Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cấp nước thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

.....

TÁC GIẢ: ĐỖ THỊ HOÀ NHÃ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CAO HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC
THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐẠI THẮNG

Thái Nguyên 09/2004

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TÁC GIẢ: ĐỖ THỊ HỒ NHÃ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CAO HỌC
ĐỀ TÀI:


PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC
THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐẠI THẮNG

Thái Nguyên 09/2004


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những đóng góp của đề tài
Kết cấu của luận văn

1
2
3
4
5
6
CHƯƠNG 1


I.1
1.1.1
1.1.2
I.2
1.2.1
1.2.2
I.3
I.4
1.4.1
1.4.2

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Các khái niệm về doanh nghiệp
Phân loại doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp
Đặc điểm của môi trường kinh doanh
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến môi trường kinh
doanh cho các doanh nghiệp.
Chủ trương phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Khái niệm hiệu quả kinh doanh.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

I.6

Các phương pháp dùng phân tích hiệu quả kinh doanh

Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Một số đặc thù của ngành cấp nước có ảnh hưởng đến tính
hiệu quả
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phục vụ xã hội của ngành cấp
nước Việt Nam
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành cấp nước Việt
Nam
Tóm lược chương I

CHƯƠNG
2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CƠNG TY CẤP NƯỚC
THÁI NGUN

2.1

Giới thiệu khái qt về Cơng ty cấp nước Thái Nguyên

1.4.3
1.4.4
I.5
1.5.1
1.5.2

2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cấp nước Thái
Nguyên


2

3
4

5
8
9
10
11
12
13
15

19
22
23

25


2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2

Chức năng nhiệm vụ và quy mô sản xuất kinh doanh của Cơng
ty cấp nước Thái Ngun

Sơ đồ quy trình sản xuất nước sạch của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty cấp
nước Thái Ngun

26

Phân tích hiệu quả xã hội của Cơng ty cấp nước Thái Nguyên

31

Tình hình dân số, xã hội của tỉnh Thái Ngun
Tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Phân tích hiệu quả kinh doanh của Cơng ty cấp nước Thái
Nguyên

2.3

2.5
2.6
2.7

Phân tích khái quát các chỉ tiêu hiệu quả
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Phân tích tổn thất của Cơng ty cấp nước Thái Nguyên
trong thời gian qua
Phân tích, so sánh tổn thất nước trong giai đoạn 2002 – 2003
Phân tích tổn thất theo nhà máy
Phân tích tổn thất theo tháng, mùa trong năm
Các nguyên nhân chính gây ra tổn thất nước
Đánh giá chung

Tóm lược chương 2

CHƯƠNG
3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC THÁI NGUYÊN

3.1

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xã hội của Công ty
cấp nước Thái Nguyên
Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty
cấp nước Thái Nguyên
Các giải pháp về mặt kỹ thuật
Các giải pháp về mặt kinh tế
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực quản
lý công tác kinh doanh nước của Cơng ty cấp nước Thái
Ngun
Chương trình quản trị kinh doanh nước
Hiệu quả của chương trình quản trị kinh doanh nước
Tóm lược chương 3

2.3.1
2.3.2
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3


3.2
3.2.1
3.2.2
3.3

3.3.2
3.3.2
3.4
KẾT LUẬN

Phụ lục I
Phụ lục II
Tài liệu tham khảo

27
28

35
38

45
59

62
63
65
68
69
70


72
73
76
83

84
86
87
88
91
92
95


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các khoa, phòng ban chức
năng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
chúng tơi trong q trình học tập.
Tơi vơ cùng cảm tạ và xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Đại Thắng, người đã tận tâm giúp đỡ chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiêp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội, trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghiệp đã giúp tơi hồn thành khoá học.

Thái nguyên, tháng 10 năm 2004
Học viên

Đỗ Thị Hoà Nhã



Luận văn cao học

PHN M U
I. S CN THIT NGHIấN CỨU ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống, để có thể sống, tồn tại và phát triển, con người phải tiêu dùng
hàng triệu triệu các hàng hố, dịch vụ khác nhau. Trong đó, có những loại vơ cùng q
giá, cần thiết cho cuộc sống của mỗi cá nhân, thể hiện ở chỗ họ thường xuyên cần đến
chúng ở mọi lúc, mọi nơi. Nước sạch là một loại hàng hoá như vậy. Từ nhiều thập kỷ
qua, giá trị của nước sạch đã được đánh giá như "dịng máu ni cơ thể con người", do
vậy nó q hơn vàng.
Tuy nhiên, với suy nghĩ nơng cạn rằng nước là nguồn tài nguyên vô hạn, con
người đã và đang sử dụng một cách cực kỳ lãng phí loại sản phẩm quý giá này.
Nhận thức được tầm đúng đắn quan trọng của nước đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội nói chung cũng như đời sống của mỗi con người nói riêng. Chính phủ Việt
Nam đã hành động bằng những chương trình cụ thể, tiến hành đầu tư cải tạo nhiều dự
án cấp nước đô thị trên phạm vi tồn quốc song song với việc khuyến khích các doanh
nghiệp ngành cấp thốt nước nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hội nghị làn thứ 3 ban chấp hành Trung
ương đảng khoá IX đã chỉ rõ" Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ cáp bách và cũng là nhiệm vụ chiến
lược, lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ".
Cơng ty cấp nước Thái Nguyên (NTN) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Sở xây dựng Thái Nguyên. Trong những năm gần đây, Sở xây dựng, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Cơng ty triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, giảm tổn thất nước là chương trình lớn nhất,
quan trọng nhất và có tính quyết định đến chiến lược nâng cao hiệu quả SXKD của
Công ty cấp nước Thái Nguyên nói riêng và ngành cấp thốt nước Việt Nam nói
chung. Chính vì vậy, đơn vị đã đặc biệt quan tâm, thực hiện nhiều chương trình, biện
pháp nhằm giảm tổn thất nước và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy

nhiên, trong thực tế tỷ lệ tổn thất nước vẫn còn quá cao so với mục tiêu (mục tiêu năm
2004 là tỷ lệ thất thoát khoảng 33-34%, và năm 2005 giảm xuống dưới 30% theo chỉ
thị 04/CT-TTg của Th tng Chớnh ph).
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 1


Luận văn cao học

Do vy, cn thit phi cú mt đề tài nghiên cứu tổng thể và có hệ thống để các
biện pháp đưa ra có thể được triển khai, phát huy tác dụng một cách hữu hiệu nhằm
giảm tổn thất nước đến mức thấp nhất.
Là một giáo viên đang công tác tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Thái Nguyên, tôi chọn đề tài " Phân tích và đề xuất một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cấp nước Thái Nguyên" làm đề tài luận văn
thạc sỹ kinh doanh. Đây là một vấn đề rất bức xúc và có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát
triển của tỉnh Thái Ngun nói riêng và ngành cấp thốt nước Việt Nam nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường, nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ
sở đó phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả SXKD của
Công ty cấp nước Thái Nguyên . Đề tài sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề tổn thất
nước, đánh giá tác hại của tổn thất nước, những ngun nhân chủ yếu gây ra tình trạng
này, từ đó xác định các giải pháp hiệu quả nhằm giảm tổn thất nước ở Công ty cấp
nước Thái Nguyên đến mức thấp nhất.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tổng quát những vấn đề về hiệu quả hoạt

động kinh doanh nước của Công ty cấp nước Thái Nguyên. Đồng thời, đi sâu nghiên cứu
về vấn đề tổn thất nước trong quá trình truyền tải, cung ứng tới khách hàng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Hoạt động kinh doanh nước trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên thuộc phạm vi Công ty cấp nước Thái Nguyên quản lý. Riêng vấn đề
cấp nước ở địa bàn nông thôn hiện nay được phát triển do nguồn vốn ngân sách, hoặc
các nguồn viện trợ từ các tổ chức, quốc gia bên ngồi, khơng chịu ảnh hưởng của lý
thuyết quản trị nên đề tài không xem xét.
Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh nước ở Cơng ty
cấp nước Thái Nguyên từ năm 2000 đến nay.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn lấy việc sử dụng phương pháp duy vật biên chứng và duy vật lịch
sử làm nền tảng, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân tớch,
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 2


Luận văn cao học

tng hp, so sỏnh v phng phỏp điều tra thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong q trình nghiên cứu.
5. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI

Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về: Doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp, vai trò của doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh
tế thị trường, giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là: Phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh nước ở Công ty cấp
nước Thái Nguyên , tập đi sâu nghiên cứu vấn đề tổn thất nước Công ty cấp nước Thái
Ngun, từ đó tìm ra những ngun nhân và những yếu tố tác động thực tế làm tăng

tổn thất nước.
Ba là: Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Cơng ty cấp nước Thái Ngun . Trong đó đi sâu nghiên cứu và đề ra các giải pháp
nhằm giảm tổn thất trong quá trình truyền tải và cung ứng nước.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I:

Một số cơ sở lý luận về hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Cơng ty cấp nước Thái
Nguyên
Chương III: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
nước của Công ty cp nc Thỏi Nguyờn

Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 3


Luận văn cao học

CHNG I
MT S C S Lí LUN VỀ HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:

1.1.1. Các khái niệm về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một đơn vị được thành lập nhằm mục đích kinh doanh; Kinh
doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Từ trước đến nay đã có nhiều khái niệm về doanh nghiệp. Tuỳ theo từng
mục tiêu nghiên cứu, tuỳ theo từng cách tiếp cận người ta lại đưa ra được một
định nghĩa cụ thể:
+ Theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp là một tổng thể, một hệ thống bao gồm
con người và thiết bị được tổ chức lại nhằm đạt được những mục đích nhất định, đó là
việc tạo ra một sự cân bằng trong ngân quỹ, tạo ra khả năng sinh lời của vốn đầu tư,
làm lợi cho người chủ sở hữu đảm bảo tương lai phát triển của doanh nghiệp.
+ Theo quan điểm tổ chức quá trình và nội dung hoạt động của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một tổ chức mà thơng qua đó, trong khn khổ của một số lượng tài
sản nhất định, người ta sẽ lựa chọn những phương pháp kết hợp các yếu tố đầu vào một
cách tối ưu nhằm tạo ra những khoản chênh lệch giữa giá bán và chi phí bỏ ra.
+ Theo quan điểm mục đích hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ
chức thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán hàng hoá cung cấp
dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Các định nghĩa trên cịn có những hạn chế sau đây:
- Một là: Các định nghĩa về từng loại hình doanh nghiệp, mục đích hoạt động của
doanh nghiệp chưa thể hiện rõ. Phần lớn các khái niệm về doanh nghiệp chỉ cố gắng
đưa ra phân biệt về nguồn gốc hình thành tài sản. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật hay đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp là tìm kiếm và tạo ra lợi nhuận thì chưa được đề cập
đến y .

Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 4


Luận văn cao học


- Hai l: Khụng th hin rừ mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh
doanh, với Nhà nước và người tiêu dùng.
- Ba là: Do đứng trên các góc độ khác nhau, nên các định nghĩa trên chưa thể hiện
được nhận thức đầy đủ và toàn diện về doanh nghiệp.
Một khái niệm được coi là đúng và hoàn chỉnh cần phải thể hiện được
các yêu cầu sau:
•Thứ nhất: Thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản trong hoạt động của bất kỳ
một doanh nghiệp nào, trước hết là thể hiện rõ mục đích, chức năng, đặc điểm
hoạt động của doanh nghiệp.
•Thứ hai: Thể hiện những đặc điểm chung nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp,
bất kỳ nó thuộc hình thức sở hữu nào.
•Thứ ba: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhân tố, điều kiện
khác nhau trong môi trường hoạt động kinh doanh, phải thể hiện rõ phương tiện
và mục đích của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với những yêu cầu đó ta có thể đề xuất một khái niệm hoàn chỉnh như sau:
"Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh cơ sở của nền kinh tế quốc
dân, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng
thương mại, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc tối
đa hố lợi ích của đối tượng tiêu dùng thơng qua đó tối đa lợi ích kinh tế của
người chủ sở hữu về tài sản của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp một cách
hợp lý các mục tiêu xã hội".
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế. Dù chúng có mục đích
giống nhau nhưng mỗi doanh nghiệp lại có một cách biểu hiện mục đích riêng của
mình. Do đặc điểm của mỗi doanh nghiệp cũng khơng hồn tồn đồng nhất với nhau
nên việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý mỗi doanh nghiệp nói riêng cần tuân
theo các đặc điểm. Việc phân loại sẽ giúp ta hệ thống hoá được các loại doanh nghiệp
để từ đó có chính sách biện pháp qun lý phự hp vi tng loi hỡnh c th.


Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 5


Luận văn cao học

Cú rt nhiu cỏch phõn loi doanh nghiệp. Tuỳ theo từng mục tiêu nghiên cứu,
tuỳ theo từng cách tiếp cận người ta lại đưa ra một cách phân loại cụ thể:
Căn cứ theo hình thức pháp lý và trách nhiệm pháp lý:
• Doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý vơ hạn.


Doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý hữu hạn.

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà chủ
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh, phải
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu trách
nhiệm pháp lý vô hạn gồm doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn là những doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân độc lập chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi vốn góp vào doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp bị phá sản thì họ chỉ mất phần vốn góp vào doanh nghiệp
mà khơng phải lấy tài sản riêng để trả nợ thay cho công ty. Doanh nghiệp chịu trách
nhiệm pháp lý hữu hạn bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty TNHH; Công ty
cổ phần; HTX.
Căn cứ theo quy mô của doanh nghiệp (vốn, lao động):


Doanh nghiệp lớn.




Doanh nghiệp vừa.



Doanh nghiệp nhỏ.

Hiện nay việc phân loại quy mô doanh nghiệp được dựa trên hai tiêu chí chính
là vốn đầu tư và tổng số lao động mà doanh nghiệp sử dụng. Theo thông báo số
681/CP-KTN ngày 20 tháng 06 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ những doanh
nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng Việt Nam và có số lao động trung bình dưới 200 người
được xếp vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Căn cứ theo ngành nghề và tính chất sản phẩm:
• Doanh nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp.
• Doanh nghiệp xây dựng.
• Doanh nghiệp vn ti...
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 6


Luận văn cao học

c im hỡnh thnh v phỏt trin này tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
từng ngành.
Căn cứ theo yêu cầu của cơ chế thị trường hay phục vụ nhu cầu cơng cộng
của xã hội:
• Doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, mục đích hoạt động
là lợi nhuận tối đa.

• Doanh nghiệp phục vụ các nhu cầu xã hội (hoạt động công cộng) mục đích
hoạt động khơng phải là lợi nhuận.
Các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu xã hội thường là doanh nghiệp Nhà nước
được thành lập để thực hiện các hoạt động cơng ích phục vụ cho lợi ích chung của xã
hội. Hoạt động của doanh nghiệp khơng nhằm mục đích lợi nhuận hay trên cơ sở lợi
nhuận định mức.
Căn cứ theo cơ cấu thị trường:


Doanh nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hồn hảo.



Doanh nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền.



Doanh nghiệp thuộc thị trường thiểu số độc quyền.



Doanh nghiệp độc quyền thuần tuý.

Cơ cấu và tỷ trọng của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta khác nhau do sự
tác động của nhiều nhân tố: mơ hình kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế trong một
giai đoạn dài, chính sách phát triển kinh tế của từng quốc gia, cơ cấu thị trường, trình
độ phát triển về khoa học kỹ thuật, đời sống văn hố xã hội, trình độ và khả năng tổ
chức của các nhà quản lý kinh doanh...
Căn cứ theo tính chất sở hữu tài sản doanh nghiệp được chia thành hai loại:
• Doanh nghiệp có một chủ sở hữu

• Doanh nghiệp có nhiều người, nhiều tổ chức sở hữu
Doanh nghiệp có một chủ sở hữu bao gm 100% vn nh nc v 100%
vn t nhõn.

Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 7


Luận văn cao học

Doanh nghip cú nhiu ch s hu (đồng sở hữu ) bao gồm: công ty cổ phần,
công ty hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã (HTX).
Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà nước: đây là các doanh nghiệp do nhà nước
tự bỏ vốn ra đầu tư và điều hành, hoạt động theo mục đích cơng ích hay kinh tế.
Doanh nghiệp không thuộc quyền sở hữu của nhà nước: đây là các doanh
nghiệp tư nhân do các tổ chức, các cá nhân tự đứng ra bỏ vốn và điều hành hoạt động
theo luật pháp quy định với mục đích kiếm lợi nhuận.
1.2 MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.

Doanh nghiệp là một bộ phận quan trong trong cơ cấu tổ chức nề kinh tế quốc
dân, là nơi sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội
trong những chức năng quản lý của nhà nước thì vấn đề tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động là chức năng chủ yếu và quan trọng nhất.
Môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường được khái quát như sau:
Để hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố đầu
vào liên quan đến thị trường như: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường
nguyên vật liệu, thị trường công nghệ...Ở đây doanh nghiệp tồn tại với tư cách là
người mua. Doanh nghiệp sẽ phản ứng bằng nhiều biện pháp nhằm trả lời các câu hỏi:

mua ở đâu ?, mua của ai?, mua với giá bao nhiêu ?
Trong q trình hàng hố và dịch vụ ra thị trường doanh nghiệp cũng đương
đầu với hàng loạt các vấn đề: giá bán, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, khi đó
doanh nghiệp đóng vai trị là người bán.
Mơi trường kinh doanh được cấu thành từ hai yếu tố tự nhiên và xã hội. Nhóm
các yếu tố tự nhiên là đất đai, tài nguyên, môi sinh, dân cư…nhóm các yếu tố xã hội là
các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội pháp luật quy chế của chính phủ…Nhóm các yếu
tố xã hội quyết định chính đến mơi trường doanh nghiệp. Mơi trường kinh doanh là
điểm khởi đầu và kết thúc của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì nó
phải thích nghi với mơi trường kinh doanh, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm các
yếu tố xã hội.
Khái niệm mơi trường kinh doanh ca doanh nghip.
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 8


Luận văn cao học

Mụi trng kinh doanh ca doanh nghip là tổng hợp các yếu tố và điều kiện
khách quan, chủ quan bên ngồi và bên trong doanh nghiệp có mối quan hệ tương tác
với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2.1 Đặc điểm của môi trường kinh doanh
▪ Mơi trường kinh doanh có tính khách quan.
▪ Mơi trường kinh doanh có tính tổng hợp
▪ Mơi trường kinh doanh có tính đa dạng
▪ Mơi trường kinh doanh có tính động
▪ Mơi trường kinh doanh có tính phức tạp.
▪ Mơi trường kinh doanh có tính hệ thống

Xuất phát từ hai nhóm yếu tố của mơi trường kinh doanh là tự nhiên và xã hội
người ta có thể phân loại mơi trường kinh doanh thành 8 yếu tố cơ bản sau:
1. Các yếu tố chính trị
2. Các yếu tố pháp luật
3. Các yếu tố văn hoá
4. Các yếu tố tâm lý
5. Các yếu tố công nghệ
6. Các yếu tố về môi sinh
7. Các yếu tố quốc tế
Sự tương tác giữa yếu tố trong mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể
được khái quát trong biểu đồ 1.1.
Nhân tố công
nghệ

Nhân tố vn
hoỏ- xó hi

Đỗ ThịNhõn
Hoà
t NhÃ
chớnh tr

Nhõn t kinh
t

Mụi trng ni
b doanh nghiệp

Trang 9


Nhân tố tự
nhiên


Luận văn cao học

Biu 1.1 - S tng tỏc giữa các nhân tố trong môi trường kinh doanh doanh nghiệp.

Trong cơ chế đổi mới quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển,
Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
1.2.2 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến môi trường kinh doanh cho các
doanh nghiệp.
▪ Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường:
+ Phát triển mạnh thị trường hàng hoá dịch vụ.
+ Tổ chức quản lý và hướng dẫn việc thuê mướn và sử dụng lao động
+ Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản
+Xây dựng thị trường vốn, từng bước phát triển thị trường chứng khốn
▪ Hồn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế.
Từ năm 1987 đến nay Quốc hội và hội đồng nhà nước đã ban hành các luật và
pháp lệnh liên quan đến hoạt động kinh doanh như:
1. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987).
2. Luật thuế xuất khẩu (năm 1987) và các văn bản bổ xung sửa đổi thuế xuất
khẩu, nhập khẩu (năm 1987)
3. Luật Công ty (năm 1990)
4. Luật doanh nghiệp tư nhân (năm 1990)
5. Bộ luật hàng hải (năm 1990)
6. Luật hàng không dân dụng (năm 1991)
7. Luật phá sản doanh nghiệp(năm 1993)
8. Luật sửa đổi, bổ xung một số điều luật của tổ chức Toà án nhân dân (năm 1994)
9. Luật khuyến khích đầu tư trong nước (năm 1994)

10. Bộ lut dõn s (nm 1995)
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 10


Luận văn cao học

i mi chớnh sỏch ti chớnh, tiền tệ, giá cả
Chính sách tài chính phải nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển.
Chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng phải phù hợp với cơ chế thị trường,
góp phần ổn đinh sức mua của đồng tiền kiềm chế làm phát ở mức thấp, huy động vốn
và cho vay có hiệu quả.
Hồn thiện hệ thống giá cả và đổi mới công tác quản lý giá.
1.3 CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
TA HIỆN NAY

Sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp đã góp phần vào việc
phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng đợc các nhu cầu của xã hội. Chủ trương của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay là tập trung khuyến khích phát triển và nâng cao hiệu
quả của doanh nghiệp để các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có đủ sức cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế.
• Đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh:
Chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh phải đợc
xây dựng trên quan điểm:
Không giới hạn sự phát triển cho phép những doanh nghiệp có đủ điều kiện quy
định được phép mở rộng liên doanh, liên kết với nước ngồi.
Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo các mơ hình tổng hợp.
Với quan điểm này các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh là một thể

thống nhất, không phân biệt chủ sở hữu, bỏ chế độ chủ quan, đa dạng hố các hịnh
thức sở hữu sẽ tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Như vậy trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước kinh
tế ngoài quốc doanh đã nhìn nhận như một bộ phận khơng thể tách rời của nền kinh tế,
là yêú tố duy trì động lực phát triển nền kinh tế.
Định hướng phát triển này của Đảng đang được các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền nghiên cứu, triển khai và thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy.
Việc thực hiện các chính sách này ha hn tao ra mụi trng phỏp lý thun li
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 11


Luận văn cao học

cho s phỏt trin cỏc doanh nghip Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngồi
quốc doanh nói riêng, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển xây dựng xã hội
cơng bằng văn minh.

• Đối với doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế, cung ứng những hàng hố và dịch vụ cơng cộng cần thiết trong lĩnh vực kết
cấu hạ tầng vật chất (như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, thông tin liên lạc…) và xã
hội như (giáo dục, y tế... ), quốc phòng, an ninh và một số các ngành sản xuất, kinh
doanh trọng yếu khác, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hội nghị lần 3 bBCH trung ương Đảng khoá đã chỉ rõ "việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ cấp bách và cũng
là nhiệm vụ chiến lược lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ ". Sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp nhà nước là việc phải làm ngay, nhưng quan trọng hơn, cơ bản hơn
là phải đổi mới, sắp xếp như thế nào để có hiệu quả thiết thực.

Cải tổ lại kinh tế Nhà nước tiến hành cổ phần hoá, đa dạng hoá các doanh
nghiệp Nhà nước. Cụ thể là tính đến 9/2001 cả nước đã cổ phần hố được 1.218
doanh nghiệp Nhà nước và đa dạng hoá sở hữu. chiếm 53,42% trong tổng số 2.280
doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện đổi mới, sắp xếp cả giai đoạn.
Trong năm (2003 -2005) dự kiến sẽ cổ phần, giao bán, khoán và cho thuê hơn
1062 doanh nghiệp nhà nước.
Đến cuối năm 2005 sẽ duy trì 2.000 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước tập
trung vào các doanh nghiệp cơng ích thuộc lĩnh vực Nhà nước độc quyền, các
Tổng công ty lớn và các doanh nghiệp độc lập có ý nghĩa quan trọng đối với nề
kinh tế quốc dân
I.4 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp là một hạt nhân kinh tế, là một hệ thống sản xuất kinh doanh
hàng hoá dịch vụ. Hoạt động của doanh nghiệp có thể chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn phục vụ sản xuất: tức là sỏng to ra ca ci vt cht v dch v
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 12


Luận văn cao học

+Giai on hot ng tiờu th: tc là phân phối các hàng hoá dịch vụ cho các
thành phần có nhu cầu trong xã hội.
Để đánh giá kết quả của các hoạt động kinh doanh người ta đưa ra khái niệm:
hiệu quả kinh doanh.

1.4.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng và
năng lực quản lý các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh

doanh đạt đến kết quả cao với chi phí thấp nhất.
Theo quan điểm mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh và hiệu số giữa kết
quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Hiệu số này phản ánh trình độ tổ chức
sản xuất và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quan điểm riêng lẻ từng yếu tố thì hiệu quả thể hiện khả năng, trình độ sử
dụng các yếu tố đó.
Thơng thường để đánh giá hiệu quả kinh doanh - gọi là H, ta so sánh giữa chi
phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra thì:
Hiệu quả tuyệt đối: H = K -C
Hiệu quả tương đối: H = K / C

Với

K : là kết quả đầu ra
C:

là chi phí đầu vào

Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án
hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả tương đối phản ánh hiệu quả của việc sử dụng một số vốn đã bỏ ra để
thu được kết quả cao hơn, tức là xuất hiện giá trị gia tăng (điều kiện H >1)
Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì H >1. H càng lớn thì
chứng tỏ quá trình kinh doanh càng đạt hiệu quả. Để tăng H ta thường có những biện
pháp sau:
• Giảm đầu vào (C), u ra (K) khụng i
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 13



Luận văn cao học

ã Gi nguyờn C, tng K
ã Gim C, tăng K
Trong tình trạng quản lý điều hành sản xuất bất hợp lý chúng ta có thể cải tiến
nhằm sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý tránh gây lãng phí để tăng giá trị đầu ra.
Nhưng nếu quá trình kinh doanh đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên là bất
hợp lý. Bởi ta không thể giảm C mà không làm giảm K và ngược lại. Thậm chí ngay
cả khi q trình kinh doanh của ta cịn bất hợp lý thì việc áp dụng những biện pháp
trên đây đơi khi cịn làm giảm hiệu quả. Vì vậy để có một hiệu quả khơng ngừng tăng
đồi hỏi chúng ta phải không ngừng tăng chất lượng C.
Chất lượng C tăng nếu như: nguyên liệu tốt hơn, lao động có tay nghề hơn, máy
móc cơng nghệ hiện đại hơn...như thế ta có thể giảm được hao phí nguyên liệu, lao động,
giảm được số phế phẩm . . . dẫn đến sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ.
Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh thì con đường duy nhất là không ngừng
đầu tư công nghệ, nhân lực quản lý. . .qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng hơn đồng
thời nâng cao vị trí, sức cạnh tranh của toàn doanh nghiệp trên thị trường.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng của q trình kinh
doanh. Nội dung của nó là so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nhà kinh
doanh cần biết với số vốn nhất định bỏ ra xem việc gì đem lại số lãi bằng tiền lớn
nhất trong thời gian ngắn nhất thì việc đó xem là có hiệu quả kinh tế cao. Xét hiệu
quả kinh tế phải đặt vào hồn cảnh và trình độ phát triển chung về kinh tế xã hội
của đất nước.
Có lúc việc này nên làm, nhưng 5 năm sau, 10 năm sau sẽ khơng được nhìn
nhận là có hiệu quả kinh tế nữa. Sự biến động của tình hình trong nước và thế giới
cũng có thể đưa đến hiệu quả trên. Tính phức tạp của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
đòi hỏi phải xét đến nhiều yếu tố và cân nhắc nhiều mặt, phải dựa vào thực tế kết quả
kinh doanh hiện tại, phải dự báo cả tương lai, phải coi trọng lợi ích cơ sở sản xuất đảm
bảo cho cơ sở thu được hiệu quả kinh tế cao để tự phát triển và phục vụ lợi ích xã hội.

Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của doanh nghiệp vào sự
phát triển chung của nền kinh tế. Đó là sự đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách
Nhà nước thơng qua hình thức thuế, thu hút lao động, giải quyết việc làm, tng thu
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 14


Luận văn cao học

nhp cho ngi lao ng gúp phn xố đói giảm nghèo từng bước thay đổi cơ cấu của
nền kinh tế.
Đối với hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp là chủ thể
Đối với hiệu quả xã hội thì xã hội mà đại diện cho Nhà nước là chủ thể
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp bách và cần thiết
nhằm thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn bộ nề kinh tế nước ta hiện nay. Vậy đánh giá
hoạt động có hiệu quả phải dựa vào cơ sở nào, dựa vào hệ thống chỉ tiêu nào ?
1.4.2 - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân
tích cụ thể, có thể lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp.


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.


Nhóm chỉ tiêu suất sinh lợi như: Suất sinh lợi của tài sản, suất sinh lợi của
vốn chủ sở hữu, suất sinh lợi của lao động.




Nhóm chỉ tiêu năng suất: chỉ tiêu năng suất của lao động theo sản lượng,
năng suất của lao động theo doanh thu, năng suất của tài sản theo sản
lượng, năng suất của tài sản theo doanh thu.



Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội.

1.4.3 Các phương pháp dùng phân tích hiệu quả kinh doanh.
1.4.3.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được dùng trong phân tích để xác định xu hướng, mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề
cơ bản như: xác định hệ số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục
tiêu so sánh.
Xác định gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích:
Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc
để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước.
Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng
thời gian trong một năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước (tháng hoặc quý)
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 15


Luận văn cao học

Khi ỏnh giỏ mc bin ng so với các mục tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ được
so sánh với mục tiêu nêu ra (thường trong kế hoạch sản xuất kỹ thuật- tài chính)
Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của một loại sản phẩm hàng hố dịch vụ
nào đó trên thị trường có thể so sánh số thực tế với mức độ hợp đồng hoặc tổng nhu cầu …

Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung
là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh đó, gọi chung là trị số kỳ gốc. Thời kỳ
chọn để phân tích gọi tắt là kỳ phân tích.
Ngồi việc so sánh theo thời gian, phân tích kinh tế cịn tiến hành so sánh
kết quả kinh doanh giữa các đơn vị: so sánh mức đạt được của các đơn vị với
một đơn vị được chọn làm gốc so sánh - đơn vị điển hình trong từng lĩnh vực,
từng chỉ tiêu phân tích.
Điều kiện so sánh cần được quan tâm khác nhau khi so sánh theo gốc thời gian
và khi so sánh theo không gian.
Khi so sánh theo thời gian cần chú ý các điều kiện sau:
a. Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.
Thông thường, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thường được
quy định thống nhất. Tuy nhiên, do phát triển của hoạt động kinh doanh nên nội dung
kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Nội dung kinh tế
của chỉ tiêu có thể bị thu hẹp hoặc mở rộng do phân ngành kinh doanh, do phân chia
các đơn vị quản lý, hoặc do thay đổi của chính sách quản lý. Đơi khi, nội dung kinh tế
của chỉ tiêu cũng thay đổi theo chiều hướng "quốc tế hoá" chỉ tiêu để tiện so sánh
trong điều kiện các chỉ tiêu có thay đổi về nội dung, để đảm bảo so sánh được cần tính
tốn lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới quy định lại.
b. Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
Trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau.
Từ các chỉ tiêu giá trị sản lượng, doanh thu, thu nhập đến các chỉ tiêu: năng suất, giá
thành. …có thể được tính tốn theo những phương pháp khác nhau. Khi so sánh cần lựa
chọn hoặc tính lại các trị số của chỉ tiêu theo một phương pháp thống nhất.
c. Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu c hin vt, giỏ tr v thi gian.
Đỗ Thị Hoà Nh·

Trang 16



Luận văn cao học

Khi so sỏnh mc t c trờn các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài các
điều kiện đã nêu, cần đảm bảo các điều kiện khác như: cùng phương hướng kinh
doanh, cùng điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Tất cả các điều kiện gọi là đặc tính "có thể so sánh" hay "tính chất so sánh
được" của các chỉ tiêu phân tích.
Mục so sánh trong khi phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và
tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích (năng suất tăng lên, giá
thành giảm).
Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa
hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc, hay chung nhất là so sánh giữa số phân tích và số gốc.
Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích
với trị số của chỉ tiêu gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có
liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Phương
pháp phân tích trên được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, như: phân tích tình
hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn, lợi nhuận...
1.4.3.2 Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh tế, nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng của các
nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ.
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của
từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố
này, thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố.
Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ một hoạt
động sản xuất kinh doanh, một loại sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp có thể
quy về sự ảnh của hai nhân tố:


Lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã bán ra, được tính bằng các đơn vị tự
nhiên (cái, chiếc, suất ăn. . . ) hoặc đơn vị trọng lượng (tấn, tạ, kq. . .) hay

khối lượng dịch vụ hoàn thành (m2, x d, tấn/km, người /km vận chuyển. . .)



Suất lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm hàng hoỏ dch v. . .

Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 17


Luận văn cao học

C hai nhõn t trờn cựng ng thời ảnh hưởng đến tổng mức lợi nhuận, nhưng
để xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố này phải loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố khác. Muốn vậy điều này có thể được thực hiện bằng hai cách.
Cách thứ nhất: Có thể dựa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố và
được gọi là phương pháp "số chênh lệch"
Cách thứ hai: Có thể dựa vào phép thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân
tố và được gọi là phương pháp "thay thế liên hoàn"
Trong trường hợp này, khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ là nhân tố số
lượng, còn suất lợi nhuận là nhân tố chất lượng. Có thể khái quát phương pháp xác
định ảnh hưởng của từng nhân tố số lượng và chất lượng đến chỉ tiêu phân tích bằng
phương pháp số chênh lệch, như sau:

Ảnh hưởng của nhân
tố số lượng
[f(x)]

=


Chênh lệch của nhân
tố số lượng
[x1 - x0]



Trị số của nhân tố chất
lượng kỳ gốc
[y0]

Ảnh hưởng của nhân
tố chất lượng
[f(y)]

=

Chênh lệch của nhân
tố chất lượng
[y1 - y0]



Trị số của nhân tố số
lượng kỳ phân tích
[y0]

Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích nhờ phương
pháp cộng đại số:
f(x,y) = f(x) +f(y)

Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng, chất lượng ảnh hưởng đến chỉ
tiêu, bằng phương pháp liên hồn có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố qua thay
thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay
đổi. Sau đó lấy kết quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa có biến đổi nhân tố nghiên cứu sẽ xác
định được ảnh hưởng của nhân tố này.
Có thể khái qt mơ hình chung của các phép thế, như sau:
Giả sử có f(x,y,z) = x,y,z...
Thì: kỳ gốc: f(x0,y0,z0 . . .) = x0y0z0. . .
Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 18


Luận văn cao học

V k phõn tớch: f(x1,y1,z1 . . .) = x1,y1,z1. . .
Sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được xác định
theo một trình tự sau đây:
f(x) = f(x1,y0,z0. . .) - f(x0,y0,z0 . . .) = x1,y0,z0. . . - x0y0z0. . .
f(y) = f(x1,y1,z0. . .) - f(x1,y0,z0 . . .) = x1,y1,z0. . . - x1y0z0. . .
f(y) = f(x1,y1,z1. . .) - f(x1,y1,z1 . . .) = x1,y1,z1`. . . - x1y1z0. . .
................................................
Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng phép
cộng đại số:
f(x,y,z) = f(x) + f(y) + f(z) +. . .
Như vậy điều kiện để vận dụng phương pháp loại trừ, gồm:


Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng một
tích số (hoặc một thương số)




Việc sắp xếp và trình tự xác định ảnh hưởng lần lượt từng nhân tó đến chỉ
tiêu phân tích cần tn theo quy luật "lượng biến dẫn đến chất biến"

1.4.4 - Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình
độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức
tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.4.4.3 - Phân tích khái quát các chỉ tiêu hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu của phân tích kinh tế là kết quả kinh doanh, biểu hiện
bằng các chỉ tiêu kinh tế, dưới sự tác động của các chỉ tiêu kinh tế mới là q trình
"định tính". Do vậy để phân tích cần lượng hố tất cả các chỉ tiêu phân tích và nhân tố
ảnh hưởng ở những chỉ số xác định và với mức độ biến động xác định.
Các chỉ tiêu cần tính tốn lượng hố cụ thể gồm: các chỉ tiêu sinh lợi, các chỉ
tiêu về năng suất. . .

Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 19


Luận văn cao học

ỏnh giỏ hiu qu kinh t ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu cụ thể sau:


Nhóm chỉ tiêu sức sinh lợi

-

Sức sinh lợi của tài sản:
Lãi ròng (LN)
Suất sinh lợi của tài sản (ROA) =
Tổng tài sản (TS)

Hệ số này mang ý nghĩa: Trong kỳ , trung bình 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý
tài sản càng hợp lý và có hiệu quả
-

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:
Lãi ròng (LN)

Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)=
Vốn chủ sở hữu (VCHS)

Hệ số này mang ý nghĩa: trong kỳ bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao
nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
-

Sức sinh lợi của lao động:
Lãi ròng
Suất sinh lợi của lao động =
Tổng số lao động

Hệ số này mang ý ngiã: trong kỳ bình quân một lao động tạo ra bao nhiêu lợi
nhuận rịng cho doanh nghiệp



Nhóm chỉ tiêu năng suất (sức sản xuất)
- Các chỉ tiêu năng suất của lao động :
+ Năng suất của lao động theo sản lượng
Sản lượng
Năng suất của lao động theo sản lượng =
Tổng số lao động

+ Năng suất của lao động theo doanh thu
Doanh thu
Năng suất của lao động theo doanh thu =
Tổng số lao động

-

Các chỉ tiêu năng suất của ti sn

Đỗ Thị Hoà NhÃ

Trang 20


×