Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Hiện trạng chất lượng nước và đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn nước lưu vực sông cầu trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẦU
TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Trung Hải
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường
Người thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Bình

HÀ NỘI 2007


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Huỳnh Trung Hải - Viện
Khoa học và Công nghệ môi trường,Đại học
Bách Khoa Hà Nội. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới
cán bộ hướng dẫn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ Viện Khoa
học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách
Khoa Hà Nội; Trung tâm Quan trắc và Thông tin
môi trường, Cục Bảo vệ môi trường; Trung tâm
Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên, Sở
Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên và
toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.




MỤC LỤC
Trang

Mở đầu
Chương I
Tổng quan các lưu vực sông
I.1. Tổng quan các lưu vực sông ở Việt Nam
I.2. Lưu vực sông Cầu
I.2.1.Điều kiện tự nhiên
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
I.3. Lưu vực sông Cầu trên địa bàn Thái Nguyên
Chương II
Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên

II.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1. Vị trí địa lý
II.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
II.2. Kinh tế - xã hội
II.2.1. Dân số
II.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
II.2.2.1. Cơ cấu kinh tế
II.2.2.2. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
II.2.3. Cơ sở hạ tầng
II.3. Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020
II.3.1. Các mục tiêu phát triển
II.3.2. Lựa chọn cơ cấu kinh tế
II.3.3. Phương hướng phát triển



Chương III
Các nguồn nước thải chính và hiện trạng mơi trường nước
lưu vực sông Cầu trên địa bàn Thái Nguyên
III.1. Các nguồn nước thải công nghiệp
III.1.1. Công nghiệp luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc
III.1.2. Cơng nghiệp khai thác và tuyển quặng
III.1.3. Công nghiệp giấy
III.1.4. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm
III.2. Nguồn thải sinh hoạt và các cơ sở y tế
III.2.1. Các cơ sở y tế
III.2.2. Nước thải sinh hoạt
III.3. Dự báo tải lượng ô nhiễm môi trường nước
III.3.1. Nước thải sinh hoạt
III.3.2. Nước thải công nghiệp
III.4. Chất lượng nước mặt LVS Cầu trên địa bàn Thái Nguyên
III.4.1. Khái quát chung tình trạng chất lượng nước lưu vực sông Cầu
III.4.2. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt lưu vực sông Cầu
Chương IV
Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Cầu
trên địa bàn Thái Nguyên
IV.1. Giải pháp về quản lý
IV.1.1. Giảm thiểu và ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực
do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
IV.1.2. Giữ gìn, tái tạo và phát triển mơi trường tự nhiên trong sạch, trồng và
bảo vệ rừng đầu nguồn
IV.1.3. Tổ chức quản lý bảo vệ môi trường, cảnh quan trên tồn lưu vực sơng
Cầu
IV.2. Các giải pháp về kỹ thuật


Kết luận


1

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC LƯU VỰC SÔNG
I.1. Tổng quan các lưu vực sông ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm,
lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.940 mm. So với các nước trong
cùng khu vực, nước ta có mạng lưới sơng ngịi khá dày, trong đó có 13 hệ
thống sơng lớn với diện tích lưu vực trên 10.000 km2, chiếm 80% diện tích
lãnh thổ, 10 trong số 13 hệ thống sơng trên là sơng liên quốc gia. Các hệ
thống sơng chính bao gồm 9 lưu vực: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ
Cùng, Mã, Cả La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long chiếm khoảng 93%
tổng diện tích lưu vực sơng trên toàn quốc, phần trong nước chiếm xấp xỉ
77% diện tích quốc gia.
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của 9 hệ thống sơng chính ở Việt Nam
TT

1

Hệ thống
sơng
Bằng Giang-

Diện tích lưu vực (km2)
Ngồi


Trong

nước

nước

1.980

Mức đảm bảo nước trong năm

Tổng

Nghìn m3/km2

m3/người

11.280

13.260

798

9070

15.180

15.180

1.550


5.160

Kỳ Cùng
2

Thái Bình

3

Hồng

82.300

72.700

155.000

4



10.800

17.600

28.400

1.110

5.500


5

Cả

9.470

17.730

27.200

1.250

8.290

6

Thu Bồn

10.350

10.350

1.940

16.500

7

Ba


13.900

13.900

683

9.140

8

Đồng Nai

6.700

37.400

44.100

877

2.980

9

Mê Kơng

726.180

68.820


795.000

7.265

28.380

10

Các sơng khác

66.030

66.030

1.430

8.900

330.990

1.167.000

2.560

11.100

Cả nước

837.430


Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, ADB.TA 3258 VIE


2

Các sông lớn như Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu), Hồng, Cả - La
đều bắt nguồn từ nước ngoài. Một số nhánh của hệ thống sông Mê Kông bắt
nguồn từ lãnh thổ Việt Nam như sông Sê San, SrêPok chảy qua Lào,
Campuchia rồi nhập lại vào sông Mê Kông, cuối cùng chảy vào lãnh thổ Việt
Nam rồi đổ ra biển qua 9 cửa (sông Cửu Long). Sông Kỳ Cùng - Bằng Giang
bắt nguồn chính ở Việt Nam và là một phần của sơng Châu Giang (Trung
Quốc).
Mỗi LVS đều có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
nước. Các điều kiện kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi
trường, giá trị của mỗi LVS cũng rất khác nhau giữa các lưu vực.
Khí hậu Việt Nam được chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô, tuỳ
thuộc vào từng khu vực mà hai mùa xuất hiện có sự chênh lệch về thời gian.
Lượng mưa phân bố khơng đều trên tồn lãnh thổ, biến đổi mạnh theo thời
gian. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10, riêng ở các khu vực
ven biển miền Trung từ tháng 7 đến tháng 12. Lượng mưa trong mùa mưa
chiếm tới 75 – 85% tổng lượng mưa hàng năm. Mùa khô thường kéo dài 7 – 8
tháng với lượng mưa rất nhỏ, chỉ chiếm 15- 25% tổng lượng mưa năm, có nơi
có năm tới 3 – 4 tháng khơng có mưa hay rất ít mưa. Tương ứng với mùa mưa
và mùa khơ trên lãnh thổ, dịng chảy trên sơng ngịi cũng có hai mùa rõ rệt là
mùa lũ và mùa kiệt. Thời gian lệch pha giữa mùa mưa và mùa lũ trên các hệ
thống sông lớn thường khoảng một tháng. Thời điểm xuất hiện và kết thúc
mùa lũ, mùa kiệt cũng khác nhau theo khơng gian, có xu hướng chậm dần từ
Bắc vào Nam.
Phần lớn lượng dòng chảy mặt của các sông được sinh ra từ mưa, tổng

lượng mưa trung bình khoảng 640 tỷ m3/năm. Lượng dịng chảy năm trung
bình nhiều năm của tồn bộ các sơng trong lãnh thổ đạt khoảng 830 – 840 tỷ
m3. Tổng lượng dịng chảy năm của hệ thống sơng Mê Kơng chiếm tới 59%


3

tổng lượng dịng chảy năm của cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng
chiếm 14,9%, hệ thống sông Đồng Nai 4,3%. Các hệ thống sơng Mã, Cả-La,
Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 tỷ m3,
cịn các hệ thống sơng Bằng Giang - Kỳ Cùng, Thái Bình và Ba xấp xỉ
khoảng 9 tỷ m3. Tổng lượng dòng chảy của Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng
lượng dịng chảy các sơng trên thế giới.
Trữ lượng nước trên các hệ thống sông ở Việt Nam dồi dào, phong phú,
tuy nhiên, nếu khơng tính lượng nước từ hệ thống sông Mê Kông vào hệ
thống sông Quốc gia thì đến năm 2025, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thiếu
hụt nguồn nước.
Khả năng cung cấp nước cũng khác nhau đối với từng LVS. Đối với
LVS Đồng Nai – Sài Gòn, khả năng cung cấp nước hiện tại đạt 2.350
m3/người/năm và con số này sẽ giảm xuống còn khoảng 1.600 m3/người/năm
vào năm 2025 nếu như dân số vẫn tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng hiện
nay. Đối với LVS Nhuệ - Đáy, khả năng cung cấp nước hiện nay là 2.830
m3/người/năm và con số này là 656 m3/người/năm đối với LVS Cầu.
Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm tại các LVS đang ở mức
báo động. LVS Đồng Nai – Sài Gòn chịu tác động bởi các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất cơng nghiệp trên lưu vực, trong đó
sơng Thị Vải là một trong những vùng bị suy thoái mơi trường nghiêm trọng,
thậm chí khơng có sinh vật nào có thể tồn tại được. LVS Nhuệ - Đáy cũng
chịu tác động mạnh mẽ do nước thải và chất thải sinh hoạt của người dân
sống quanh lưu vực, trong đó Hà Nội đóng góp 54% lượng nước thải sinh

hoạt của tồn lưu vực. Tình hình này có khả quan hơn so với LVS Cầu, hiện
nay, tuy mức độ ô nhiễm chưa có dấu hiệu báo động nhưng nếu khơng có biện
quản lý và xử lý kịp thời thì LVS Cầu cũng khơng tránh khỏi bị suy thối
trong tương lai.


4

Hình 1.1. Bản đồ một số LVS lớn tại Việt Nam
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường)


5

I.2. Lưu vực sông Cầu
I.2.1.Điều kiện tự nhiên
LVS Cầu là một phần của LVS Hồng – Thái Bình, có diện tích
6.030km2 (chiếm khoảng 8% diện tích LVS Hồng – Thái Bình trong lãnh thổ
Việt Nam). Lưu vực bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kạn, Thái
Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương
và Hà Nội (huyện Đơng Anh, Sóc Sơn).
LVS Cầu là vùng địa lý với 3 dạng địa hình: đồng bằng, trung du và
miền núi. Địa hình chung của lưu vực theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam.
Nhìn chung, địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích lưu vực.
Hệ thống sơng Cầu có khá nhiều phụ lưu và các dịng suối cung cấp
nước cho hệ thống. Các nhánh sơng chính của LVS Cầu bao gồm Sông Cầu,
sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Nghinh Tường, sông Đu,
sông Chợ Chu....Mật độ sông suối trong lưu vực sông Cầu thuộc loại cao:
0,95 – 1,5 km/km2, tồn lưu vực có 68 sơng suối có độ dài từ 10 km trở lên.
Tổng lượng nước trên LVS Cầu khoảng 4,5 tỷ m3/năm. Dịng chảy các

sơng thuộc lưu vực sơng Cầu được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và
mùa kiệt. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng VI đến tháng X, lượng dịng chảy
trong mùa lũ khơng vượt q 75% lượng nước cả năm. Mùa kiệt kéo dài 7
đến 8 tháng, chiếm khoảng 18 – 20% lượng dòng chảy cả năm. Ba tháng kiệt
nhất là I, II, III, dòng chảy chỉ chiếm 5,6 – 7,8 %.
LVS Cầu khá giầu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng đa dạng, tài
nguyên khoáng sản phong phú tập trung ở Bắc Kạn và Thái Nguyên. Độ che
phủ của rừng trong lưu vực sông Cầu thuộc loại trung bình, đạt khoảng 45%.
Tuy nhiên, rừng đang bị phá huỷ mạnh do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác mỏ, sản xuất nông
nghiệp....


6

Lưu vực sơng Cầu có vườn quốc gia Ba Bể, Vườn quốc gia Tam Đảo,
khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và các khu sinh thái có giá trị cao. Hệ động
thực vật trong lưu vực phong phú, đa dạng bao gồm nhiều chủng loại cây gỗ
quý, các loài động vật hoang dã...Tuy nhiên nếu không biết khai thác hợp lý
và phát triển một cách bền vững thì các nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt
nhanh chóng, phá huỷ môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
con người và cản trở sự phát triển trong lưu vực.
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
LVS Cầu chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh
thuộc lưu vực năm 2005 khoảng 6,9 triệu người. Trong đó, dân số nơng thơn
khoảng 5,9 triệu người; dân số thành thị khoảng 0,9 triệu người. Mật độ dân
số trung bình khoảng 1.130 người/km2, cao hơn 4,5 lần so với mật độ trung
bình quốc gia.
Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất trong
lưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích tồn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm
khoảng 15% dân số lưu vực. Mật độ dân số tăng ở vùng trung tâm và khu vực

đồng bằng.
Thành phần dân cư trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh em:
Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mơng, Sán Chay, Hoa, Dao trong đó người Kinh
chiếm đa số.
Trong lưu vực sơng Cầu có 74 bệnh viện như bệnh viện đa khoa Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Vĩnh Yên... Nước thải từ các bệnh viện này không qua xử lý,
chứa các chất thải nguy hại, đổ trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng đến
nguồn nước.
Cơ cấu kinh tế dựa trên công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; thủy sản
đóng góp khơng đáng kể vào cơ cấu này. GDP tăng trưởng mạnh, tăng gần


7

gấp đơi trong vịng 5 năm tại hầu hết các tỉnh; Hải Dương có GDP tăng cao
nhất.
Tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc
gia. Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 26% và có
xu hướng giảm. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởng
nhanh về công nghiệp, xõy dng v dch v.
T ng
16000,0
14000,0
12000,0
10000,0
8000,0
6000,0
4000,0
2000,0
0,0

Bắc Kạ n

Thá i Nguyê n
2001

2002

Bắc Giang
2003

2004


nh Phúc

Bắc Ninh

Hải D- ơng

S b 2005

Hỡnh 1.2. GDP một số tỉnh thuộc LVS Cầu

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2005)
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 800 cơ sở có nguồn
thải ra lưu vực sơng Cầu. Cơng nghiệp khai khống và tuyển quặng tập trung
phát triển ở 2 tỉnh thượng nguồn LVS Cầu là Bắc Kạn và Thái Nguyên. Nằm
trên lưu vực có khoảng 200 làng nghề các loại tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh
và Bắc Giang. Nước thải từ các khu công nghiệp, khu khai thác mỏ, làng nghề
và khu đô thị phần lớn không được xử lý, được thải thẳng vào nguồn tiếp

nhận.
Hoạt động khai thác cát, sỏi dọc bờ sông Cầu với khối lượng ngày càng tăng,
gây sạt lở bờ, làm biến đổi dịng chảy...
Nhìn chung, các hoạt động kinh tế – xã hội tại các tỉnh thuộc LVS Cầu ngày càng phát
triển và tác động không nhỏ tới môi trường xung quanh. Trong đó, Thái Nguyên là tỉnh có
các hoạt động sản xuất công nghiệp mạnh nhất và chất thải từ các quá trình sản xuất đã
ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực trung lưu của LVS Cầu.


8

Hình 1.3. Bản đồ các tỉnh có liên quan LVS Cầu
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường)


9

I.3. Lưu vực sông Cầu trên địa bàn Thái Nguyên
Thái Nguyên là một trong 6 tỉnh thuộc LVS Cầu, có diện tích lưu vực
lớn nhất, khoảng 3480 km2, chiếm 58% tồn bộ diện tích LVS Cầu.
Tại Thái Ngun, sơng Cầu bắt nguồn từ xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ
qua địa phận các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, thành phố Thái Nguyên và
huyện Phú Bình với chiều dài trên 100km. Điểm cuối cùng sông Cầu qua tỉnh
Thái Nguyên là xã Long Phú, huyện Phú Bình. Đây là đoạn sơng tiếp nhận
hầu hết nước thải sản xuất và sinh hoạt của tỉnh Thái Ngun. Ngồi dịng
chính sơng Cầu, một số phụ lưu thuộc địa bàn Thái Nguyên như sông Nghinh
Tường, Đu và sông Công. Các phụ lưu này cũng đang chịu tác động của các
hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp hai bên bờ sông.
Sông Công là phụ lưu cấp I của sông Cầu, bắt nguồn từ núi Hồng phía
đơng Bắc dãy Tam Đảo và nằm trọn trên địa phận tỉnh Thái Ngun. Diện

tích lưu vực sơng Cơng khá lớn 951 km2.
Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ xã Cư Phú Bình, chảy theo hướng
Tây Bắc – Đơng Nam đến xã Cúc Đường, Võ Nhai rồi chuyển hướng Đông
Nam – Tây Bắc đổ vào sông Cầu từ bờ trái tại thượng lưu Lang Hinh. Diện
tích lưu vực sơng Nghinh Tường khoảng 465 km2.
Sông Đu bắt nguồn từ vùng Lương Can chảy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái Nguyên.
Nằm trên lưu vực là các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp
Gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Sông Công và hàng loạt các nhà
máy, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không tập trung, các cơ sở chế biến
và khai thác khống sản đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng nước lưu vực
sông Cầu.
Cùng với lưu vực sông Nhuệ - Đáy và hệ thống sông Đồng Nai, lưu
vực sông Cầu là một trong 3 LVS đang bị ô nhiễm vào loại nặng nhất so với


10

các lưu vực khác trong cả nước. Trên 3 lưu vực này có 2 vùng kinh tế trọng
điểm, đồng thời là nơi tập trung đông dân cư nhất. Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, gồm một phần lưu vực sơng Cầu, Nhuệ - Đáy, vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, nằm trọn trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, là hai vùng
có tốc độ phát triển kinh tế cao, đóng vai trị rất quan trọng cho sự phát triển
chung của cả nước. Hiện nay, đạt được sự cân bằng giữa những vấn đề môi
trường và phát triển kinh tế, đồng thời tiến tới sự tăng trưởng bền vững đang
là vấn đề nóng đối với 3 LVS này.

Hình 1.4. Bản đồ LVS Cầu trên địa bàn Thái Nguyên
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên)



11

CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÁI NGUYÊN
II.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ, diện tích tự nhiên 3.541,1 km2, chiếm 1,08% diện tích so với cả nước. Về
mặt hành chính, Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với
tổng số 180 xã, phường và thị trấn.
Tỉnh Thái Nguyên giáp Bắc Kạn ở phía Bắc; Vĩnh Phúc và Tuyên
Quang ở phía Tây; Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đơng và Hà Nội ở phía Nam.
Thái Ngun là một trong những cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, đường sông đi lại giữa các tỉnh thuận tiện. Đường
quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái
Nguyên. Các đường quốc lộ 37, 1B cùng hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những
mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến
đường sắt Hà Nội – Quán Triều, Lưu Xá – Kép – Đông Triều nối với khu
công nghiệp Sông Công, khu Gang thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này
đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng
miền núi Bắc Bộ, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội
được xây dựng xong [5,7].
II.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và
thấp nhất vào tháng 1. Lượng mưa cũng phân bố không đều theo không gian,



12

tập trung nhiều ở Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại
huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mua tập trung ít hơn.
Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa
đơng được chia thành ba vùng:
*Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.
*Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai.
*Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ n, Phú Bình, Thị xã
Sơng Cơng và thành phố Thái Ngun.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương
đối thuận lợi cho phát triển các hệ sinh thái, các ngành sản xuất. Tuy nhiên,
vào mùa mưa với lượng mưa lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ
quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và
sông Công.
Địa hình
Thái Ngun có bốn nhóm địa hình với các đặc trưng khác nhau:
• Địa hình đồng bằng: diện tích khơng lớn, phân bố ở phía Nam của tỉnh,
chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10 –
15m.
• Địa hình gị đồi: chia thành ba kiểu
- Địa hình gị đồi thấp, trung bình với độ cao 50 – 70m. phân bố ở Phú
Bình, Phổ Yên.
- Địa hình gị đồi cao, đỉnh bằng hẹp với độ cao 100 – 125m, chủ yếu
phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá.
- Địa hình đồi cao, đỉnh nhọn với độ cao 100 – 150m, phân bố ở phía
Bắc của tỉnh, từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hố.
• Địa hình núi thấp: chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng đông bắc

của tỉnh. Nhóm địa hình đồi núi thấp phân bố dọc ranh giới Thái


13

Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tun Quang,
Vĩnh Phúc.
• Địa hình nhân tác: ở Thái Ngun chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân
tạo, trong đó các hồ lớn bao gồm hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh,
Cây Si, Ghềnh Chè…Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ
chứa các loại. Các hồ lớn ngồi chức năng ni trồng thuỷ sản cịn là
những địa điểm phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn.
Như vậy, địa hình Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người.
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt: Thái Ngun có hệ thống sơng suối dày đặc,
trong đó hai sơng chính là Sơng Cầu và sơng Cơng.
*Sơng Cầu: Sơng Cầu thuộc hệ thống sơng Thái Bình có diện tích lưu vực
3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Tổng lượng nước sơng Cầu khoảng 4,5 tỷ m3, có khả năng cung cấp nước cho
sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thái Ngun và sản xuất nơng nghiệp cho
các tỉnh phía hạ lưu.
*Sơng Cơng: Sơng Cơng có diện tích lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi
Ba Lá, huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng
mưa lớn nhất của Tỉnh Thái Ngun. Dịng sơng được ngăn lại ở huyện Đại
Từ tạo thành hồ Núi Cốc có diện tích mặt hồ khoảng 25 km2 với sức chứa
khoảng 175 triệu m3 nước. Hồ Núi Cốc có thể điều hồ dịng chảy, tưới tiêu,
cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Ngun và thị xã Sơng Cơng.
Ngồi ra, tỉnh Thái Ngun cịn có các hệ thống sơng suối nhỏ thuộc hệ
thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sơng Lơ. Các dịng sơng nhánh chảy trên địa

bàn Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện và thuỷ lợi với quy mô nhỏ.


14

Tài nguyên nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên khá lớn, khoảng 3 tỷ m3, nhưng hiện nay việc khai thác và sử dụng
nguồn nước ngầm cịn hạn chế.
Tài ngun khống sản
Tài ngun khống sản trên địa bàn Thái Nguyên phong phú và đa
dạng, tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai…, được
chia thành thành bốn nhóm:
Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá, than mỡ với tổng trữ lượng
khoảng 64 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó mỏ Khánh Hồ có trữ
lượng lớn nhất (khoảng 46 triệu tấn). Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có
trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, đủ đáp ứng các nhu cầu về luyện
kim, sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu sử dụng khác.
Nhóm khống sản kim loại gồm kim loại đen như sắt, mangan, titan và
kim loại màu như chì, kẽm, đồng, niken, nhơm, thiếc, vonfram, altimoan, thuỷ
ngân, vàng….Khống sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái
Ngun và có ý nghĩa đối với cả nước. Ngồi ra, một số nơi trên địa bàn tỉnh
cịn có vàng, bạc, đồng, niken, thuỷ ngân…Trữ lượng các loại khoáng sản này
khơng lớn nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyrit, barit, photphorit, graphit…,
trong đó đáng lưu ý nhất là photphorit với tổng trữ lượn khoảng 89.500 tấn.
Khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát
sỏi…trong đó sét ximăng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đáng chú ý nhất
là đá cacbonat có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La
Giang, La Hiên có trữ lượng 195 triệu tấn.
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên đa dạng về chủng

loại, trong đó nhiều loại được khai thác và sử dụng nhiều trên toàn quốc như
quặng sắt, than mỡ. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh trong quá trình phát triển


15

các ngành cơng nghiệp như luyện kim, khai khống, sản xuất xi măng, vật
liệu xây dựng….
Đa dạng sinh học
Thái Nguyên có trên 155 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích
rừng tự nhiên khoảng 105 nghìn ha và rừng trồng là 50 nghìn ha. Trong
những năm gần đây, do khai thác và sử dụng khơng hợp lý, diện tích rừng bị
suy giảm. Các lồi gỗ q có đường kính lớn khơng cịn, chủ yếu là các loại
gỗ có đường kính nhỏ.
Về tính đa dạng sinh học, Thái Ngun có khá nhiều các loại động thực
vật. Trước đây, theo thống kê về hệ thực vật, Thái Nguyên có tới 71 họ với
522 loài thực vật hoang dã, nhiều loại gỗ quý như: đinh, sến, táu, chò chỉ,
lát…và nhiều cây thuốc q như sa nhân, ba kích, hà thủ ơ…Tuy nhiên, đến
nay một số loài hầu như đã tuyệt chủng. Đối với hệ động vật, trước đây Thái
Nguyên có rất nhiều lồi thú, chím, bị sát… nhưng do săn bắn bừa bãi, mơi
trường sống bị huỷ hoại nên nhiều lồi ở trong tình trạng bị đe doạ, khan hiếm
và tuyệt chủng.
Tài ngun du lịch
Thái Ngun có nhêìu danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như
hồ Núi Cốc, hang Phượng Hồng, núi Văn, núi Võ; các bảo tàng văn hố, lịch
sử và các di tích đền, chùa, hang động như đình Phương Độ, hang Thần Sa,
đền thờ Đội Cấn, ATK Việt Bắc.
Nhìn chung, Thái Ngun có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch, đồng thời Thái Nguyên nằm sát Hà Nội nên thuận lợi nằm trong các
tuyến du lịch quốc gia.

II.2. Kinh tế - xã hội
II.2.1. Dân số
Quy mô và cơ cấu dân số


16

Dân số của Thái Nguyên tăng bình quân 0,71%/năm (giai đoạn từ năm
2001 – 2005), thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của cả nước và đạt
khoảng 1.106 triệu người trong năm 2005, [nien giam TK]. Thái Nguyên có
nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Kinh, chiếm 75,5% tổng dân
số của vùng. Tỷ lệ dân số nam và nữ tương đối bằng nhau, năm 2004 dân số
nữ của tỉnh chiếm 50,1%.
Dân cư Thái Nguyên phân bố không đồng đều, ở vùng cao và vùng núi
dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư lại dày
đặc. Mật độ dân số bình quân là 310 người/km2, cao nhất là ở thành phố Thái
Nguyên (1.313 người/km2), mật độ dân số này thuộc loại cao so với các tỉnh
miền núi Bắc Bộ.
Nguồn nhân lực
Tính đến 7/2004, dân số trong độ tuổi lao động của Thái Nguyên là
631.500 nghìn người, chiếm gần 58% tổng dân số. Trong đó, dân số hoạt
động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% tổng dân số tỉnh
(năm 2005) (quy hoạch)
Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ
lớn. Lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên trong toàn
tỉnh chiếm 24,2% tổng lực lượng lao động (gần bằng mức bình quân cả nước
là 24,8%). Trình độ lao động giữa khu vực nơng thơn và thành thị có sự chênh
lệch lớn: trong khi lao động có nghề từ sơ cấp trở lên ở khu vực nơng thơn chỉ
chiếm 14,5% thì ở thành thị con số này là 62,6%.
Thời gian lao động ở nông thơn vẫn chưa cao tuy có tăng lên trong

những năm gần đây, năm 2004 đạt khoảng 78% và năm 2005 đạt 80%. Tỷ lệ
thất nghiệp thành thị còn cao, 6,5% năm 2004 và 6% năm 2005.


17

Chỉ số phát triển con người (HDI) ở Thái Nguyên đạt 0,66 (đứng thứ
32/64 tỉnh/thành phố); chỉ ssó giáo dục đạt 0,86 (đứng thứ 11/64 tỉnh, thành
phố). Đây là thế mạnh của Thái Nguyên so với nhiều tỉnh khác.
Dự báo dân số và nguồn nhân lực
Trong thời kỳ đến năm 2020 dự kiến tỷ lệ tăng dân số trung bình của
Thái Nguyên cao hơn mức tăng trong giai đoạn 1997 – 2005: tỷ lệ tăng tự
nhiên khoảng 0,8 – 0,9%/năm và tỷ lệ tăng cơ học dự kiến khoảng 0,1 –
0,2%/năm (hầu hết số dân tăng cơ học nằm trong độ tuổi lao động). Như vậy,
daâ số của tinmhr năm 2010 sẽ vào khoảng 1.157 nghìn người và năm 2020 là
1.281 nghìn người (tăng bình quân hàng năm 0,98% trong cả thời kỳ 2006 –
2020). Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh dự kiến tăng bình quân
1,35%/năm trong cả thời kỳ 2006 – 2020, trong đó giai đoạn 2006 – 2010
tăng nhanh hơn (bình quân 2,14%/năm) [7].
Bảng 2.1. Dự báo tổng dân số và số dân trong độ tuổi lao động của
tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu (ng.người)

2004

2010

2015

2020


Tổng dân số

1096

1156,5

1218,2

1280,9

Dân số trong độ tuổi lao động

631,5

717

750,4

785,2

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020)
Với dự báo dân số như trên, dự kiến số dân trong độ tuổi lao động của
Thái Nguyên năm 2010 vào khoảng 717 nghìn người và năm 2020 khoảng
785,2 nghìn người. Nguồn lao động này đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của
tỉnh trong những năm tới. Cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng thay đổi theo hướng
phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong các ngành dịch
vụ tăng từ 18,6% năm 2004 lên gần 23% năm 2010 và gần 31% năm 2020
(bình quân tăng 4,82% năm cả thời kỳ 2006 – 2020). Lao động trong ngành



18

công nghiệp - xây dựng tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động dịch vụ, dự kiến
tăng từ 13,6% năm 2004 lên 20,1% năm 2010 và 26,9% năm 2020 (bình quân
tăng 6%/năm cả thời kỳ 2006 - 2020). Tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm
nghiệp - thuỷ sản sẽ giảm mạnh từ 67,8% năm 2004 xuống 57% năm 2010 và
trên 42% năm 2020.
Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh
Thái Nguyên
Chỉ tiêu (ng.người)

2004

2010

2015

2020

LĐ Công nghiệp và xây dựng

13,6

20,1

23,9

26,9


LĐ nông, lâm, thuỷ sản

67,8

57

49,4

42,2

LĐ khu vực dịch vụ

18,6

22,9

26,7

30,9

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020)
Nhìn chung, dân số và lực lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên ngày
càng gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương
lai.
II.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
II.2.2.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo nghành của tỉnh Thái Nguyên có sự chuyển dịch
theo hướng gia tăng nhanh các ngành công nhiệp và dịch vụ, nơng nghiệp

hàng hố mà tỉnh co lợi thế phát triển (công nghiệp khai thác, chế biến,
thương mại, du lịch – khách sạn, các sản phẩm cây công nghiệp).
Ngành công nghiệp – xây dựng được tỉnh đầu tư nhiều nhất trong
những năm qua và cho tới nay vẫn là ngành có đóng góp lớn nhất cho GDP
tỉnh.
Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP tăng nhanh trong giai đoạn
1996 – 2000 nhưng hầu như không cải thiện trong giai đoạn 2001 – 2005. Xu


19

thế này tương đối giống với xu thế phát triển ngành dịch vụ cả nước trong giai
đoạn này. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngành dịch vụ tỉnh chưa có đủ các
điều kiện cần thiết để phát triển (vốn, trang thiết bị, tổ chức kinh doanh, cơ
chế chính sách, thị trường…)
Phần đóng góp của ngành nơng – lâm - thuỷ sản cho GDP tỉnh giảm
nhanh qua các năm, phù hợp với đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh.
Cơ cấu theo thành phần kinh kế đang chuyển dịch theo đúng quy luật
của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng rất nhanh và gia tăng dần tỷ
trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương
mại, du lịch, khách sạn, giao thông vận tải. Tuy nhiên, hoạt động của các loại
hình kinh tế tư nhân vẫn mang tính tự phát, quy mơ cịn nhỏ bé, vốn và lao
động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả
kinh doanh chưa cao. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) cũng có đóng
góp cho GDP tỉnh nhưng tỷ trọng cịn nhỏ và chủ yếu trong lĩnh vực cơng
nghiệp. Năm 2004, khu vực này đóng góp 6,2% giá trị sản xuất công nghiệp
tỉnh.
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng
giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hố nơng nghiệp

và vùng nơng thơn.
II.2.2.2. Ngành cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp
Thái Ngun có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp –
xây dựng. Trong thời kỳ 1996 – 2005, GDP ngành tăng bình quân hàng năm
gần 10% (trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh hơn, gần 13%/năm).
Năm 2004, tồn tỉnh có 6.992 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, trong đó
khoảng 1.006 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hợp pháp, một số đơn vị chủ


20

chốt như Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty vật liệu xây dựng, Điện
lực Thái Nguyên, Công ty phụ tùng máy số 1…
Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh bao gồm:
• Cơng nghiệp sản xuất cơ khí: bao gồm chế tạo máy; cơ khí tiêu dùng;
lắp ráp, sản xuất phụ tùng sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập
trung chủ yếu ở khu công nhiệp Sông Cơng và các nhà máy quốc phịng
trong tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là các loại máy nông nghiệp, động cơ
diezen, các loại phụ tùng, hộp số… công cụ, dụng cụ cơ khí, dụng cụ y
tế, băng chuyền.
• Cơng nghiệp khai khống, luyện kim: bao gồm than, quặng sắt, chì,
kẽm, thiếc, đơlơmít, pirit, titan, đá xây dựng, sét…phân bố ở các huyện
phía Bắc thành phố Thái Ngun. Cơng nghiệp khai khoáng của địa
phương chủ yếu là tận thu. Trừ thiếc được chế biến tinh, các loại quặng
khác sau khi khai thác đều được bán thơ.
• Cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: bao gồm cát, sỏi, xi măng, sét,
đá xẻ, gạch…tập trung ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên,
Phú Lương, Phổ yên. Ngành khai thác cát sỏi xây dựng tập trung ở khu
vực sơng Cầu, sơng Cơng.
• Công nghiệp nhẹ: Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, da giầy,

giấy, bao bì, thực phẩm. Nhìn chung các ngành sản xuất thuộc nhóm
này chưa phát triển mạnh ở Thái Ngun.
• Cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản, thực phẩm: các sản phẩm chủ yếu
của ngành là chè, trái cây, bia, thực phẩm đơng lạnh, nước
khống…Sản xuất chè là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn
không những ở Thái Nguyên mà còn đặc trưng trong cả nước.


21

• Cơng nghiệp điện tử, tin học: bao gồm lắp ráp điện tử, ứng dụng công
nghệ thông tin, dịch vụ cung cấp, sửa chữa lắp đặt, bảo trì các thiết bị
điện tử tin học.
Từ năm 2000 – 2004, một số sản phẩm công nghiệp truyền thống của
tỉnh phát triển khá. Năm 2004, sản lượng khai thác than sạch đạt 617
nghìn tấn, thiếc thỏi 649 nghìn tấn, xi măng 455 nghìn tấn, thép cán kéo
505 nghìn tấn. Nhiều sản phẩm hàng hoá mới như giấy, đồ uống, hàng
may mặc, vật liệu xây dựng đã được thị trường chấp nhận.
• Các ngành tiểu thủ công nghiệp:
Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Thái Nguyên còn nhỏ, tập
trung chủ yếu ở Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đồng
Hỷ và huyện Phổ n. Nhìn chung, quy mơ sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao
động thủ công. Một số cơ sở gia cơng, sửa chữa cơ khí, sản xuất cơng cụ,
dụng cụ có trang bị thiết bị máy móc nhưung đã lạc hậu. Tại các cơ sở cán,
kéo thép, thiết bị đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng sản phẩm thấp, sản
lượng chiếm khoảng 1% tổng sản lượng trên địa bàn.
Hoạt động của làng nghề còn yếu, một số nghề truyền thống đang bị
mai một trong khi các nghề mới chưa được phát triển rộng rãi. Trong
những năm gần đây, một số lĩnh vực sản xuất và một số nghề đã từng bước
được khơi phục và có chiều hướng phát triển như: đan lát (cót, rổ rá…);

sản xuất mía đường; chế biến mì, bún bánh và thêu ren.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp tuy cao hơn so với
mức bình quân trung của cả vùng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng và với vai trò trung tâm công nghiệp của vùng trung du miền bắc Bắc
Bộ. Sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên trong thời gian qua dựa
trên những tiềm năng nguyên nhiên liệu sẵn có của tỉnh. Tình trạng sản
xuất chưa khắc phục được tính chất manh mún, tản mạn và mang nặng tính


×