Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh các sản phẩm dịch vụ viễn thông trên nền mạng 3g cho công ty vinaphone trong giai đoạn đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 100 trang )

Ngun Anh Dịng

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

NGUYỄN ANH DŨNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Quản Trị Kinh Doanh
2007-2009

PHN TCH V XUT MT S GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG TRÊN NỀN MẠNG 3G CHO CÔNG TY VINAPHONE
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hµ Néi 2009

HÀ NỘI - 2009
0B


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------------------¬


NGUYỄN ANH DŨNG

CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM DỊCH
VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN MẠNG 3G CHO CÔNG TY
VINAPHONE TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

HÀ NỘI - 2009


Mục lục
Lời cam đoan
Mục lục

i

Danh mục các từ viết tắt

ii

Danh mục bảng biểu

iii


Lời mở đầu

iiii

Chương I. Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh
doanh ...................................................................................................................... 1

I.1. Một số vấn đề lý luận về chiến lược ........................................................... 1
I.1.1. Khái niệm chiến lược .......................................................................... 1
I.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh. ....................................................... 2
I.1.3. ý nghĩa của hoạch định chiến lược kinh doanh .................................. 4
I.1.4. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh .................................................... 5
I.1.5. Phân loại chiến lược kinh doanh .......................................................... 6
I.1.5.1. Chiến lược chung (chiến lược công ty): ....................................... 6
I.1.5.2. Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh (SBU): ................................. 6
I.1.5.3. Các chiến lược bộ phận: ............................................................... 7
I.2. Quy trình hoạch định chiến lược ................................................................. 8
I.2.1.Xác định tầm nhìn hoạch định chiến lược của công ty Vinaphone ...... 10
I.2.1.1 Đặc điểm cơ bản về các dịch vụ của Công ty Vinaphone. ........... 10
I.2.1.2. Đặc điểm và xu hướng hội tụ số trong công nghệ viễn thông .... 10
I.3. Phân tích môi trường kinh doanh ............................................................. 15
I.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài ......................................................... 15
I.3.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp .................................. 19
I.3.3. Hình thành các phương án chiến l­ỵc. ............................................... 20
I.3.4. Lùa chän chiÕn l­ỵc kinh doanh. ....................................................... 23
I.3.5. Giải pháp thực hiện chiến lược........................................................... 23
Kết luận chương I ........................................................................................ 25


Chương II. Phân tích căn cứ để hình thành chiến lược

kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thông tin di động trên
nền mạng 3g cho công ty vinaphone ............................................... 26

II.1. Tình hình phát triển và đặc điểm dịch vụ của công ty Vinaphone .......... 26
II.1.1. Quá trình ra đời và thành lập mạng Vinaphone................................ 26
II.1.2. Ngành nghề kinh doanh ................................................................... 26
II.1.3.Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức và các mối quan hệ chủ
yếu trong kinh doanh ................................................................................... 27
II.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ ....................................................................... 27
II.1.3.2 Mối quan hệ chủ yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
II.1.4. Khái quát về sản phẩm và các loại hình dịch vụ của công ty. .......... 28
II.1.4.1. Sản phẩm của công ty ............................................................... 28
II.1.4.2. Các loại hình dịch vụ của công ty ............................................. 29
II.1.5. Quá trình hoạt động kinh doanh ...................................................... 30
II.1.6. Môi trường kinh doanh ..................................................................... 33
II.2.Phân tích sự ảnh hưởng môi trường vĩ mô đến việc hoạch định chiến lược
kinh doanh các sản phẩm thông tin di động trên nền mạng 3G của Công ty
Vinaphone. ...................................................................................................... 34
II.2.1.Phân tích môi trường kinh tế xà hội .................................................. 34
II.2.2 Phân tích sự ảnh hưởng của điểm dân số. .......................................... 34
II.2.3. Môi trường văn hóa, tập quán tiêu dùng ........................................... 36
II.2.4. Phân tích ảnh hưởng của đổi mới công nghệ .................................... 36
II.2.5. Phân tích sự ảnh hưởng tâm lý của khách hàng khi tiếp cận công
nghệ mới ...................................................................................................... 37
II.3 Phân tích môi trường ngành ...................................................................... 39
II.3.1 Phân tích môi trường cạnh tranh tiềm ẩn về sản phẩm dịch vụ trên nền
mạng 3G. ..................................................................................................... 39
II.3.3. Phân tích áp lực từ các dịch vụ thay thế: .......................................... 43
II.3.3. Phân tích áp lực từ nhà cung cấp: ..................................................... 43
II.3.4. áp lực từ phía khách hàng: ............................................................... 44

II.4.Phân tích kế hoạch kinh doanh thương mại đối với mạng dịch vụ 3G ..... 47


II.4.1.KÕ ho¹ch triĨn khai m¹ng 3G m¹ng Vinaphone ............................... 47
II.4.2. Kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ 3G từ các nhà khai thác trên thế
giới ............................................................................................................... 50
II.4.3. Phân tích hoạt động định hướng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ
thông tin di động trên nền mạng 3G của Công ty Vinaphone..................... 55
II.4.3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện. ...................................................... 57
II.4.3.2. Xác định thị trường mục tiêu ..................................................... 60
II.4.3.3. Xây dựng danh mục sản phẩm - dịch vụ cung cấp. .................. 62
II.4.3.4. Xây dựng định hướng giá cước dịch vụ di động 3G. ................. 68
II.4.3.5. Kế hoạch mở rộng của dịch vụ quảng cáo thương mại ............. 69
II.5. Những điểm mạnh và điểm yếu của Vinaphone khi triển khai các dịch vụ
trên nền mạng 3G ............................................................................................ 70
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 73
Chương 3. Một số giảI pháp chiến lược kinh doanh các sản
phẩm dịch vụ viễn thông trên nền mạng 3G cho Công ty
Vinaphone Giai đoạn 2010 2015 ............................................................. 74

3.1. Hình thành mục tiêu chiến lược kinh doanh các sản phẩm dịch vụ viễn
thông trên nền mạng 3G của Công ty Vinaphone đến năm 2015. .................. 74
3.2. Xây dựng mục tiêu chiến lược đến năm 2015. ........................................ 74
3.3. Một số giải pháp để thực hiện chiến lược................................................. 79
3.3.1. Giải pháp 1 ........................................................................................ 79
3.3.2. Giải pháp 2 ........................................................................................ 81
3.3.3. Giải pháp 3 ........................................................................................ 82
3.3.4. Giải pháp 4 ........................................................................................ 84
3.3.5. Giải pháp 5 ........................................................................................ 87
3.4. Một số kiến nghị....................................................................................... 92

Kết luận .............................................................................................................. 93
Tài liệu tham khảo
Tóm tắt luận văn
Phụ lục


Mục lục các bảng biểu
Hình I.1 : Thuật ngữ chiến lược ............................................................................ 1
Hình I.2: ý nghĩa quản lý chiến lược .................................................................... 4
Hình I.3 : Sáu chiến lược chức năng của doanh nghiệp ........................................ 7
Hình I.4: Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận. ................ 8
Hình I.5: Quy trình hoạch định chiến lược............................................................ 9
Hình I.5. Các yếu tố của môi trường ngành ........................................................ 17
Hình II.1. Biểu đồ số lượng phát triển thuê bao từ 2005-2008............................ 29
Hình II.2. Biểu đồ số lượng trạm phát sóng BTS các năm 2005-2008 ............... 30
Hình II.3. Doanh thu của Vinaphone qua các năm 2005 - 2008 ........................ 31
Hình III.1. Biểu đồ tăng trưởng thuê bao di động chung
mạng VinaPhone giai đoạn 2010-2015 .............................................................. 77
Hình III.2. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu chung của
mạng di động VinaPhone giai đoạn 2010-2015 .................................................. 77

***
Bảng I.1. Sự khác nhau giữa quyết định chiến lược và quyết định
tácnghiệp. .............................................................................................................. 3
Bảng I.2. Sự khác nhau giữa chiến lược và chính sách.......................................... 4
Bảng I.3 : Sự giống và khác nhau cơ bản về công nghệ và sản phẩm dịch vụ
giữa công nghệ GSM (2G) và công nghệ WCDMA (3G) ................................... 12
Bảng I.4. Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh ................................................ 19
B¶ng I.5. B¶ng ma trËn SWOT. ........................................................................... 20
B¶ng II.1. Số lượng phát triển thuê bao từ 2005-2008 ........................................ 29

Bảng II.2. Số lượng trạm phát sóng BTS các năm 2005-2008............................. 30
B¶ng II.3. Doanh thu cđa Vinaphone tõ 2005-2008............................................ 31
B¶ng II.4: Tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô đến kinh
doanh dịch vụ trên nền mạng 3G ....................................................................... 37
Bảng II.5: Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ khi khai thác và kinh
doanh trên nền mạng 3G .................................................................................... 40
Bảng II.6: ảnh hưởng của yếu tố môi trường cạnh tranh đến việc cung cấp
dịch vụ trên nền mạng 3G .................................................................................. 45
Bảng II.7. Thống kê số thuê bao phân loại theo công nghệ trên thế giới. .......... 46
Bảng II.8. Tỷ lệ khách hàng theo độ tuổi ........................................................... 60
Bảng II.9. Tỷ lệ khách hàng theo nghề nghiệp ................................................... 60
Bảng II.10. Nhóm các dịch vụ 3G dự kiến triển khai. ......................................... 61
B¶ng II.11: Ma trËn SWOT cđa Vinaphone 3G ................................................. 71
Bảng III.1. Chỉ tiêu kinh doanh dự kiến của mạng VinaPhone .......................... 76


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009
Chương I

Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh
I.1. Một số vấn đề lý luận về chiến lược
I.1.1. Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa, với
ý nghĩa là phương pháp, cách thức điều khiển và chỉ huy các trận đánh. Theo
thời gian, nhờ vào tính ưu việt của nó, chiến lược đà được phát triển sang các
lĩnh vực khoa học khác như: chính trị, văn hóa, kinh tế, xà hội, công nghệ, môi
trường, kinh doanh ....
Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, chiến lược phát triển muộn hơn,

đến những năm 1950 xuất hiện một số các chủ trương, ý tưởng xây dựng chiến
lược trong doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích các tiềm lực tài
nguyên.
Thuật ngữ Chiến lược đem lại cho chúng ta ý nghĩa gì?

Hình I.1 : Thuật ngữ chiến lược
(Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến)
Có nhiều quan điểm về chiến lược:
- Theo M.Porter: Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh
tranh vững chắc để phòng thủ[7,3].

1


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

- Theo Alain Charles Martinet: Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm
phác họa những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh
quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và hành động chính xác của
doanh nghiệp[7,4].
Như vậy, không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích
của chiến lược là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh.
I.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là phương thức, là một chương trình hoạt động
tổng thể mà doanh nghiệp sử dụng để định hướng tương lai nhằm đặt được
những thành công, nó gồm tập hợp các mục đích, mục tiêu kinh tế, kinh doanh
của nhân dân và cách thức lựa chọn để phân bổ nguồn lực cần thiết nhằm đặt
được những mục tiêu đó trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong

một khoảng thời gian nhất định.
Ta có thể thấy rằng khái niệm chiến lược kinh doanh được thể hiện qua
nhiều quan điểm như:
- Theo Michael E.Poter: Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây
dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ[6,4].
- Theo James B.Quinn: Chiến lược kinh doanh là một dạng thức hoặc
một kế hoạch phối hợp với các mục tiêu, các chính sách và chương trình
hành động thành một tổng thể kế dính với nhau.
- Theo Alfred Chandler: Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định
các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp lựa chọn các chính
sách, chương trình hành động và phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục
tiêu đó[6,4].
- Theo William.J.Gluech: Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch
mang tính thống nhất toàn diện và phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng
các mục tiêu cơ bản của ngành được thực hiện [3,8].
Như vậy, có thể hiểu khái quát về chiến lược kinh doanh như sau:

2


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

Chiến lược kinh doanh cđa doanh nghiƯp lµ mét nghƯ tht thiÕt kÕ, tổ
chức các phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp với
việc phân bổ nguồn lực nhằm tạo ra một lợi thế cạnh tranh tốt nhất cho doanh
nghiệp.
Các quan niệm trên đều coi chiến lược kinh doanh là quá trình quản lý
các vấn đề chiến lược trong kinh doanh, là tập hợp các kế hoạch, các chính sách

hướng dẫn các doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu xác định.
Tổng hợp các quan niệm trên, ta có thể hiểu: chiến lược kinh doanh là
công việc ấn định các nhiệm vụ và hệ thống các mục tiêu cơ bản dài hạn của
doanh nghiệp, lựa chọn và đưa ra các kế hoạch, chính sách phù hợp với xu thế
biến động của môi trường, phối hợp tối ưu các nguồn lực để giành thắng lợi
trong cạnh tranh và đạt được các mục tiêu cơ bản đó. Dựa vào chiến lược kinh
doanh, các nhà quản lý có thể lập các kế hoạch cho những năm tiếp theo. Tuy
nhiên, quá trình đó phải có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi.
Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng điều hành linh hoạt, sử dụng
các nguồn lực vËt chÊt, tµi chÝnh vµ con ng­êi thÝch øng. Sù khác nhau giữa
quyết định chiến lược với quyết định tác nghiệp, giữa chiến lược và chính sách
được thể hiện qua bảng I.1 và I.2 như sau:
Bảng I.1. Sự khác nhau giữa quyết định chiến lược và quyết định
tácnghiệp.
Tính chất
- ảnh hưởng
- Thời gian
- Môi trường
- Mục tiêu
- Thông tin
- Tính chặt chẽ
- Kết quả
- Thất bại
- Rủi ro
- Khả năng quyết định
- Tính chất lặp lại

Quyết định chiến lược
Toàn bộ
Dài hạn

Biến đổi
Lớn, tổng quát
Tổng hợp, nhiều chiều
Yếu
Lâu dài
Nặng nề, có thể phá sản
doanh nghiệp lớn
Khái quát vấn đề
Một lần, không lặp lại
3

Quyết định tác nghiệp
Cục bộ
Ngắn hạn
Xác định
Cụ thể, rõ ràng
Đầy đủ, chính xác
Cao
Có thể điều chỉnh
Có thể khắc phục
Hạn chế
Phân tích cụ thể, tỷ mỷ
Lặp lại


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

[Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến]

Bảng I.2. Sự khác nhau giữa chiến lược và chính sách
Khái niệm
Khái niệm

Chiến lược

Chính sách

Xác định hướng đi và Phương tiện để đạt được
mục tiêu dài hạn

các mục tiêu

Chương trình hành động Cách

thức

hướng

dẫn

tổng quát tạo cơ sở cho đường lối trong phân bổ
Nội dung

việc hình thành các nguồn lực, tồn tại dưới
chính sách

dạng văn bản hướng dẫn,
quy tắc, thủ tục.


[Nguồn : Tài liệu học viên tổng hợp]
I.1.3. ý nghĩa của hoạch định chiến lược kinh doanh
Hoạch định chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó:

Hình I.2: ý nghĩa quản lý chiến lược
[Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến]
- Giúp doanh nghiƯp nhËn thÊy râ mơc ®Ých h­íng ®i cđa mình làm cơ sở
cho mọi kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra những phương án kinh doanh tốt hơn

4


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tăng sự liên kết, gắn bó
của các bộ phận quản lý trong thùc hiƯn mơc tiªu cđa doanh nghiƯp.
- Gióp doanh nghiƯp nhận biết được các cơ hội và thách thức trong tương
lai qua đó có thể thích nghi bằng cách giảm thiểu sự tác động xấu từ môi
trường, tận dụng những cơ hội của môi trường khi nó xuắt hiện, giúp các doanh
nghiệp đưa ra các quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
nhất.
- Giúp cho doanh nghiệp tạo ra thế chủ động tác động tới môi trường, làm
thay đổi môi trường, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, tránh tình
trạng thụ động.
- Cho phép phân phối một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho
các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Hoạch định chiến lược khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai,

phát huy sự năng động sáng tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ
trách nhiệm cá nhân tăng cường tính tập thể.
- Giúp cho doanh nghiệp tăng được vị trí cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu
về doanh số, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả quản lý, tránh được rủi ro
về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn những khó khăn của doanh
nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân, đảm bảo cho doanh nghiệp
phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.
Tóm lại, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì mối quan
hệ chặt chẽ giữa một bên là nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp, một
bên là các cơ hội và vị thế cạnh tranh thị trường.
I.1.4. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chiến lược kinh doanh,
song dù tiếp cận bằng cách gì thì chiến lược kinh doanh cũng cần đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau:
- Phải xác định rõ những mục tiêu, mục đích, phạm vi kinh doanh và
những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó trong từng thời kỳ nhằm khắc
phục việc dàn trải nguồn lực.
5


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

- Phải đạt được mục đích tăng thế lực doanh nghiệp, giành lợi thế cạnh
tranh. Do đó, khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải khái thác triệt để lợi thế,
tập trung các biện pháp để tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp.
- Phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác
và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm phát huy được những lợi thế,
nắm bắt những cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.

- Phải đảm bảo an toàn trong kinh doanh: vì trong kinh doanh có nhiều
yếu tố mạo hiểm. Làm thế nào để rủi ro chỉ có thể xảy ra ở mức thấp nhất.
- Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong hiệ tại và tương lai, dự
đoán càng chính xác thì tính khả thi của chiến lược kinh doanh càng cao.
- Phải có chiến lược kinh doanh dự phòng để đối phó với sự biến động
của thị trường.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá
trình liên lực từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng cho một khoảng thời gian tương
đối dài thường là 3 năm, 5 năm, 10 năm.
- Trong luận văn này em phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược
kinh doanh các sản xuất trên nền mạng 3G cho Công ty Vinaphone giai đoạn
2009-2015.
I.1.5. Phân loại chiến lược kinh doanh
Căn cứ vào phạm vi, tác dụng của chiến lược kinh doanh ta có thể phân
biệt các loại hình chiến lược sau:
I.1.5.1. Chiến lược chung (chiến lược công ty):
Chiến lược chung thường đề cấp những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm
nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định những vấn đề sống còn
của doanh nghiệp.
I.1.5.2. Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh (SBU):
Là chiến lược chức năng xác định cách thức hoạt động cho từng lĩnh vực,
từng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược này chủ yếu là các chiến

6


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009


lược cạnh tranh, cạnh tranh bằng giá thấp, bằng khác biệt của sản phẩm dịch vụ
hoặc tạo ra một khúc chiến lược riêng.
I.1.5.3. Các chiến lược bộ phận:
Là các chiến lược chức năng bao gåm chiÕn l­ỵc Marketing, chiÕn l­ỵc
kinh tÕ, chiÕn l­ỵc tài chính, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược
nghiên cứu phát triển, chiến lược hậu cần cung cấp. Chiến lược chung, chiến
lược ở cấp đơn vị và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến lược
kinh doanh hoàn chỉnh của doanh nghiệp.
Chiến lược của doanh nghiệp là sự thống nhất của 6 chiến lược chức năng
sau:

Hình I.3 : Sáu chiến lược chức năng của doanh nghiệp
[Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến]
a. Chiến lược Marketing: là tập hợp các chính sách nhằm xác định vị trí
của doanh nghiệp trên thị trường.
b. Chiến lược sản xuất: là tập hợp các chính sách nhằm xác định loại sp
cần kinh tế, số lượng sản phẩm từng loại và phân bổ phương tiện hay các nguồn
lực để sản xuất một cách có hiệu quả sp cung cấp cho thị trường.
c. Chiến lược tài chính: là tập hợp các chính sách nhằm đảm bảo sự phù
hợp của nhu cầu tài chính để theo đuổi các mục tiêu thương mại với những điều
kiện đặt ra bởi thị trường vốn.

7


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009


d. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: là tập hợp các chính sách xác lập
hành vi của doanh nghiệp đối với thị trường lao động, nói rộng hơn là đối với
môi trường kinh tế xà hội văn hóa.
e. Chiến lược đổi mới công nghệ: là tập hợp các chính sách nhằm nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới và hoàn thiện các sản phẩm hiện
hành cũng như các phương pháp công nghệ đang được sử dụng.
f. Chiến lược hậu cần cung cấp: là tập hợp các chính sách nhằm đảm bảo
cho doanh nghiệp mua tốt, bán tốt và sử dụng hợp lý các nguồn lực vật chất từ
khâu mua sắm đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các chiến lược này tác động qua lại với nhau, chiến lược này là tiền đề
xây dựng chiến lược kia, thực hiện chiến này ảnh hưởng đến việc thực hiện các
chiến lược còn lại.

Hình I.4: Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận.
[Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến]
I.2. Quy trình hoạch định chiến lược
Như đà phân tích ở trên, ta thấy hoạch định chiến lược kinh doanh là vô
cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc hoạch định chiến lược cần phải xây dựng một cách khoa học
và dựa trên những phân tích, dự báo có thể tin cậy được. Tuy nhiên, để ®¶m b¶o

8


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

việc lực chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp, quá trình lựa chọn chiến lược cần
quán triệt một số yêu cầu sau:

- Bảo đảm tính hiệu quả lâu dài của quá trình kinh doanh
- Bảo đảm tính liên tục và kế thừa của chiến lựơc
- Chiến lược phải mang tính toàn diện, rõ ràng
- Bảo đảm tính nhất quán và tính khả thi
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu ưu tiên.
Quy trình hoạch định chiến lược cần phải tuân theo những giai đoạn sau:
Xác định tầm nhìn chiến lược

Phân tích chiến lược
Phân tích môi trường bên ngoài

Phân tích môi trường bên trong

- Phân tích môi trường vĩ mô

-Phân tích hoạt động sản xuất

- Phân tích môi trường ngành

- Chiến lược kinh doanh

Phân tích Ma trận SWOT
Xác định mục đích và mục tiêu chiến lược
Hình thành chiến lược kinh doanh
Giải pháp thực hiện
Hình I.5: Quy trình hoạch định chiến lược
[Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến]
Nhận thấy từ mục đích hướng đi làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động
cụ thể.
Nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương lai, thích nghi, giảm

thiểu sự tác động xấu từ môi trường, khi dụng những cơ hội của môi trường khi
nó xuÊt hiÖn.
9


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

Tạo ra thế chủ động tác động tới các môi trường, thậm chí thay đổi luật
chơi trên thương trường, tránh tình trạng thụ động.
Phân phối một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho các lĩnh vực
hoạt động khác nhau.
Khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động
sáng tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân
tăng cường tính tập thể.
Tăng vị trí cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số, nâng cao đời
sống cán bộ công nhân đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong
môi trường cạnh tranh.
I.2.1. Đặc điểm và xu hướng hội tụ số trong công nghệ viễn thông
Xu hướng hội tụ về mạng 3G trong đó hội tụ dịch vụ của mạng 2G hiện
nay, đồng thời được đưa ra rất nhiều dịch vụ tiện ích khác trên nền mạng 3G.
Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động của các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ Internet. Với lợi thế về công nghệ thông tin, các doanh nghiệp viễn
thông đà từng bước cung cấp dịch vụ kết nối Internet và đăng ký website cho
khách hàng để từ đó chuyển hướng cung cấp thêm cho khách hàng qua mạng
các dịch vụ mới đa dạng hơn (quảng cáo, đặt hàng, xử lý các vấn đề về tài
chính, quản lý báo cáo bán hàng).
Các doanh nghiệp viễn thông (ISP) sẽ cạnh tranh với nhau để tiếp tục mở

rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hầu hết họ đều tập trung vào thị
trường cung cấp dịch vụ kết nối, hỗ trợ cho các giao dịch TMĐT, quảng cáo trên
mạng. Ngoài ra các ISP còn quan tâm đến việc kết hợp với các nhà cung cấp dịch
vụ thanh toán, các công ty phát triển phần mềm máy chủ cho TMĐT hoặc nhà
cung cấp thứ 3 thiết kế website để thoả mÃn các yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Một xu hướng gần đây là người sử dụng đang ngày càng quan tâm đến
một dạng TMĐT đó là các tiện ích di động, M-email, mua sắm, giải trí và dịch
vụ xác định vị trí. Xu hướng này sẽ tạo nhiều cơ hội cho lĩnh vực di động và

10


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

Internet tăng trưởng mạnh thông qua việc mở rộng hoạt động và liên kết với các
đối tác thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
1. Xu hướng công nghệ:
Xu hướng hội tụ viễn thông - tin học - phát thanh truyền hình và truyền
thông đa phương tiện sẽ tạo điều kiện cho mạng viễn thông phát triển nhanh
chóng và trở thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có khả năng đáp ứng mọi
nhu cầu về dịch vụ thông tin, đồng thời trở thành nền tảng hết sức quan trọng để
xà hội công nghiƯp” chun sang thêi kú “x· héi th«ng tin” cïng với sự xuất
hiện các dịch vụ mới nhằm đáp ứng và thỏa mÃn kịp thời nhu cầu ngày một tăng
của ng­êi sư dơng.
Xu h­íng héi tơ nµy thĨ hiƯn ë loại hình thông tin được truyền đi trên
mạng (thoại, số liệu, âm nhạc, hình ảnh) ở thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy
tính, PDA, MP3 Player, Game Console). Mạng 3G sẽ phát triển hội tụ trên nền
mạng 2G của Vinaphone hiện nay.

2. Đặc điểm công nghệ 3G
Khái niệm công nghệ 3G: 3G là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Third
Generation Technology” (c«ng nghƯ thÕ hƯ thø 3). Tõ trước đến nay ở Việt Nam
đà triển khai dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 2, gọi tắt là 2G. Trên thực tế,
từ lâu chúng ta đà làm quen với 2G thông qua sử dụng các dịch vụ điện thoại di
động như: SMS (tin nhắn), tải nhạc chuông, hình ảnh tĩnh và cả video clip,
nhưng chất lượng không tốt. Tuy nhiên, khi chuyển sang dịch vụ thông tin di
động thế hệ thứ 3, gọi tắt là 3G, thì hệ thống dịch vụ thông tin sẽ được truyền tải
trên băng thông rộng. Vì vậy ngoài những dịch vụ giống thế hệ 2G, thì nền tảng
truyền tải dữ liệu tốc độ cao, chuẩn 3G cho phép truyền không dây dữ liệu thoại
và phi thoại (gửi thư điện tử, hình ảnh, video) thêm vào đó, nhà cung cấp còn
có thể phát triển ứng dụng cho các dịch vụ khác như: thương mại điện tử, ngân
hàng, giải trí, truy nhập internet di động, tải dữ liệu từ các mạng xà hội,với độ
xác thực, tin cậy cao. Đối với người sử dụng điện thoại thông thường, dịch vụ
nổi bật dễ nhận thấy của 3G là sử dụng điện thoại hình ảnh (video call), cho
phép những người đàm thoại có thể nhìn thấy nhau.
11


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

Công nghệ 3G đà được triển khai và ứng dụng rộng rÃi ở nhiều nước phát
triển trên thế giới. Các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất lại là Mobile Internet
(truy cập internet di động), Live TV (xem truyền hình trực tiếp trên điện thoại di
động), VOD/MOD (phim/nghe nhạc theo yêu cầu).
Điểm giống và khác nhau đối với những sản phẩm dịch vụ sử dụng công
nghệ GSM (thế hệ 2G) và công nghệ WCDMA (thế hệ 3G).
Bảng I.3 : Sự giống và khác nhau cơ bản về công nghệ và sản phẩm dịch vụ

giữa công nghệ GSM (2G) và công nghệ WCDMA (3G)
Các thông số kỹ
TT
thuật và các sản
Công nghệ GSM(2G)
phẩm dịch vụ
1 Dải băng tần sử dụng Hoạt động ở dải tần
900/1800 MHZ
2
Thiết bị mạng
Sử dụng các thiết bị mạng
như :HLR, MSC,STP,TSC,
BSC,BTS

3
4

4

Thoại và data

Tốc độ thoại đạt 14kbit/s

Công nghệ WCDMA(3G)
Hoạt động ở dải tần
1900/2200MHZ
Ngoài các thiết bị sử dụng
như công nghệ 2G. Công
nghệ 3G còn sử dụng các
thiết:MSS,TSS,RNC,NodeB

Tốc độ thoại và dữ liệu lên
đến trên 2Mbit/s

Các tiện ích dịch vụ - Dịch vụ thoại
- Dịch vụ tin nhắn SMS
-Dịch vụ chờ cuộc gọi
-Dịch vụ chuyển cuộc gọi.
-Dịch vụ nhạc chuông chờ.
-Dịch vụ thông báo cuộc gọi
nhỡ.
-Dịch vụ 2 Friends
- Dịch vụ hộp thư thoại.

- Dịch vụ điện thoại truyền
hình ảnh(Video call)
- Truyền hình ảnh và âm
thanh.
- Nhắn tin đa phương tiện
(MSS)
-Tải phim từ điện thoại di
động.
-Xem phim trực tuyến MTV
-Tải nhạc Full Track
-Các dịch vụ thanh toán điện
tử.
-Truy cập kết nối từ xa mạng
Intrenet.
-Các dịch vụ quảng cáo di
động
Thiết bị máy đầu - Sử dụng máy có công - Phải có máy di động hỗ trợ

cuối (máy điện thoại nghệ 2G (GSM)
tính năng 3G (UMTS)
di động)


[Nguồn: Tài liệu học viên tổng hợp]
12


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

3. Cơ hội và thách thức cho các nhà khai thác kinh doanh 3G
Vốn đà sôi động bởi mức tăng trưởng vượt bậc, số lượng thuê bao không
ngừng tăng nhanh và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ, thị
trường viễn thông di động Việt Nam một lần nữa lại dậy sóng, sau khi Bộ Thông
tin-Truyền thông tiến hành cấp phép triển khai công nghệ 3G và các dịch vụ
kèm theo.
Đối với 4 doanh nghiệp vừa được cấp phép ngày 13/08/2009 đó là:
Viettel, VNPT/Vinaphone, VNS Mobifone và liên danh giữa EVN Telecom và
Hanoi Telecom, thì việc triển khai mạng 3G là cơ hội, vừa là thách thức lớn.
Trong khi đó, các thuê bao di động thì đang chờ đợi được tiếp cận, sử dụng các
dịch vụ của công nghệ mới này.
Theo đánh giá của các chuyên gia, có nhiều lợi thể để triển khai công
nghệ 3G tại Việt Nam. Trong những năm qua, thị trường di động Việt Nam
không ngừng tăng trưởng, số lượng thuê bao tăng nhanh, người dân Việt Nam
có xu hướng sử dụng dịch vụ di động thay vì các dịch vụ cố định và đặc biệt là
trào lưu của giới trẻ thích tiếp cận, sử dụng dịch vụ công nghệ mới. Điều đó có
nghĩa, các nhà cung cấp dịch vụ 3G đang có khá nhiều khách hàng tiềm năng,

vấn đề còn lại đối với họ, đó là hạ tầng cơ sở để vận hành công nghệ 3G và
chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh những cơ hội đó thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G nói
chung và Vinaphone nói riêng sẽ phải vượt qua những thách thức. Một trong
những thách thức lớn nhất của các nhà mạng là :Theo lộ trình đà cam kết, 4 đại
gia nghành viễn thông sẽ phải đầu tư rất lớn để mua sắm trang thiết bị, xây
dựng các trạm thu phát phục vụ cho mạng 3G. Ngoài ra, các nhà mạng cũng
phải đối mặt với các vấn đề khác như: đào tạo nhân viên, chuẩn bị nguồn cung
dịch vụ, giải pháp chăm sóc khách hàng
I.3. Phân tích môi trường kinh doanh
I.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài
Doanh nghiệp là một hệ thống gồm nhiều khâu và quá trình hoạt động nội
tại có quan hệ chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau, có sự tương tác với môi trường bên
13


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

ngoài. Doanh nghiệp phải thích ứng với môi trường để có thể duy trì và phát
triển hiệu quả, đồng thời phải có những điều chỉnh cho phù hợp với môi trường
khi cần thiết.
Môi trường kinh doanh bên ngoài bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài có
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Môi trường bên ngoài của một doanh nghiệp được chia làm 3 cấp: môi
trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường tác nghiệp.
a. Môi trường vĩ mô:
Bao trùm lên hoạt động của tất cả các doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ và tính

chất tác động của môi trường chung khác nhau theo từng ngành. Môi trường vĩ
môi bao gồm các yếu kinh tế, chính trị, văn hóa xà hội tự nhiên...
- Các yếu tố kinh tế: xu hướng tăng trưởng GDP, xu hướng tăng giảm thu
nhập của người dân, thuế.
- Các yếu tố chính trị và luật pháp: hành lang pháp lý, xu hướng chính trị,
các chính sách của chính phủ.
- Các yếu tố văn hóa xà hội: lối sống, quan điểm tiêu dùng, dân số....
- Các yếu tố tự nhiên: môi trường tự nhiên, tài nguyên
b. Môi trường ngành (vi mô):
Môi trường ngành bao gồm các yếu tô của một ngành mà trong đó doanh
nghiệp hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của doanh
nghiệp. Các yếu tố của môi trường ngành bao gồm:
- Xu hướng phát triển công nghệ của ngành: sự ra đời của các công nghệ
mới tạo ra những áp lực và đe dọa là:
+ Làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản
phẩm truyền thống, làm cho các công nghệ hiện tại bị lỗi thời, buộc doanh
nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
+ Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp tham gia mới làm tăng đối thủ
cạnh tranh và làm cho vòng đời công nghệ rút ngắn, phải rút ngắn thời gian
khấu hao.
14


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

+ Chi phí sản xuất thấp hơn, chất lượng cao hơn, sản phẩm có nhiều tính
năng hơn và có khả năng cạnh tranh hơn.
- Xu hướng quốc tế về toàn cầu hóa và hội nhập: tính phụ thuộc lẫn nhau

về nhiều mặt giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt. Vì vậy, xu hướng quốc tế của
ngành chắc chắn có những tác động làm thay đổi điều kiện môi trường trong
nước.
- áp lực từ các tổ chức, hiệp hội thương mại và các chuyên ngành quốc tế:
khi doanh nghiệp có tham gia vào các tổ chức chuyên ngành phải tuân theo điều
lệ, quy định và xu hướng của các tổ chức đó.
c. Môi trường tác nghiệp (cạnh tranh):
Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố quan hệ trực tiếp tới các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tức là phân tích tình hình cạnh
tranh trên thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra được lợi thế của mình so với đối
thủ cạnh tranh. Thông thường khi nói đến tình hình cạnh tranh, có năm lực
lượng chính ảnh hưởng đến doanh nghiệp là: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng và các sản phẩm thay thế.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, 4 câu hỏi sau phải được trả lời: Mục
tiêu của đối thủ là gì?, chiến lược hiện tại của đối thủ là gì?, điểm mạnh và điểm
yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?, phản ứng của đối thủ cạnh tranh như thế
nào?.
- Đối thủ tiềm ẩn:
Các điểm mạnh của đối thủ tiềm ẩn là khai thác các năng lực sản xuất
mới với mong muốn giành được những thị phần và nguồn lực cần thiết. Đặc biệt
trong bối cảnh chống độc quyền, đôi khi đối tượng này được hưởng những chính
sách ưu đÃi của chính phủ. Các điểm yếu là do mới ra đời nên còn non yếu, khó
đương đầu với sự chống trả quyết liệt của các doanh nghiệp chủ đạo đà tồn tại tõ
l©u.

15


Nguyễn Anh Dũng


Luận văn cao học QTKD 2009

Vì vậy, để đối mặt với đối tượng này cần có biện pháp để ngăn cản sự
xâm nhập như tạo ra rào cản bằng cách tạo lợi thế do sản xuất lớn, đa dạng hóa
sản phẩm, quy mô tài chính, tạo ưu thế về giá mà đối thủ không thể có được.
- Khách hàng:
Khách hàng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến chiến
lược. Có thể phân loại nhóm khách hàng như sau: khách hàng hiện tại và khách
hàng tiềm năng. Khi nghiên cứu về khách hàng cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Mức độ tập trung của khách hàng: ở đâu tập trung nhiều khách hàng thì
ở đó mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
+ Tỷ trọng mua sắm của khách hàng: là tỷ lệ giữa số tiền mua sắm và
tổng chi phí của khách hàng. Khi giá trị mua càng lớn thì khách hàng có xu
hướng đòi hỏi giá thấp và như vậy càng làm cho các nhân dân phải cạnh tranh
nhiều hơn.
+ Sự khác biệt của các sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh và khả năng
chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác.
+ Khả năng thanh toán của khách hàng.
- Nhà cung ứng:
Các doanh nghiệp kinh doanh bao giờ cũng có quan hệ với các nhà cung
ứng các nguồn vật tư, thiết bị, lao động và tài chính bằng các thỏa thuận bằng
văn bản.
Kết quả phân tích môi trường bên ngoài cho biết xu hướng tích cực cũng
như tiêu cực đối với việc hoạch định và thực hiện các chiến lược hợp lý tạo ra lợi
thế cạnh tranh bền vững.
- Sản phẩm thay thế và sản phẩm bổ sung:
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển của khoa học
công nghệ. Vì vậy, để tránh tụt hậu và để thành công, doanh nghiệp cần chú ý
dành nguồn lực để phát triển hoặc vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của

mình. Để hạn chế sức ép của sản phẩm thay thế nhà quản trị chiến lược cẩn phải
xem xét hết sức cẩn thận khuynh hướng giá cả của các sản phẩm thay thế và dự
báo được các sản phẩm thay thế trong t­¬ng lai.
16


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

Các yếu tố môi trường vi mô (môi trường ngành) có thể khái quát ở hình sau:

Hình I.5. Các yếu tố của môi trường ngành
(Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến)
I.3.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Phân tích môi trường bên trong là một quá trình xem xét, đánh giá tình
hình cụ thể doanh nghiệp. Môi trường bên trong (hay môi trường nội bộ) của
doanh nghiệp: là tập hợp các yếu tố tạo nên các hoạt động của doanh nghiệp và
có ràng buộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống nhất, hoạt động vì mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng đến các yếu tố khác và
đến toàn bộ hệ thống. Các yếu tô của môi trường bên trong bao gồm:
- Yếu tố kinh tế: sản xuất là lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp
gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Các yếu tố sản xuất chủ yếu là: khả năng kinh
tế, chất lượng sản phẩm, lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, chi phí kinh tế, khả
năng công nghệ so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranh.
- Yếu tố marketing: bộ phận marketing tiến hành phân tích các nhu cầu
của thị trường và hoạch định các chiến lược hiện hữu về sản phẩm, định giá và
phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tíi. C¸c u tè

17



Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

marketing là chủng loại sản phẩm dịch vụ, thị phần, kênh phân phối, mức độ am
hiểu về nhu cầu của khách hàng, tính linh hoạt trong công việc định giá...
- Yếu tố tài chính: bộ phận tài chính thực hiện chức năng phân tÝch, lËp kÕ
ho¹ch, kiĨm tra viƯc thùc hiƯn kÕ ho¹ch tài chính và tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Các yếu tố tài chính như khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ
lệ giữa vốn vay và vốn sở hữu, quan hệ với những người sở hữu, người đầu tư và
cổ động, quy mô tài chính...
- Yếu tố về nhân sự: bao gồm bộ máy lÃnh đạo, các chính sách cán bộ,
vấn đề tiền lương, cách thức tuyển dụng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm...
- Yếu tố nghiên cứu và phát triển: nghiên cứu sản phẩm, công nghệ mới,
sản xuất thử nghiệm, thăm dò thị trường và các bằng sáng chế...
Từ đó, rút ra các thông tin về những điểm mạnh, điểm yếu cảu doanh
nghiệp.
I.3.3. Hình thành các phương án chiến lược.
Mục tiêu của việc phân tích và hình thành chiến lược chính là việc thiết
lập nên các chiến lược bộ phận, lựa chọn ra trong số đó một vài chiến lược để
theo đuổi. Trong thực tế các nhà kinh tế đưa ra nhiều phương pháp hình thành
chiến lược như phương pháp SWOT, phương pháp BCG... và căn cứ vào tình
hình thực tế mà hoạch định chiến lược lựa chọn phương pháp phù hợp để áp
dụng sao cho có kết quả tốt nhất. Một trong những phương pháp hay được sử
dụng nhiều nhất đó là phương pháp ma trận SWOT:
Phương pháp ma trận SWOT:
Ma trận SWOT là bảng tổng hợp điểm mạnh (Strenths), điểm yếu
(Weaknes), Cơ hộ (Opportunities), Thách thức (Threats).

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 Công
ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại viện
nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên
nhân vì sao nhiều công ty thÊt b¹i trong viƯc thùc hiƯn kÕ ho¹ch.
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết về môi trường kinh doanh
cần tổng hợp và phân tích các cơ hội và thách thức, các điểm mạnh và điểm yếu
18


Nguyễn Anh Dũng

Luận văn cao học QTKD 2009

của doanh nghiệp. Quá trình này thực hiện theo ba bước sau: lập bảng tổng hợp
môi trường kinh doanh, xác định cơ hội và thách thức là chủ yếu, phối hợp các
điểm mạnh, điểm yếu với các cơ hội và thách thức.
- Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh:
Để tổng hợp lại các yếu tố của môi trường nhằm làm rõ các cơ hội, thách
thức, các điểm mạnh và điểm yếu, đánh giá ảnh hưởng và ý nghĩa của các yếu tố
đó đối với doanh nghiệp dưới dạng ngắn gọn và dễ quản lý. Thông thường cần
thiết phải lập bảng tổng hợp về môi trường bên ngoài, môi trường ngành và môi
trường bên trong.
Bảng I.4. Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh
Cơ hội
(điểm mạnh)
2

Các yếu tố môi trường
1


Thách thức
(điểm yếu)
3

Liệt kê các yếu tô của môi trường
(Nguồn: Giáo trình bài giảng TS. Nguyễn Văn Nghiến)
Các yếu tố được đánh giá là tốt trong các bảng tổng hợp cho thấy các cơ
hội mà doanh nghiệp có thể nắm bắt, còn các yếu tố có ảnh hưởng xấu cho thấy
các thách thức tiềm ẩn ®èi víi doanh nghiƯp. ViƯc ph©n tÝch ®óng ®iỊu kiƯn môi
trường và bảng tổng hợp cụ thể cho thấy vị thÕ cđa doanh nghiƯp cịng nh­ cã
thĨ chØ ra nh÷ng giải pháp thực hiện.
- Xác định các cơ hội và thách thức chủ yếu: do nguồn lực có hạn nên
doanh nghiệp không thể khai thác hết mọi cơ hội, cũng như không thể lo lắng
đối phó với mọi thách thức có thể xảy ra. Vì vậy, cần phải xác định rõ cơ hội cụ
thể nào cần theo đuổi và các biện pháp nào cần thực hiện nhằm tránh các thách
thức.
- Phối hợp các điểm mạnh, điểm yếu với các cơ hội và thách thức:
Dùng ma trận SWOT, mục đích của việc phân tích này để hình thành các
chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Quá trình phối hợp này được thực hiện thông
qua việc xây dựng ma trận SWOT.

19


×