thời hạn. Mặt khác, hàng
quý, trước khi lập Báo cáo tài chính, Nhà máy luôn gửi thư xác nhận tới các khách
hàng nhằm đảm bảo số liệu chính xác, đầy đủ. Nhờ sự quản lý chi tiết, chặt chẽ các
khoản phải thu mà Nhà máy đã hạn chế đáng kể tình trạng nợ đọng kéo dài.
- Về xác định kết quả kinh doanh:

Định kỳ, vào cuỗi mỗi quý, kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tiến hành tổng
hợp và kết chuyển các số liệu về doanh thu, chi phí. Các khoản doanh thu và chi
phí được theo dõi chi tiết đến từng đối tượng hạch toán, tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tổng họp và kết chuyển số liệu. Đồng thời cũng đảm bảo cho các khoản
chi hợp lý và tiết kiệm. Từ đó, kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy được xác
định một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời.
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm về tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định KQKD, Nhà
máy Quy chế Từ Sơn còn có những hạn chế cần khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn
yêu cầu trong công tác quản lý.
- Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Nhà máy luôn thực hiện việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
đã được nêu rõ trong hợp đồng. Vì vậy, trên thực tế, trường hợp hàng bán bị trả lại
và giảm giá hàng bán do hàng kém phẩm chất hay không đúng theo quy định trong
hợp đồng kinh tế hầu như không xảy ra. Do đó, kế toán tiêu thụ đã không theo dõi
các khoản giảm trừ doanh thu này. Tuy nhiên, khi yêu cầu của khách hàng ngày
càng cao, lực lượng cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều thì khả năng đáp ứng
nhu cầu của Nhà máy càng gặp nhiều khó khăn. Do đó, sản phẩm cung cấp trên thị
trường không thể đảm bảo chắc chắn là đã đạt tiêu chuẩn. Việc trả lại và giảm giá
hàng bán có thể xảy ra. Vì vậy, kế toán cần theo dõi các nghiệp vụ trả lại cũng như
giảm giá hàng bán.
Mặt khác, Nhà máy còn áp dụng chiết khấu thương mại đối với những khách
hàng mua sản phẩm với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu này được hạch toán vào
chi phí bán hàng. Điều này là không đúng bản chất vì chiết khấu thương mại là
khoản mà Nhà máy đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua với khối
lượng lớn theo thoả thuận đã ghi trên hợp đồng kinh tế. Trong khi đó, chi phí bán
hàng được sử dụng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành
phẩm như chi phí bao gói, vận chuyển, bốc dỡ, bảo hành sản phẩm…Vì vậy, việc
hạch toán chiết khấu thương mại vào chi phí bán hàng đã phản ánh sai nội dung
của chi phí bán hàng và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Về kế toán doanh thu tiêu thụ nội bộ:
Ngoài việc xuất thành phẩm bán cho khách hàng, Nhà máy còn sử dụng thành
phẩm để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hay phục vụ hoạt động SXKD, sửa chữa
nội bộ. Các trường hợp này cũng được coi là tiêu thụ và được tính là tiêu thụ nội
bộ thì về nguyên tắc hạch toán cũng tương tự như hạch toán tiêu thụ bên ngoài, chỉ
khác số doanh thu tiêu thụ được ghi nhận ở tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ. Tuy
nhiên, hiện nay, Nhà máy không hạch toán qua tài khoản này mà hạch toán trực
tiếp vào các tài khoản chi phí liên quan như 627, 641, 642.
Việc hạch toán như trên không làm thay đổi kết quả kinh doanh của Nhà máy
trong kỳ nhưng lại phản ánh không đúng về các chỉ tiêu giá vốn hàng bán và doanh
thu tiêu thụ nội bộ.
- Về phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho tiêu thụ:
Để tính giá vốn hàng bán, Nhà máy áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ
dự trữ. Tuy tính toán đơn giản nhưng công việc kế toán lại bị dồn vào cuối kỳ, ảnh
hưởng đến tính chính xác trong quá trình nhập số liệu và khả năng cập nhật thông
tin. Mặt khác, Nhà máy Quy chế Từ Sơn sản xuất ra nhiều loại thành phẩm, mỗi
thành phẩm lại được nhập, xuất nhiều lần trong một kỳ. Vì vậy, việc sử dụng
phương pháp này là không thích hợp.
- Về việc thu hồi nợ của khách hàng:
Để xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài, Nhà máy đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều khách hàng truyền thống trong việc thanh toán tiền mua hàng.
Đây là một trong những biện pháp nhằm giữ chân khách hàng và thu hút nhiều
khách hàng mới. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng khoản phải thu khách
hàng, có nhiều khoản đã quá hạn hoặc có nguy cơ không thu hồi được. Trong khi
đó, để ổn định quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà máy cần một lượng vốn lưu
động nhất định cũng như vốn cố định để đầu tư dây chuyền công nghệ, nâng cấp
khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị. Vì vậy, Nhà máy phải thường xuyên đi
vay vốn ngân hàng, làm tăng chi phí lãi vay và giảm hiệu suất sinh lời của Nhà
máy. Hơn nữa, tình trạng bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài cũng gây trở ngại
cho Nhà máy trong quá trình quay vòng vốn, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh

doanh.
- Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi:
Nhà máy có nhiều khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn
nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ. Tuy
nhiên, trên thực tế, Nhà máy lại không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Do đó,
khi khách hàng thực sự mất khả năng thanh toán, Nhà máy khó có thể chủ động
được trong vấn đề tài chính. Mặt khác, dự phòng được ghi nhận vào chi phí của
niên độ kế toán, làm tăng tổng số chi phí và giảm thu nhập ròng nên tiết kiệm cho
Nhà máy một khoản thuế thu nhập phải nộp Nhà nước.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Nhà
máy Quy chế Từ Sơn
3.2.1. Định hướng phát triển Nhà máy
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu để doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh
và đứng vững trên thị trường đầy sự cạnh tranh. Hiện nay, khi nền kinh tế ngày
càng phát triển, đời sống mọi mặt được nâng cao, khách hàng lại đòi hỏi ngày càng
cao hơn về chất lượng sản phẩm. Do đó, để giữ chân được khách hàng quen thuộc,
đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới, Nhà máy luôn quan tâm đến việc
nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà máy tiếp tục hoàn
thiện việc đồng bộ hoá thiết bị dập nguội, mở rộng gam sản phẩm; mở rộng dây
chuyền chế tạo vòng đệm, lò xo; nhập thiết bị cán ren cỡ lớn của Đức
PROFIROLL PR31.5.1; nhập khuôn cối, vật tư để tạo sản phẩm, ổn định công
nghệ nhiệt luyện. Mặt khác, Nhà máy cũng tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất
lượng để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
3.2.1.2. Giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra
Chất lượng và giá cả là hai yếu tố mà khách hàng quan tâm đầu tiên khi
tham gia mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, hai yếu tố này thường không biến đổi
cùng chiều với mong muốn của nhà sản xuất. Thông thường, hàng hoá chất lượng
cao thì giá thành cũng cao, hàng hoá giá rẻ thì chất lượng thấp. Do đó, việc dung
hoà được mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả là rất khó khăn. Mặt khác, trong

thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách hàng sẽ đi tìm sản phẩm thay thế,
giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì thế, Nhà máy luôn tìm ra giải pháp khả
thi để giảm giá thành sản xuất mà chất lượng không giảm. Việc sản xuất được
giám sát chặt chẽ nhằm giảm hao hụt, đặc biệt là hao hụt ngoài định mức. Nhà máy
cũng quy định rõ về trách nhiệm bồi thường để người lao động có ý thức cao trong

×