Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH TÂM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60220240

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Hiên

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Tâm


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học với đề tài “Thực trạng và giải pháp dạy
học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn Hà Nội” là kết quả của q
trình cố gắng khơng ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích
lệ của các thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Trang viết này là lời
cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu
khoa học vừa qua.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Đỗ Thị Hiên
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học
cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn, khoa Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng
việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô và các trẻ điếc
của hai trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thanh Tâm



DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại mức độ điếc
Bảng 1.2. Khả năng ngôn ngữ giữa trẻ nghe nói – trẻ Điếc
Bảng 1.3. Sơ đồ bộ máy học
Bảng 1.4. So sánh ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ kí hiệu
Bảng 2.1. Cấu trúc câu đơn giản trẻ Điếc sử dụng
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Khảo sát vốn từ vựng của trẻ điếc
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả học tập môn tiếng Việt sau 2 lần khảo sát của hai
cơ sở tại Hà Nội


MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................................... 6
1.1. Hệ thống khái niệm cơ bản ....................................................................................................... 6
1.2. Vài nét về trẻ điếc .................................................................................................................... 11
1.3. Ngôn ngữ kí hiệu của ngƣời điếc............................................................................................ 16
1.4. Ngơn ngữ kí hiệu của trẻ điếc................................................................................................. 22
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............................................................................................................. 32
2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát..................................................................................................... 32
2.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................................................... 38
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................................... 61
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT THỬ NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG PHƢƠNG PHÁP DẠY
HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 ....................................................................... 63
3.1. Đổi mới một tiết học Tập đọc ................................................................................................. 64
3.2. Kết quả quả việc thực nghiệm phƣơng pháp học tập mới................................................... 76

Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................................... 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 87


HỆ THỐNG VIẾT TẮT
GDCB

Giáo dục chuyên biệt

GD ĐB

Giáo dục đặc biệt

NNKH

Ngơn ngữ ký hiệu

KHHTGĐ

Kế hoạch hỗ trợ gia đình

Trường Dân Lập dạy trẻ Điếc (Tiểu học) Nhân Chính
Nhân Chính
S

Chủ ngữ

V


Động từ

O

Tân ngữ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của con người. Nhờ có ngơn ngữ mà xã hội ngày càng phát triển. Chính
vì vậy mà có thể nói ngơn ngữ “tạo hình” cho con người một cách đúng nghĩa
nhất. Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra đều có một quyền lợi và nghĩa vụ đó là đến
trường. Trường học chính là nơi cung cấp cho trẻ những kiến thức về văn hoá,
giao tiếp, kĩ năng xã hội,…Trẻ em là những đối tượng được bảo vệ, được
chăm sóc và giáo dục.
Trong cuốn Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam có ghi rõ “xây
dựng và ban hành các chế độc trợ cấp, giúp đỡ tài chính, hiện vật nhằm mở
trường, lớp dành cho các trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, ban hành quy chế,
chế độ thực hiện giáo dục phổ cập tiểu học đối với trẻ em khuyết tật. Nhiệm
vụ này được giao cho Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ, Bộ Lao Động – Thương
Binh Xã Hội và Bộ Giáo Dục – Đào Tạo phối hợp thực hiện (điều 14 Nghị
định số 338/HĐBT ngày 26/10/1991 về thi hành luật phổ cập giáo dục tiểu
học). Ngày nay có khá nhiều trường học, lớp học và các chương trình hỗ trợ
dành cho trẻ khuyết tật. Nhà nước đang ngày càng quan tâm và dành những
ưu tiên cho trẻ khuyết tật. Và cũng vì những điều kiện cũng như những cố
gắng vượt qua chính mình của những người khuyết tật mà đã có rất nhiều
người thành cơng. Muốn có được những thành cơng đó thì khơng chỉ có
những cố gắng từ chính bản thân mà cịn có cả những sự hỗ trợ của giáo
dục. Ngơn ngữ kí hiệu chính là một kim chỉ nam đưa người điếc đến với

nền văn minh của nhân loại, giúp họ tiếp cận và xây dựng những mối quan
hệ trong xã hội.
Ngơn ngữ kí hiệu đem lại cơ hội giao tiếp học tập, giao tiếp hiệu quả cho
người điếc. “ Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn, Nước có nguồn mới bể
1


rộng sơng sâu”. Muốn đi được tới đích thì con người ta phải có một điểm
xuất phát. Đối với người điếc, muốn có sự thành cơng thì họ phải học tập,
trau dồi từ khi còn nhỏ, họ phải cố gắng gấp mấy lần những người bình
thường khác. Con cái chúng ta đi học, càng lên lớp cao kiến thức sẽ càng khó
hơn rất nhiều và trẻ điếc cũng phải theo học chương trình giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, chỉ khác là chúng học bằng ngơn ngữ kí hiệu. Ở lớp 1
kho từ vựng còn cơ bản, kiến thức ngữ pháp còn cơ bản, thêm nữa giáo viên
và phụ huynh là người nghe gặp khó khăn trong việc giảng ngơn ngữ kí hiệu
cho trẻ, trẻ điếc nắm bắt kí hiệu tốt những khi chuyển những kí hiệu đó sang
tiếng Việt lại rất khó khăn. Bắt đầu khi vào học lớp 2 thì lượng kiến thức về
ngữ pháp và vốn từ của tiếng Việt ngày càng tăng dần và mức độ trừu tượng
ngày càng tăng lên. Chương trình học tiếng Việt lớp 2 có nhiều tính chất mới.
Hiện tại ở địa bàn Hà Nội có những cơ sở, trường hỗ trợ trẻ khuyết tật
tuy nhiên chất lượng rất thấp. Số lượng trẻ hồn thành chương trình học của
cấp tiểu học để lên cấp 2 là rất thấp so với số lượng trẻ điếc thực tế, thường
trẻ sẽ được dạy thêm nghề phụ và số lượng trẻ thực sự theo được chương trình
học và lên các cấp bậc cao hơn rất thấp. Đó cũng chính là “ Bức tường” ngăn
trẻ điếc đến với những kiến thức văn hoá cơ sở. Chính vì vậy mà chúng tơi
chọn đề tài nghiên cứu : “ Thực trạng và giải pháp dạy học môn Tiếng Việt
cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn Hà Nội” để qua đó có cái nhìn khái qt và
đưa ra một số giải pháp hỗ trợ thầy cô giáo, phụ huynh và các bạn nhỏ không
được may mắn.
2. Mục tiêu đề tài

Tìm hiểu về thực trạng dạy học mơn tiếng Việt bằng NNKH ở lớp 2
cũng như đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ việc giảng dạy
của thầy cơ và phụ huynh có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy các kĩ
năng trong bộ môn tiếng Việt lớp 2 cho trẻ điếc.

2


3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phương pháp dạy học môn tiếng Việt lớp 2
- Khách thể: Trẻ điếc lớp 2 (đã học xong chương trình lớp 1)
- Phạm vi: Việc giảng dạy mơn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ảnh hưởng tới
việc học môn tiếng Việt bằng ngơn ngữ kí hiệu ở trẻ điếc
- Chỉ ra các biện pháp dựa trên cơ sở khoa học, mang lại hiệu quả thiết
thực trong việc hình thành và phát triển ngơn ngữ, phát triển kĩ năng
giao tiếp, hồn thành chương trình học các phân mơn trong bộ mơn
tiếng Việt cho trẻ. Từng biện pháp đem lại kết quả ra sao?
- Nhận xét về những thuận lợi, khó khăn dựa trên khảo sát thực trạng
của phương pháp dạy và học bằng ngơn ngữ kí hiệu đang được thực
hiện trong trường.
- Đề xuất một số biện pháp và phương pháp trong q trình giảng dạy
mơn tiếng việt cho trẻ điếc.
- Đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả ở môi trường trên lớp cũng
như ở nhà
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu, phân tích khái quát các văn bản, tài liệu, sách báo có liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Thông qua phương pháp này chúng ta có thể tiếp

cận thơng tin nhằm nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xác định cách thức và
phương pháp nghiên cứu.
Làm rõ các khái niệm cơ bản và các khái niệm công cụ cốt lõi của luận văn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

3


Tìm hiểu và sàng lọc những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn gần gũi
với luận văn, thậm chí cùng vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện từ trước để
đánh giá những gì được kiểm nghiệm và khẳng định, những gì cần phải chắt
lọc, bổ sung và phát triển.
- Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát kỹ các tiết học liên quan đến bộ môn tiếng Việt hàng
ngày của các trẻ.
Trong các lần thực nghiệm, quan sát hành động ngơn ngữ kí hiệu để thấy
thực trạng dạy học mơn tiếng Việt lớp 2 bằng NNKH , để đưa ra đánh giá sau
các lần thực nghiệm.
Miêu tả cách tiếp nhận và hiệu quả của việc giảng dạy từ giáo viên cũng
như học sinh
Miêu tả phương pháp dạy học: cách tiến hành, công cụ hỗ trợ…
6. Giá trị của luận văn
- Giá trị thơng tin
Cơng trình nghiên cứu này đã cung cấp thông tin về tật điếc ( nguyên
nhân, biểu hiện, phân loại) cũng như thông tin về trẻ điếc (tâm sinh lý). Đó là
cơ sở lý luận để chúng tơi có những khảo sát ban đầu cũng như đưa ra phương
pháp giảng dạy kết hợp với hoạt động vui chơi và khả năng thành công của
phương pháp
- Giá trị khoa học
Đề tài đã đưa ra thực trạng rõ nét nhất về việc dạy và học môn tiếng Việt

cho trẻ điếc cũng như chứng minh phương pháp áp dụng hoạt động vui chơi
vào việc học là có cơ sở khoa học và tính khả thi đáng tin. Cơng trình làm
sáng tỏ tình trạng dạy học mơn tiếng Việt lớp 2 cho trẻ điếc và biện pháp để
nâng cao hiệu quả dạy và học bằng NNKH thơng qua các trị chơi giải trí.
- Giá trị thực tiễn

4


Kết quả của luận văn sẽ là một tài liệu quý giá giúp cho các nhà quản lý,
phụ huynh, giáo viên, người hỗ trợ, đặc biệt giúp cho các nhà giáo dục viết
sách giáo khoa có cái nhìn khách quan và có những định hướng chiến lược để
hỗ trợ trẻ khuyết tật trong thời gian tới để việc học tập của trẻ ngày càng được
nâng cao.
7. Kết cấu của đề tài: ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo,
Luận văn bao gồm
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng dạy học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa
bàn Hà Nội
Chương 3: Đề xuất thử nghiệm một số giải pháp trong phương pháp dạy
học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2

5


NỘI DUNG

1.1.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Hệ thống khái niệm cơ bản
Tật điếc: Sự tiếp nhận âm thanh của bộ máy thính giác có thể khơng đầy

đủ và trung thực, thậm chí bị mất… Hiện tượng này có thể xảy ra ngay từ tai
ngồi. Trong ống tai có nhiều ráy, làm cản trở sóng âm vào màng hoặc màng
nhĩ quá dày, kém rung động làm ảnh hưởng đến âm thanh nghe được. Đặc
biệt ở tai giữa rất hay bị viêm nhiễm (chảy mủ tai) làm cho âm thanh không
thể truyền vào tai trong làm chúng ta không nghe được hoặc nghe rất ít. Đặc
biệt tai trong là bộ phận rất nhạy cảm với một số độc tố làm suy giảm khả
năng nghe và khả năng hiểu gây ra mất thính lực nặng.
Trẻ khiếm thính ( Heading impaired children): trẻ khiếm thính là những
trẻ bị suy giảm chức năng nghe ở các mức độ khác nhau, dẫn đến khó khăn
trong giao tiếp và ảnh hưởng đến q trình nhận thức của trẻ
Trường chuyên biệt ( Speacail school) : Là loại hình trường học được
thiết lập dành riêng cho những trẻ em khơng học trường bình thường.
1.1.1. Ngƣời khiếm thính: biểu hiện, nguyên nhân, phân loại
Biểu hiện:
Người khiếm thính là người có sự suy giảm sức nghe ở các mức độ khác
nhau, dẫn đến sự khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh ngơn
ngữ, làm hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến quá trình
nhận thức của người. Hay đơn giản hơn, khi một đứa người không thể nghe
được âm thanh như những đứa người cùng tuổi, chúng ta nói rằng, người bị
khiếm thính. Việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho người khiếm thính, thì khó
khăn lớn nhất là dạy người học nói. So sánh với những người mắc khuyết tật
khác và những người bình thường, người khiếm thính có những khó khăn,

6


thuận lợi, được đánh giá theo các kĩ năng cần thiết cho việc hình thành hoạt

động giao tiếp dưới đây:
a. Lời nói: Có thể sử dụng âm thanh nhưng sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng
khi nói
b. Hiểu: Thường gặp khó khăn nghiêm trọng khi hiểu ngơn ngữ nói nhưng
có thể hiểu tình huống và cử chỉ
c. Cử chỉ: Biết sử dụng cử chỉ để thể hiện
d. Chơi đùa: Giống như những người cùng tuổi khác
e. Sự chú ý: Giống như những người cùng tuổi khác
f. Nghe: Khó khăn. Mức độ nghiêm trọng của nó tùy thuộc vào sức nghe
của người khiếm thính.
g. Bắt chước: Giống như những người cùng tuổi khác, nhưng khó khăn
khi bắt chước âm thanh hoặc từ.
h. Các hoạt động thường ngày: Giống như những người cùng tuổi khác.
1.1.2. Nguyên nhân
Ở người, tai là cơ quan thính giác, vì vậy, tật khiếm thính là do những
khuyết tật ở tai gây nên. Tuy nhiên, không giống với những tật khác, rất ít
người bị khiếm thính được phát hiện kịp thời. Một người khiếm thính trơng
hồn tồn bình thường.

7


Hình 1.1 Lát cắt dọc của tai

Âm thanh từ ngồi, đập vào màng nhỉ, qua tai giữa vào ốc tai

8


Hình 1.2. Sự kết nối những sợi nang lơng trong ốc tai và dây thần kinh thính giác


Hình 1.3. Thần kinh thính giác chuyển tín hiệu âm thanh lên não

Phân loại
Có nhiều cách phân loại điếc, nhưng cách phân loại dựa trên tiêu chí thính lực
của người là phổ biến hơn cả.
Mức độ

Khả năng nghe

Điếc nhẹ ( 20 – 40dB)

Nghe được những âm thanh có âm
lượng lớn hơn bình thường

Điếc trung bình ( 40 – 70dB)

Chỉ nghe được nhờ máy trợ thính

Điếc nặng, điếc sâu ( 70 – 90dB)

Chỉ nghe được rất ít, dù có đeo máy
trợ thính

Bảng 1.1. Bảng phân loại mức độ điếc

9


1.1.3. Những nét đặc trưng tâm lí của người khiếm thính có ảnh hưởng tới

việc phát triển ngơn ngữ kí hiệu
Những đặc điểm tâm lý của người khiếm thính cũng có ảnh hưởng
khơng nhỏ tới việc phát triển Ngơn ngữ kí hiệu, trong đó phải kể đến hai hoạt
động chính của tâm lí đó là: cảm giác và tri giác
Bất kì quá trình nhận thức nào cũng bắt đầu từ hai q trình tâm lí là cảm
giác và tri giác. Trong đó, cảm giác là nền tảng cảm tính của nhận thức, nó
phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật cịn tri giác lại là hình ảnh tồn
vẹn của sự vật trong nhận thức của chúng ta. Trong những dạng cảm giác
khác nhau, thì cảm giác nghe và cảm giác nhìn là hai loại cảm giác cơ bản
nhất trong việc thu nhận thơng tin, qua đó con người mới nhận thức được thế
giới. Người khiếm thính do bị mất sức nghe, vì vậy, sẽ mất ln cả những
kiến thức mà họ có thể tiếp nhận được nhờ cảm giác nghe đem lại. Trong đó,
hậu quả nghiêm trọng nhất là việc khơng tiếp nhận được âm thanh lời nói. Sự
phá hủy tri giác về tiếng nói của người xung quanh kéo theo sự phá hủy q
trình hình thành ngơn ngữ. Trong thực tế, người khiếm thính sẽ bị câm nếu
khơng được phát hiện sớm những khó khăn về thính giác và được hỗ trợ bằng
những phương pháp chuyên biệt trong việc tiếp nhận ngơn ngữ. Do đó, mà
với người khiếm thính, cảm giác thị giác và cảm giác vận động có vai trị đặc
biệt quan trọng.
Thị giác của con người đóng vai trị chủ yếu trong nhận thức thế giới
xung quanh và trong việc tiếp nhận ngôn ngữ. Như trên đã nhận xét, quy luật
bù trừ nhiều khi đem lại cho con người những khả năng vượt trội, trong
trường hợp này, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, cảm giác và tri giác
nhìn ở người khiếm thính khơng kém so với người thường, thậm chí cịn tích
cực và tinh nhạy hơn. Bởi vậy, người khiếm thính thường để ý đến chi tiết
nhỏ của thế giới xung quanh mà người thường khơng để ý. Điều này có ý

10



nghĩa rất quan trọng trong việc học ngơn ngữ kí hiệu. Cũng tương tự như thế
với cảm giác vận động của con người.
1.2.

Vài nét về trẻ điếc

1.1.2 Đặc điểm về cảm giác, tri giác
Trong việc tiếp nhận ngôn ngữ, cảm giác, tri giác thì thính giác có vai trị
quan trọng đặc biệt. Trên cơ sở này diễn ra sự phát triển các hình thái chủ
động và bị động của lời nói. Nghe được tiếng nói của người xung quanh, đứa
trẻ bắt chước và bập bẹ được những từ đầu tiên. Nhờ lời nói, đứa trẻ nhận
được những thơng tin cơ bản, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm mà
người lớn truyền cho. Sự phá hủy tri giác về tiếng nói của những người xung
quanh tự nhiên sẽ kéo theo sự phá hủy q trình hình thành ngơn ngữ tích
cực. Trẻ Điếc khơng thể tự mình lĩnh hội được những ngôn ngữ một cách tự
nhiên. Sự thực là, trẻ Điếc sẽ bị câm nếu trẻ không được phát hiện sớm.
Với trẻ bình thường, chúng chủ yếu dựa vào cảm giác nghe và vận động,
còn tri giác là thứ yếu. Với trẻ Điếc thì ngược lại, cảm giác thị giác và cảm
giác vận động là hai yếu tố hình thành nên nhận thức ở trẻ Điếc; trong đó, thị
giác trở thành yếu tố chủ đạo và chủ yếu nhất để hình thành tiếng nói. Thậm
chí có trẻ chỉ dựa vào tri giác để tiếp nhận ngôn ngữ. Rất nhiều những nghiên
cứu đã chứng minh được rằng cảm giác và tri giác của trẻ Điếc không hề kém
so với trẻ thường thậm chí cịn nhận bén hơn. Ví dụ:
- Phân biệt màu sắc: Việc phân biệt màu sắc gần giống nhau như: xanh
- tím, đỏ - da cam thì trẻ Điếc phân biệt tinh tế hơn so với trẻ bình thường.
- Phân biệt người tiếp xúc: Trẻ Điếc có thể nhận thấy từng chi tiết về
khn mặt, thân hình, cách ăn mặc, màu sắc và chất liệu của quần áo nhanh
hơn trẻ bình thường.

11



- So sánh những bức tranh của trẻ Điếc với trẻ bình thường, chúng ta thấy
bức tranh của trẻ Điếc có nội dung phong phú tỉ mỉ hơn và đặc biệt là khi
vẽ người.
1.2.2. Đặc điểm về trí nhớ
Một cơng trình nghiên cứu quá trình ghi nhớ ba dạng từ sau của học sinh
Điếc và học sinh nghe được:
- Những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận bằng mắt.
- Những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật thu nhận nhờ cơ
quan xúc giác.
- Những từ biểu thị hiện tượng âm thanh.
Kết quả thu được cho thấy rằng, giữa học sinh Điếc và học sinh nghe nói có sự khác nhau rất ít trong việc ghi nhớ những từ trong phạm vi lĩnh hội
bằng mắt. Và trẻ Điếc khác xa trẻ nghe được trong việc ghi nhớ những từ biểu
thị âm thanh. Trong khi đó, so với trẻ nghe được, trẻ Điếc ghi nhớ tốt hơn
những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật tiếp nhận nhờ xúc giác và
chúng có thể ghi nhớ được những từ biểu thị những hiện tượng âm thanh.
Thậm chí chúng có khả năng nhớ tốt hơn người khác những từ biểu thị những
âm phát ra từ những con vật nuôi trong nhà và những từ phát ra từ tiếng máy;
khó ghi nhớ những từ biểu thị những âm thanh cường độ nhỏ.
1.2.3. Đặc điểm về tƣởng tƣợng, tƣ duy và tính sáng tạo
Trẻ Điếc thiếu hụt ở mức lớn khả năng tưởng tượng. Nguyên nhân là do
quá trình hình thành ngơn ngữ ở trẻ khơng đầy đủ và hồn chỉnh nên tư duy
trừu tượng bị hạn chế. Mặc dù thị giác của trẻ đạt mức độ cao và sống động
nhưng sự hình thành tư duy bằng khái niệm quá chậm, làm chúng rất khó
thốt khỏi ý nghĩ cụ thể, nghĩa đen của từ. Điều đó làm khó khăn cho sự hình
thành hình tượng mới.
Ở trẻ Điếc, trước thời gian tiếp nhận ngơn ngữ hoặc ngay cả trong q
trình tiếp nhận ngơn ngữ đã có thời gian dừng lại ở mức độ tư duy trực quan –
12



hình tượng, nghĩa là chúng suy nghĩ khơng bằng lời mà bằng những hình ảnh,
hình tượng. Sự diễn đạt bằng hình tượng được trẻ Điếc tri giác với nội dung
sự vật theo nghĩa đen của nó. Cách diễn đạt đó khơi dậy ở trẻ những biểu
tượng cụ thể, những hình ảnh đơn nhất, gây khó khăn cho việc mở rộng hiểu
biết về hiện tượng và sự vật. Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi hỏi trẻ Điếc
“Bàn tay vàng là gì?” trẻ sẽ trả lời “ làm bằng vàng”, “tay màu vàng”. Điều đó
cho thấy, trẻ Điếc khơng hề có khái niệm nào với những khái niệm trừu
tượng, hình ảnh ẩn dụ,…
1.2.4. Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ Điếc
Mặc dù bị khuyết tật về thính giác nhưng trí tuệ, não bộ cũng như các
dây thần kinh của trẻ Điếc hồn tồn bình thường so với trẻ nghe – nói. Trẻ
Điếc có bộ não và các dây thần kinh chỉ huy đều phát triển và hoạt động bình
thường, trẻ Điếc vì cơ quan phân tích thính giác bị tổn thương chính vì thế
việc tiếp nhận âm thanh để tiếp thu ngơn ngữ gặp khó khăn. Nếu cải thiện
được vấn đề này thì trẻ Điếc sẽ có điểm xuất phát rất bình thường.
Đối với những trẻ mất thính giác từ nhỏ thì việc học hỏi ngơn ngữ nói là
rất khó. Bởi quy trình học ngơn ngữ của trẻ bị Điếc tuân thủ theo từng bước
một.[18, tr.3].
Chú ý

=
=>

Nhìn
Bắt chước
Luân phiên

=

Chơi

=>

=>

=
Hiểu

=>

=
Cử chỉ

Khác với trẻ nghe được, cơ sở của phát triển của trẻ Điếc khơng phải là
cảm giác thính giác mà là những cảm giác thị giác, cảm giác vận động, cảm
xúc – rung.

13


Tiêu chí
Vốn từ vựng giao

Trẻ nghe - nói

Trẻ Điếc

500 – 700


200 – 300

Có. Ngày càng phức

Có. Đơn giản.

tiếp
Cấu trúc ngữ pháp

tạp
Kiểu câu sử dụng

Mệnh đề. Hỏi. Điều

Đơn. Hỏi.

kiện. Nghĩa bóng.
Kỹ năng, thành tựu

Biết đọc. Biết viết

Sử dụng NNKH. Biết viết

Bảng 1.2: Khả năng ngơn ngữ giữa trẻ nghe nói – trẻ Điếc
Biết đọc, biết viết là một trong những thành tựu quan trọng trong sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ khi bắt đầu đi học. Nếu trẻ mẫu giáo học nói và
hiểu ngơn ngữ thì trẻ đầu cấp tiểu học học viết, học đọc. Đọc đòi hỏi phải
nắm bắt được ngữ âm và có kỹ năng giải mã bảng chữ cái. Kỹ năng viết địi
hỏi trẻ hồn thiện kỹ năng vận động tinh để có thể viết các chữ cái.
Đọc phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của bộ máy phát âm và cơ chế tạo âm

thanh lời nói của bộ máy ấy đảm nhiệm. Bộ máy phát âm của trẻ Điếc không
bị tổn thương nhưng trẻ lại không thể phát âm thành tiếng (xem thêm một số
đặc điểm cơ bản về tật Điếc) thay vào đó trẻ Điếc sẽ “đọc” những âm, từ đó
bằng NNHK. Ở Nhân Chính và Xã Đàn giáo viên ln luyện khẩu hình miệng
cho trẻ Điếc. Điều này cũng vô cùng quan trọng trong việc trẻ học từ vựng,
khu biệt từ này với từ khác, những từ đồng âm nhưng khác nghĩa trong giao
tiếp. (xem thêm chương 2)
Hoạt động thần kinh cấp cao và các giác quan của trẻ điếc giai đoạn từ 0
đến 8 tuổi
Khoa học thần kinh nhận thức khẳng định rõ ràng rằng hệ thống thần
kinh là nơi đặc quyền cho sự phát triển tri thức và hình thành các cơng cụ cơ
bản cho việc học tập. Giống như tất cả những cơ quan khác triong cơ thể, hệ

14


thống thần kinh bao gồm các bộ phận hoạt động một cách ăn khớp, hướng đến
việc thu nhận kiến thức. Đó cũng là vai trị của các giác quan và não bộ điều
khiển các hoạt động chuyên biệt và cần thiết, ví dụ như việc tập hợp các thơng
tin động cơ, xử lý thông tin và tạo ra tri thức.
Để hiểu rõ và nhận thức được đúng vai trò của hệ thần kinh trong việc lĩnh
hội kiến thức, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc miêu tả bộ
máy học tập.
Bảng 1.3 Sơ đồ bộ máy học

8 giác quangữ
Ngoại biên

Nơ ron = tế bào và phần
kéo dài

Não bò sát

Hệ thống thần kinh

Não thú
Trung ương
Não người
- Bán cầu não trái
- bán cầu não phải
Các giác quan giúp khai tâm việc học và chất đầy trí nhớ. Tất cả những
kí ức mà chúng ta có đều góp phần vào việc xây dựng kiến thức mới. Quá
trình lĩnh hội kiến thức được bắt đầu từ các kích thích đến từ một số các nhân
tố mơi trường. Các nhân tố này có khả năng kích hoạt các cơ quan thụ cảm
giác quan khác nhau. Các kích thích này kích động các giác quan và mở các
cửa nhập thông tin. Các giác quan trở thành cơ quan ni dưỡng trí thơng
minh và tiên phong cho việc lĩnh hội kiến thức mặc dù với bất kì người học ở

15


cấp độ hay độ tuổi nào hay ở mức độ nhận thức nào. Mỗi giác quan chiếm
giưa một phần đặc thù trên não. ở đó những cảm nhận đến từ hệ thống thần
kinh ngoại vi được lưu trữ. Sự lưu trữ các cảm giác này biểu hiện dưới hình
ảnh tinh thần. Khi chúng ta nghe một âm thanh, chúng ta hình dung ra ln
hình ảnh nhưng chính âm thanh làm cho hình ảnh hiện ra. Invanov nhận xét
“trong số các hình ảnh, tư duy cần nhất là hình ảnh thị giác. Phản ảnh thị giác
bao quát bối cảnh rộng hơn nhiều so với hình ảnh âm thanh và vận động và
nhất là bao qt ngay từ đầu”
1.3. Ngơn ngữ kí hiệu của ngƣời điếc
1.3.1: Ngơn ngữ kí hiệu là gì?

Có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm ngơn ngữ kí hiệu (sign language).
Định nghĩa trong một số tài liệu thường gặp, ngơn ngữ kí hiệu (ngơn ngữ dấu
hiệu, thủ ngữ) là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người Điếc sử dụng nhằm
chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ cơ thể và nét mặt thay cho lời nói.

Hình 1.3: Bảng chữ cái ngón tay

16


1.3.2. Ngơn ngữ kí hiệu ở Việt Nam
T.S Nguyễn Thị Hoàng Yến, trong luận văn Tiến Sĩ đã chỉ ra bốn biện
pháp chính cho việc giáo dục trẻ Điếc trong cuốn “Các biện pháp tổ chức
giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho khuyết tật thính giác vào lớp 1” được
công bố năm 2001 tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Các biện pháp đó là:
can thiệp sớm, hệ thống hỗ trợ trẻ Điếc trong trường hợp hòa nhập, tạo mơi
trường thích hợp cho giáo dục hịa nhập. Trong đó thì can thiệp sớm là biện
pháp tốt nhất, cần nhất và có ý nghĩa nhất cho sự phát triển ngơn ngữ trẻ Điếc
từ khi cịn nhỏ. Bà cũng nhấn mạnh, can thiệp sớm còn mang ý nghĩa xã hội
lớn như sự chia sẻ và trợ giúp cho gian đình trẻ khuyết tật.[16].
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của mơi trường gia
đình, những người hướng dẫn là các bậc cha mẹ trong việc giáo dục trẻ Điếc
là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chính vì thế việc hỗ trợ, giúp đỡ họ về việc
học NNKH cũng như là hiểu sâu những kiến thức có liên quan đến tật của con
em mình là việc làm cần phải thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả thì việc tiếp
cận với trẻ Điếc mới thuận lợi.
1.3.3. Một số vấn đề của ngơn ngữ kí hiệu
Ngơn ngữ kí hiệu có tính tượng hình
Khi chúng ta suy nghĩ về ngơn ngữ nói, chúng ta nhìn nhận nó như là
một hệ thống “nghe - phát âm”. Việc phát âm và hiểu được nghĩa thực hiện

bằng sử dụng các bộ phận của cơ qua cấu âm: lưỡi, răng, môi, hơi thở, tai và
nhận thức để tiếp nhận ngơn ngữ đó. Khi chúng ta suy nghĩ về NNKH, chúng
ta đã nhìn nhận nó như là một hệ thống “thị giác-dùng tay”: việc “phát âm”
được thể hiện bằng việc sử dụng tay, trong khi mắt tiếp nhận ngơn ngữ đó.
Chính bởi vì tính tượng hình về mặt thị giác đóng một vai trị quan trọng
đặc biệt. Do vậy, đặc điểm nổi bật của NNKH là tính tượng hình. Các kí hiệu
thường có tính chất biểu thị, mô phỏng các sự vật hiện tượng bằng biểu tượng
17


không gian của bàn tay. Khi làm dấu với tốc độ bình thường, các kí hiệu được
tạo ra nhanh vừa đủ để không bị phát hiện ra đặc điểm tượng hình.
Có những kí hiệu gần giống những động tác cử chỉ điệu bộ (ví dụ:ăn,
uống….- Kí hiệu Hà Nội). Cũng có những kí hiệu mơ tả một phần đặc điểm
của sự vật, hiện tượng, hành động… (ví dụ: ơng, bà, con mèo…- Kí hiệu Hà
Nội). Chính vì phần lớn các kí hiệu đề tượng trưng, mơ tả cho tồn bộ hoặc
một phần sư vật, hiện tượng, hành động… điều này tạo nên tính tượng hình
của NNKH.
Ngơn ngữ kí hiệu có cấu trúc và hình thái riêng biệt
NNKH có khuynh hướng giải quyết vấn đề hình thái hộc về khơng gian
mà khơng phải vấn đề trật tự
Ví dụ: để diễn tả ý “tơi sẽ đến thăm anh”
Ngơn ngữ nói: phải theo thứ tự từng từ :Tơi/sẽ/đến/thăm/anh
NNKH: sẽ làm kí hiệu: tơi/anh/(đến) thăm/và các kí hiệu này được làm
trong khơng gian. Rõ ràng thứ tự sắp đặt các kí hiệu khơng theo ý diễn tiến
của lời nói và khơng theo logic của tư duy người nghe
NNKH thường có cấu trúc ngữ pháp khác với cáu trúc ngữ pháp của
ngơn ngữ nói do tính ám chỉ cua rnos qui định. Chẳng hạn, ngơn ngữ nói
tiếng Anh có cấu trúc: chủ ngữ- động từ- bổ ngữ (S – V- O) thì NNKH Anh
có cấu trúc: chủ đề- lời dẫn (cũng tương tự vói NNKH Việt Nam). Làm kí

hiệu theo cấu trúc này tức là đối tượng, sự vật có liên quan được nêu lên, nhắc
đến trước, sau đó mói dẫn giải them thơng tin.
Ngơn ngữ kí hiệu có tính đa dạng
Tính đa dạng của NNKH trước hết thể hiện ở các hình thái đa dạng của
NNKH ở các vùng, miền khác nhau trên thế giới, giữa các quốc gia, dân tộc,
thậm chí giữa các địa phương thường có một số điểm giống nhau nhưng nhìn

18


×