Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.06 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
2.1. Những vấn đề kinh tế tại Nhà máy có ảnh hưởng tới kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh
2.1.1. Đặc điểm thành phẩm và công tác quản lý thành phẩm tại Nhà máy
Quy chế Từ Sơn
2.1.1.1. Đặc điểm và phân loại thành phẩm
Với một quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của Nhà máy
Quy chế Từ Sơn hết sức đa dạng, phong phú về chủng loại và đạt chất lượng
cao, có uy tín trên thị trường. Sản phẩm được chế tạo thông qua nhiều giai
đoạn sản xuất phức tạp kiểu liên hoàn. Do đó, kết thúc một số giai đoạn nhất
định, sản phẩm có thể được tiêu thụ hoặc tiếp tục hoàn thiện để tạo thành
phẩm cuối cùng. Phân xưởng dập nóng chế tạo bu lông, đai ốc bán tinh và
thô. Phân xưởng dập nguội chế tạo bu lông và đai ốc tinh. Các sản phẩm này
nếu được dự kiến đem đi tiêu thụ thì nhập kho thành phẩm (còn gọi là thành
phẩm mộc), còn nếu phải qua mạ thì nhập kho bán thành phẩm. Phân xưởng
mạ - lắp ráp lĩnh hàng ở kho bán thành phẩm đem nhúng kẽm, nhuộm đen,
điện phân và lắp ráp thành bộ sản phẩm bu lông, đai ốc, vòng đệm và các loại
hàng hoá khác rồi nhập kho thành phẩm. Tuỳ theo công nghệ mạ khác nhau là
mạ nhuộm đen, mạ điện phân hay mạ nhúng kẽm mà ta được các loại thành
phẩm tương ứng là thành phẩm nhuộm đen, thành phẩm điện phân hay thành
phẩm nhúng kẽm.
Tóm lại, thành phẩm của Nhà máy Quy chế Từ Sơn gồm có 4 loại:
thành phẩm mộc, thành phẩm điện phân, thành phẩm nhúng kẽm và thành
phẩm nhuộm đen. Trong mỗi loại thành phẩm lại chia ra thành nhiều nhóm
với kích thước và cấp bền khác nhau. Là các chi tiết phục vụ cho ngành công
nghiệp xây dựng và lắp ráp nên các loại sản phẩm này của Nhà máy có tính
đặc thù riêng. Mỗi sản phẩm gắn với những chỉ số kỹ thuật ảnh hưởng trực
1
Đặng Thị Thanh Nhàn Kế toán 47B


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tiếp tới chất lượng công trình hoặc khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị
của khách hàng. Do đó, khi đến với Nhà máy, khách hàng sẽ được tư vấn về
chủng loại, mẫu mã, kích cỡ phù hợp. Sản phẩm thường được bán ra theo
từng bộ hoặc từng lô mà không phải là từng đơn vị riêng lẻ.
2.1.1.2. Công tác quản lý thành phẩm
Xuất phát từ những đặc điểm của thành phẩm, Nhà máy Quy chế Từ
Sơn đã có những biện pháp quản lý thành phẩm chặt chẽ, hiệu quả nhằm giảm
thiểu mất mát, hao hụt, đồng thời nắm bắt được tình hình kinh doanh của từng
sản phẩm. Thành phẩm được kiểm soát ở tất cả các khâu, từ khâu nhập kho
cho đến khi bàn giao cho khách hàng. Trước khi nhập kho, sản phẩm hoàn
thành phải được xác nhận bởi bộ phận kiểm tra chất lượng. Sau đó, phiếu
nhập kho do các phân xưởng trực tiếp sản xuất lập thành 3 liên (đặt giấy than
viết một lần) và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên). Người giao hàng mang
phiếu đến kho để nhập sản phẩm. Thủ kho căn cứ vào số lượng trên phiếu
nhập kho, trực tiếp nhận hàng chuyển vào kho theo đúng nơi quy định cho
từng chủng loại mặt hàng. Nhập kho xong, thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập
kho và cùng với người giao hàng ký vào phiếu. Thủ kho giữ liên 2 để ghi vào
thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ. Liên 1 lưu ở nơi lập
phiếu. Liên 3 người giao hàng giữ.
Phòng kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm để tập hợp, phân
loại sản phẩm, tính giá thành từng loại sản phẩm. Đồng thời, kế toán hàng tồn
kho vào sổ chi tiết theo dõi thành phẩm hàng tháng (cho từng loại mặt hàng
về mặt số lượng).
Khi xuất bán, thủ kho lập phiếu xuất kho thành 3 liên (đặt giấy than
viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, thủ kho và kế toán trưởng ký rồi chuyển
cho Giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên) và giao cho
người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi
số lượng thực xuất của từng loại sản phẩm, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và

cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên).
Liên 1: Lưu ở bộ phận kho
2
Đặng Thị Thanh Nhàn Kế toán 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán
để kế toán ghi cột đơn giá, thành tiền và ghi vào sổ kế toán.
Hàng ngày, sau khi thủ kho xuất hàng xong, vào thẻ kho, chuyển lên
phòng kế toán. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kiểm tra, căn cứ vào hoá
đơn GTGT để vào sổ chi tiết xuất kho thành phẩm, vào sổ theo dõi doanh thu
và sổ chi tiết khách hàng. Cuối tháng, lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Liên 3: Người nhận sản phẩm giữ.
* Quy trình xuất kho thành phẩm
+ Bước 1: Thủ kho nhận lệnh giao hàng
+ Bước 2: Lập phiếu xuất kho
Thủ kho sau khi kiểm tra tính hợp lệ của lệnh giao hàng sẽ lập lệnh
xuất kho. Trên phiếu xuất kho, phải ghi rõ chính xác tên từng loại hàng và số
lượng theo yêu cầu xuất trên lệnh giao hàng vào cột “số lượng theo yêu cầu”.
+ Bước 3: Phê duyệt xuất kho
Phiếu xuất kho được chuyển lên cho những người có thẩm quyền phê
duyệt. Nếu Ban Giám đốc không phê duyệt thì chuyển cho thủ kho kiểm tra
lại. Nếu phê duyệt, Ban Giám đốc kí vào giấy xuất kho.
+ Bước 4: Thủ kho xuất hàng
Căn cứ vào phiếu xuất kho đã được phê duyệt, thủ kho tiến hành xuất
hàng và ghi số lượng vào cột “số lượng thực xuất”. Thủ kho phải đối chiếu và
kiểm tra khớp đúng thông tin thực tế với thông tin đã được cung cấp trên lệnh
giao hàng về người nhận hàng mới được xuất hàng. Người nhận hàng có thể
là lái xe vận chuyển hoặc đại diện khách mua hàng.

+ Bước 5: Đại diện nhận hàng ký xác nhận đã nhận đủ số hàng vào
phiếu xuất kho.
+ Bước 6: Bảo vệ kiểm tra thành phẩm khi xe ra cổng và ký nhận vào
giấy xuất kho, đồng thời phải vào sổ theo dõi thành phẩm ra vào cổng.
+ Bước 7: Chuyển chứng từ cho kế toán.
+ Bước 8: Quyết toán công việc
3
Đặng Thị Thanh Nhàn Kế toán 47B
3

×