Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.19 KB, 19 trang )

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
1.1. Đặc điểm tổ chức kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của Nhà máy Quy chế Từ Sơn
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
Nhà máy Quy Chế Từ Sơn được Bộ Công nghiệp nặng ra quyết định thành
lập ngày 18 tháng 11 năm 1963. Đây là nhà máy Quy Chế đầu tiên của nước ta
được đặt tại Thị trấn Từ Sơn - Huyện Tiên Sơn - Tỉnh Hà Bắc (nay là Thị trấn Từ
Sơn - Huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh). Khi mới thành lập, năng lực ban đầu của
Nhà máy chỉ có:
Diện tích nhà xưởng : 1.956 m
2
Thiết bị máy móc : 42 chiếc
Tổng cán bộ công nhân viên : 152 người
Tổng nguồn vốn : 389.000 đồng
Nhà máy được thành lập với nhiệm vụ tổ chức và thực hiện sản xuất sản phẩm
theo kế hoạch của Nhà nước.
Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến trước quyết định 217/HĐBT ngày
14/11/1987, Nhà máy hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chỉ tiến hành
hoạt động sản xuất với kế hoạch định sẵn của Nhà nước. Vì vậy, Nhà máy chưa
phát huy hết tiềm lực của mình, không thực sự hạch toán kinh doanh độc lập. Tuy
nhiên, Nhà máy luôn sản xuất tốt, hoàn thành mọi kế hoạch được giao.
- Giai đoạn 2: Từ khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số
217/HĐBT về việc xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, các doanh nghiệp đã chuyển
dần sang cơ chế thị trường, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trong giai
đoạn này, Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn, việc làm và đời sống của cán bộ công
nhân viên không được đảm bảo. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban
Giám đốc, Nhà máy đã chủ động nắm bắt thị trường, cải tiến tổ chức sản xuất, tinh
giảm biên chế, sắp xếp lại lao động, dần dần khắc phục những hậu quả do cơ chế
cũ để lại. Do đó, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy được duy trì ổn định,
đời sống của công nhân viên ngày càng cải thiện.


Thực hiện Nghị định số 388 – HĐBT ban hành ngày 20/11/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp, Nhà máy Quy Chế
Từ Sơn được quyết định thành lập lại.
Địa chỉ: Thị trấn Từ Sơn – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
Vốn kinh doanh: 1.521 triệu đồng.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất và kinh doanh chi tiết cơ khí bu
lông, đai ốc, vít, vòng đệm theo tiêu chuẩn và những sản phẩm phục vụ lắp ráp ôtô,
xe máy, xe đạp…
Số lượng công nhân viên: 576 người, trong đó trình độ Đại học là 53 người,
Cao đẳng và trung cấp là 52 người.
Ngày 25/8/2000, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ký quyết định số
2410/QĐTCCB về việc đổi tên Nhà máy Quy Chế Từ Sơn thành Công ty Quy Chế
Từ Sơn trực thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp.
Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ngày 19/3/2004, Công ty Quy Chế
Từ Sơn được sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí và đổi tên
Công ty Quy chế Từ Sơn thành Nhà máy Quy chế Từ Sơn.
Nhà máy Quy chế Từ Sơn
Địa chỉ: Thị trấn Từ Sơn – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại: 0241.831912 – 0241.743711.
Fax: 0241.832467
Giám đốc Nhà máy: Ông Nguyễn Xuân Liên
Mã số thuế: 0100100671-005
Số tài khoản tại Ngân hàng NN&PTNT Từ Sơn – Bắc Ninh: 421101-
000304.
Nhà máy Quy Chế Từ Sơn thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí - Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ
công nghiệp, tên giao dịch quốc tế là Tusonfastener Company, viết tắt là
TUFACO. Nhà máy có trụ sở đặt tại Thị trấn Từ Sơn - Huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc
Ninh, nằm kề quốc lộ 1A đường đi Hà Nội - Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội 18Km
về phía Bắc. Đây là địa thế thuận lợi cho Nhà máy tiến hành hoạt động sản xuất

kinh doanh.
1.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
Với mỗi giai đoạn phát triển, Nhà máy lại được tổ chức theo một hình thức
phù hợp. Hiện nay, bộ máy quản lý của Nhà máy được bố trí theo cơ cấu trực
tuyến - chức năng.
Phân xưởng dập nguội
Phó Giám đốc kinh tế
Phân xưởng dụng cụ - cơ điện
Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất
Phòng tài chính kế toán
GIÁM ĐỐC
Phân xưởng dập nóngPhân xưởng mạ - lắp ráp
Phòng kỹ thuậtPhòng sản xuất kinh doanh Ban bảo vệ - tự vệPhòng tổ chức hành chính
Sơ đồ 1-1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Quy Chế Từ Sơn
Nguồn: Nhà máy Quy chế Từ Sơn
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận được trình bày trong sơ đồ
trên như sau:
- Giám đốc Nhà máy: Là người đứng đầu Nhà máy, được Tổng công ty máy
và thiết bị công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp (nay là Bộ Công thương) bổ nhiệm,
là đại diện pháp nhân của Nhà máy, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về kết
quả sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy mọi tiềm năng của Nhà máy, bảo toàn và
phát triển vốn được giao, thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước như: thuế,
tiền lương, BHXH …Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức của bộ máy
quản lý của Nhà máy theo nguyên tắc gọn nhẹ, có hiệu quả và thực hiện theo đúng
pháp luật.
- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Do Giám đốc Nhà máy bổ nhiệm, là
người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc
chỉ định điều hành sản xuất khi Giám đốc đi công tác dài.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Do Giám đốc của Nhà máy bổ nhiệm,
là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm kinh doanh và được Giám đốc

chỉ định điều hành kinh doanh khi Giám đốc đi vắng.
- Khối phân xưởng: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của
Nhà máy. Khối phân xưởng gồm 4 đơn vị sản xuất chính: phân xưởng dụng cụ - cơ
điện, phân xưởng dập nóng, phân xưởng dập nguội, phân xưởng mạ - lắp ráp.
Mỗi phân xưởng có: một quản đốc, một hoặc hai phó quản đốc, một nhân
viên hạch toán phân xưởng, một kỹ thuật viên, một cán bộ kinh tế và các tổ sản
xuất.
+ Phân xưởng dập nóng tổ chức sản xuất các loại đai ốc, bu lông bán tinh và
thô với các bước công việc: cắt phôi, dập, đột tâm, tiện, cán ren và các loại bu lông
đầu chỏm cầu, vít cấy, các loại bu lông bắt bánh ôtô, máy kéo, bu lông phục vụ
ngành đường sắt.
+ Phân xưởng dập nguội tổ chức sản xuất: hàn nối, tẩy, ủ, rửa, phốtphát hóa,
vuốt các loại thép để sản xuất bu lông, đai ốc tinh; cưa cắt thép phục vụ sản xuất
dụng cụ khuôn cối; chế tạo các chi tiết phụ tùng cho sửa chữa máy móc thiết bị.
+ Phân xưởng mạ - lắp ráp thực hiện các bước công việc: mạ, điện phân,
nhúng kẽm nóng, nhuộm đen, lắp bộ sản phẩm bu lông, đai ốc, vòng đệm.
+ Phân xưởng dụng cụ - cơ điện tổ chức gia công chế tạo các loại dụng cụ,
khuôn cối, phục vụ các phân xưởng sản xuất sản phẩm với các bước công việc:
tiện, phay, bào, nhiệt luyện, mài… và tổ chức sửa chữa, lắp đặt thiết bị máy móc
của các phân xưởng theo kế hoạch của Nhà máy.
- Các phòng ban: Có chức năng tham mưu về việc quản lý, điều hành các
công việc trong nhiều lĩnh vực.
+ Phòng sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ làm công tác kinh tế, tham mưu
cho Giám đốc trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, cung cầu,
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ,điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
+ Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Nhà máy, tham
mưu cho Giám đốc về vấn đề tổ chức nhân sự, đào tạo và chế độ chính sách đối với
người lao động trong Nhà máy.
+ Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý

toàn bộ các hoạt động về tài chính kế toán của Nhà máy và tổ chức thực hiện công
tác hạch toán kế toán, thống kê, lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ của phòng là lập kế hoạch chi tiêu và lập dự phòng để đáp ứng đầy đủ và
kịp thời cho việc sản xuất kinh doanh; giám sát, kiểm tra hợp đồng mua bán, tiêu
thụ sản phẩm hàng hoá, mua bán thiết bị tài sản; thanh lý và quyết toán hợp đồng
đối với các đơn vị, cá nhân có quan hệ mua bán với Nhà máy khi đã thực hiện
xong hợp đồng.
+ Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, nghiên cứu, tổ
chức lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường của Nhà máy theo pháp
chế công nghệ mới, môi trường và năng lượng; thiết kế, bố trí, sửa chữa, lắp đặt và
bảo quản trang thiết bị của Nhà máy và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các
lĩnh vực trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
+ Ban bảo vệ - tự vệ: Có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản
của Nhà máy, có trách nhiệm quản lý người ra vào Nhà máy, đồng thời quản lý giờ
giấc lao động của cán bộ công nhân viên.
1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
1.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm, thị trường và tiềm năng phát triển của Nhà máy
Trải qua quá trình hình thành và phát triển dài lâu cùng với một đội ngũ cán
bộ công nhân viên chức giàu kinh nghiệm, Nhà máy Quy chế Từ Sơn là một đơn vị
có uy tín trong lĩnh vực sản xuất các chi tiết lắp xiết theo tiêu chuẩn: TCVN, ISO,
JIS, DIN, ASTM, BS... như các loại sản phẩm bu lông, đai ốc, vít, vít xiết, vòng
đệm phẳng, vòng đệm vênh từ M4 đến M48.
Việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng lớn.
Sản phẩm của Nhà máy là sản phẩm phụ để phục vụ cho ngành công nghiệp nên
khách hàng của Nhà máy là các tổ chức sử dụng sản phẩm phụ. Hiện nay, Nhà máy
chủ yếu sản xuất các loại bulông, đai ốc phục vụ cho đường điện chiếm tới 70% số
lượng sản phẩm. Nhà máy có thế mạnh ở sản phẩm bu lông đặc biệt vì các đối thủ
cạnh tranh chưa có.
Sản phẩm của Nhà máy đã phục vụ nhiều ngành công nghiệp, nhiều công
trình trọng điểm quốc gia như: Công nghiệp mỏ; Công nghiệp đóng tàu; Công

nghiệp sản xuất xi măng; Công nghiệp Chế tạo máy; Công trình đường điện
500Kv; Đường sắt Bắc Nam; Công trình Nhà Quốc hội...
Trong quá trình cung cấp sản phẩm cho các bạn hàng, Nhà máy đã không
ngừng hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp thu ý kiến đóng
góp của khách hàng. Do đó, sản phẩm bu lông, đai ốc của Nhà máy đã được Bộ
Khoa học Công nghệ tặng Huy chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao, phù
hợp tiêu chuẩn TCVN, ISO, JIS, DIN, ASTM, BS... áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2000. Các sản phẩm chính như bu lông, đai ốc, vít, vòng đệm
phẳng, vòng đệm vênh... đều đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng với kích cỡ đa dạng từ
M4 đến M80, được các bạn hàng đánh giá cao. Nhờ vậy, lượng sản phẩm của Nhà
máy cung cấp cho ngành điện từ năm 1998 đến 2004 đều tăng, chiếm tỷ trọng từ
15-55% sản lượng sản xuất hàng năm của nhà máy, đỉnh cao là năm 2004.

×