Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần lương thực Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.31 KB, 7 trang )

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa
tại công ty cổ phần lương thực Hồng Hà
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại
công ty cổ phần lương thực Hồng Hà
3.1.1. Những ưu điểm
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty được tiến hành
tương đối hoàn chỉnh, dựa trên đặc điểm thực tế ở công ty và tình hình vận dụng
chế độ kế toán hiện hành. Điều này được thể hiện trên các mặt sau:
- Về tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Những thành tích mà công ty có được
một phần nhờ vào đường lối lãnh đạo của công ty. Sau hơn 2 năm cổ phần hóa,
công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, lợi nhuận của công ty
tăng đáng kể. Trong công cuộc đổi mới và xây dựng công ty, ban giám đốc luôn
phối hợp nhịp nhành và chặt chẽ với các phòng ban, điều này đã làm cho các quyết
định trong công ty được thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ.
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại công ty tổ chức tương đối chặt
chẽ và gọn nhẹ. Cán bộ kế toán tại công ty đều là những kế toán viên lâu năm,
nhiều kinh nghiệm. Mỗi cán bộ kế toán được phân công đảm nhiệm những phần
hành kế toán nhất định, điều này giúp cho việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được kịp thời, đầy đủ trong kỳ kinh doanh.
Công ty cổ phần lương thực Hồng Hà đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”.
Việc áp dụng hình thức này rất phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất của Công
ty, tạo điều kiện cho việc tin học hoá kế toán thuận tiện, việc lập trình và phân
công sử dụng hợp lý, hạn chế tối đa sự trùng lặp trong việc nhập số liệu. Đây là
hình thức được áp dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến, phù hợp với mọi loại
hình doanh nghiệp, mọi trình độ quản lý.
Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng phần mềm kế toán Fast Accouting là chương
trình rất thông dụng và tương đối hoàn thiện góp phần giảm bớt các thao tác bằng
tay. Phần mềm kế toán thường xuyên được cập nhật để phù hợp với chế độ kế toán
hiện hành, tạo điều kiện cho việc áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp và
hiệu quả.
- Hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán được công ty sử dụng hợp


pháp, hợp lệ, phù hợp với yêu cầu và phản ánh đầy đủ được các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Các chứng từ công ty sử dụng đều tuân thủ theo quy định của Bộ tài
chính, các chứng từ này sau khi sử dụng đều được bảo quản và lưu trữ cẩn thận.
Quy trình luân chuyển chứng từ đều được thực hiện đúng như quy định của chế độ
kế toán, bao gồm các giai đoạn: Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên
ngoài, Kiểm tra chứng từ, sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán, Bảo quản và sử
dụng lại chứng từ trong kỳ kế toán, chuyển chứng từ vào lưu trữ và hủy chứng từ.
Ngoài ra các chứng từ tại công ty còng được phân loại theo đối tượng kế toán
( Chứng từ tiền mặt, chứng từ tiền gửi ngân hàng, chứng từ bán hàng – công nợ
phải thu, chứng từ mua hàng – công nợ phải trả…), sau đó đóng thành tập theo
tháng nên rất thuận tiện cho việc tìm kiếm,kiểm tra khi cần thiết.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản của công ty tương đối gọn nhẹ,
đơn giản, dễ hiểu, bao gồm cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2, các tài khoản
trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ thống tài
khoản công ty đang sử dụng tuân thủ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20
tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính là phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh
của công ty.
- Hệ thống sổ kế toán: Trong quá trình hạch toán, công ty áp dụng hình thức Chứng
từ ghi sổ. Đây là hình thức tương đối đơn giản và thuận tiện với những điều kiện
của công ty, phù hợp với trình độ nhân viên kế toán và quy mô hoạt động của công
ty. Sổ sách của công ty nhìn chung đã đảm bảo yêu cầu đầy đủ về số lượng, chính
xác về thông tin và đáp ứng được nhu cầu cung ứng kịp thời thông tin khi cần thiết.
- Hệ thống báo cáo kế toán:Hệ thống báo cáo của công ty nhìn chung là hợp lý,
hợp lệ, tuân thủ theo đúng chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế,
đảm bảo đúng yêu cầu về số lượng, chính xác về thông tin và kịp thời về thời gian
cung cấp số liệu
- Về thời gian ghi sổ nghiệp vụ kinh tế phát sinh: hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, tùy theo nghiệp vụ đó thuộc phần hành kế toán nào, kế toán viên phụ
trách phần hành kế toán đó sẽ tiến hành vào máy và ghi sổ kế toán liên quan và
chậm nhất trong vòng 5 ngày thì phải vào sổ hết các nghiệp vụ phát sinh.

Việc ghi sổ kế toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ tránh bỏ sót các
nghiệp vụ, đồng thời giúp cho việc cung cấp thông tin khi cần thiết được nhanh
chóng.
- Doanh thu được thực hiện đúng kỳ và chi phí phát sinh được ghi nhận theo
nguyên tắc phù hợp. Điều này sẽ giúp xác định được chính xác doanh thu nhận
được, và giúp thực hiện công việc kế toán được nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn.
- Kế toán giá vốn hàng bán: việc tính giá vốn hàng bán của hàng hóa xuất bán tại
công ty được thực hiện rất chính xác. Đối với khoản chi phí thu mua (nếu có) của
lô hàng nào sẽ được hạch toán luôn vào ghi trị hàng mua của lô hàng đó. Điều này
là hợp lý vì công ty hầu như thực hiện mua bán theo hợp đồng, tính giá vốn hàng
bán theo giá thực tế đích danh nên việc xác định chi phí thu mua, vận chuyển cho
từng lô hàng là rất chính xác. Việc làm này làm giảm bớt công việc kế toán, đơn
giản, dễ thực hiện. Việc thực hiện tính giá vốn hàng bán theo phương pháp giá thực
tế đích danh là hoàn toàn hợp lý vì công ty chủ yếu thực hiện theo hợp đồng kinh
tế, số lượng và chủng loại mặt hàng không nhiều nên việc theo dõi giá mua của
từng lô hàng là đơn giản nên giá vốn hàng bán cũng được tính toán dễ dành.
Phương pháp này giúp kế toán giảm bớt được khối lượng công việc kế toán. Công
ty cũng thực hiện mở sổ chi tiết giá vốn hàng bán cho từng mặt hàng tiêu thụ, điều
này làm cho việc theo dõi khối lượng hàng tiêu thụ cho từng mặt hàng sẽ được tiến
hành dễ dàng hơn.
- Kế toán doanh thu bán hàng: Công ty thực hiện mở sổ chi tiết doanh thu cho từng
mặt hàng tiêu thụ. Việc này sẽ giúp kế toán tổng hợp biết được lợi nhuận gộp của
từng mặt hàng khi kết hợp với sổ chi tiết giá vốn hàng bán của mặt hàng đó. Từ đó
giúp đánh giá được khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng rồi đưa ra các chính sách
hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại Công ty.
- Kế toán chi phí bán hàng: chi phí bán hàng của công ty được chia thành: Chi phí
nhân viên bán hàng, chi phí bao bì vận chuyển, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi
phí khác chi bằng tiền phục vụ hoạt động bán hàng. Các khoản chi phí này được
theo dõi chi tiết trên các TK 641, việc theo dõi chi tiết chi phí như thế này sẽ giúp
ban giám đốc thấy được khoản chi phí nào là chi không hợp lý, chi nhiều… để từ

đó đưa ra quyết định tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.
- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động
quản lý doanh nghiệp tại công ty. Đây là khoản chi phí không thể tránh được đối
với bất kỳ công ty nào. Công ty Cổ phần lương thực Hồng Hà đã tiến hành theo dõi
chi tiết đối với từng loại chí này, việc theo dõi như vậy sẽ giúp ban lãnh đạo thấy
được khoản chi nào là không hợp lý cần phải hạn chế, từ đó đưa ra các quyết định
cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
3.1.2. Những tồn tại
Bên cạnh những mặt tích cực ở trên, công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định
kết quả tiêu thụ tại công ty vẫn còn một số vấn đề cần hoàn thiện sau đây:
- Về hệ thống chứng từ kế toán: Công tác tổ chức chứng từ chưa thực sự đồng bộ.
Việc hạch toán không được chính xác gây ra những sai sót không đáng có như:
ghi thiếu, ghi nhầm làm ảnh hưởng tới các thông tin trên các báo cáo tài chính.
Trên phiếu nhập kho, xuất kho của công ty không ghi Nợ, Có các tài khoản
Việc lập hóa đơn GTGT của công ty đoi khi vẫn còn vi phạm chế độ kế toán như:
Không lập Hóa đơn giá trị gia tăng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thiếu
chữ ký của người mua…
- Tài khoản sử dụng: Các hoạt động bán hàng tại công ty chủ yếu thực hiện theo
hợp đồng kinh tế, buôn bán vận chuyển thẳng, kế toán vẫn sử dụng TK 156 để
hạch toán vì đến cuối kỳ, khi hàng hóa chưa về nhập kho thì số liệu trên sổ sách và
số liệu thực tế hàng hóa trong kho là không khớp nhau gây khó khăn cho người
quản lý.
- Về việc ghi chép sổ sách kế toán: đôi khi nghiệp vụ phát sinh không được ghi sổ
đúng như thời gian quy định tại công ty. Bên cạnh đó việc hạch toán một số nghiệp
vụ còn chưa chính xác, định khoản sai các nghiệp vụ dẫn đến vào sai sổ, dẫn đến
việc hiểu sai bản chất của vấn đề.
- Công ty thực hiện lập hầu hết các chứng từ ghi sổ, bảng kê, bảng phân bổ đều
được thực hiện vào cuối tháng. Điều này sẽ làm cho công việc kế toán bị dồn đọng
vào cuối tháng.
- Kế toán tại công ty chưa lập các báo cáo quản trị nội bộ phục vụ công tác quản trị

nội bộ tại côg ty.
- Công ty mới sử dụng ba chỉ tiêu để phân tích hiệu quả tiêu thụ hàng hóa tại công
ty.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hàng
hóa tại công ty cổ phần lương thực Hồng Hà

×