Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.58 KB, 15 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT
MAY HÀ NỘI
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU Ở
CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.
Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty Dệt may Hà Nội đã
không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Công ty đã và đang gặt hái được những
thành tựu to lớn, trở thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất
của ngành Dệt may Việt Nam. Nhìn chung, công ty Dệt may Hà Nội có bộ
máy quản lý chặt chẽ, các phòng ban được phân công nhiệm vụ một cách rõ
ràng, khoa học và phối hợp nhịp nhàng.
Cùng với sự phát triển của công ty, công tác tổ chức quản lý và hạch
toán nguyên vật liệu nói riêng và hạch toán nói chung cũng không ngừng
được hoàn thiện để phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh. Thực hiện được
điều đó sẽ góp phần vào việc sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả hơn nữa và
góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra sức cạnh tranh cho sản
phẩm trên thị trường.
Sau một thời gian được thực tập tại phòng kế toán - tài chính của công
ty Dệt may Hà Nội, được tiếp xúc với cán bộ, nhân viên kế toán cũng như các
phần mà họ phụ trách, em thấy việc hạch toán tại công ty có những điểm nổi
bật sau đây:
- Công ty tổ chức hệ thống chứng từ đã vận dụng hệ thống tài khoản kế
toán đúng với chế độ và biểu mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống tài
khoản của công ty đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế phát sinh. Việc
sắp xếp, phân công các tài khoản trong hệ thống tài khoản của công ty là phù
hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
- Về việc vận dụng hình thức sổ kế toán: Để quản lý và hạch toán các
phần hành kế toán, phòng kế toán đã áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ.
Đây là hình thức sổ có nhiều ưu điểm trong quá trình quản lý và hạch toán ở
các doanh nghiệp sản xuất hiện nay cũng như ở công ty Dệt may Hà Nội.
- Về công tác quản lý: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh ngành công


nghiệp nhẹ, sản phẩm của công ty Dệt may Hà Nội đã đứng vững được trên
thị trường trên chục năm nay. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế
thị trường nhưng công ty rất nhạy bén trong công tác quản lý và đang tìm
những bước đi mới cho mình. Hiện nay công ty đã áp dụng nhiều chính sách
đẻ nâng cao uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm trong đó có việc
thực hiện tốt công tác quản lý nói chung và công tác quản lý vật liệu nói
riêng. Cụ thể công ty đã có nhiều chú trọng trong công tác quản lý vật liệu từ
khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng.
+ Đối với công tác thu mua vật liệu: Công ty có một đội ngũ cán bộ thu
mua hoạt bát, nhanh nhẹn, nắm vững được giá cả trên thị trường, tìm được
nguồn mua nguyên vật liệu và thu mua với giá cả phù hợp, đáp ứng kịp thời
nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã lập được định mức sử
dụng và dự trữ vật liệu cần thiết, hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh
doanh của công ty không bị ngừng trẹ, không lãng phí vốn vo dự trữ vật liệu
tồn kho không cần thiết.
+ Đối với công tác tổ chức kho vật tư: Các kho được tổ chức khoa học,
bảo quản hợp lý theo tính năng, công dụng của từng loại vật tư. Hệ thống kho
rộng rãi, thoáng, đủ ánh sáng, thuận tiện cho việc nhập, xuất và kiểm kê vật
liệu.
+ Đối với khâu sử dụng vật liệu: Công ty đã xây dựng được hệ thống
định mức sử dụng tiết kiệm vật liệu. Nhờ đó, vật liệu xuất dùng đúng mục
đích sản xuất và quản lý sản xuất dựa trên định mức vật liệu trước. khi có nhu
cầu về vật liệu thì các bộ phận sử dụng làm phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên
phòng sản xuất kinh doanh, sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của nhu cầu
sử dụng vật liệu, phòng sản xuất kinh doanh xét duuyệt. Bằng cách đó vẫn có
thể cung cấp vật liệu đầy đủ, kịp thời mà tránh được tình trạng hao hụt, lãng
phí vật liệu.
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để thực hiện kế
toán hàng tồn kho và kế toán chi tiết vật liệu sử dụng phương pháp thẻ song
sông được sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, đáp ứng yêu cầu theo rõi

thường xuyên liên tục một cách tổng hợp tình hình biến động vật tư ở các
kho. Điều này có tác dụng rất lớn vì công ty luôn chú trọng việc bảo toàn giá
trị hàng tồn kho cũng như việc tiết kiệm chi phí vật liệu, hạ giá thành sản
phẩm góp phần ngày một hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu.
Bên cạnh đó số liệu kế toán được ghi chép rõ ràng, phản ánh trung thực chính
xác tình hình hiện có, tăng, giảm nguyên vật liệu trong kỳ. Kế toán nguyên
vật liệu đã thực hiện việc đối chiếu chặt chẽ giữa sổ kế toán với kho nguyên
vật liệu, đảm bảo tính cân đốigiữa chỉ tiêu số lượng và giá trị. Giữa kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết cũng thường xuyên đối chiếu đảm bảo các thông
tin về tình hình biến động nguyên vật lệu được chính xác tình hình hiện có,
tăng giảm nguyên vật liệu trong kỳ. Kế toán nguyên vật liệu đã thực hiện việc
đối chiếu chặt chẽ giữa sổ kế toán với kho nguyên vật liệu, đảm bảo tính cân
đối giữa chỉ tiêu số lượng và giá trị. Giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
cũng thường xuyên đối chiếu đảm bảo các thông tin về tình hình biến động
nguyên vật liệu được chính xác
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.
Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán ,với một đội ngũ
nhân viên có trình độ đại học, có kinh nghiệm nghề nghiệp , nhạy bén với
những đòi hỏi mới của thị trường, họ được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với
năng lực của mình. Các nhân viên phòng kế toán tài chính luôn hoàn thành
nhiệm vụ, cung cấp thông tin kế toán một cách thường xuyên đầy đủ và chính
xác, giúp ban lãnh đạo công ty đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty mình.
- Công ty đánh giá vật liệu theo giá thực tế. Giá xuất là giá bình quân
cả kỳ dự trữ, phương pháp này phản ánh chính xác số vật liệu xuất dùng trong
tháng. Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận tiện cho việc tính toán, công ty đang
tiếp tục nghiên cứu nhằm vi tính hoá toàn phần công tác kế toán tại công ty.
- Qua phân tích tình hình chung của công tác kế toán vật liêu tại công
ty, có thể thấy rằng công tác kế toán vật liệu được tiến hành khá nền nếp, đảm
bảo tuân thủ theo chế độ kế toán, phù hợp với yêu cầu của công ty, đáp ứng

được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ tình hình nhập-xuất
tồn kho, tính toán phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu cho từng đối
tượng sử dụng.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT - MAY HÀ NỘI
Với tư cách là một sinh viên thực tập , dù thời gian tiếp xúc thực tế và
trình độ có hạn, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện thêm một bước công tác kế toán vật liệu tại công ty nói riêng
và công tác kế toán nói chung
1. Xây dựng sổ danh điểm vật tư thống nhất cho toàn công ty
Để thuận tiện cho công tác quản lý vật liệu được chặt chẽ thống nhất,
đối chiếu kiểm tra được dễ dàng và dễ phát hiện khi sai sót và thuận tiện cho
việc muốn tìm kiếm thông tin về một loại vật liệu nào đó, trước hết công ty
nên mở "Sổ danh điểm vật liệu". Sổ danh điểm vật liệu được mở theo tên gọi,
quy cách nguyên vật liệu bằng hệ thống chữ số, đơn vị tính và gía hạch toán
muốn mở được sổ này trước hết công ty phải xác định số danh điểm vật liệu
thống nhất trong toàn công ty chứ không phải xác định tuỳ ý chỉ giữa kho và
phòng kế toán.
Sổ danh điểm vật tư còn cung cấp thông tin về giá trị vật liệu xuất, tồn
kho bất cứ khi nào theo giá hạch toán. Bởi vì như đã nói ở trên, hạch toán chi
tiết vật liệu ở công ty áp dụng phương pháp thẻ song song và việc tính giá
xuất vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ thì kế toán không theo
dõi được gía trị vật liệu xuất kho và tồn kho trong tháng, chỉ đến cuối tháng
mới biết được. Như vậy, việc mở sổ danh điểm vật tư sẽ góp phần giảm bớt
khối lượng công việc hạch toán, sử lý nhanh chóng, cung cấp thông tin kịp
thời phục vụ quản lý, điều chỉnh sản xuất kinh doanh và rất thuận tiện cho
việc sử dụng phần mềm kế toán cho phần vận hành hạch toán vật liệu trên
máy vi tính
Sổ danh điểm vật liệu có thể được xây dựng theo mẫu sau:
Biểu số 1.1 SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU

Kho Danh điểm
vật liệu
Tên vật liệu Đơn vị tính Giá hạch toán Ghi
chú
Bông 1521 Vật liệu chính kg
1521 A Nhóm bông kg
1521 A01 Bông Việt
Nam
kg
1521 A02 Bông Nga kg
....
1521 B Nhóm xơ kg
1521 B01 Xơ Nanlon kg
1521 B02 Xơ Sunkyong kg
......
1522 Vật liệu phụ
1522 A01 NaOH
1522 A02 H
2
SO
4
.....
Mở sổ danh điểm vật liệu phải có sự kết hợp nghiên cứu của phòng kế
toán, phòng kế toán cung ứng sau đó trình lên cơ quan chủ quản của công ty
để thống nhất quản lý và sử dụng trong toàn công ty
2. Hoàn thiện hạch toán chi tiết vật liệu
Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch
toán chi tiết nguyên vật liệu. Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm song
công việc ghi chép nhiều và trùng lặp, tốn nhiều công sức. Mặt khác, do đặc
điểm vật liệu ở công ty có nhiều chủng loại, với tấn xuất nhập xuất nhiều, nên

công việc theo dõi tình hình nhập - xuất -tồn nguyên vật liệu của kế toán viên
không đảm bảo được công việc ghi chép, hạch toán hàng ngày. Do đó, kế toán
thanh toán vẫn phải trợ giúp một phần công việc này.
Do đó đặc điểm vật liệu của ty là đa dạng về chủng loại, hơn nữa hạch
toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song chỉ phù hợp với các
doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, biến động ít... cho nên theo em công ty
áp dụng phương pháp thẻ song song là chưa phù hợp. Trong điều kiện hiện
nay, công ty nên áp phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết về
nguyên vật liệu. Ưu điểm của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ giữa
việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho cới việc ghi chép của kế toán vật liệu.
Trên cơ sở đó, ở kho chỉ hạch toán về số lượng và ở phòng kế toán chỉ
hạch toán về giá trị nguyên vật liệu. Với phương pháp này có thể khắc phục
được hạn chế của phương pháp sổ chi tiết và sẽ tạo điều kiênj thực hiện kiểm
tra thường xuyên có hệ thống giữa kế toán và thủ kho, đảm bảo số liệu kế
toán chính xác , kịp thời.
Theo phương pháp sổ số dư, trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giống như phương pháp thẻ song song, tại kho vẫn dùng thẻ
kho đẻ ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu về mặt số lượng. Ngoài
ra , cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho vào sổ dư.
Bước 2: Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật liệu , kế toán lập bảng kê
nhập, bảng kê xuất vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất vật liệu hàng ngày
hoặc định kỳ. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất vật liệu, kế toán lập các bảng luỹ
kê nhập, xuất, tồn làm căn cứ lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo
chỉ tiêu giá trị của từng nhóm, từng loại vật liệu.

×