Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện mẫu cơ sở của trang phục nữ giới việt nam phục vụ sản xuất may công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.53 MB, 96 trang )

LÊ THỊ NGỌC UYÊN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
…………………………………

LÊ THỊ NGỌC UYÊN

CN VẬT LIỆU DỆT MAY

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MẪU CƠ SỞ CỦA
TRANG PHỤC NỮ GIỚI VIỆT NAM
PHỤC VỤ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC
NGÀNH: CN VẬT LIỆU DỆT MAY

2007-2009
HÀ NỘI - 2009


LÊ THỊ NGỌC UYÊN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
…………………………………

LÊ THỊ NGỌC UYÊN

CN VẬT LIỆU DỆT MAY


NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MẪU CƠ SỞ CỦA
TRANG PHỤC NỮ GIỚI VIỆT NAM
PHỤC VỤ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC
NGÀNH: CN VẬT LIỆU DỆT MAY
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGƠ TRÍ TRUNG

2007-2009
HÀ NỘI - 2009


2

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Lê Thị Ngọc Uyên
Học viên: lớp CN Vật liệu Dệt May
Khố học: 2007 – 2009
Tơi xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận văn Thạc sỹ khoa học được
trình bày dưới đây là do cá nhân tơi thực hiện dưới sự giúp đỡ tận tình, chu
đáo của TS. Ngơ Chí Trung và các thầy cơ trong Khoa Công nghệ Dệt May
và Thời trang. Các số liệu và kết quả trong luận văn là những số liệu thực tế
thu được sau khi tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả, đảm bảo chính
xác, trung thực, khơng sao chép.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung tơi đã trình bày
trong luận văn, nếu có điều gì gian dối, khơng trung thực tơi xin chịu mọi
hình thức xử lý theo qui định của Nhà trường.
Xin trân trọng cảm ơn.


Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


3

LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới TS. Ngơ Chí Trung, giáo viên
hướng dẫn và TS. Nguyễn Thuý Ngọc đã chỉ bảo rất tận tình để em hoàn
thành tốt luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong khoa CN
Dệt – May và Thời trang và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ trong quá trình thực
hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện TT London – Hà Nội và các
đồng nghiệp đã tạo những điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn chị Nga – cán bộ Viện Dệt-May, Huy, anh Thắng - công ty
Maxport, chị Hoa - trường Kinh tế - Kỹ thuật – Công nghệ và công ty thời
trang Hanosimex.

Hà nội ngày 30 tháng 10 năm 2009
Học viên : Lê Thị Ngọc Uyên

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


4

MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA

1

LỜI CAM ĐOAN

2

LỜI CẢM ƠN

3

MỤC LỤC

4

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

6

MỞ ĐẦU

9

CHƯƠNG 1- NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

11

1.1.


Qui trình sản xuất mẫu rập trong cơng nghiệp

11

1.2.

Phương pháp thiết kế trong sản xuất công nghiệp

12

1.2.1. Các loại mẫu cơ sở và yêu cầu kỹ thuật

12

1.2.2. Phân loại các phương pháp thiết kế quần áo

15

1.3.

17

Một số nghiên cứu thiết kế quần áo trong sản xuất công nghiệp

1.3.1. Hệ thống công thức thiết kế 2D

17

1.3.2. Các nghiên cứu ứng dụng 3D


20

1.4.

28

Ma-nơ-canh

1.4.1. Giới thiệu qui trình sản xuất ma-nơ-canh

28

1.4.2. Một số đơn vị trong nước đang sử dụng ma-nơ-canh

32

1.5.

35

Vấn đề tồn tại và hướng giải quyết

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

38

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

38


Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


5

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

38

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

38

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

40

2.2.2.1. Hoàn thiện mẫu cơ sở áo nhẹ, váy nữ

40

2.2.2.2. Xây dựng bản sao cơ thể nữ giới Việt Nam

44

2.2.2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu

49


CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

50

3.1. Kết quả nghiên cứu

50

3.1.1. So sánh mẫu cơ sở được thiết kế từ bốn hệ cơng thức thiết kế
lựa chọn
3.1.2. Hồn thiện mẫu cơ sở sử dụng hệ công thức thiết kế của khối
SEV
3.2.

Đánh giá độ cân bằng và độ vừa vặn của mẫu cơ sở

50
57
62

3.2.1. Đánh giá trên người mẫu thật

62

3.2.2. Đánh giá trên ma-nơ-canh

63

3.2.3. Đánh giá trên mô phỏng 3D


64

3.3.

67

Đánh giá ma-nơ-canh

KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

73

TÓM TẮT LUẬN VĂN

91

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


6

Danh mục các bảng và các hình vẽ

Bảng 2.1 – Giá trị các lượng dư thiết kế
Bảng 3. 2 - Bảng thơng số kích thước người thật và kích thước của ma-nơcanh
Hình 1.1 - Vải được phủ trên ma-nơ-canh theo hình dáng cơ thể
Hình 1.2 - Bản vẽ mẫu áo cơ sở
Hình 1.3 - Bản vẽ mẫu áo cơ sở
Hình 1.4- Bản vẽ mẫu áo cơ sở
Hình 1.5- Bản vẽ mẫu áo cơ sở
Hình 1.6 - Ma-nơ-canh và hệ thống đo toạ độ 3D
Hình 1.7 - Các điểm đo và bề mặt –Spline được dựng lại
Hình 1.8 – Làm mịn bề mặt sử dụng kỹ thuật sọc vằn
Hình 1.9 - Định hình vùng độ vừa
Hình 1.10- Các mẫu kỹ thuật được làm phẳng từ mẫu 3D.
Hình 1.11 - Làm phẳng thân trước và thân sau
Hình 1.12 - Các dáng cơ thể
Hình 1.13- Khn plaster
Hình 1.14- Nhúng ướt bìa các tơng - Quết lớp hồ lên bìa đã nhúng ướt.
Hình 1.15- Trải các lớp bìa lên hai nửa khn
Hình 1.16 - Đậy 2 nửa khuôn vào nhau và quết hồ để liên kết hai nửa với
nhau
Hình 1.17 - Cho vào lị sấy ở nhiệt độ 177˚C trong 8h
Hình 1.18- Làm phẳng bề mặt
Hình 1.19 - Làm lớp vỏ bọc bằng vải jersey hoặc linen
Hình 1.20- Đóng nắp cổ
Hình 1.21- Ma-nơ-canh được làm từ giấy và băng dính

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


7


Hình 1.22- Ma-nơ-canh được sử dụng ở phịng Thiết kế cơng ty Thời trang
Hanosimex.
Hình 1.23- Ma-nơ-canh đang được sử dụng ở trường Kinh tế - kỹ thuật Cơng nghệ.
Hình 2.24 - Bản vẽ mẫu cơ sở váy – tỷ lệ 1:5
Hình 2.25 - Bản vẽ mẫu cơ sở áo – tỷ lệ 1:5
Hình 2.26- Quấn băng dính lên thân trước và sau người mẫu
Hình 2.27- Sau khi đã phủ kín băng dính phần trước và sau
Hình2. 28- Phần vỏ sau khi đã tháo rời ra khỏi cơ thể
Hình 2.29- Mẫu áo cơ sở trên ma-nơ-canh
Hình 3.30 - Mẫu áo cơ sở trên người thật
Hình 3.31 - Mẫu áo cơ sở trên ma-nơ-canh
Hình 3.32 - Mẫu áo cơ sở trên người thật
Hình 3.33 - Mẫu áo cơ sở trên người thật
Hình 3.34 - Mẫu áo cơ sở trên ma-nơ-canh
Hình 3.35 - Mẫu cơ sở thử trên hai người thuộc nhóm cỡ trung bình
Hình 3.36 - Mẫu cơ sở thử trên ma-ne-canh
Hình 3.37- Thử mẫu cơ sở trên người thật
Hình 3.38 - Mẫu cơ sở thử trên người thật
Hình 3.39 - Thử mẫu cơ sở trên người thật
Hình 3.40 - Mẫu thử trên ma-nơ-canh
Hình 3.41 - Bản vẽ thiết kế mẫu váy cơ sở sau khi điều chỉnh
Hình 3.42 - Bản vẽ thiết kế mẫu áo cơ sở sau khi điều chỉnh
Hình 3.43 - Mẫu cơ sở đã điều chỉnh trên người thật
Hình 3.44 - Mẫu cơ sở đã điều chỉnh trên ma-nơ-canh
Hình 3.45 - Người mẫu mơ phỏng 3D có kích thước bằng cơ thể nữ cỡ trung
bình

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang



8

Hình 3.46 - Mẫu áo, váy cơ sở mặc trên người mẫu mơ phỏng 3D
Hình 3.47 – Vùng rộng - chật của mẫu cơ sở áo, váy
Hình 3.48 - Ảnh người mẫu mặc áo, váy cơ sở qua scan 3D
Hình 3.49 - Ảnh scan 3D người mẫu được chọn để thiết kế ma-nơ-canh
Hình 3.50 - Ma-nơ-canh được thiết kế từ người mẫu đã chọn

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


9

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay ngành công nghiệp
may của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn vì các cơng ty may chủ yếu là
may gia công hàng xuất khẩu. Việc đầu tư phát triển thị trường nội địa đã
đang và sẽ là một hướng đi đúng vì nhu cầu cũng như mức sống của người
dân Việt Nam đang tăng cao. Hiện nay trên thị trường nội địa các nhãn hiệu
Việt đã trở nên quen thuộc như Nem, Ivy, Chicland... Bên cạnh đó các cơng
ty trong nước cũng chịu sự cạnh tranh lớn vì người tiêu dùng càng ngày càng
có nhiều sự lựa chọn khi mà đã và đang có rất nhiều hãng thời trang nổi tiếng
trên thế giới xuất hiện ở Việt Nam. Các sản phẩm thời trang Trung Quốc vẫn
tràn ngập thị trường với giá cả thấp hơn và mẫu mã phong phú. Các cửa hàng
“Made in Viet Nam” xuất hiện ngày càng nhiều nhưng chủ yếu là các sản
phẩm gia công xuất khẩu được may theo cỡ số của người nước ngoài. Sản
phẩm phong phú, mẫu mã, chất liệu đa dạng nhưng chất lượng sản phẩm đang
là mối quan tâm của của các nhà sản xuất khi mà yêu cầu của người tiêu dùng
ngày càng cao. Có một thực tế khi khảo sát các cửa hàng thời trang của các
nhãn hiệu trong và ngồi nước thì rất nhiều khách hàng đã phải chấp nhận sửa

lại trang phục đã chọn ưng về kiểu dáng cho vừa vặn với cơ thể của mình.
Ở các nước phát triển các hệ thống thiết kế đã được nghiên cứu hồn
thiện và chuẩn hố trong cơng nghiệp sản xuất quần áo. Người tiêu dùng biết
cỡ số của mình và mua được sản phẩm vừa với kích thước của họ.
Một trong những nguyên nhân tạo ra các sản phẩm chưa đáp ứng được
yêu cầu người tiêu dùng về độ vừa vặn của trang phục là các công ty may của
Việt Nam khi sản xuất hàng nội địa hầu như dựa trên thơng số kích thước sản
phẩm của các đơn hàng may gia công rồi điều chỉnh cho phù hợp với người
Việt Nam. Các mẫu thiết kế do đó được chỉnh từ các mẫu rập của các mẫu gia

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


10

công. Nếu là mẫu thiết kế mới thường thiết kế theo công thức may đo đơn
giản và theo kinh nghiệm.
Chất lượng thiết kế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Chất
lượng thiết kế chưa cao do nhiều nguyên nhân: chưa có một hệ thống cỡ số cơ
thể người tiêu chuẩn; chưa có một hệ thống cơng thức thiết kế phù hợp; chưa
có cơng cụ thiết kế thích hợp. Công cụ thiết kế được sử dụng chủ yếu trong
thiết kế thời trang là ma-nơ-canh. Hiện nay nước ta vẫn chưa tự sản xuất được
ma-nơ-canh, các công ty vẫn nhập khẩu ma-nơ-canh thường chọn loại có kích
thước nhỏ gần với kích thước người Việt Nam, do vậy hình dáng, tỷ lệ khơng
phù hợp với người Việt Nam.
Trước tình hình đó tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
hoàn thiện mẫu cơ sở của trang phục nữ giới Việt Nam phục vụ sản xuất
may công nghiệp” với các nội dung sau:
1. Hồn thiện hệ thống thiết kế cơng nghiệp mẫu cơ sở áo, váy nữ.
2. Thiết kế và chế tạo ma-nơ-canh hỗ trợ thiết kế các sản phẩm trang phục

nữ giới.
3. Đánh giá chất lượng thiết kế bao gồm độ vừa vặn, độ cân bằng của mẫu
cơ sở trên người thật, trên ma-nơ-canh và trên mô phỏng 3D.
Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn luận văn
- Lựa chọn được một hệ công thức thiết kế phù hợp để thiết kế trang
phục áo, váy cho nữ giới Việt Nam.
- Hồn thiện hệ cơng thức thiết kế áo, váy nữ cho sản xuất công nghiệp.
- Đã thử nghiệm thiết kế và chế tạo được ma-nơ-canh nữ giới bằng
phương pháp thủ cơng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác để
hỗ trợ q trình thiết kế sản phẩm may.

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


11

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Từ đầu thế kỷ 19, ở châu Âu mẫu kỹ thuật đầu tiên đã xuất hiện trên các
tạp chí thời trang. Đến đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện các công ty chuyên sản xuất
mẫu kỹ thuật. Sau một quá trình phát triển cùng với sự phát triển của khoa
học cơng nghệ thì ngày nay mẫu kỹ thuật đã được sản xuất hàng loạt và được
bán theo cỡ số tiêu chuẩn. Đầu những năm 1980 các công ty sản xuất sản
phẩm may đã đưa máy tính vào hỗ trợ sản xuất.
1.6. Qui trình sản xuất mẫu kỹ thuật trong công nghiệp
Việc sản xuất các mẫu kỹ thuật công nghiệp bắt đầu từ mẫu cơ sở. Thiết
kế mẫu cơ sở trong sản xuất hàng loạt bao gồm rất nhiều bước.
- Khi có đầy đủ các thơng tin về mẫu, người thiết kế mẫu cho ra bộ mẫu
cơ sở đầu tiên sau đó cắt ra vải và may mẫu. Mẫu này được đánh giá
bởi cả người thiết kế thời trang và người thiết kế mẫu kỹ thuật.
- Khi mẫu được nghiệm thu (có thể phải qua vài lần chỉnh sửa) thì mẫu

kỹ thuật được nhập vào máy tính.
- Mẫu cơ sở ban đầu thường là cỡ trung bình sau đó sẽ được may thử với
nhiều loại vải khác nhau để kiểm tra mức độ phù hợp với từng loại vải.
- Khi mẫu cơ sở đã hoàn thiện sẽ được dùng để phát triển mẫu mới.
Các bước tiến hành ngay từ đầu phải được tiến hành theo đúng tiêu
chuẩn và chính xác. Mẫu kỹ thuật được kiểm tra đầu tiên là độ chính xác, sau
đó cắt trên vải mẫu, may lên để thử độ vừa vặn. Khi mẫu cơ sở đáp ứng được
yêu cầu của nhà thiết kế sẽ được phát triển thành mẫu mới theo bản vẽ thiết
kế, và một số lượng nhỏ sản phẩm mẫu được bán thử. Khi sản phẩm có khả
năng bán chạy thì mẫu sẽ được nhảy cỡ với sự trợ giúp của hệ CAD. Số lượng
cỡ và tỷ lệ cỡ dựa trên nhu cầu của thị trường. Sau khi nhảy cỡ, mẫu kỹ thuật
phải được kiểm tra lại độ chính xác trước khi đưa vào sản xuất.

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


12

Các mẫu kỹ thuật có thể được tạo ra từ thiết kế 2D hoặc 3D hoặc kết hợp
các phương pháp. Hệ thống thiết kế mẫu kỹ thuật (PDS) đã trở thành một
cơng cụ hữu ích đối với người làm mẫu, nó hỗ trợ rất nhiều cho các thao tác
lặp đi lặp lại. Hệ thống PDS có thể lưu trữ lượng dự liệu khổng lồ và có thể
xử lý chúng rất nhanh.
Hiện nay rất nhiều các công ty phần mềm như Gerber, Lectra, Opitex đã
thiết kế một hệ thống trợ giúp cho người thiết kế mẫu, người tạo dáng thời
trang có thể xử lý độ vừa vặn và tạo dáng cho sản phẩm bằng nguyên mẫu 3D.
Hệ thống sẽ phân tích các mẫu kỹ thuật, ghi chú cách lắp ráp các chi tiết. Từ
dữ liệu này hệ thống sẽ phủ trang phục dạng 3D lên người mẫu mơ phỏng 3D.
Các tính chất của vải cũng được đưa vào để tạo độ rủ như thật.
Ngành công nghiệp quần áo đang tiến rất nhanh và cạnh tranh. Các công

ty thiết kế phần mềm vẫn liên tục cải thiện các sản phẩm phần mềm của họ để
phục vụ khách hàng tốt hơn. Các nghiên cứu gần đây tập trung chủ yếu vào
việc tạo ra các mẫu kỹ thuật 2D để sản xuất ra trang phục có độ vừa vặn tốt
hơn. [5]
1.7. Phương pháp thiết kế trong sản xuất công nghiệp
Việc tạo ra một sản phẩm may bao gồm các qui trình phụ thuộc lẫn nhau.
Hình thức và độ vừa vặn của trang phục phụ thuộc rất nhiều vào mỗi qui trình.
Cơng việc thiết kế mẫu kỹ thuật là một trong những bước đầu tiên trong qui
trình phát triển một sản phẩm may.
1.7.1. Các loại mẫu cơ sở và yêu cầu kỹ thuật
a. Khái niệm
Mẫu cơ sở thường được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là mẫu được
thiết kế vừa với hình dáng cơ thể cỡ trung bình. Các nhà thiết kế sử dụng mẫu
cơ sở để phát triển các mẫu thiết kế mới. Người thiết kế có thể thêm vào các
chi tiết thiết kế như ly, các đường cắt, thay đổi vị trí chiết nhưng độ vừa vặn

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


13

vẫn không thay đổi. Mẫu cơ sở ở các công ty khác nhau thì khác nhau và dựa
trên các yếu tố như:
- Nhóm tuổi
- Chủng loại sản phẩm
- Loại vải
- …
Như vậy mẫu cơ sở là mẫu ban đầu đơn giản nhất, chưa có yếu tố thiết
kế thời trang, chưa có đường may. Là mẫu có hình dáng cơ bản, có độ vừa
vặn, độ cân bằng phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng. Mỗi một chủng

loại sản phẩm sẽ có một bộ mẫu cơ sở tương ứng.
Độ chính xác của mẫu cơ sở là vơ cùng quan trọng vì từ đó các mẫu mới
sẽ được phát triển.
b. Lượng dư
Trong thiết kế mẫu trang phục, có một khoảng cách giữa trang phục và
bề mặt cơ thể gọi là lượng dư cho phép. Lượng dư này có thể được phân loại
theo ba chức năng khác nhau. Thứ nhất là các cử động cơ bản như là hít thở,
yêu cầu lượng dư tĩnh hay là lượng dư tạo cảm giác thoải mái. Thứ hai là tư
thế như giơ tay, đá chân… các cử động này đều cần lượng dư động hay là
lượng dư cử động. Thứ ba là chính bản thân trang phục cần lượng dư kiểu
dáng, đó là khoảng khơng thêm vào để tạo cho trang phục có hình dáng theo
yêu cầu thiết kế.[12]
Mỗi một hệ công thức thiết kế khác nhau sẽ có hệ thống số đo cơ thể
khác nhau. Về cách thức đo tương đối thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
8559 và tiêu chuẩn ASTM D5585-95, chỉ khác nhau về số lượng kích thước
được sử dụng.
c. Phân loại mẫu: Tuỳ vào mục đích sử dụng mà có các loại mẫu tương
ứng.

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


14

Theo độ vừa vặn:
- Mẫu bó sát
- Mẫu nửa bó sát
- Mẫu rộng
Theo chúng loại sản phẩm:
- Mẫu cơ sở trang phục nhẹ

- Mẫu cơ sở trang phục jacket
- Mẫu cơ sở trang phục kimono
- Mẫu cơ sở áo raglan
- Mẫu cơ sở trang phục mặc nhà
Theo loại vật liệu sử dụng:
- Mẫu dùng cho vải dệt thoi
- Mẫu dùng cho vải dệt kim
Theo cấu trúc trang phục
- Áo
- Quần
- Váy
- Kết hợp
Theo giới tính, lứa tuổi:
- Nam
- Nữ
- Trẻ em
Khi chọn bộ mẫu cho thiết kế cần phải lựa chọn đúng loại mẫu cơ sở để
không những tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo được hiệu quả về hình dáng
và độ vừa vặn của sản phẩm. Các loại mẫu kể trên là mẫu cơ sở chưa có yếu
tố kiểu dáng và chưa có đường may.
d. Yêu cầu của mẫu cơ sở

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


15

- Chính xác (đường giữa thân trước và thân sau phải vng góc với
đường ngang ngực và đường ngang eo, vị trí chiết, các cạnh chiết,
đường vịng nách, vịng đầu tay…)

- Đầy đủ thông tin (gồm canh sợi, tên chi tiết mẫu, cỡ số, loại vải, các
điểm sang dấu)
Độ chính xác và thông tin trên mẫu cơ sở rất quan trọng vì từ đó các mẫu
mới sẽ được phát triển.
1.2.2. Phân loại các phương pháp thiết kế quần áo
Trong may mặc và thiết kế thời trang, mẫu kỹ thuật (pattern) là sản phẩm
quần áo gốc, từ đó các sản phẩm may khác có kiểu dáng tương tự được sao
chép lại, mẫu kỹ thuật các chi tiết của quần áo được vẽ trên vải trước khi cắt
và lắp ráp. Các chi tiết được thiết kế sao cho sau khi lắp ráp sẽ phù hợp với
hình dáng cơ thể.
Có ba phương pháp thiết kế mẫu kỹ thuật mà người thiết kế thường sử
dụng [1]:
- Thiết kế trên ma-nơ-canh
- Thiết kế theo phương pháp tính tốn
- Kết hợp hai phương pháp trên
a. Thiết kế trên Ma-nơ-canh hay còn gọi là thiết kế 3D là phương pháp
thiết kế xếp vải, người ta sử dụng một tấm vải chùm lên bề mặt ma-nơ-canh
rồi tiến hành ghim theo các đường may, đường thiết kế, đánh dấu các vị trí
đường may, chiết… Các chi tiết vải cuối cùng được trải phẳng để sao lại trên
giấy hoặc sử dụng luôn mẫu vải làm mẫu kỹ thuật nhưng thường dùng mẫu
giấy vì vấn đề bảo quản và sử dụng.
Phương pháp này được dùng nhiều cho các thiết kế phức tạp hoặc sử
dụng loại vải đặc biệt mà khó có thể đạt hiệu quả được nếu sử dụng phương
pháp tính toán.

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


16


Hình 1.1 - Vải được phủ trên ma-nơ-canh theo hình dáng cơ thể
b. Thiết kế theo phương pháp tính tốn hay cịn gọi là phương pháp hình
phẳng 2D. Theo phương pháp này người ta xác định kích thước, hình dạng
các chi tiết quần áo dựa trên kích thước cơ thể, dựa trên lượng dư cho phép
đối với sản phẩm và những thơng tin về kiểu dáng của sản phẩm. Có hai cách
thực hiện:
- Thiết kế trực tiếp: thiết kế ngay ra mẫu kỹ thuật của sản phẩm với kiểu
dáng như bản vẽ thiết kế thời trang, thường là vẽ mẫu thẳng trên vải. Phương
pháp này có độ chính xác khơng cao và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm
của người thiết kế. Hiện nay các thợ may đo thủ công ở Việt Nam chủ yếu áp
dụng phương pháp này.
- Thiết kế từ mẫu cơ sở: bắt đầu bằng việc thiết kế một bộ mẫu cơ sở
(basic block) có độ vừa vặn ôm sát được thiết kế từ số đo của người mặc, mẫu
này chưa có đường may và các yếu tố kiểu dáng. Khi hình dáng (độ vừa vặn,
độ cân bằng) của mẫu cơ sở đã được chỉnh sửa bằng việc may các mẫu thử
nghiệm thì mẫu cơ sở cuối cùng được sử dụng để tạo ra mẫu kỹ thuật cho

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


17

nhiều mẫu trang phục khác nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp sản xuất hàng loạt vì nhanh và độ chính xác cao.
c. Phương pháp thiết kế kết hợp: sử dụng kết hợp cả hai phương pháp trên
trong trường hợp mẫu có những chi tiết thiết kế phức tạp mà nếu dùng
phương pháp 2D sẽ khó khăn hơn. Nhưng có những chi tiết đơn giản có thể sử
dụng mẫu kỹ thuật cơ sở để thiết kế sẽ tiết kiệm được thời gian.
d. Trên thực tế còn có một phương pháp thiết kế nữa mà các cơng ty may
gia cơng vẫn sử dụng, đó là phương pháp copy/ sao chép. Dựa trên sản phẩm

may có sẵn, đặc biệt đối với các sản phẩm may có cấu trúc phức tạp thì sản
phẩm sẽ được tháo rời các chi tiết và sao chép lại trên giấy thành mẫu kỹ
thuật.
1.3. Một số nghiên cứu thiết kế quần áo trong sản xuất công nghiệp
Qua nhiều thế kỷ người ta nhận thấy rằng để có một bộ trang phục đạt độ
vừa vặn thích hợp là rất khó. Trong may đo đơn chiếc các thợ may làm việc
rất tỉ mỉ với số đo của mỗi khách hàng để tạo ra bộ trang phục vừa vặn. Trong
thời đại cơng nghiệp hố yếu tố cần thiết để tạo nên sự thành công cho trang
phục may sẵn là mẫu kỹ thuật phải được tiêu chuẩn hoá. Những cố gắng ban
đầu để tạo ra mẫu kỹ thuật được chuẩn hố có độ vừa vặn cịn nhiều hạn chế.
Sau những thử nghiệm kéo dài và khi cỡ số được chuẩn hố, cùng với sự hỗ
trợ của máy tính thì cơng việc thiết kế mẫu kỹ thuật có rất nhiều tiến bộ .
1.3.1. Hệ thống công thức thiết kế 2D
Hiện nay trên thế giới ở mỗi quốc gia đều sử dụng nhiều hệ công thức
thiết kế khác nhau. Dưới đây là một số công thức thiết kế của các nước có
ngành cơng nghiệp may mặc phát triển
a. Cơng thức thiết kế của Martin Shoben (Anh) [10]
Các kích thước chính cần cho thiết kế mẫu áo cơ sở:
- Dài từ chân đốt cổ 7 đến eo

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


18

- Vòng ngực
- Vòng eo
- Rộng thân sau
- Rộng ngang ngực
- Vịng nách

- Hạ sâu nách
- Vịng cổ

Hình 1.2 - Bản vẽ mẫu áo cơ sở
Lượng dư sử dụng trong cơng thức thiết kế:
Vịng ngực = 5cm, vịng nách 2,5cm, vòng cổ thân trước = 1,4cm, vòng
cổ thân sau = 0,5cm
b. Công thức thiết kế của Hilary Cambell (Anh) [7]
Các kích thước cần để thiết kế mẫu áo cơ sở:
- Vòng ngực
- Vòng ngực trên
- Dài từ đốt cổ 7 đến eo
- Vai con
- Rộng ngang thân sau

Hình 1.3 - Bản vẽ mẫu áo cơ sở
Lượng dư sử dụng trong cơng thức thiết kế là lượng dư cho vịng ngực
4cm.

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


19

c. Cơng thức thiếết kế của Natalie (Mỹ) [11]
Các kích thước sử dụng trong thiết kế mẫu áo cơ sở
- Vịng ngực
- Vịng mơng
- Vịng eo
- Chiều dài đến eo

- Rộng ngang thân
th sau
- Vai con
Hình 1.4- Bản vẽ mẫẫu áo cơ sở
Lượng dư sử dụụng trong công thức thiết kế:
Vịng ngực = 2’’, ngang vai = ½’’
d. Mẫu thiết kế theo hệ
h công thức thiết kế của khối SEV [1]
[
Các kích thước sử dụng cho thiết kế áo và váy cơ sở
Cao đường

Cao đầu gối

mơng (Cđm)

(Cđg)

Vịng ngực 1

Vịng ngực 2

Vòng ngực 3

Vòng bụng

(Vn1)

(Vn2)


(Vn3)

(Vb)

Vòng bắp tay

Vòng cổ tay

(Vbt)

(Vct)

Dài nách sau

Dài eo trước

(Dns)

(Det)

Cao eo (Ce)

Vịng mơng
ng (Vm)
Dài eo sau (Des)

Vịng cổ (Vc)

Dài lưng (Dl)
Dài tay (Dt)


Dài khuỷu tay

Dài chân ngoài Dài thân giữa

Cung vòng

(Dkt)

(Dcn)

(Dtg)

nách (Cvn)

Hạ ngực (Hn)

Rộng lưng (Rl)

Rộng bắp tay

Rộng vai

(Rbt)

(Rv)

Ngang ngực (Nn)

Vòng eo (Veo)


Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt
D May và Thời trang


20

Lượng dư được tính cho mỗi vị trí thiết kế và cho mỗi chủng loại
trang phục

D72

E72

Hình 1.5 - Bản vẽ thiết kế mẫu cơ sở
1.3.2. Các nghiên cứu ứng dụng 3D
Hiện này có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào xây dựng và phát triển
các phương pháp thiết kế mẫu kỹ thuật cơ sở chủ yếu ứng dụng kỹ thuật 3D.
1. Đề tài Thiết kế mẫu cơ sở sử dụng phương pháp thiết kế hình học của
các tác giả Sungmin Kim trường ĐH quốc gia Chonnam, Hàn Quốc và Chang
Kyu Park, trường ĐH Konkuk, Hàn Quốc năm 2006. Theo các tác giả này thì
có hai phương pháp thiết kế chính trong thiết kế quần áo là thiết kế phẳng 2D
và thiết kế 3D. Mặc dù việc tạo ra mẫu kỹ thuật từ phương pháp 3D khó hơn
nhưng phương pháp này thực sự thích hợp để tạo ra mẫu có độ vừa vặn tốt
hơn phương pháp kia. Tuy nhiên họ cho rằng thật khó để đạt được hình dạng
lý tưởng với các phương pháp này và chỉ có mẫu cơ sở (basic pattern) mới có
thể đạt được. Trong nghiên cứu này, trang phục được chia thành hai vùng,
vùng độ vừa vặn và vùng tạo dáng. Vùng độ vừa vặn của trang phục tiếp xúc

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang



21

trực tiếp với bề mặt cơ thể và đáp ứng sự thoải mái của trang phục và phải
được thiết kế sao cho phản ánh được chính xác hình dạng của cơ thể. Vùng độ
vừa vặn được thiết kế bằng cách chụp và xây dựng lại cấu trúc lưới được đánh
dấu trên bề mặt của ma-nơ-canh sử dụng hệ thống kích thước nối điểm như
hình 1.6

Hình 1.6 - Ma-nơ-canh và hệ thống đo toạ độ 3D

Hình 1.7 - Các điểm đo và bề mặt –Spline được dựng lại

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


22

Hình dáng được làm mịn lại để có được bề mặt mịn bằng cách điều
chỉnh mỗi điểm chuẩn bằng tay.

Hình 1.8 – Làm mịn bề mặt sử dụng kỹ thuật sọc vằn
Để thay đổi hình dáng và kích cỡ cho vùng độ vừa vặn các tác giả đã
giới hạn các kích thước đặc trưng với thơng số mặc định như Vịng ngực
33.15in (84.2cm), Vịng eo 27.32in (69.4cm), Vịng mơng 37.25in (94.6cm).
Các giá trị ban đầu này được lấy từ mẫu đã đạt được độ vừa vặn ban đầu. Sau
đó mẫu này được định dạng lại theo các kích thước của người sử dụng. Sự
định dạng lại vùng độ vừa vặn được thực hiện bằng cách thay đổi chiều cao,
chiều rộng và chu vi của mỗi mặt cắt ngang chính của vùng độ vừa vặn.


Hình 1.9 - Định hình vùng độ vừa

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


23

Vùng tạo dáng của trang phục thường không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể
nhưng được để rủ tự do để ra hình dáng bên ngồi. Hình dáng của trang phục
có thể được đánh giá bởi rất nhiều nhân tố như hình dáng tổng thể, số các nếp
rủ ở gấu. Trong nghiên cứu này thì vùng tạo dáng được thiết kế trên 3D và
triển khai ra 2D. Kích thước được sử dụng để thiết kế hình dáng của trang
phục như là số nếp gấp hay độ rủ của gấu.
Trang phục với sự đa dạng về hình dạng có thể được thiết kế dễ dàng
bằng cách kết nối vùng độ vừa và vùng tạo dáng với nhau. [13]

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


24

Mẫu 3D

Mẫu 2D

Thân trước

Thân sau


Hình 1.10- Các mẫu kỹ thuật được làm phẳng từ mẫu 3D.

Lê Thi Ngọc Uyên | Khoa CN Dệt May và Thời trang


×