Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án đầu tư có tính đến rủi ro áp dụng đối với nhà máy thuỷ điện tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.76 KB, 85 trang )

..

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
-----

luận văn thạc sỹ khoa học

phân tích và đánh giá hiệu quả
kinh tế tài chính dự án đầu tư có
tính đến rủi ro. áp dụng đối với
nhà máy thuỷ điện tuyên quang

ngành : kinh tế năng lượng
mà số:

nguyễn thị thuý hồng

người hướng dẫn: PGS.Nguyễn Minh Duệ

hà nội 2006


mục lục
Nội dung

Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng


Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Lời nói đầu

1

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu

3

quả kinh tế tài chính dự án đầu tư có xét đến rủi ro
1.1.Cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh

3

tế tài chính dự án đầu tư
1.1.1.Khái niệm và phân loại dự án đầu tư

3

1.1.1.1.Khái niệm dự án đầu tư

3

1.1.1.2. Phân loại dự án đầu tư

5

1.1.2. Phân tích tài chính dự án đầu tư

7


1.1.2.1.Phân tích kinh tế kỹ thuật

8

1.1.2.2.Phân tích kinh tế tài chính

9

1.1.2.3.Phân tích kinh tế xà hội

17

1.2.Cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh

19

tế tài chính dự án đầu tư có tính đến rủi ro.
1.2.1.Khái niệm và phân loại rủi ro :
1.2.1.1.Khái niệm rủi ro:
1.2.1.2.Phân loại rủi ro:
1.2.2.Các phương pháp tính toán rủi ro đối với dự án đầu tư:
1.2.2.1.Các phương pháp tính toán gần đúng mức độ rủi ro
1.2.2.2.Phương pháp phân tích độ nhạy
1.2.2.3. Phương pháp cây quyết định

19
19
20
22

22
23
24


1.2.2.4.Phương pháp mô phỏng xác suất

25

Chương 2: Giới thiệu tổng quan dự án thuỷ điện tuyên

36

quang
2.1. Tiềm năng thủy điện và vai trò của thuỷ điện trong hệ

36

thống điện Việt nam.
2.1.1.Tiềm năng thuỷ điện ở Việt nam:

36

2.1.2.Vai trò của thuỷ ®iƯn trong hƯ thèng ®iƯn ViƯt nam:

37

2.1.2.1. HiƯn tr¹ng hƯ thống điện Việt Nam

37


2.1.2.2.Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam

40

2.2.Giới thiệu chung về dự án thuỷ điện Tuyên Quang

42

2.3.Đặc điểm tự nhiên - xà hội nơi xây dựng nhà máy

44

2.3.1.Đặc điểm tự nhiên

44

2.3.2.Đặc điểm kinh tế xà héi

50

2.3.3. Ph­¬ng h­íng kinh tÕ – x· héi cđa tØnh Tuyên Quang

52

đến năm 2010
2.4. Các thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của công trình

55


thuỷ điện Tuyên Quang
Chương 3: phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài

57

chính dự án thuỷ điện tuyên quang
3.1.Cơ sở phân tích

57

3.2. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính:

60

3.2.1.Diễn giải bảng phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính
3.2.2.Kết quả tính toán tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế dự

60
61

án
3.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế xà hội của dự án
3.3.1.Lợi ích kinh tế xà hội mà dự án đem lại:
3.3.2. Đánh giá tác động tới môi trường
3.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính cña

64
64
65



dự án có tính đến rủi ro.

66

3.4.1.Phân tích độ nhạy của dự án:

66

3.4.2.Phân tích rủi ro nhà máy thuỷ điện Tuyên quang bằng

68

phần mềm Crytal Ball:
3.4.2.1. Xác định phân bố xác suất cho các thông só bất định

68

đầu vào của dự án:
3.4.2.2.Phân tích kết quả chạy chương trình Crytal Ball:

70

Kết luận và kiến nghị

76

Tài liệu tham khảo

78


Phụ lục


Danh mục hình vẽ
Nội dung

Trang

Hình 1.1: Cơ cấu các nguồn lực của hoạt động đầu tư

3

Hình 1.2: Quy trình phân tích tài chính dự án đầu tư

8

Hình 1.3: Đồ thị biểu diễn hệ số vốn nội tại IRR

12

Hình 1.4: Sơ đồ cây quyết định

24

Hình 1.5: Đồ thị phân bố hình chữ nhật

30

Hình 1.6: Đồ thị phân bố tam giác


31

Hình 1.7: Đồ thị phân bố chuẩn.

31

Danh mục bảng biểu
Nội dung

Trang

Bảng 2.1. Tiềm năng kinh tế kỹ thuật thuỷ điện Việt nam

36

Bảng 2.2: Tổng công suất đặt giai đoạn 2001 2005

38

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất điện và điện thương phẩm giai

38

đoạn 2000-2005
Bảng 2.4: Cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 2000-2005

39

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005


40

Bảng 2.6. Nhu cầu điện đến năm 2010 và năm 2020

41

Bảng 2.7: Hiện trạng rừng và đất rừng tỉnh Tuyên Quang

49

Bảng 2.8: Dự kiến phát triển chăn nuôi đến năm 2010

53

Bảng 2.9: Dự kiến phát triển lâm nghiệp đến năm 2010

53


Bảng 2.10: Dự kiến sản xuất cây lương thực, cây công

54

nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả đến năm 2010
Bảng 2.11: Các thông số kinh tế kỹ thuật cơ bản

55

Bảng 3.1.Tổng mức đầu tư công trình thuỷ điện Tuyên


57

Quang
Bảng 3.2: Tiến độ huy động vốn trong các năm xây dựng

59

Bảng 3.3: Phương án cơ sở

62

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu của

67

phơng án độ nhạy
Bảng 3.5: Độ biến thiên các yếu tố đầu vào

69

Bảng 3.6: Tổng kết ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến

70

chỉ tiêu hiệu quả đầu ra
Bảng 3.7: Bảng kết quả các chỉ tiêu hiệu quả

73



lời cam đoan

tôi là Nguyễn Thị Thuý Hồng học viên lớp cao học
Kinh tế năng lượng niên khoá 2004 2006. Sau hai năm
học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Duệ, giáo viên hướng
dẫn luận văn tốt nghiệp tôi đà quyết định lựa chọn Đề
tài: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính
dự án đầu tư có tính đến rủi ro. áp dụng đối với Nhà máy
thuỷ điện Tuyên Quang
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi. Tôi không sao chép công trình nghiên cứu
của cá nhân khác dưới bất kỳ hình thức nào. nếu có dấu
hiệu của sự sao chép công trình nghiên cứu của người
khác tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

người thực hiện
nguyễn Thị thuý hồng


1

lời nói đầu
Từ năm 2000 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng điện năng sản xuất bình
quân là 14,61%/năm. Điện năng thương phẩm năm 2005 cao gấp 2 lần so với
năm 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 14,88% cao hơn tốc
độ tăng trưởng điện năng sản xuất và vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
2,03 lần. Dự báo từ năm 2006 đến năm 2010 tăng trưởng bình quân điện năng
thương phẩm là 14%/năm. Qua những con số thống kê trên cho thấy nhu cầu

tiêu thụ điện năng hiện nay là rất lớn. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển
ngành điện Việt nam giai đoạn 2004-2010 định hướng 2020 (Thủ tướng Chính
phủ đà ký ngày 5 tháng 10 năm 2004) nêu rõ: phát triển điện phải đi trước
một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xà hội và bảo đảm an ninh,
quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng
nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc
gia, đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Có thể nói, ngành ®iƯn ®ãng vai trß hÕt søc quan träng trong nỊn kinh tế quốc
dân. Nó tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế xà hội, dân sinh, an ninh
quốc phòng và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chính vì vậy, đầu tư cho ngành điện là một trong những lĩnh vực đầu tư đem
lại những lợi ích và hiệu quả cao cho toàn xà hội.
Trong các nguồn sản xuất điện năng thì thuỷ điện là nguồn năng lượng
hiệu quả nhất bởi tài nguyên nước dồi dào, giá thành rẻ nên sinh lời cao và
đem lại những hiệu ích kinh tế tổng hợp (chống lũ, cấp điện, cấp nước). Tuy
nhiên, đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Tuyên quang với công suất 342
MW đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian xây dựng công trình lâu dài
nên rủi ro trong quá trình đầu tư là rất cao. Những sai lầm trong quyết định
đầu tư sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển ngành, phát triển kinh tế


2

xà hội, chính trị và môi trường của đất nước. Vì vậy, Phân tích và đánh giá
hiệu quả kinh tế tài chính dự án đầu tư có tính đến rủi ro. áp dụng đối
với nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang là mục đích mà luận văn này muốn
hướng tới. Đây không phải là một đề tài mới mẻ bởi đó là công việc mà bất kỳ
nhà đầu tư nào cũng phải nghiên cứu trước khi quyết định lựa chọn đầu tư dự
án. Tuy nhiên, đối với một học viên cao học như tôi thì nó có ý nghĩa thực tiễn
to lớn, là cơ hội để tôi được học hỏi, bổ sung những kiến thức thực tế bên cạnh

những lý thuyết đà được học ở trường.
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn này gồm 03 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - tài
chính dự án đầu tư có xét đến rủi ro.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan dự án đầu tư thuỷ điện Tuyên Quang
Chương 3: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án nhà máy
thủy điện Tuyên Quang.
Do trình độ bản thân còn hạn chế nên những vấn đề tôi nêu ra trong
luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn NGƯT.PGS.TS.Nguyễn Minh Duệ, Ban
giám đốc và các đồng nghiệp Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Công nghệ
cao - Đại học Bách khoa Hà nội đà giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt luận văn này.


3

chương 1: Cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá
hiệu quả kinh tế tài chính dự án đầu tư có xét đến
rủi ro
1.1.Cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính
dự án đầu tư
1.1.1.Khái niệm và phân loại dự án đầu tư
1.1.1.1.Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư:
Hoạt động đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời
gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích kinh tế tài chính xà hội.
Các nguồn lực được sử dụng đó là vốn, tài nguyên, lao động, vật tư kỹ thuật và
các nguồn lực khác. Cơ cấu các nguồn lực trên được thể hiện trong hình 1.1

sau:
Vốn
Hữu hạn
Tài nguyên
LaoLao
động
động
Vật tư, kỹ thuật

Nguồn
lực

Cần sử dụng
có hiệu quả

Có giá trị

Khác
Hình 1.1: Cơ cấu các nguồn lực của hoạt động đầu tư
Thời gian dự án hay còn gọi là tuổi thọ dự án được xác định từ khi dự
án bắt đầu khai thác đến khi kết thúc dự án. Tuổi thọ dự án phụ thuộc vào tuổi
thọ kỹ thuật, tuổi thọ công nghệ và tuổi thọ sản phẩm. Mỗi một loại dự án thì
có tuổi thọ dự án khác nhau.
Với dự án sản xuất kinh doanh ta sẽ thu được lợi ích kinh tế tài chính


4

Với dự án công cộng ta sẽ thu được lợi ích kinh tế xà hội.
Như vậy, đầu tư là một hoạt động trong tương lai nên nó chứa đựng bên

trong những yếu tố bất định (rủi ro) mà nhà đầu tư không thể lường trước
được. Những yếu tố rủi ro đó sẽ làm cho hoạt động đầu tư đi đến thất bại.
Chính vì vậy, trước khi tiến hành đầu tư phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm
túc và phải được phân tích, đánh giá đầy đủ các thông tin trong quá khứ, hiện
tại và tương lai về các hoạt động kinh tế sẽ được thực hiện trên nhiều khía
cạnh khác nhau.Công việc phân tích và đánh giá này được thể hiện ở việc
thành lập các dự án đâu tư. Có nghĩa là mọi hoạt động đầu tư đều được tiến
hành dưới hình thức các dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất, các tài liệu được trình bày
một cách chi tiết có hệ thống liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thu được lợi ích kinh tê - tài
chính- xà hội trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể thấy dự án đầu tư là một công cụ để tiến hành các hoạt động đầu
tư. Vì vậy, nó phải chứa đựng bên trong nó các yếu tố cơ bản của hoạt động
đầu tư đà nêu trên.
Đối với ngành điện ở Việt nam, các dự án đầu tư thường là: đầu tư cải
tạo, nâng cấp và phát triển mới các công trình nguồn điện, lưới điện, đằu tư
mua sắm mới trang thiết bị và hiện đại hoá lưới điện, đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất nhà xưởng, trung tâm điều hành quản lý lưới điện, trạm điện..Các dự
án đầu tư trong ngành điện thường có những đặc trưng cơ bản sau:
ã Các dự án nguồn điện, đường dây và trạm biến áp thường có quy mô và
vốn đầu tư lớn.Đối với các dự án thuỷ điện vốn đầu tư từ vài trăm triệu
đến hàng ngàn tỷ đồng.
ã Thời gian chuẩn bị và thực hiện đầu tư dài: đối với dự án nhà máy thuỷ
điện từ 4-5 năm hoặc lâu hơn, nhà máy nhiệt điện thường từ 3-4 năm
hoặc lâu hơn.


5


ã Đầu tư phải mang tính đồng bộ: vì quá trình sản xuất và tiêu thụ điện
năng xảy ra đồng thời.Do vậy, đầu tư vào các nhà máy điện cũng phải
đồng bộ với việc xây dựng các hệ thống truyền tải và phân phối điện tới
tận hộ tiêu thụ điện.
ã Việc đầu tư của ngành điện có liên quan tới sự phát triển của nhiều ngành
kinh tế khác và ngược lại. Chẳng hạn như xây dựng nhà máy nhiệt điện sẽ
thúc đẩy sự phát triển của ngành than, dầu và khí.Xây dựng nhà máy thuỷ
điện sẽ làm cho nghề chài lưới, nuôi trồng thuỷ sản khu vực lòng hồ phát
triển.
1.1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
Phân loại theo quy mô:
Tuỳ theo quy mô, các dự án đầu tư có thể được chia thành 3 nhóm A, B
và C để phân cấp quản lý.
- Nhóm A gồm các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng có tính
bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị xà hội quan trọng, thành lập và xây
dựng hạ tầng khu công nghiệp mới, các dự án sản xuất các chất độc hại,
chất nổ (không phân biệt quy mô dự án), các dự án phát triển hạ tầng kỹ
thuật, phát triển khu đô thị mới, các dự án y tế giáo dục và phát triển sản
xuất có vốn đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên tuỳ theo từng lĩnh vực. Các dự
án thuộc nhóm A phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong một
số trường hợp đặc biệt phải được Quốc hội thông qua.
- Nhóm B gồm các dự án có tổng vốn đầu tư từ 30 đến 200 tỷ đồng tuỳ
theo từng lĩnh vực.
- Nhóm C gồm các dự án có tổng vốn đầu tư dưới 30 tỷ ®ång t theo tõng
lÜnh vùc. C¸c Bé tr­ëng, Thđ tr­ëng có quan ngang Bộ hoặc Chủ tịch
UBND các tỉnh, thành phố có thẩm quyền phê duyệt cho các dự án thuộc
nhóm B và C.
Phân loại theo hình thức huy ®éng vèn:



6

- Dự án đầu tư huy động vốn trong nước (vốn ngân sách, vốn doanh
nghiệp, vốn huy động từ dân...)
- Dự án đầu tư có huy động vốn từ nước ngoài (vốn liên doanh, vốn viện
trợ phát triển, 100% vốn nước ngoài...)
Phân loại theo mục đích và tính chất đầu tư:
- Dự án đầu tư mới (sản phẩm, công nghệ...)
- Dự án đầu tư mở rộng (thị trường, sản phẩm...)
- Dự án đầu tư thay thế (dây chuyền sản xuất, ...)
Phân loại theo quản lý và sử dụng vốn:
- Dự án đầu tư gián tiếp: là những dự án đầu tư bằng cách mua các chứng
chỉ có giá trị như cổ phiếu, chứng khoán để được hưởng lợi tức.
- Dự án đầu tư trực tiếp: là những dự án đầu tư mà người bỏ vốn đầu tư trực
tiếp tham gia quản trị kinh doanh.
Đối với ngành điện lực của Việt nam, các dự án đầu tư được phân loại
như sau:
Theo mục đích và tính chất đầu tư:
* Dự án đầu tư mới: xây dựng mới các nhà máy điện, trạm biến áp và các
đường dây điện cao, trung và hạ áp.
* Dự án đầu tư mở rộng: Mở rộng lắp thêm tổ máy để tăng công suất phát
của nhà máy, lắp thêm máy biến áp để nâng công suất cho trạm biến áp
và tăng cường thêm tiết diện đường dây để nâng cao khả năng dẫn điện
của đường dây.
* Dự án đầu tư thay thế: Cải tạo thay thế những thiết bị điện và đường dây
điện đà xuống cấp không đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế.
* Dự án đầu tư về nguồn điện: nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện
(than, dầu, khí), nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện khác (gió, địa
nhiệt...)



7

* Dự án lưới điện: lưới truyền tải (500KV, 220KV, 110KV...), lưới phân
phối (66KV, 35KV,22KV...), trạm biến áp (500KV, 220KV, 110KV,
35KV...)
Theo chủ đầu tư dự án
* Dự án do Tổng công ty điện lực việt nam (EVN) làm chủ đầu tư.
* Dự án do doanh nghiệp ngoài EVN làm chủ đầu tư.
Theo hình thức huy động vốn đầu tư nước ngoài hay liên doanh đầu tư
* Dự án BOT (Build - Operate - Transpher): xây dựng - vận hành chuyển giao. Theo hình thức BOT thì các nhà đầu tư tư nhân xây dựng
nhà máy điện, sản xuất điện và bán cho công ty điện với giá thoả thuận.
Hết hạn hợp đồng BOT (thường 15 đến 30 năm) sẽ chuyển giao cho
công ty điện lực hoặc nhà nước với giá không đáng kể hoặc không tính
giá tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng.
* Dự án đầu tư BOO (Build - Operate - ower): xây dựng - vận hành - sở
hữu
* Dự án đầu tư BOL (Build - Operate - Lease): xây dựng - vận hành - cho
thuê.
Hai hình thức BOO và BOL là biến thể của hình thức BOT vì không có sự
chuyển giao.
* Dự án đầu tư IPP (Inpendent Power Product): xây dựng nhà máy điện
độc lập. Các chủ đầu tư tư nhân xây dựng nhà máy sản xuất điện và bán
điện cho các công ty điện lực.
* Dự án BT (Build Transpher): xây dựng và chuyển giao. Các chủ đầu
tư xây dựng nhà máy điện và chuyển giao cho ngành điện vận hành sản
xuất điện.
1.1.2.Phân tích tài chính dự án đầu tư:



8

Trước khi quyết định đầu tư cho bất kỳ dự án nào cũng cần phải xem
xét và đánh giá toàn bộ dự án đó trên các khía cạnh: kỹ thuật, tài chính, kinh
tế, xà hội, môi trường sinh thái.
Quy trình phân tích tài chính dự án đầu tư được thể hiện trong hình 1.2 sau:

Phân tích
kinh tế - kỹ thuật

Đề xuất các
phương án kỹ thuật

Phương án tối ưu
Phân tích
kinh tế - xà hội

Phân tích
kinh tế - tài chính

Dự án khả thi

Quyết định đầu tư

Thực hiện đầu tư
Hình 1.2: Quy trình phân tích tài chính dự án đầu tư
1.1.2.1. Phân tích kinh tế kỹ thuật:
Mục đích của phân tích kinh tế kỹ thuật là lựa chọn phương án tối ưu
về công nghệ, kỹ thuật trên quan điểm kinh tế kỹ thuật.
Phân tích kinh tế kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích

kinh tế tài chính của dự án đầu tư. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật
thì không thể đưa vào phân tích kinh tế tài chính để tránh những tổn thất
đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và khai thác vận hành
sau này.
Các bước phân tích kinh tế kỹ thuật:
Đề xuất các phương án và loại trừ các phương án không hợp lý ban đầu.
Xác định lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp các phương án còn lại.


9

Tính toán lợi ích và chi phí.
So sánh, lựa chọn phương án tối ưu theo các tiêu chuẩn đánh gía.
Đối với dự án điện mà cụ thể là dự án thuỷ điện, phân tích kinh tế kỹ
thuật bao gồm:
- Xác định công suất dự án
- Lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất.
- Lựa chọn máy móc thiết bị.
- Cơ sở hạ tầng: xem xét các yếu tố như năng lượng, nước, giao thông,
thông tin liên lac.
- Địa điểm thực hiện dự án
- Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án.
1.1.2.2. Phân tích kinh tế tài chính:
Phân tích kinh tế tài chính là xác định hiệu quả về tài chính đối với
doanh nghiệp, lợi nhuận mà dự án đem lại cho chủ đầu tư.
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định
có nên đầu tư hay không, nên lựa chọn quy mô đầu tư như thế nào, khi nào bắt
đầu thực hiện đầu tư, khi nào đưa dự án vào khai thác và khai thác như thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất.... Bởi mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư là
mang lại lợi nhuận thích đáng hay mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư

vào dự án khác.
Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính dự án
đầu tư
Giá trị thời gian của tiền:
Bất cứ một dự án đầu tư nào cũng liên quan đến chi phí và lợi ích. Để có
những phân tích đánh giá định lượng người ta thường tính toán lợi ích và chi
phí thông qua đơn vị tiền tệ. Đồng tiền và giá trị của nó luôn biến đổi theo thời
gian. Giá trị thời gian của tiền có thể được hiểu theo ba khía cạnh dưới đây:


10

Thứ nhất, giá trị thời gian của tiền được thể hiện ở phần giá trị gia tăng
do sử dụng tiền để đầu tư chứ không cất giữ để dành. Tức là tiền có khả năng
vận động và sinh lời theo thời gian.
Thứ hai, giá trị thời gian của tiền thể hiện ở lượng của cải vật chất có
thể mua được ở những thời gian khác nhau thì khác nhau do ảnh hưởng của
lạm phát (sự giảm giá của đồng tiền). Nghĩa là do ảnh hưởng của yếu tố lạm
phát nên cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng hoá cùng loại mua ở giai
đoạn sau nhỏ hơn giai đoạn trước.
Thứ ba, giá trị thời gian của tiền còn được thể hiện ở giá trị tăng lên
hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên khác (rủi
ro hoặc may mắn).
Tóm lại, tiền có giá trị về mặt thời gian, thời gian trôi đi, tiền đem đầu
tư hay đem gửi ngân hàng đều có thể sinh lÃi. Nói cách khác, tiền có khả năng
kiếm ra lÃi và nói chung giá trị của tiền thường tăng lên theo thêi gian.
 HƯ sè chiÕt khÊu:
HƯ sè chiÕt khÊu lµ một khái niệm mà nhờ nó chúng ta có thể so sánh
chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian bằng cách quy
các lợi ích và chi phí đó về hiện tại thông qua hệ số chiết khấu.

Hệ số chiết khấu phải dựa vào lÃi thực tế trên thị trường vốn nhằm phản
ánh đúng ¶nh h­ëng cđa u tè thêi gian vµ chi phÝ cơ hội của các phương án
sử dụng vốn đầu tư. Trong trường hợp vốn đầu tư được tài trợ bằng vốn vay dài
hạn thì tỷ lệ lÃi suất thực tế phải trả sẽ được lấy làm hệ số chiết khấu. Nếu dự
án không sử dụng vốn vay tài trợ thì hệ số chiết khấu được lấy bằng tỷ lệ lÃi
suất vay dài hạn tại ngân hàng trung ương.
Gía trị hiện tại thuần NPV- Net Present Value
Giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án là hiệu số giữa giá trị hiện tại của
doanh thu và chi phí.Điều đó có nghĩa là tất cả các dòng tiền lÃi của dự ¸n


11

hàng năm được chiết khấu về năm t = 0 (năm bắt đầu đưa vào vận hành) theo
hệ số chiết khấu đà định trước.
n

NPV = ( B t C t ).(1 + i)

−t

t =0

Trong ®ã :
i : hƯ số chiết khấu
B t : doanh thu tại năm t (t = 1,2,n )
C t : chi phí tại năm t
t : thêi gian
n : ti thä dù ¸n
* NPV > 0 : Dù ¸n cã l·i

* NPV < 0 : Dự án lỗ
* NPV= 0 : Dự án hoà vốn
Trên góc độ hiệu quả kinh tế, dự án sẽ chÊp nhËn nÕu NPV>=0. Trong
tr­êng hỵp lùa chän nhiỊu dù án thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được lựa
chọn thực hiện.
ưu điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu NPV trong phân tích kinh
tế tài chính:
- Sử dụng đơn giản, dễ tính toán. Giá trị của NPV là một đại lượng tuyệt
đối cho ta hình dung rõ nét và cụ thể về lợi ích mà dự án mang lại.
- Phản ánh một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả.
- Là chỉ tiêu ưu tiên khi lựa chọn phương án tốt nhất và có thể dùng để so
sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau.
Nhược điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu NPV trong phân tích
kinh tế tài chính: tiêu chuẩn NPV phụ thuộc vào hệ số chiết khấu (i càng lớn
thì NPV càng nhỏ và ngược lại).
Suất thu lợi nội tại ( Internal Rate of Return- IRR)


12

Suất thu lợi nội tại IRR là hệ số chiết khÊu khi NPV = 0. Tøc lµ hƯ sè
chiÕt khÊu làm giá trị hiện tại hoá của thu nhập bằng giá trị hiện tại hoá của
chi phí. Nó phản ánh mức lÃi suất mà bản thân dự án đem lại cho nhà đầu tư.
Nghĩa là:
n

NPV =

(B
t =0


t

C t ) .(1 + IRR) −t = 0

IRR cã thÓ tÝnh theo phương pháp gần đúng :
IRR = i 1 + (i 2 – i 1 ).

NPV1
NPV1 + NPV2

Trong ®ã :
i 1 : HƯ sè chiÕt khÊu øng víi NPV 1 > 0
i 2 : HƯ sè chiÕt khÊu øng víi NPV 2 < 0
NPV 1 NPV 2
Hoặc xác định bằng đồ thị:
NPV
NPV 1
i1

IRR i 2

i

NPV 2

Hình 1.3: Đồ thị biĨu diƠn hƯ sè vèn néi t¹i IRR
IRR cđa dù án phải lớn hơn mức lÃi suất tối thiểu có thể chấp nhận
được (MARR-Minimum attractive rate of return) thì dự án sẽ được lựa chọn
đầu tư và ngược lại. MARR chính là lÃi suất thực tế các khoản vay dài hạn

trên thị trường vốn hoặc lÃi suất phải trả của người đi vay. Đối với các dự án
độc lập IRR cµng lín cµng tèt, tøc lµ IRR max lµ tèi ­u .


13

ưu điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu IRR trong phân tích
kinh tế tài chính:
- IRR là chỉ tiêu được sử dụng rộng rÃi vì nó đơn giản và dễ hiểu.
- IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đà được đầu tư nên nó chỉ rõ tỷ lệ lÃi vay tối
đa mà dự án có thể chấp nhận được. Không có tiêu chuẩn nào có thể cung
cấp những thông tin như vậy và đó chính là ưu điểm lớn nhất của IRR.
Nhược điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu IRR trong phân tích
kinh tế tài chính:
- Việc xác định trị số IRR tương đối phức tạp vì rất khó xác định được các
giá trị tỷ suất chiết khấu để có

NPV

1



NPV

2

.

- Đối với các dự án loại trừ nhau thì sử dụng chỉ tiêu IRR sẽ không hoàn

toàn chính xác vì IRR không phản ánh đúng quy mô và suất sinh lời của
dự án. Khi một dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ thì NPV có thể nhỏ
hơn một dự án có IRR thấp tức là khi lựa chọn một phương án có IRR
cao ta cã thĨ bá qua c¬ héi thu NPV lín h¬n. Trong trường hợp này nên
sử dụng chỉ tiêu NPV sẽ đơn giản hơn.
Tỷ số giữa lợi ích và chi phÝ ( Benefit /Cost Ratio – B/C)
B/C lµ tû sè giữa tổng thu của dự án quy về hiện tại và tổng chi của dự án
quy về hiện tại
n

B
=
C

B (1 + i)

−t

∑ C (1 + i)

−t

t =0
n

t =o

t

t


* NÕu B/C >1 thì dự án có thu bù đắp được chi (dự án có lÃi)
* Nếu B/C =1 thì dự ¸n cã thu chØ võa ®đ bï chi (dù ¸n hoà vốn)
* Nếu B/C <1 thì dự án có thu không bù được chi (dự án lỗ)
Do đó, phương án chấp nhận được là phương án có B/C 1. Đối với
các dự án loại trừ nhau thì B/C>=1 và lớn nhất sẽ được lựa chọn.


14

ưu điểm :
- Đơn giản, dễ hiểu.
- So sánh được các phương án có quy mô khác nhau.
Nhược điểm: trên thực tế lĩnh vực áp dụng của phương pháp này thường
bị hạn chế hơn so với phương pháp dùng chỉ tiêu NPV bởi chỉ tiêu B/C chỉ là
tương đối, chỉ tiêu NPV mới là chỉ tiêu tuyệt đối có độ chính xác cao hơn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khÊu ( Discounted pay of Time – T hv )
Thêi gian hoµn vèn cã chiÕt khÊu (T hv ) cã tính đến chiết khấu được tính
trên cơ sở cân bằng giữa tổng giá trị hiện tại của thu nhập và tổng giá trị hiện
tại của chi phí tương ứng với số năm mà tổng giá trị hiện tại của lÃi b»ng 0.
Thv

NPV =

∑ ( B − C ).(1 + i)
t =0

t

t


t

=0

Có thể thấy:
- T hv là thời gian cần thiết ®Ĩ tỉng l·i quy vỊ hiƯn t¹i b»ng sè vèn đầu
tư ban đầu.
- Phương án chấp nhận được nếu T hv T 0 và ngược lại (T 0 : Thời gian
hoàn vốn mong muốn). T 0 thường được xác định trên cơ sở kinh
nghiệm và các cơ hội đầu tư khai thác của chủ đầu tư. Phương án có
T hv min là tối ưu.
Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản và dễ hiểu. Nó là tiêu chuẩn thích
hợp đối với những dự án có nhiều rủi ro và tương đối khan hiếm vốn, khả năng
thanh toán lâu dài của chủ đầu tư.
Hạn chế của chỉ tiêu này là thời gian hoàn vốn chỉ tính đến dòng tiền của
dự án đến thời điểm hoàn vốn mà không tính đến dòng tiền của dự án sau thời
gian hoàn vốn tức là không xét đến lợi nhuận của dự án sau thời gian thu hồi
vốn.
Nội dung và trình tự phân tích kinh tế - tài chính dự án đầu t­:


15

Khi phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư thường tiến hành theo các
bước như sau:
Xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án
Xác định tổng mức đầu tư của dự án là xác định toàn bộ vốn đầu tư cần
thiết cho dự án như vốn đầu tư cho xây dựng công trình, vốn đầu tư mua sắm
trang thiết bị, nhà xưởng...

Vốn đầu tư cho dự án có thể được tổng hợp từ nhiều ngn kh¸c nhau.
C¸c ngn vèn cho dù ¸n cã thĨ là do ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần,
vốn liên doanh, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác Đối với
vốn đi vay thì phải xem xét khả năng và kế hoạch trả nợ của dự ¸n.
Khi xem xÐt c¸c nguån vèn ph¶i so s¸nh nhu cầu vốn với khả năng đảm
bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn
hoặc bằng nhu cầu thì dự án chấp nhận được. Nếu khả năng nhỏ hơn thì phải
giảm quy mô dự án hay xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng
bộ cho việc đầu tư vào dự án.
Xác định các phương thức trả vốn, trả lÃi vay (đối với dự án có vay vốn)
Đối với dự án có vay vốn thì bắt buộc chủ đầu tư phải trả vốn và trả lÃi
vay. Có 5 hình thức trả vốn và lÃi vaylà:
- Trả vốn đều hàng năm, trả lÃi theo vốn còn
- Trả vốn cuối thời hạn vay, trả lÃi theo vốn còn
- Trả tổng vốn và lÃi vào cuối thời hạn vay
- Trả tổng vốn và lÃi đều hàng năm
- Trả tổng vốn và lÃi tăng dần đều theo hệ số tăng dần đều cho trước.
Thông thường trong phân tích tài chính người ta sử dụng phương thức
trả vốn đều hàng năm và trả lÃi theo vốn còn.


16

Xác định hình thức khấu hao
Việc tính toán khấu hao khi phân tích dự án phụ thuộc vào chi phí. Tuy
nhiên, khấu hao không phải là chi phí mà khấu hao chỉ là trung gian để tính
thuế thu nhập sau này. Có 02 phương pháp khấu hao như sau:
- Phương pháp khấu hao tuyến tính:
Theo phương pháp này thì tiền khấu hao hàng năm không đổi.


D

t

=

PS
= const
n

D t : tiền khấu hao năm t
P: giá trị ban đầu của tài sản cố định
S giá trị còn lại của tài sản cố định
n: số năm khấu hao (tuổi thọ của tài sản cố định)
- Phương pháp khấu hao giảm dần

D=
t

n − (t − 1)
.( P − S )
Z

Z = 1 +2 +3+....+ n =

n.(n + 1)
2

n- (t - 1): sè năm còn lại chưa khấu hao
ý nghĩa của phương pháp này là sử dụng nhiều thì khấu hao nhiều.

Tuy nhiên trong phân tích dự án người ta hay sử dụng phương pháp
khấu hao tuyến tính để đơn giản hoá khâu tính toán.
Xây dựng dòng tiền cho dự án
Các dự án đầu tư thường cần được thẩm định trên cơ sở giá trị của dòng
tiền mặt dự kiến và cách này được ưu tiên áp dụng hơn so với các tiêu chuẩn
khác được đề xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Dòng tiền của dự
án bao gồm dòng tiền trước thuế và dòng tiền sau thuế.
Dự ¸n kh«ng vay vèn:


17

ã Dòng tiền trước thuế (CFBT) = Doanh thu Chi phí khai thác
ã Thu nhập chịu thuế (TI) = CFBT – KhÊu hao
• Th thu nhËp doanh nghiƯp( T ) = TI * t%
ã Dòng tiền sau thuế (CFAT) = CFBT T
Dự án vay vốn:
ã Dòng tiền trước thuế (CFBT) = Doanh thu Chi phí khai thác
ã Thu nhËp chÞu thuÕ (TI) = CFBT – KhÊu hao trả lÃi
ã Thuế thu nhập doanh nghiệp( T ) = TI * t%
ã Dòng tiền sau thuế (CFAT) = CFBT T trả lÃi trả vốn
Dòng tiền dự án ở trên tương ứng với các năm t = 1,2,....n
Dòng tiền dự án tại t = 0 được tính toán như sau:
* Dự án không vay vốn: CFBT = CFAT = - Co
* Dù ¸n vay vèn 100%: CFBT = CFAT = 0
* Dù ¸n gåm vèn vay vµ vèn tù cã: CFBT = CFAT = -V tc
 Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
- Giá trị hiện tại thuần ( NPV)
- Tỷ số giữa lợi ích và chi phí (B/C)
- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)

- Thời gian hoàn vốn (T)
Nhận xét và đánh giá
1.1.2.3. Phân tích kinh tế xà hội của dự án đầu tư
Phân tích kinh tế xà hội là phân tích hiệu quả mà dự án đem lại cho nền
kinh tế quốc dân. Các phân tích và đánh giá này phải được tiến hành theo tất
cả các giai đoạn của dự án. Tuy nhiên với mục tiêu phân tích kinh tế tài chính
và phân tích kinh tế xà hội thì việc đánh giá thường chỉ thực hiện ở giai đoạn
nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.


18

Sự cần thiết phải phân tích kinh tế xà hội
Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp
nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì
càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi đều tạo ra những
ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xà hội. Do đó, phải xem xét đánh giá việc
thực hiện dự án đầu tư có những tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế xà hội của Quốc gia và địa phương xây dựng dự án, có nghĩa
là phải xem xét khía cạnh kinh tế xà hội của dự án. Điều này giữ vai trò quyết
định để các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài
chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho dự
án.
Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế xà hội dự án đầu tư
Lợi ích kinh tế xà hội mà một dự án đầu tư đem lại được đo lường thông
qua các chỉ tiêu sau:
- Tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân.
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước (chủ yếu thông qua thuế và các
khoản thu khác)

- Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, góp phần nâng cao mức
sống dân cư và thu nhập cho người lao động.
- Gia tăng số lao động có việc làm.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, liên ngành.
- Tiếp thu khả năng quản lý và công nghệ mới.
- Phát triển tiềm lực an ninh quốc phòng của quốc gia.
Nội dung phân tích
Để có thể phân tích kinh tế xà hội trước hết cần phải xác định các lợi
ích và các chi phí mà xà hội bỏ ra trong quá trình thực hiƯn dù ¸n.


×