Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu giải pháp thu hút và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.....

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

ĐOÀN THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THU HÚT
VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành; Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... V
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. VII
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. VIII
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2


3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC CNTT ............................................................................................................ 4
1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm của ngành CNTT .......................................................................... 7
1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT .................................................................. 9
1.4. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT ................................................. 11
1.5. Vai trò của CNTT trong phát triển kinh tế xã hội ........................................ 13
1.5.1. CNTT hình thành nền kinh tế tri thức .................................................. 13
1.5.2. CNTT với q trình hội nhập và tồn cầu hố ..................................... 14
1.5.3. CNTT đóng vai trị động lực phát triển của nền kinh tế ....................... 15
1.5.4. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT .................. 16
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển nguồn nhân lực CNTT ................. 18
1.6.1. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT18
1.6.1.1 Yếu tố c
1.6.1.2 Yếu tố chất

s c c

s c

u

t u

t

ực CNTT............ 18


ợng nhân lực ........................................................................ 18

1.6.1.3 Yếu tố giáo dục ào tạo .............................................................................. 19
1.6.2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT 19

i


1.6.2.1 Yếu tố ầu t & ội nhập quốc tế ............................................................. 19
1.6.2.2 Yếu tố nhận thức cộ g ồng ...................................................................... 20
1.6.2.3 Yếu tố khoa học - công nghệ ..................................................................... 20
1.6.2.4 Yếu tố trì

ộ phát triển kinh tế, chính trị - xã hội ............................. 21

1.7. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT của một số nước và một số
thành phố của Việt Nam .................................................................................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 29
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC CNTT TỈNH QUẢNG NINH..................................................................... 30
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh ............................ 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 30
2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh[11] ................................... 31
2.2. Đánh giá tác động của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến sự phát triển của
công nghệ thông tin ........................................................................................... 33
2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................. 33
2.2.2. Khó khăn ............................................................................................. 34
2.3. Thực trạng ứng dụng phát triển công nghệ thông tin ................................... 34
2.3.1. Tại các cơ quan Đảng, đồn thể chính trị ............................................. 34

2.3.2. CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ........................... 36
2.3.3. CNTT trong các đơn vị giáo dục và cơ sở y tế ..................................... 37
2.3.4. CNTT trong các doanh nghiệp ở Quảng Ninh[9] ................................. 39
2.3.5. Dự báo phát triển CNTT của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ............. 40
2.3.5.1 Ứng dụng công nghệ t ô g t

tro g cơ qua Đả g và N à

2.3.5.2 Ứng dụng công nghệ t ô g t

tro g ời số g vă

óa x

ớc ..... 40
ội ........... 42

2.4. Thực trạng nguồn nhân lực CNTT tỉnh Quảng Ninh [8].............................. 42
2.4.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà
nước .............................................................................................................. 48
2.4.2. Nguồn nhân lực CNTT trong các đơn vị giáo dục và y tế .................... 50
2.4.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp .................. 52

ii


2.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực CNTT ............... 54
2.5.1. Công tác đào tạo và bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực CNTT
trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ............................................................ 54
2.5.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực CNTT

trong các các đơn vị giáo dục và y tế ............................................................. 56
2.5.3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực CNTT
trong các doanh nghiệp ................................................................................. 57
2.7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT ....... 58
2.7.1. Yếu tố bên trong .................................................................................. 58
2.7.1.1 Yếu tố về c
2.7.1.2 Yếu tố chất

s c

u

t u

t

ực CNTT ............................ 58

ợng nhân lực CNTT ............................................................. 60

2.7.1.3 Yếu tố về chất

ợ g ào tạo ...................................................................... 63

2.7.2. Yếu tố bên ngoài ................................................................................. 65
2.7.2.1 Yếu tố ầu t & ội nhập quốc tế .............................................................. 65
2.7.2.2 Yếu tố nhận thức cộ g ồng ....................................................................... 67
2.7.2.3 Yếu tố phát triển khoa học – công nghệ ................................................... 69
2.7.2.4 Yếu tố kinh tế, chính trị - xã hội................................................................. 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 74

CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 75
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC
CNTT Ở TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................ 75
3.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 . 75
3.2. Dự báo phát triển nguồn nhân lực CNTT Quảng Ninh trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước. .................................................................................................. 76
3.3. Dự báo phát triển CNTT và nguồn nhân lực CNTT tỉnh Quảng Ninh ......... 77
3.3.1. Dự báo phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ..................................... 77
3.3.2. Dự báo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ........................ 78
3.4. Một số giải pháp thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT tỉnh Quảng Ninh85
3.4.1. Giải pháp về chính sách ưu đãi, thu hút nhân lực CNTT ...................... 85

iii


3.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực CNTT ................................... 89
3.4.3. Nâng cao chất lượng đào tạo ............................................................... 93
3.4.4. Giải pháp về đầu tư & hội nhập quốc tế ............................................... 97
3.4.5. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng .......................................... 100
3.5. Khuyến nghị ............................................................................................. 103
3.5.1. Đối với U N tỉnh, tác giả có một số những khuyến nghị ............... 103
3.5.2. Đối với các CQNN, tác giả có những khuyến nghị ............................ 103
3.5.3. Đối với Hiệp hội, đặc biệt là Hội tin học Quảng Ninh, các Khu công
nghiệp của tỉnh, tác giả xin khuyến nghị ..................................................... 104
3.5.4. Đối với các đơn vị đào tạo CNTT, tác giả khuyến nghị .................... 104
3.5.5. Đối với các doanh nghiệp, tác giả có các khuyến nghị ...................... 105
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 105
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 108


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

CQNN

Cơ quan nhà nước

CNTT

Công nghệ thông tin

CIO

Giám đốc Công nghệ thông tin

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KTXH

Kinh tế xã hội

CSDL


Cơ sở dữ liệu.

TT&TT

Thông tin và Truyền thông

KH&CN

Khoa học và công nghệ

G &ĐT

Giáo dục và Đào tạo

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

LĐ-TB&XH

Lao động – Thương binh và Xã hội

CPU

Bộ vi xử lý

PC

Máy tính cá nhân


FDI

Vốn đầu tư nước ngồi

UNESCO

Tổ chức Văn hóa & Khoa học, Giáo dục LHQ

CQĐT

Chính quyền điện tử cấp tỉnh

HĐN

Hội đồng nhân dân tỉnh

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1. Nhu cầu nhân lực CNTT cho ngành CNTT và truyền thông của Hàn
Quốc giai đoạn 1998-2010 ....................................................................................22
Hình 1.2. Tỉ lệ số lao động CNTT được đào tạo đến năm 2008...............................25
Hình 2.1. ản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh .......................................................31
Hình 2.2. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT các cơ quan Đảng và nhà nước ..........49
Hình 2.3. Hiện trạng nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin ngành giáo dục ..............51
Hình 2.4. Hiện trạng nhân lực ngành y tế ................................................................52

Hình 2.5. ự báo dân số Quảng Ninh, 2009 – 2034 ................................................68
Hình 2.6. Tốc độ tăng trưởng G P giai đoạn 2006 – 2013 so với cả nước ..............72

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
ảng 1.1. Đầu tư của chính phủ Hàn Quốc cho phát triển nhân lực CNTT ...........23
ảng 1.2. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công nghệ cao ở TP.Đà Nẵng ..........27
ảng 2.1. Tình hình ứng dụng các phần mềm quản lý tại các cơ quan Đảng ...........35
ảng 2.2. Tình hình ứng dụng các phần mềm quản lý tại các đơn vị y tế ................39
ảng 2.3. Xếp hạng về hạ tầng nhân lực CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.............................................................................................................44
ảng 2.4. Hiện trạng nhân lực các doanh nghiệp điển hình có sử dụng nguồn nhân
lực CNTT ...............................................................................................................53
ảng 2.5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức ...............55
ảng 2.6. Cung và Cầu về nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2013 -2015 .............................................................................................................61
ảng 2.7. Công tác đào tạo cho cán bộ CNTT năm 2013 ........................................62
ảng 2.8 Hệ thống đào tạo chuyên ngành CNTT tại Mỹ và Việt Nam ....................65
ảng 2.9. Thu hút vốn F I tại Quảng Ninh (Giai đoạn 2001- 6/2012) ....................67
ảng 3.1. ự báo phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh đến 2020 ..........79

vii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của tỉnh Quảng Ninh.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới tiến sỹ Phạm Thị Thanh
Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, lãnh đạo và chuyên viên các Sở, Ban, Ngành, đặc biệt là Sở thông tin &
Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành luận văn này; cám ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động
viên, hỗ trợ tơi về tinh thần, vật chất trong q trình học tập.

Hạ Long, ngày 25/8/2014
Tác giả luận văn

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Hiện nay tại các cơ quan QLNN của Quảng Ninh, nhân lực hoạt động trong
lĩnh vực CNTT có nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng di chuyển dịng nhân lực CNTT
từ các CQNN sang các cơng ty có vốn nước ngồi; sang các doanh nghiệp … đang
diễn với chiều hướng tăng nhanh. Một số cơ quan gặp tình trạng nhân lực CNTT
vừa thiếu vừa thừa hoặc vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Một số cơ
quan lại có tình trạng bố trí sử dụng nhân lực CNTT chưa hợp lý. Thậm chí một số
CQNN chưa thực sự quan tâm đến việc tăng cường nhân lực để triển khai các ứng dụng
về CNTT nhằm chuẩn bị thực hiện lộ trình tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử như
chiến lược của Quốc gia đã đề ra.
Vì vậy đối với Quảng Ninh, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có những chính
sách phù hợp để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực CNTT

trong khối các CQNN, nhằm triển khai tốt các chương trình, dự án CNTT trên địa
bàn tỉnh trong thời gian tới. Với những lý do chính như trên, tơi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu giải pháp thu hút và sử dụng nhân lực CNTT tỉnh Quảng Ninh”
làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Chính phủ đã phê duyệt các qui hoạch; ban hành các quyết định về phát triển
nguồn nhân lực CNTT giai đoạn 2007-2012, định hướng đến 2020. Nhiều giải pháp
và chính sách cấp vĩ mơ đã được thể hiện trong các qui hoạch, kế hoạch và quyết
định của Chính phủ. Một số tỉnh thành đã xây dựng được những chính sách ưu đãi
để thu hút nhân lực CNTT về công tác và làm việc tại địa phương.
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, là cửa ngõ
giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có điều kiện đặc điểm
tự nhiên, kinh tế-xã hội thuận lợi, các ngành kinh tế phong phú, năng động, phát
triển chủ yếu như khai thác than, đóng tàu, du lịch .... Với nhiều tiềm năng, thế
mạnh, Quảng Ninh theo định hướng và mục tiêu: “Cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015”.

o đó, với sự quyết tâm của Đảng bộ

và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đang triển khai xây dựng mơ hình hồn chỉnh về hệ

1


thống Chính quyền điện tử cấp tỉnh (CQĐT) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải
cách hành chính tỉnh Quảng Ninh đã được thể hiện tại các nghị quyết của Tỉnh ủy,
HĐN

Tỉnh, cụ thể là Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần

thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 về tăng cường tiềm lực khoa học và cơng nghệ phục

vụ mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo;
quản lý điều hành; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 05/5/2012 của

CH Đảng bộ

Tỉnh Về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015,
định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 20/NQ-HĐN
HĐN

ngày 18/10/2011 của

tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015; Thông báo số 638-TB/TU ngày
21/5/2012 của Thường trực Tỉnh ủy về Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014”. Tuy nhiên tỉnh Quảng Ninh mới chỉ áp dụng các
chính sách của Trung ương đã thực hiện cho phát triển nguồn nhân lực CNTT phục
vụ địa phương nhưng đều chưa mang lại kết quả khả quan như mong muốn. Thực
trạng hiện nay về nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN, các tổ chức đoàn thể
chính trị - xã hội, các doanh nghiệp ở Quảng Ninh... nhìn chung là thiếu và yếu,
chưa có chính sách riêng để thu hút và sử dụng nhân lực CNTT của địa phương.
Với đề tài này, tôi là tác giả cuốn luận văn này đã kế thừa những kết quả nghiên cứu
trong và ngoài nước; và đưa ra một hướng tiếp cận mới nhằm khắc phục hiện trạng
thiếu và yếu về nhân lực CNTT do còn nhiều những bất cập của chính sách đang
thực thi và đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng nguồn lực CNTT tỉnh
Quảng Ninh trong những năm tới.[9]
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
 Tìm ra những yếu kém và bất hợp lý đối với hoạt động thu hút và sử dụng
nguồn nhân lực CNTT ở các CQNN tỉnh Quảng Ninh.

 Đề xuất các giải pháp chính sách về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực
CNTT để tăng cường nguồn nhân lực CNTT của khối CQNN tỉnh Quảng Ninh trong
những năm tới.

2


3. Phạm vi nghiên cứu
 Khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo, cung ứng nhân lực CNTT; thực
trạng của các chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT trong khối
CQNN ở tỉnh Quảng Ninh thời gian trước năm 2013.
 Chỉ nghiên cứu đề xuất những giải pháp chính sách về thu hút và sử dụng
nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN ở Quảng Ninh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Hệ thống tài liệu lý luận liên quan đến
nguồn nhân lực CNTT và phát triển CNTT và nguồn nhân lực phát triển CNTT.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, dự báo để đưa ra các giải pháp.
- Các phân tích, tính tốn dựa trên số liệu thu thập được từ nguồn cung cấp
chính thống ở các đơn vị Sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh (Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Cục Thống kê; Sở Lao động, thương binh và Xã hội tỉnh; Sở Nội vụ; Sở
Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin & Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo;
Sở y tế…); Văn phòng

an chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin và số liệu

trong các tài liệu tham khảo khác của các nhà khoa học, các cơng trình nghiên cứu
đã cơng bố…
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.
Chương 2. Thực trạng về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT tỉnh
Quảng Ninh.
Chương 3. Giải pháp chính sách thu hút và sử dụng nhân lực CNTT ở
Quảng Ninh.

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
1.1. Một số khái niệm
 Nguồn nhân lực KH&CN
Nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) có thể được hiểu theo những
cách khác nhau.
Theo UNESCO (United Nations' Educational, Scientific and Cultural
Organization -Tổ chức Văn hóa và Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc), nguồn
nhân lực KH&CN là "
tro g một cơ qua
gồm c c

ữ g g ờ trực t ếp t am g a vào oạt ộ g KH&CN

tổ c ức và

à k oa ọc và kỹ s

ợc trả

ơ g ay t ù ao c o ao ộ g của ọ bao


kỹ t uật v ê và

ực p ù trợ …"1. [12]

Theo cuốn KH&CN Việt Nam 20032 và cuốn “ Cẩm nang về đo lường nguồn
nhân lực KH&CN” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),3 thì nhân
lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau
đây:
1) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN;
2) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành
KH&CN nào;
3) Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một cơng việc trong một
lĩnh vực KH&CN địi hỏi trình độ tương đương.
Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể
hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học nhưng không
làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dường như quá rộng để thể hiện
nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.

1

Computing Research Association (1999), The Supply of Information Technology Workers in the
United States,
www.cra.org/reports/wits/chapter_1.html (truy cập 15/6/2013).
2
Bộ KH&CN, Khoa học và công nghệ Việt Nam 2003, Hà Nội, 2003, trang 61.
3
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”
xuất bản tại Pari, 1975.


4


Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát triển
(NCPT), hay còn gọi là R& (research and development), để thể hiện lực lượng lao
động KH&CN của mình. Trên thực tế, khi thống kê nhân lực KH&CN các đơn vị,
tổ chức thường hiểu theo nghĩa như sau:
“Nguồn nhân lực KH&CN là toàn bộ nhữ g g ời có bằng cấp chun mơn
ào ó tro g một ĩ
t ơ g

vực KH&CN và nhữ g g ờ có trì

ơ g mà k ơ g có bằng cấp và t am g a t

ộ kỹ ă g t ực tế

ờng xuyên vào hoạt ộng

KH&CN.”
Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa trên cho
nguồn nhân lực KH&CN nói chung và làm cơ sở để định nghĩa nguồn nhân lực
CNTT nói riêng.
 Khái niệm nguồn nhân lực CNTT
Trên cơ sở định nghĩa về nguồn nhân lực KH&CN được sử dụng trên, nguồn
nhân lực CNTT được định nghĩa như sau:
Nguồn nhân lực CNTT là nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực CNTT,
gồm tồn bộ những người có bằng cấp chun mơn về CNTT và những người có
trình độ kỹ năng CNTT thực tế tương đương mà không có bằng cấp về CNTT và
tham gia thường xuyên vào hoạt động CNTT.

 Khái niệm nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam
Là nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh
nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin; nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông
tin; nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và người dân sử
dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Nguồn nhân lực này là yếu tố then chốt có
ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt
Nam.
T eo B c k oa toà t

mở Wikipedia ().

Theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT,

ngày 26/10/2007 của

TT&TT, nguồn nhân lực CNTT được chia thành 3 nhóm là:
- Nhân lực CNTT trong quản lý nhà nước;

5




- Nhân lực CNTT trong công nghiệp CNTT;
- Nhân lực phục vụ ứng dụng, đào tạo CNTT.[2]
Nguồn nhân lực CNTT là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực KH&CN,
vì vậy cũng có thể được phân loại như sau:
Phân loại theo trình độ kỹ năng, gồm hai loại chính:
- Nhân lực phần cứng.
- Nhân lực phần mềm.

Phân loại theo trình độ đào tạo, bao gồm:
- Tin học văn phòng (chứng chỉ A, ,C).
- Trung cấp, kỹ thuật viên CNTT, Lập trình viên CNTT (chứng chỉ)
- Cao đẳng CNTT
- Đại học CNTT
- Sau đại học CNTT.
Phân loại nguồn nhân lực CNTT theo tính chuyên nghiệp, bao gồm:
- Nhân lực chuyên ngành CNTT: Lực lượng nhân lực có bằng cấp chun
mơn về CNTT.
- Nhân lực CNTT không chuyên: Lực lượng nhân lực có trình độ kỹ năng
thực tế tương đương thường xun tham gia vào hoạt động CNTT, nhưng khơng có
bằng cấp về CNTT. Không được đào tạo chuyên ngành CNTT, chỉ được đào tạo bổ
sung hoặc tự đào tạo để sử dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ
của mình.
Ngồi ra cịn có thể được phân loại theo độ tuổi, giới tính.
Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung vào nhóm nhân lực
CNTT trong quản lý nhà nước.
 Khái niệm CIO (Chief Information Officer) – Giám đốc Công nghệ
thông tin [14]
Ngày nay, khái niệm thông tin phải được hiểu là thông tin điện tử, được sinh
ra, lưu trữ, xử lý và phân phối trong mọi hoạt động của một tổ chức bằng công cụ
của CNTT là máy tính, phần mềm, mạng viễn thơng,... Sự phát triển của CNTT đã

6


xâm nhập và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của xã hội, làm thay đổi cả về
công tác quản lý và lãnh đạo.

o vậy đã xuất hiện một vai trị lãnh đạo mới: lãnh


đạo về thơng tin trong các tổ chức. Ứng với vai trò lãnh đạo này là Giám đốc Công
nghệ thông tin (CIO) là một nhà lãnh đạo chiến lược dùng CNTT để phụ trách toàn
diện về vấn đề thông tin trong tổ chức. Khi thông tin được nhìn nhận là nguồn lực
quan trọng trong các tổ chức thì CIO là người chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu
quả nguồn lực này phục vụ cho quá trình phát triển của tổ chức mình.
Như vậy CIO trong một tổ chức sẽ là người thay mặt lãnh đạo tổ chức để
nắm bắt mọi diễn biến về mặt thơng tin của tổ chức cũng như bên ngồi, thâu tóm
mọi tiến bộ cơng nghệ và những khả năng ứng dụng của công nghệ vào quản lý và
tổ chức. Vai trò của CIO càng ngày càng được tăng cao khi cơ sở hạ tầng CNTT và
truyền thông của tổ chức được hình thành, phát triển và trở thành nền móng làm
việc mới cho mọi hoạt động của tổ chức.
1.2. Đặc điểm của ngành CNTT
 Ngành cơng nghệ có tốc độ phát triển cao [13]
CNTT bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1970, tuy nhiên đến thập niên
1990 ngành CNTT mới thật sự phát triển và phát triển với tốc độ rất nhanh.
Những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực CNTT diễn tiến liên tục, có thể nói
là nhanh đến chóng mặt. Thế giới ghi nhận từ sau thập niên 1990, tốc độ phát triển
trung bình hàng năm của ngành duy trì từ 8%-10% và cao gấp 1,5 lần sự phát
triển kinh tế của thế giới.4
Trong ngành CNTT lưu truyền Định luật Moore nổi tiếng với phát biểu tổng
quát về khả năng chế tạo ra CPU (Central Processing Unit- ộ vi xử lý) : "Số lượng
transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm" 5 [15](CPU

4

Research Report of Shanghai Research Center (2004), Report on the Prospect of IT Aplications in

Asia,
unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/APCITY/UNPAN022805. pdf (truy cập 05/7/2013)

5
ách khoa toàn thư mở Wikipedia

7


được xem như “bộ não” của máy vi tính, như vậy cũng có thể hiểu nơm na rằng
máy vi tính chế tạo năm sau sẽ có tốc độ nhanh gấp đơi so với năm trước). Điều này
giải thích tại sao nhà sản xuất có thể giảm giá thành trong khi vẫn tiếp tục nâng cao
hiệu suất của phần cứng. Hãy xem sự phát triển của ngành công nghiệp phần cứng
CNTT qua ví dụ sau:
Năm 1946: chiếc máy tính điện tử đầu tiên có tên là ENIAC (Electronic
Nummerical Intgrator and Calculator) ra đời tại Mỹ. ENIAC có 18.000 bóng đèn
điện tử, chiếm diện tích sàn: 167m2, cân nặng 30 tấn, tiêu thụ điện 160 KW/h.
Trong 1 giây, ENIAC chỉ có thể thực hiện 5.000 phép tính cộng, 357 phép tính nhân
hoặc 38 phép tính chia.
Năm 2010: Máy vi tính sử dụng chip corei7 của Intel, có khoảng 200 triệu
transistor, cơng nghệ 45-nanometer, có khối lượng đủ để xách tay, điện năng tiêu
thụ chỉ bằng 1 bóng đèn điện thắp sáng nhưng có thể thực hiện được 2 nghìn tỉ phép
tính trong một giây6.[18]
 Vòng đời sản phẩm ngắn
Bắt nguồn từ sự phát triển với tốc độ cao, sản phẩm CNTT thường có
vịng đời rất ngắn. Theo Hiệp hội Nghiên cứu Máy tính của Mỹ1[12], vịng đời của
sản phẩm CNTT thường chỉ có 2 năm và tối đa là 4 năm thì các sản phẩm CNTT
đã bị xem là lạc hậu.
 Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao
Phát minh và cải tiến thường xuyên là một trong những đặc điểm quan trọng
của ngành. Tuy nhiên chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển của ngành lại
rất cao. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Thượng Hải, chi phí
nghiên cứu và phát triển có thể chiếm đến 15%-20% doanh thu hàng năm 2.


/>
(truy

07/7/2013)
6

Website của Intel (truy cập 05/7/2013)

8

cập


 Tính tích hợp cao
Ngày nay CNTT đã thâm nhập và tích hợp vào sâu trong các ngành khác
như cơ khí, sản xuất ơ tơ, năng lượng, giao thơng, dệt, luyện kim, điện tử…làm cho
các ngành này nhanh chóng phát triển. Mạng viễn thơng, mạng truyền hình và
mạng máy tính đã dần tích hợp vào nhau, chia sẽ thơng tin, tài nguyên của nhau
và giúp cho các nước trên thế giới xích lại gần nhau hơn.
 Tập trung đầu tƣ vào máy tính và thiết bị viễn thơng
Bắt đầu từ năm 2001, sản xuất thiết bị điện tử tăng khoảng 28.9% và sản
xuất máy tính cá nhân tăng hàng năm vào khoảng 26.9% 2.
 Sự phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng
Thế giới trong những năm gần đây ghi nhận sự phát triển CNTT của khu vực
Châu Á – Thái ình

ương. Trong báo cáo xếp hạng chỉ số cạnh tranh CNTT toàn

cầu năm 2010 do website Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, gồm 139 nước được

xếp hạng; khu vực Châu Á – Thái

ình

ương có 7 nước nằm trong top 20 nước

đứng đầu. Cụ thể là Singapore(2), Đài Loan (6), Hàn Quốc (10), Hồng Kông (12),
Úc (17), New Zealand (18), và Nhật

ản (19). Ngoài ra cịn có hai nước của khu

vực này được báo cáo đánh giá có sự phát triển nhanh nhất là Trung Quốc (27) và
Việt Nam (59) kể từ năm 2006. Hiện tại, CNTT thế giới chia làm bốn khu vực là
Mỹ, Nhật, Châu Á – Thái Bình Dương và Tây Âu 7 [16]
1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT
Với những đặc thù riêng của ngành CNTT, nguồn nhân lực CNTT có các
đặc điểm chính sau:
 Nguồn nhân lực trẻ
Do ngành CNTT là ngành mới so với các ngành khác và cho đến thời
điểm hiện tại, CNTT mới chỉ bắt đầu phát triển ở một số nước đang phát triển

7

Website Diễn đàn Kinh tế Thế giới,

(truy cập 01/7/2013)

9



vì vậy mà ngành CNTT được xem là ngành cơng nghiệp cịn non trẻ. Bên cạnh
đó, CNTT là ngành cơng nghệ cao, phát triển liên tục vì vậy nguồn nhân lực
CNTT chủ yếu là nhân lực trẻ. Ở Mỹ, khoảng 75% nhân lực CNTT dưới tuổi 45
8

Ở Việt Nam, trên 50% lao động CNTT tuổi dưới 40.[1]
 Nguồn nhân lực có trình độ cao
Đặc điểm của ngành CNTT là ngành thường xun cải tiến và thay đổi

cơng nghệ do đó đội ngũ lao động trong ngành này đòi hỏi phải có trình độ cao
và ln ln được đào tạo cập nhật để theo kịp sự phát triển của ngành. Theo thống
kê của Cục Thống kê Lao động của Mỹ, năm 2002 ở Mỹ có 66% lao động có
trình độ cử nhân trở lên. Riêng ở Việt Nam, theo thống kê của

ộ TT&TT, trên

80% lao động trong ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số có trình độ
CNTT từ cao đẳng trở lên.[1]
 Nguồn nhân lực có tƣ duy tốn học tốt
Nền tảng của CNTT dựa trên tư duy toán học, vì vậy, lao động trong ngành
CNTT địi hỏi phải có tư duy tốn học giỏi. Tại Việt Nam, nhiều cơ sở đào
tạo CNTT hiện vẫn duy trì khoa tốn tin hay bộ mơn tốn tin.
 Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu
CNTT là ngành có tính tích hợp cao, bản thân ngành CNTT đã thâm
nhập vào hầu hết các ngành công nghiệp khác vì vậy lao động CNTT cũng khơng
có biên giới. Các lao động CNTT hầu như có mặt ở hầu hết các lĩnh vực từ nơng
nghiệp, du lịch, văn hóa, dịch vụ, đến cơng nghiệp.
Ngồi ra, với sự thay đổi liên tục của cơng nghệ, địi hỏi các lao động tồn tại
trong ngành CNTT phải có sự say mê với nghề nghiệp để nghiên cứu và sáng tạo
không ngừng.

 Nguồn nhân lực có năng suất lao động cao
Lao động CNTT có năng suất cao, tuy nhiên năng suất này lại rất khác nhau

8

Wane International report, no.2 (2004), The US Information Technology Workforce in the New
Economy, www.wane.ca/PDF/IR2.pdf(truy cập 01/7/2013).

10


giữa những lao động có tay nghề khác nhau, đặt biệt là những lao động trong
lĩnh vực phần mềm. Trong cơng nghiệp phần mềm, một lập trình viên giỏi có
thể cho năng suất gấp 10 lần một lao động trung bình 4 [18]. Do đó, một cơng ty
có thể có nhiều lao động trung bình nhưng năng suất có thể khơng bằng một cơng ty có ít
lao động nhưng lại là lao động giỏi. Vì vậy, các doanh nghiệp phần mềm thường chạy
đua trong việc tuyển chọn những lập trình viên giỏi và có kinh nghiệm.
 Sự thống trị của lao động nam giới trong nguồn nhân lực CNTT
Ở Mỹ lao động nam giới trong ngành CNTT chiếm 65%6. Ở Nepal tỷ lệ nam
giới ngành CNTT chiếm 86% 9.[19]
Nam giới không chỉ chiếm tỷ lệ lớn lao động trong ngành mà cịn đảm
nhiệm các vị trí quan trọng như kỹ sư điện tử, chuyên gia phân tích hệ thống máy
tính, lập trình viên. Trong khi đó, nữ giới chỉ đảm nhận các công việc khiêm tốn
như nhập dữ liệu, điều khiển máy, trực tổng đài. Theo các nhà khoa học, việc thiếu
cơ hội học tập, thiếu tính sáng tạo đã làm cho phụ nữ trở nên yếu thế trong ngành
CNTT.
 Nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) cao
Do CNTT bắt nguồn từ Mỹ và phát triển mạnh tại các nước phương Tây,
nên để có thể học tập, sử dụng và làm việc với CNTT đòi hỏi người lao động
phải có trình độ Anh văn tối thiểu. Ngày nay, có một số nước phát triển CNTT

mạnh như Nhật, Hàn Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các công nghệ mới đều được hướng
dẫn bằng tiếng Anh.
1.4. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT
 Mục tiêu chung
Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công
nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành

9

Prof. Chhabi Lal Gajurel & Rajib Subba (2000), Information & Communication Technology Policy and Strategy,

Nepal, Human Resource Development,idrc.ca/uploads/user-S/1035491740099153fr.pdf (truy cập 15/6/2013).

11


ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu;
thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả
CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
CNTT là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển
bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của CQNN,
tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng
GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng CNTT đóng góp vào G P đạt từ 8 - 10%.
 Mục tiêu cụ thể về nguồn nhân lực dự kiến
Đến năm 2015: 30% số lượng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt
nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chun mơn và ngoại ngữ để có thể tham gia
thị trường lao động quốc tế. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50%.
Đến năm 2020: 80% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp ở các trường đại học đủ
khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng

số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT đạt 1 triệu người,
trong đó bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu.
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.
 Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh
Hình thành đội ngũ lãnh đạo CNTT và đội ngũ cán bộ chuyên trách về
CNTT tại các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố. Đảm bảo mỗi cơ quan,
đơn vị sẽ có một cán bộ lãnh đạo CNTT và tối thiểu 1-2 cán bộ chuyên trách về
CNTT để tổ chức việc triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông
tin, các nội dung trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Phát triển được nguồn nhân lực, hình thành cơng dân điện tử, đảm bảo đáp
ứng được yêu cầu vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh
Quảng Ninh. Hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách CNTT.
Để đạt được các mục tiêu trên tác giả xin đề xuất định hướng phát triển
nguồn nhân lực CNTT của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới: Sẽ tiếp tục nâng cao
chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về CNTT; Hỗ trợ triển khai các chương

12


trình liên kết đào tạo CNTT với các trường ĐH nước ngoài; Đào tạo bồi dưỡng
CNTT cho các chuyên ngành. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT
ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Đào tạo về quản lý CNTT và phổ cập
tin học cho cán bộ, công chức và viên chức; Dạy tin học và ứng dụng CNTT trong
trường phổ thơng, hồn chỉnh hệ thống pháp lý về thu hút và sử dụng nhân lực
CNTT.
1.5. Vai trò của CNTT trong phát triển kinh tế xã hội
1.5.1. CNTT hình thành nền kinh tế tri thức
Sự phát triển nhanh mạnh của CNTT là một cuộc cách mạng cơng nghệ có ý
nghĩa sâu sắc. Các nhà xã hội học cho rằng: máy hơi nước, điện khí hố và CNTT là
3 cuộc cách mạng công nghiệp đánh dấu nhân loại có những bước tiến lớn. Nếu như

nói rằng sự ra đời của máy móc là để giải phóng sức lao động chân tay của con
người thì việc ứng dụng CNTT hiện đại là sự giải phóng sức lao động trí óc của con
người. Việc ứng dụng CNTT hiện đại là yếu tố đưa những tri thức khoa học kỹ
thuật vào q trình sản xuất, con người có thể khám phá ra những lĩnh vực mới,
sáng tạo những tri thức mới, sản xuất ra của cải vật chất mới nhờ vào CNTT.
Trước đây khi nói đến CNTT, người ta thường nghĩ đến chiếc máy vi tính,
nhưng giờ đây bao gồm Internet, Web, thư điện tử, chữ ký số, thương mại điện tử,
chính phủ điện tử, truyền hình trực tuyến, họp trực tuyến, học trực tuyến … và rất
nhiều thứ khác nữa. Chúng đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của nhiều ngành sản xuất
kinh doanh, cải tiến phương pháp đào tạo, nghiên cứu, cách thức chữa bệnh và cách thức
giao tiếp hàng ngày giữa các doanh nghiệp, tổ chức, công sở và cộng đồng.
ước vào thế kỷ 21 là cuộc cách mạng CNTT tiếp tục phát triển nhanh
chóng, tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng có trên thế giới, tác động đến mọi
lĩnh vực của xã hội, đời sống kinh tế; tạo nên những nét đặc trưng chủ yếu cho một
giai đoạn phát triển mới. Sự hình thành một cơ cấu xã hội, mà CNTT như một
nguồn lực kinh tế, được sử dụng để khuyến khích đổi mới, tăng hiệu quả, tăng năng
lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế; mạng thông tin trở nên phổ cập; mọi người
sử dụng thông tin, tri thức như một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống;

13


việc học tập trở thành thường xuyên và suốt đời thơng qua mạng máy tính; mọi hoạt
động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính, hầu hết mọi giao dịch thương mại
đều thơng qua mạng - đó là kinh tế tri thức.
1.5.2. CNTT với quá trình hội nhập và tồn cầu hố
Một ứng dụng quan trọng của CNTT là mạng Internet, nó đang làm cho thế
giới ngày càng trở nên nhỏ bé. CNTT đã xóa đi khoảng cách địa lý, không biên giới
sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động
mang tính tồn cầu. Vốn sản xuất, hàng hóa, sức lao động, thơng tin và cơng nghệ

đều có xu hướng trao đổi, sử dụng và được điều phối xuyên quốc gia. Mối quan hệ
kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày
càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ.
Cạnh tranh tiến hành trên phạm vi toàn cầu, khơng chỉ có các cơng ty xun quốc
gia mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mạng Internet, nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng, có thể truy cập
đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới, khơng cịn chỉ là một
phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt
động kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục... có tác động rất lớn đến các chuyển biến
nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh.
Việc truyền tải nhanh chóng thơng tin làm cho nhịp điệu cuộc sống sản xuất
kinh doanh càng nhanh hơn, do vậy mà chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm
ngày càng ngắn lại. Các khâu như sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi
phù hợp với điều kiện thơng tin nhanh chóng, có thể phải giảm hoặc huỷ bỏ chức
năng của nhà kho, làm cho các xí nghiệp chuyển từ sản xuất với quy mơ lớn sang
sản xuất theo đơn "đặt hàng" thông qua mạng Internet; làm cho khoảng cách giữa
người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại và dần dần mất đi, khơng
những người sản xuất có thể kịp thời hiểu được nhu cầu của khách hàng, mà người
tiêu dùng cịn có thể tham gia q trình sản xuất thực tế, lựa chọn, thiết kế và sản
xuất ra những sản phẩm thích hợp nhất cho mình.

14


Với sự hỗ trợ của thành quả CNTT, xu thế hội nhập và tồn cầu hố
trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại (hàng hoá và dịch vụ)
và hoạt động tài chính, chứng khốn là các lĩnh vực đang được quan tâm phát
triển mạnh nhất.
1.5.3. CNTT đóng vai trò động lực phát triển của nền kinh tế
Trong nền kinh tế mới, tri thức và sức lao động tri thức là yếu tố sản xuất

quan trọng nhất. Chức năng chủ yếu của nền kinh tế hiện đại là sản xuất và phân
phối tri thức, thông tin chứ không phải là sản xuất và phân phối vật chất. Tri thức
trở thành nguồn gốc và động lực của tăng trưởng kinh tế.
CNTT sẽ giúp thông tin và tri thức phát huy được những mặt mạnh của
mình, như: con người thâm nhập tới mọi nguồn tri thức một cách dễ dàng và kịp
thời, thậm chí tức thời; tạo ra những khả năng hợp tác vượt qua các giới hạn về
không gian, thời gian và khác biệt văn hoá; làm tăng giá trị của các nguồn tri thức
do được nhân bản, cung cấp và trao đổi thuận tiện. Thông tin, tri thức là yếu tố có
giá trị và có thể sản xuất thông tin để trao đổi, và sau khi sử dụng không những
không mất đi, mà càng sử dụng càng được hoàn thiện để tăng thêm giá trị. Các sản
phẩm của CNTT như máy tính, các thiết bị truyền thơng, các loại phần mềm, v.v...
chứa hàm lượng tri thức rất phong phú đã được tích luỹ, để từ đó giúp cho con
người tạo ra tri thức mới, và làm cho tri thức có hiệu quả trong đời sống. Vì vậy, ý
nghĩa của "tri thức tạo tri thức" còn được thể hiện rõ ràng trong chính các sản phẩm
của CNTT.
Giá trị thơng tin và tri thức có thể biểu thị thơng qua lợi nhuận kinh tế và có
thể tạo ra lợi nhuận bằng cách sử dụng thông tin, mang lại những "tỷ suất lợi nhuận
tăng" cho các ngành kinh tế tri thức, đồng thời với tính năng động, dễ đổi thay và
biến động của mình, chúng cũng có thể mang lại nhiều khả năng linh hoạt thúc đẩy
phát triển nhanh chóng đời sống kinh tế.
Việc liên kết mạng và ứng dụng CNTT rộng khắp đã làm cho tính tri thức
trong nền kinh tế ngày càng rõ rệt, tri thức trở thành yếu tố và nguồn sản xuất quan
trọng nhất; tài sản quý giá nhất trong xí nghiệp khơng phải là vốn mà là trí lực. Sự

15


phát triển và phồn vinh của nền kinh tế, một đất nước sẽ không chỉ dựa vào số
lượng mà chủ yếu dựa vào năng lực và trình độ cơng nghệ và sự sáng tạo tri thức.
1.5.4. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT

Các khái niệm giáo dục, đào tạo và phát triển đều đề cập đến một q
trình tương tự đó là q trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức, học tập
các kỹ năng mới làm thay đổi các quan điểm hay hành vi từ đó nâng cao khả
năng thực hiện cơng việc của họ (Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực. NXB
Thống kê 2006).[4]
Theo Cherrington, giáo dục mang tính chất chung, cung cấp cho học
viên những kiến thức tổng quát mà những kiến thức này cho phép người học có
thể sử dụng vào các công việc khác nhau (Trần Kim Dung, 2006).[4]
Đào tạo là quá trình rèn luyện, học tập nhằm nâng cao khả năng thực
hiện công việc hiện tại của người lao động, giúp cho người lao động làm việc
có hiệu quả hơn (H.John Bernardin, Human Resources Management, 2007) 9.
Phát triển là q trình ngồi việc đào tạo nâng cao khả năng làm việc hiện
tại cho mỗi người còn đào tạo cho họ đạt được những kỹ thuật mới, quan điểm và
tầm nhìn mới để phát triển nghề nghiệp trong tương lai (H.John Bernardin, 2007)9.
Trong phạm vi của đề tài, khái niệm phát triển nguồn nhân lực CNTT
được hiểu là một quá trình nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực
CNTT không chỉ để đáp ứng nhu cầu lao động hiện tại mà còn chuẩn bị một
nguồn nhân lực đủ về số lượng và mạnh về chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu
phát triển của ngành CNTT trong tương lai của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, giáo
dục và đào tạo là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của nguồn nhân lực này.
Với quan điểm trên, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực
thể hiện ở các điểm sau:
 Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc
cho ngành CNTT
Vai trò đầu tiên của việc phát triển nhân lực chính là nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả cơng việc. Ngành CNTT lại là ngành có tốc độ phát triển

16



×