Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.63 KB, 9 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI
3.1 TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng.
Hạch toán kế toán ra đời là một nhu cầu tất yếu khách quan của sự phát
triển kinh tế của xã hội loài người. Đó là một công cụ đắc lực trong việc quản lý
các hoạt động kinh tế tài chính. Tuỳ từng thời kỳ mà kế toán được sử dụng sao
cho phù hợp với mục tiêu, chính sách của Đảng và nhà nước mà không ngoài nội
dung phục vụ cho quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong giai đoạn đó.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, việc hạch toán kế toán như thế nào
là phụ thuộc vào điều kiện và yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp, nhà
nước chỉ có những thông tư hướng dẫn để các doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện,
tình hình cụ thể của mình mà vận dụng cho thích hợp. Tuy nhiên, chế độ kế toán
mới được ban hành phát sinh nhiều vấn đề trong thực tế cần phải hoàn thiện để
phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy yêu cầu đổi mới và hoàn
thiện công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng là một nhu
cầu hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong nghành thương mại cũng
như trong toàn bộ nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp thương mại với chức năng chủ yếu là lưu thông hàng
hoá thì nghiệp vụ bán hàng là khâu vận động cuối cùng của hàng hoá, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, phản ánh kết quả kinh doanh trong một thời kỳ. Vì
thế kế toán nghiệp vụ bán hàng có vai trò quan trọng trong quá trình thu thập xử
lý, cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, cung cấp những tài liệu về quá trình
tiêu thụ hàng hoá giúp cho việc đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy hoạt động bán hàng, tăng tốc độ chu chuyển vốn từ đó nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Từ đó cho thấy kế toán nghiệp vụ bán hàng đóng vai trò to lớn trong
công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp. Đó chính là lý do để mỗi doanh
nghiệp thương mại phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng của mình.
3.1.2 Nội dung của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng.


Việc hoàn thiện phải dựa trên tình hình thực tế kinh doanh của các doanh
nghiệp đã trải qua nhiều năm hoạt động tìm ra được những hạn chế kết hợp với
các quy định của chế độ kế toán rồi đưa ra hướng giải quyết khắc phục. Quá trình
hoàn thiện phải dựa trên tất cả các mặt :
- Chứng từ sử dụng :
Chứng từ kế toán phải được lập một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác
đúng với những quy định cụ thể trong chế độ ghi chép ban đầu. Bởi vì, những
chứng từ kế toán này là cơ sở pháp lý để tiến hành hạch toán, là căn cứ để kiểm
tra tính chính xác trong quá trình ghi sổ, đảm bảo ghi chép các nội dung cần thiết,
đảm bảo tính hợp pháp hợp lý của chứng từ. Đồng thời nó là căn cứ để xác định
trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình bán hàng, từ đó là căn cứ để xác định
đúng kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định
1141/TC/CĐ kế toán ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán
về bán hàng bao gồm :
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Phiếu thu
- Các chứng từ khác có liên quan : chứng từ ngân hàng, hoá đơn vận chuyển bốc
dỡ…
- Tài khoản sử dụng :
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số
1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Nó bao gồm các quy định thống nhất
về số lượng tài khoản, tiểu khoản sử dụng, tên tài khoản tiểu khoản, nội dung và
kết cấu của tài khoản.
- Tổ chức hạch toán ban đầu :
Tổ chức hạch toán ban đầu đòi hỏi kế toán trưởng phải quy định cụ thể
những người chịu trách nhiệm ghi chép thông tin về các nghiệp vụ kinh tế vào

chứng từ kế toán đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ kế toán. Quy định trình tự
luân chuyển chứng từ đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế. Bởi vì tính chính xác,
đầy đủ, kịp thời, hợp lệ, hợp pháp của chất lượng công tác kế toán được quyết
định ở hạch toán ban đầu.
- Tổ chức vận dụng hình thức sổ sách kế toán phù hợp.
Sổ kế toán dùng để ghi chép tổng hợp, chỉnh lý và hệ thống hoá các số liệu,
là cầu nối liên hệ giữa chứng từ kế toán và báo cáo kế toán. Sổ kế toán bao gồm
sổ chi tiết và sổ tổng hợp để cung cấp số liệu lập các báo cáo tài chính. Do đó, tổ
chức khoa học hệ thống sổ kế toán sẽ giảm thiểu mức thấp nhất công việc ghi
chép nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý.
3.1.3 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng.
Để đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nghiệp
vụ bán hàng phải đảm bảo một số yêu cầu sau :
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng các quy định của chế độ kế toán
doanh nghiệp và cơ chế tài chính hiện hành. Mỗi quốc gia đều có các cơ chế
quản lý kinh tế nhất định và hệ thống chế độ kế toán được ban hành phù hợp
với cơ chế quản lý kinh tế của quốc gia đó. Do vậy, mỗi đơn vị kinh tế cụ thể
phải chấp hành đúng chế độ và vận dụng sao cho phù hợp với đơn vị mình, có
thể cải tiến một cách linh hoạt không trái với các quy định, thể lệ của Nhà
nước.
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vận dụng, sửa đổi trong phạm vi nhất
định của hệ thống kế toán sao cho thích ứng với đặc điểm yêu cầu riêng của
doanh nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Phải đảm bảo đáp ứng được những thông tin chính xác, kịp thời với yêu cầu
quản lý, bảo đảm tiết kiệm chi phí làm sao dem lại hiệu quả, lãi cho doanh
nghiệp.

3.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
Gần 40 năm tồn tại và phát triển không ngừng, công ty xuất nhập khẩu

nông sản thực phẩm Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, không chỉ về
cơ sở vật chất ngày càng lớn mạnh và trình độ của cán bộ, công nhân viên trong
công ty cũng ngày càng được hoàn thiện và nâng cao.
Từ một doanh nghiệp nhà nước được nhà nước bao cấp toàn bộ trong nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung nay chuyển sang nề kinh tế thị trường có sự định
hướng của nhà nước, công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội đã có
những chuyển biến tích cực. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh diễn
ra gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các lĩnh vực kinh tế với nhau, nhiều
doanh nghiệp đã không đứng vững được đi đến giải thể hoặc phá sản. Song đối
với công ty do đã nhận thức được kịp thời nội dung hoạt động của các quy luật
kinh tế trong nền kinh tế thị trường cùng vơí sự thay đổi những mặt không phù
hợp, những mặt yếu kém để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Từ đó
công ty đã đưa ra nhiều giải pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó
khăn, hoà nhịp sống với nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, để
đứng vững và phát triển được buộc các doanh nghiệp phảI tự mình kinh doanh có
lãi.
Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội cũng nằm trong guồng
quay của nền kinh tế thị trường như các doanh nghiệp khác. Do vậy mà tự bản
thân công ty phải tìm các nguồn vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh, đồng
thời phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Từ nhận thức “tiêu thụ
để tồn tại và phát triển” trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá mà không bán
được thì doanh nghiệp đó không thể tồn tại lâu được nếu không tìm hướng khác.
Do vậy công ty rất quan tâm tới vấn đề đầu ra, vấn đề này cũng rất phù hợp với
yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đó cũng là lý do cho thấy công ty đứng vững
và phát triển được trong nền kinh tế thị trường trong khi một số doanh nghiệp
khác phải tiến hành giải thể và phá sản.
Công tác kế toán là một bộ phận đắc lực để hạch toán các chi phí đầu vào
và kết quả đầu ra, từ đó xác định được kết quă hoạt động kinh doanh của công ty
là lãi hay lỗ kể từ đó quyết định có nên tồn tại hay chấm dứt hoạt động kinh
doanh đó. Từ việc quan tâm đến vấn đề bán hàng mà trong quản trị doanh nghiệp,

bộ phận kế toán đã quan tâm thích đáng tới việc kế toán nghiệp vụ bán hàng bên
cạnh các phần hành kế toán khác.
Để hàng hoá của công ty bán được, công ty rất quan tâm đến chất lượng,
mẫu mã hàng hoá nhập về đồng thời chữ tín đối với khách hàng cũng được công
ty chú trọng.
Hiện nay công việc kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ bán hàng nói
riêng ở công ty đã thực sự đi vào nề nếp, ổn định đáp ứng được các yêu cầu quản
lý kinh tế hiện nay. Tuy nhiên do còn nhiều tác động của yếu tố chủ quan cũng

×