Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KỸ THUẬT TECHNIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.34 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ TIÊU THỤ
HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU KỸ THUẬT TECHNIMEX
2.1. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá
Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh ngoại thương, hoạt động kinh tế này
rất phức tạp. Các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép nhập khẩu hàng hoá của
nước ngoài dựa trên các điều kiện thanh toán quốc tế, các thoả thuận trong hợp
đồng kinh tế hoặc nghị định thư.
Yêu cầu thức nhất là trước khi đi vào ký kết các hợp đồng kinh tế, kế toán
nhập khẩu phải trả lời các câu hỏi: Dung lượng của hàng hoá đó trên thị trường
như thế nào? Bạn hàng để ký kết giao dịch là đối tượng nào để khi ký kết các hợp
đồng tránh được các thua thiệt về giá cả, chi phí…
Yêu cầu thứ hai là phải nắm vững luật và hợp đồng kinh tế cũng như những
thông lệ, luật quốc tế.
Kế toán nhập khẩu phải tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng
hoá tiêu thụ ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
doanh nghiệp
Phải nắm vững phạm vi và thời điểm xác định là hàng nhập khẩu. Có như vậy
kế toán mới có thể đảm bảo ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh nhập khẩu, kế toán nghiệp vụ nhập khẩu
phải đảm bảo các nhiệm vụ sau đây:
-Phản ánh, giám sát tình hình kế hoạch nhập khẩu. Đây là nhiệm vụ cơ bản và
quan trọng vì từ thông tin này của kế toán, người lãnh đạo có thể nắm được các
nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phát sinh, kiểm tra đánh giá được quá trình thực
hiện kế hoạch nhập khẩu hàng hoá.
- Kiểm tra, giám sát tình hình tiêu thụ kịp thời giữa các bên.
- Kiểm tra tình hình chi phí nhập khẩu và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho công việc hoạt động kinh doanh nhập khẩu,
kiểm tra và phân tích các hoạt động về sau


Đặc điểm kinh doanh nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Để tiến hành nhập khẩu hàng hoà, công ty phải tiến hàng ký kết các hợp đồng
mua bán với nước ngoài thông qua hình thức đàm phán, giao dịch trực tiếp hoặc
thông qua các đơn chào hàng cố định, phí công ty căn cứ vào đơn đặt hàng của bên
bán, bên uỷ thác. Công ty sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh. Sau đó cùng với
vịêc đàm phán có kết quả, Công ty tiến hành ký kết các hợp đồng ngoại chính thức.
Hợp đồng này phải được ký kết theo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật
hiện hành, phải có chữ ký hợp pháp đại diện hai bên. Hợp đồng phải được thể hiện
dưới hình thức bằng văn bản tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Theo đó đối với hoạt động nhập khẩu Công ty phải tiến hành các bước sau
đây:
Ký kết hợp đồng nhập khẩu
Xin phép giấy nhập khẩu
Mở L/C khi bên báo
Đôn đốc bên bán giao hàng
Thuê tàu
Giao hàng cho đơn vị đặt hàng
Kiểm tra hàng hoá
Nhận hàng
Làm thủ tục hải quan
Làm thủ tục thanh toán
Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Mua bảo hiểm hàng hoá
(1)
(2)
Hoạt động nhập khẩu ở công ty được tiến hành theo hai phương thức:
- Nhập khẩu trực tiếp: Có áp dụng ở Công ty ở hai hình thức là:
+ Nhập về sau đó mới bán nhưng điều này rất ít vì căn cứ vào nhu cầu thị
trường kỳ trước
+ Nhập hàng về trên cơ sở đã ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước,

đây là hoạt động chủ yếu của Công ty.
- Nhập khẩu uỷ thác: Đối với phương thức này Công ty tiến hành trên cơ sở ký kết
hợp đồng với khách hàng trong nước. Những khách hàng không có đủ điều kiện
chuyên môn, đủ tư cách pháp nhân để tiến hành nhập khẩu hàng hoá) gọi là các
hợp đồng nội, sau đó nhập hàng về cho họ và hưởng % hoa hồng nhất định gọi là
phí uỷ thác ( % hoa hồng chính là doanh thu của Công ty ). Ở công ty mức phí này
khoảng từ 1%-3% tuỳ theo giá trị hàng hoá và mức độ phức tạp cũng như quãng
đường vận chuyển ( nếu mua theo giá FOB)
Cũng chính vì đặc điểm này mà Công ty thường không có hàng tồn kho và
hàng về là Công ty giao cho khách hàng của mình ngay trên cơ sở hai bên đã thanh
toán cho nhau. Nếu hợp đồng nội có liên quan đến nhiều hợp đồng ngoại thì để
giảm các chi phí liên quan và đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thì
Công ty phải lưu trữ hàng hoá trong kho để chờ đủ hàng giao cho khách.
Công ty thường nhập hàng theo giá CIF ( mua hàng tại cảng Việt Nam theo đó
giá đã bao gồm cả bảo hiểm và chi phí vận chuỷên) Công ty không phải tiến hành
bước (1) và (2), sau đó trên cơ sở hóa đơn chứng từ về hàng hoá Công ty tiến hành
thanh toán với khách hàng.
Đôi khi Công ty cũng tiến hành mua theo giá FOX, theo phương thức này
Công ty phải mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu vận chuyển về Việt Nam ( Công
ty phải tiến hành cả bứơc (1) và (2)). Mức giá mà Công ty đòi khách hàng của
mình bao gồm cả hai loại phí này.
Xuất phát từ hoạt động của mình Công ty có sử dụng 3 phương thức thanh
toán chủ yếu:
- Mở L/C
- Chuyển tiền
- Nhờ thu
Trong 3 phương thức này Công ty sử dung phổ biến nhất là phương thức mở
L/C
Ở mỗi phương thức Công ty áp dụng những cách thức thích hợp phù hợp với
từng loại hợp đồng, loại hàng hoá và theo yêu cầu cũng như sự thoả thuận của đôi

bên
2.2. Nội dung kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty
2.2.1. Kế toán nhập khẩu hàng hoá trực tiếp
2.2.1.1. Quá trình luân chuyển chứng từ
Phòng kinh doanh và XNK
Phòng tài chính- kế toán
Giám đốc
Phòng kinh doanh và XNK
Kế toán trưởng
Ngân hàng
Ngân hàng bên bán, công ty
Tiến hành giao hàng
(1)
(2)
(3)
(5)
(4)
(6)
(7)
Sơ đồ 4: Quá trình luân chuyển chứng từ (NKTT)
Phòng kinh doanh và XNK sau khi ký kết hợp đồng nội với khách hàng trong nước
thông qua phương thức dự thầu, sẽ tìm kiếm nguồn hàng, đối tác tiến hàng lập
phương án kinh doanh, đưa sang phòng tài chính kế toán để xem xét về giá cả và
các chi phí liên quan, sau đó sẽ trình giám đốc phê duyêt. Khi được duyệt, phòng
kinh doanh và XNK sẽ ký hợp đồng ngoại thương. Kế toán trưởng chịu trách
nhiệm chỉ đạo việc mở C/L, viết đơn xin mở L/C trên cơ sở hợp đồng thương mại
đã ký, gửi cho ngân hàng nơi đơn vị thường giao dịch (chủ yếu là ngân hàng ngoại
thương Việt Nam). Ngân hàng căn cứ vào đơn xin mở L/C, tiến hàng mở L/C đồng
thời dựa trên uy tín của Công ty và mối quan hệ giữa hai bên để xác định khoản
tiền ký quỹ. Sau đó, ngân hnàg gửi cho Công ty và ngân hàng phục vụ người bán

mỗi bên một bản L/C. Hai bên xem xét, kiểm tra, nếu có điều khoản nào không
hợp lý thì sửa đổi. Khi đã chấp nhận thì bên bán sẽ giao hàng
Ngay sau khi giao hàng, bên bán sẽ gửỉ cho Công ty một bộ chứng từ bản copy
(ngân hàng giữ bản gốc) gồm:
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quanlity)
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng (Certificate of Quantity, Weight note)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Phiếu đóng gói (packing list)
(Tuỳ theo từng hợp đồng mà có thêm các loại chứng từ đặc thù khác)
Công ty xem xét toàn bộ chứng từ, nếu chấp nhận thì báo cho Ngân hnàg mở L/C
biết, ngân hàng sẽ tiến hàng thanh toán. Khi giao nhận được thông báo về, phòng
kinh doanh và XNK cử nhân viên giao nhận hàng mang bộ chứng từ đến địa điểm
nhận hàng, xuất trình cho người chuyên chở hàng hoá và làm các thủ tục hải quan,
thủ tục bốc dỡ, kiểm nhận hàng.
2.2.1.2. Hạch toán nghiệp vụ nhẩp khẩu hàng hoá trực tiếp
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng nhập
khẩu. Giá mua hàng nhập khẩu ở Công ty phần lớn là giá CIF. Tuy nhiên cũng có
một số trường hợp Công ty mua theo giá FOB. Khi nhập khẩu, Công ty sử dụng tỷ
giá bán ngoại tệ thực tế do ngân hnàg ngoại thương công bố tại thời điểm mở L/C.
Đồng thời ghi nhận doanh thu theo tỷ giá thực tế tại thời điểm khách hàng ứng
trước tiền nhằm hạn chế tối đa viêc điều chỉnh tỷ giá.
Để minh hoạ cho công tác kế toán nhập khẩu trực tiếp xem ví dụ sau: Quy
trình nhập khẩu về một măt hàng: Tủ lạnh sâu
Sau khi ký hợp đồng nội với Tổ chức y tế Thế giới (WHO), ngày
12/08/2007, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty NUAIRE INC về vịêc nhập khẩu
Tủ lạnh sâu loại -86
0

C, 230V/%)HZ, ILS-DF8517E với tổng giá trị hợp đồng là
6,743.75USD
Ngày 22/08/2007, Công ty đã yêu cầu ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
chuyển số tiền 6.743,75USD bằng phương pháp điện chuỷên tiền (TRR) cho công
ty NUAIRE thông qua Ngân hàng CITIUS33 CITIBANK NA, NEW YORK. Tỷ
giá ngày chuyển tiền là 16.164 USD/VND. Kế toán ghi:
SỐ tiền chuyển cho người xuất khẩu quy đổi ra tiền Việt Nam bằng
6.743,75USD x16.164=109.005.975
Nợ TK 151 109.005.975
Có TK 1122 109.005.975
Phí chuyển tiền chưa có thuế GTGT 293.340 đồng, thuế GTGT10%. Công
ty đã trả bằng TGNH VND. Kế toán ghi:
Nợ TK 641 293.340
Nợ TK 1331 29.334
Có TK 1121 322.647
Ngày 28/11/2007, hàng về, đã làm xong thủ tục hải quan. Khi nhâp khi hàng
hoá tại Kho văn phòng đại diện của Công ty tại TPHCM, căn cứ vào tờ khai hải
quan, kế toán ghi:
Nợ TK 156 109.005.975
Có TK 151 109.005.975
Đồng thời căn cứ vào thông báo thuế số 21264/TBT, kế toán phản ánh số
thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 156 6.418.119
Có TK 33332 6.418.119
Trong đó:
- Tỷ giá tính thuế nhập khẩu: 16.174 USD/VND
- Tỷ suất thuế nhập khẩu: 5%
- Trị giá tính thuế nhập khẩu= Trị giá hàng nhập khẩu+ cước phí+ bảo
hiểm
= (6.743,75+794,35+20,32)x16.174

= 122.249.885 VND
- Thuế nhập khẩu phải nộp = 122.249.885 x 5% = 6.418.119 VND
Ngày 15/12/2007, Công ty xuất quỹ tiền mặt để trả chi phí nhận hàng, kế toán
ghi:
Nợ TK 641 3.148.958
Nợ TK 1331 92.896
Có TK 1111 3.241.854
Ngày 22/12/2007, căn cứ vào giấy thông báo thuế số 21264/TBT kế toán
phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 1331 6.298.206
Có TK 33312
Trong đó:
- Thuế suất thuế GTGT: 5%
- Giá tính thuế GTGT = Trị giá tính thuế nhập khẩu+ Thuế nhập khẩu phải
nộp
= 122.249.885

+6.418.119 = 128.668.004VND
Thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế GTGT x Thuê suất thuế GTGT
= 128.668.004 x 5%
= 6.433.400 đồng
Ngày 22/12/2007, Công ty nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng
nhập khẩu bằng TGNH VND
Nợ TK 33332 6.418.119
Có TK 112 6.418.119
Nợ TK 33312 6.433.400
Có TK 112 6.433.400
Ngày 29/12/2007, Công ty thanh toán tiền chi phí vận chuyển cho Công ty
Hà Thiên bằng TGNH VND
Nợ TK 641 12.638.109

Có TK 1121 12.638.109
2.2.2. Nội dung kế toán nhập khẩu hàng hoá uỷ thác tại Công ty
2.2.2.1. Quá trình luân chuyển chứng từ
Do có giấy phép nhập khẩu nên Công ty thực hiện nhập khẩu uỷ thác cho các
đơn vị có nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện thực hiện
nhiệm vụ nhập khẩu
Khi một Công ty có nhu cầu nhập khẩu uỷ thác, Công ty sẽ ký với Công ty
này một hợp đồng uỷ thác trong đó nêu rõ tên hàng, đơn giá, quy cách, số lượng,
xuất xứ, địa điểm giao hàng, trách nhiệm mỗi bên, phương thức thanh toán, tỷ lệ
hoa hồng…
Quá trình nhập khẩu tiếp theo, Công ty thực hiện giống như nhập khẩu trực
tiếp, chỉ khác là khi ký quỹ để mở L/C, Công ty chịu trách nhiệm thanh toán giá trị
L/C song thực tế là yêu cầu bên giao uỷ thác phải thanh toán giá trị L/C này. Khi
bên bán gửi bộ chứng từ hàng hoá sang, Công ty sẽ chuyển bản sao bộ chứng từ đó
cho bên uỷ thác. Bên giao uỷ thác phải chuyển tiền vào tài khoản của Công ty ngay
sau khi nhận được bản sao bộ chứng từ giao hàng để chi trả nhà xuất khẩu. Khi
hàng về, Công ty sẽ báo cho bên giao uỷ thác đến làm thủ tục nhận hàng ngay tại
cảng hoặc chuyển về kho tuỳ theo thoả thuận của hai bên trong hợp đồng.
Quá trình luân chuyển chứng từ và các chứng từ liên quan cũng tương tự như
hình thức nhập khẩu trực tiếp. Chỉ khác một số chứng từ như: Nhập khẩu uỷ thác
không có phương án kinh doanh, không có hợp đồng mua bán trong nước mà có
hợp đồng uỷ thác

×