Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Luận văn thạc sĩ đặc điểm ca dao đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thúy Hằng

ĐẶC ĐIỂM CA DAO ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thúy Hằng

ĐẶC ĐIỂM CA DAO ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

ḶN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Đây là cơng trình khoa học được thực hiện một cách nghiêm túc bằng chính
khả năng của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Luận
văn có tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn và có ghi rõ nguồn trích dẫn. Tơi xin cam
đoan rằng luận văn này do chính tơi thực hiện và chưa được đăng trên bất kì phương
tiện nào.
Tác giả

Trần Thị Thúy Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia lớp cao học, chuyên ngành Văn học Việt Nam tại
trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tơi đã được Q lãnh đạo cơ quan hiện
đang công tác cùng các bạn đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để học tập. Để hồn
thành nhiệm vụ học tập tại trường, tơi đã nhận sự quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ
nhiệt tình của các vị Giáo sư Tiến sĩ, Phó giáo sư Tiến sĩ về nội dung kiến thức
chuyên ngành cũng như cách thức nghiên cứu khoa học, trình bày luận văn.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc
Điệp vì đã giúp tơi hình thành ý tưởng để chọn đề tài của luận văn. Cảm ơn cô đã
dành thời gian quý báu và tâm huyết để hướng dẫn nghiên cứu, giúp tơi hồn thành
luận văn một cách thuận lợi. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị
Giáo sư Tiến sĩ, Phó giáo sư Tiến sĩ, q thầy cơ khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Phịng Sau đại học đã thực hiện tốt ở khâu quản lý, kịp
thời cập nhật thông tin, sắp xếp thời gian hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên
trong quá trình học tập tại trường. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn quý Lãnh đạo cơ quan
hiện đang công tác, Thư viện tỉnh Đồng Tháp, các anh chị học viên cùng lớp, cùng

khoa, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu đề tài.
Về phía bản thân, người viết đã khơng ngừng tìm tịi, thu thập tài liệu nghiên
cứu, học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Cùng với sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, tôi đã có thêm nhiều kiến thức về đề tài cũng như
kỹ năng trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình làm luận văn, bản
thân người viết khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp
quý báu từ phía thầy cơ cùng bạn đọc.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt, ký hiệu dùng trong luận văn
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ........... 10
1.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp .......................................................................... 10
1.1.1. Địa lý ........................................................................................................ 10
1.1.2. Lịch sử...................................................................................................... 16
1.1.3. Tín ngưỡng, phong tục và tập quán ......................................................... 19
1.1.4. Văn học .................................................................................................... 22
1.2. Giới thiệu chung về ca dao Đồng Tháp........................................................... 23
1.2.1. Khái niệm ca dao ..................................................................................... 23

1.2.2. Khái niệm ca dao Đồng Tháp .................................................................. 26
1.2.3. Các mơi trường và hình thức diễn xướng ca dao Đồng Tháp.................. 27
1.2.4. Tình hình nguồn văn bản ......................................................................... 32
1.2.5. Số lượng và giá trị những bài ca dao sưu tầm được ................................ 34
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CA DAO ĐỒNG THÁP ............................. 39
2.1. Ca dao Đồng Tháp phản ánh sinh động hình ảnh của thế giới tự nhiên ......... 39
2.1.1. Nước và đất Đồng Tháp ........................................................................... 39
2.1.2. Thực vật ................................................................................................... 46
2.1.3. Động vật ................................................................................................... 54
2.2. Ca dao phác họa rõ nét chân dung con người Đồng Tháp .............................. 58
2.2.1. Con người trong lao động sản xuất .......................................................... 58
2.2.2. Con người trong sinh hoạt hàng ngày ...................................................... 62
2.2.3. Con người trong chiến đấu....................................................................... 79
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 83


Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP ....................... 84
3.1. Thể thơ trong ca dao Đồng Tháp rất phong phú ............................................. 84
3.1.1. Lục bát và lục bát biến thể ....................................................................... 85
3.1.2. Song thất lục bát và song thất lục bát biến thể ........................................ 91
3.1.3. Song thất và song thất biến thể ................................................................ 95
3.1.4. Thể ba dòng.............................................................................................. 98
3.1.5. Thể hỗn hợp ........................................................................................... 101
3.2. Ngôn ngữ trong ca dao Đồng Tháp vừa mang đậm hơi thở của đời sống
lại vừa rất uyên bác........................................................................................ 104
3.2.1. Ngôn ngữ sinh hoạt đời thường ............................................................. 105
3.2.2. Ngôn ngữ văn chương bác học .............................................................. 109
3.3. Kết cấu của ca dao Đồng Tháp khá đa dạng ................................................. 114
3.3.1. Kết cấu đối thoại .................................................................................... 114

3.3.2. Kết cấu theo công thức .......................................................................... 127
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 133
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 137
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt, ký hiệu

Viết đầy đủ

CD- DC

Ca dao- dân ca

ĐVTP

Đơn vị tác phẩm

Nxb

Nhà xuất bản

PGS. TS

Phó Giáo sư Tiến sĩ

Tp.


Thành phố

Tr.

Trang

VHDG

Văn học dân gian


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp............................................... 12
Bảng 1.2. Thống kê nguồn tư liệu ca dao Đồng Tháp ................................................ 36
Bảng 1.3. Thống kê ca dao Đồng Tháp theo chủ đề .................................................. 37
Bảng 2.1. Thống kê các loại cây tiêu biểu trong ca dao Đồng Tháp .......................... 47
Bảng 2.2. Thống kê sự xuất hiện của từ “nghĩa” trong CD- DC ................................ 77
Bảng 3.1. Thống kê việc sử dụng thể thơ trong ca dao Đồng Tháp ........................... 84
Bảng 3.2. Thống kê việc sử dụng thể thơ lục bát chính thể trong CD- DC ............... 86
Bảng 3.3. Thống kê ca dao Đồng Tháp theo các dạng kết cấu ................................ 115


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc chọn đề tài cho luận văn cao học của tôi xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, bản thân tôi rất yêu thích ca dao. Có những vẻ đẹp rồi sẽ phai mờ
theo lớp bụi thời gian, nhưng vẻ đẹp của ca dao giống như ngọc vậy, càng mài càng

sáng mãi. Từ thuở nhỏ, tâm hồn tôi đã được nuôi dưỡng từ những lời ca, câu hát
mượt mà dung dị, đậm màu sắc thôn quê. Không chỉ vậy, thơ ca dân gian mà đặc
biệt là những bài ca dao gần gũi dễ nhớ đã hình thành trong ký ức tơi về hình ảnh
làng quê với những đặc trưng về địa lý, về dấu ấn lịch sử một thời oanh liệt của dân
tộc ta. Tơi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn vẻ đẹp của ca dao.
Thứ hai, trong quá trình học tập, tơi được giảng viên truyền thêm cảm hứng
và hình thành ý tưởng. Ở Việt Nam, miền nào cũng có ca dao. Ngồi nét chung, ca
dao lại có đặc điểm riêng theo vùng miền về nhiều mặt như địa lý, lịch sử, văn hóa
xã hội… Ở miền Tây Nam Bộ có một vùng đất thân thương đã từng đi vào ca dao:
Ai về Đồng Tháp xa xôi,
Cho tôi nhắn gởi đôi lời nhớ nhung,
Ai về Ngã Sáu ấp Trung,
Cho tôi gởi nhớ về trong Tháp Mười.
Là người con của đất Đồng Tháp, những lời ca, câu hát dân gian mượt mà,
dung dị ấy đã đi vào tâm thức tơi. Vẻ đẹp của nó càng khai thác, càng phát hiện ra
nhiều điều thú vị. Chính vì vậy, tơi muốn tìm hiểu về vẻ đẹp của ca dao quê mình .
Thứ ba, ca dao có sức ảnh hưởng rộng rãi không chỉ với người dân lao động
mà theo thời gian, ca dao còn xuất hiện trong các tác phẩm văn học viết, bài chính
luận, sân khấu, điện ảnh…Hơn nữa, ca dao xuất hiện như một đối tượng nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học với nhiều góc nhìn khác nhau. Bên cạnh những vẻ đẹp từ
góc độ văn học nghệ thuật, chúng ta còn phát hiện ra dấu ấn riêng của vùng đất
Tháp với yếu tố địa hình, thiên nhiên, lịch sử. Điều này xuất hiện trong ca dao Đồng
Tháp với tần số cao. Điều thú vị là dấu ấn lịch sử không chỉ tồn tại ở thể loại truyền
thuyết mà nó cịn tồn tại trong ca dao. Địa lý và lịch sử trong ca dao Đồng Tháp có
ý nghĩa như thế nào? Có quan hệ gì với đời sống vật chất và tinh thần của con người


2
nơi đây? Có những đặc trưng gì của ca dao Việt Nam nói chung và ca dao đất Tháp
nói riêng? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ca

dao Đồng Tháp mang lại nhiều hứa hẹn giúp tơi có thể hiểu rõ hơn về địa lý, lịch sử,
con người quê hương thông qua cái nhìn đậm chất trữ tình của người bình dân.
Thứ tư, ca dao Đồng Tháp là ca dao về một vùng đất trũng miền Tây Nam Bộ
đã được các nhà khoa học sưu tầm và biên soạn. Lâu nay đã có khơng ít cơng trình
khoa học về ca dao Đồng Tháp nhưng việc nghiên cứu về đặc điểm nội dung và
nghệ thuật thì hiện nay tơi chỉ tìm thấy một vài cơng trình có đề cập đến. Tơi mong
muốn tiếp tục tìm ra những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ca dao Đồng Tháp
cũng như hiểu thêm về con người, văn học, văn hóa... địa phương nói riêng, Nam
Bộ nói chung. Qua đó, tơi muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn
phát huy vẻ đẹp của ca dao Đồng Tháp, văn học dân gian (VHDG) tỉnh nhà, đồng
thời thấy được mối quan hệ giữa ca dao Đồng Tháp với ca dao Nam Bộ.
Thứ năm, xuất phát từ nhu cầu giảng dạy, đề tài này giúp ích cho việc giảng
dạy chun đề VHDG, trong đó có VHDG địa phương.
Từ những lý do nói trên, tơi đã chọn “Đặc điểm ca dao Đồng Tháp” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về cơng trình sưu tầm, giới thiệu ca dao Đồng Tháp, chúng tơi tìm được
những cơng trình như sau:
Cơng trình Ca dao Đồng Tháp Mười của Đỗ Văn Tân, xuất bản tháng 11 năm
1984 có 815 (tám trăm mười lăm) đơn vị tác phẩm (ĐVTP). Trong đoạn ba của lời
giới thiệu về quyển sách thì đây là cơng trình sưu tầm ca dao trên một địa bàn khá
rộng “gồm hầu hết các xã, ấp thuộc 7 huyện và 2 thị xã trên địa bàn trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp” (Đỗ Văn Tân, 1984). Tài liệu này cung cấp cho luận văn số lượng
văn bản khá lớn để nghiên cứu về ca dao Đồng Tháp.
Nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh và Bùi
Mạnh Nhị đã có đóng góp cho nền VHDG nước nhà với quyển Ca dao dân ca Nam
Bộ xuất bản tháng 12 năm 1984, tại nhà xuất bản (Nxb) Thành phố (Tp.) Hồ Chí
Minh. Đây là cơng trình sưu tầm và biên soạn tập thể của cán bộ giáo viên đang làm



3
việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Phần một của quyển sách này trình bày về đặc điểm nội
dung, nghệ thuật, sắc thái địa phương của ca dao dân ca (CD-DC) Nam Bộ nói
chung, có trên dưới mười bài ca dao Đồng Tháp được nhắc đến. Phần hai là sưu tầm
CD-DC, có nhiều bài ca dao mang dấu ấn của Đồng Tháp về lịch sử, tình yêu quê
hương đất nước, tình u lứa đơi, tình cảm gia đình và các quan hệ xã hội khác. Tuy
nhiên, những bài ca dao chưa được ghi lại nơi sưu tầm và chúng nằm trong hệ thống
tác phẩm CD-DC Nam Bộ nói chung. Quyển Ca dao dân ca Nam Bộ mang đến
nhiều điều cần thiết và bổ ích khi nghiên cứu chuyên sâu hơn về ca dao ở các tỉnh,
các tiểu vùng ở Nam Bộ, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.
Hai quyển Thơ văn Đồng Tháp tuyển tập I và tuyển tập II do Lê Trí Viễn chủ
nhiệm đề tài, xuất bản năm 1986. Đây là cơng trình nghiên cứu, sưu tầm thơ văn
Đồng Tháp. Trong lời giới thiệu, Lê Trí Viễn đã nói rằng:
Khó mà xác định được cái mốc bắt đầu. Chỉ biết khi con người Việt Nam có
mặt trên đất này, tâm hồn họ đã vang vọng câu ca, câu hò mang tình quê
hương cũ tới đây [….]Cách mạng tháng Tám mới thật sự là một cái mốc có ý
nghĩa lớn [...]Thời điểm cuối cùng lấy làm mốc tạm thời là năm 1985 [...]
Về mặt khơng gian, lấy gì để xác định đây là thơ văn Đồng Tháp, cịn đó là
khơng phải?[…] Nhưng tất cả đều được sưu tầm từ cửa miệng, tấm lịng của
người dân Đồng Tháp chính cống (Lê Trí Viễn, 1986).

Mỗi tuyển tập đều có hai phần: thơ văn dân gian và thơ văn tác giả. Tuyển tập
I, thơ văn Đồng Tháp trước năm 1945, có trên 900 (chín trăm) bài ca dao được sưu
tầm . Tuyển tập II, sưu tầm thơ văn Đồng Tháp từ năm 1945 đến 1985, có 316 (ba
trăm mười sáu) bài CD- DC được xác định theo ba mốc thời gian: 1945-1954;
1954- 1975; 1975- 1985. Những bài ca dao đều được xác định rõ nơi sưu tầm, riêng
ở tuyển tập II, mỗi ĐVTP đều có đánh số thứ tự. Đồng thời tác giả cũng có điểm
qua một số nét cơ bản về văn hóa tỉnh ở phần giới thiệu sách. Hai tuyển tập này là
cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu về thơ văn Đồng Tháp nói chung, trong đó có
ca dao Đồng Tháp.



4
Cơng trình Địa chí Đồng Tháp Mười (1996) của Hội đồng Khoa Học Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh biên soạn. Ở quyển này, chúng tôi được cung cấp nhiều tư liệu về
Đồng Tháp Mười qua các chặng đường lịch sử. Chúng tơi tìm thấy trên dưới 60 (sáu
mươi) bài ca dao về Đồng Tháp Mười qua bài viết Đồng Tháp Mười qua thơ văn
của tác giả Sơn Nam và bài Văn nghệ dân gian vùng Đồng Tháp Mười của tác giả
Anh Đức. Những bài ca dao này nằm trong hệ thống thơ văn nghệ thuật của Đồng
Tháp Mười nói chung, chỉ có tính chất dẫn chứng minh họa cho chủ đề của hai bài
viết, chưa có tính chun biệt về đặc điểm ca dao Đồng Tháp. Tuy nhiên, những bài
viết này cung cấp thêm cho luận văn những thông tin cần thiết về hình ảnh Đồng
Tháp Mười qua một số bài ca dao.
Cơng trình Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (1999) của Khoa Ngữ
Văn Trường Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo Dục. Cơng trình này chủ yếu công bố
những tư liệu đã sưu tầm được về các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn
vần dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần CD- DC, căn cứ theo ghi chú nơi
sưu tầm, chúng tơi tìm thấy nhiều bài ca dao Đồng Tháp phân loại theo các chủ đề:
quê hương đất nước, lao động sản xuất, đời sống tình cảm, phong tục tập quán.
Nguyễn Văn Hầu đã có bước đầu sưu tầm nghiên cứu VHDG Nam bộ với
cơng trình Diện mạo văn học dân gian Nam bộ (2004). VHDG biểu hiện ý chí tình
cảm con người trong cảnh ly hương, trên đường khai phá; ghi nhận những tình sự
kiện từ thời sự lịch sử từ nhân vật địa danh đến những sự kiện thường thức. Có trên
dưới mười bài ca dao về địa danh, con người, lịch sử Đồng Tháp. Nhưng những bài
ca dao này được đặt trong hệ thống của các thể loại, tác phẩm VHDG Nam Bộ nói
chung, chưa đề cập đến phạm vi của Đồng Tháp, chưa ghi rõ nơi sưu tầm. Đây là tài
liệu sưu tầm văn chương dân gian Lục Tỉnh, góp thêm phong phú cho kho tàng gia
sản chung. Trước một vấn đề quá lớn lao, phức tạp nhưng lại bị hạn chế rất nhiều
trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt (năm 1974), nên việc sưu tầm chưa đầy đủ.
Tác giả khiêm tốn với độc giả: “Đây là tiếng trống mở đường cho những cơng trình

dồi dào hơn nữa” (Nguyễn Văn Hầu, 2004). Cơng trình này góp thêm cơ sở cho
việc tìm thấy mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ với ca dao Đồng Tháp.


5
Cơng trình Địa chí tỉnh Đồng Tháp (2013) của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng
Tháp, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. Cơng trình này đã ghi lại bức tranh khái quát về
mảnh đất và con người Đồng Tháp, gồm 958 trang. Ở chương 6, mục 6.1, giới thiệu
về văn học dân gian, ở loại trữ tình dân gian, tác giả có phân loại ca dao. Ca dao đất
Tháp (từ trang 700- trang 715) trên 80 (tám mươi) bài với các mảng nội dung: đồng
dao- ru con, ca dao về đất nước con người Đồng Tháp; tình yêu quê hương đất
nước; tình u lứa đơi, tình cảm gia đình; các mối quan hệ khác và lịch sử - điển
tích. Phần này chủ yếu sưu tầm, chọn lọc một số bài ca dao tiêu biểu theo từng
mảng nội dung và có điểm qua một vài nét tiêu biểu về văn hóa vùng đất Tháp.
Cơng trình này giúp cho người nghiên cứu có thêm cơ sở xác định đặc điểm thiên
nhiên, con người, lịch sử mà đặc biệt là lịch sử ba mươi năm đấu tranh chống Pháp
và chống Mỹ.
Như vậy, ca dao Đồng Tháp đã bắt đầu được sưu tầm cách đây gần 50 năm, là
kết quả của quá trình điền dã vất vả và ghi chép, sắp xếp công phu của các bậc tiền
nhân. Ban đầu gần 1000 (một nghìn) ĐVTP được lưu giữ trong quyển Ca dao Đồng
Tháp Mười. Hầu hết các ĐVTP trong quyển này đều thuộc ca dao Đồng Tháp vì
chúng được sưu tầm trên địa bàn tỉnh. Tiếp theo đó, quyển Thơ văn Đồng Tháp,
tuyển tập I và II ra đời đã góp thêm số lượng ĐVTP cao hơn. Ca dao Đồng Tháp
còn xuất hiện trong các cơng trình sưu tầm ca dao khu vực miền Nam và vùng đồng
bằng sông Cửu Long và được giới thiệu trong các cơng trình khác. Đến thời điểm
này, ca dao Đồng Tháp đã được lưu lại trong tài liệu với số lượng khá lớn, được sắp
xếp theo trật tự nhất định. Điều đó thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài.
Về các cơng trình nghiên cứu ca dao Đồng Tháp, trong Thơ văn Đồng Tháp
(1986) của GS. Lê Trí Viễn, ở lời giới thiệu, tác giả có nói về địa danh, đặc sản, lịch
sử, thiên nhiên Đồng Tháp, trong đó có dẫn nhiều bài ca dao Đồng Tháp.

Cơng trình Nhận định đánh giá ca dao Đồng Tháp, khóa luận tốt nghiệp Đại
học, có nguồn dẫn từ internet nhưng khơng rõ tên tác giả và thời gian ra đời của
cơng trình. Bài viết gồm ba chương. Ở chương 2 và chương 3, tác giả trình bày
những vấn đề sau:


6
- Chương 2: Nội dung ca dao Đồng Tháp, gồm: tình yêu quê hương đất nước
của nhân dân Đồng Tháp; tình cảm của các chàng trai, cơ gái Đồng Tháp; tình cảm
của nhân dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ gia đình; tình cảm của nhân dân
Đồng Tháp trong các mối quan hệ xã hội. Đánh giá: Phần lớn câu ca dao Đồng
Tháp mang tính phổ biến cả nước và ở Nam Bộ có yếu tố biến đổi; một số câu ca
dao là những sáng tác mới
- Chương 3: Nghệ thuật ca dao Đồng Tháp, gồm:
+ Thể thơ (Thể lục bát: Lục bát khơng biến thể (chính thể), lục bát biến thể;
Thể song thất lục bát: Song thất lục bát không biến thể, song thất lục bát biến thể;
Thể song thất: song thất không biến thể, song thất biến thể; thể hỗn hợp).
+ Kết cấu ca dao Đồng Tháp (Kết cấu một vế đơn giản, kết cấu một vế có
phần vần, kết cấu hai vế tương hợp, kết cấu hai vế đối lập, kết cấu nhiều vế nối tiếp)
+ Ngôn ngữ ca dao Đồng Tháp: từ địa phương, từ chỉ địa danh, từ gốc Hán và
điển cố, câu mở đầu.
Cơng trình này chủ yếu là bàn luận, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của ca
dao Đồng Tháp. Qua đó, chúng tơi được cung cấp nhiều thơng tin gần gũi với đề tài
nghiên cứu. Chúng tôi đọc được tài liệu này trên internet sau khi đã đăng ký tên đề
tài luận văn. Chúng tơi có hướng khai thác riêng và đi sâu hơn nữa để làm nổi bật
đặc điểm của ca dao Đồng Tháp, tìm ra nét tương đồng và dị biệt so với ca dao
trong khu vực và ca dao các vùng miền khác. Chúng tôi tiến hành tổng hợp nghiên
cứu trên cả quyển Ca dao Đồng Tháp Mười, sưu tầm từ thực tế và có thêm phần
phụ lục các bài ca dao để tham khảo.
Ngoài ra, chúng tơi khơng thấy cơng trình nghiên cứu riêng biệt về đặc điểm

ca dao Đồng Tháp. Phần lớn những nghiên cứu về ca dao vùng đất này được viết
chung trong phần Thơ văn Đồng Tháp hoặc trong CD-DC Nam Bộ, VHDG đồng
bằng sơng Cửu Long. Các cơng trình trên rất có giá trị để tham khảo, nhất là về tài
liệu sưu tầm.
Nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật ca dao Đồng Tháp vẫn còn là đề
tài thú vị được nhiều người quan tâm. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng khảo


7
sát đặc điểm nội dung và nghệ thuật ca dao Đồng Tháp một cách có hệ thống và
chuyên sâu với hy vọng đóng góp thêm nhiều điểm mới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm nội dung và nghệ thuật ca dao
Đồng Tháp. Phạm vi nghiên cứu là ca dao Đồng Tháp từ truyền thống đến hiện
đại(trước 1945 và sau 1945 đến nay), được sưu tầm từ nhiều công trình như sau:
- Chúng tơi tập trung chủ yếu vào cơng trình Thơ văn Đồng Tháp (Tuyển tập I,
II), do Lê Trí Viễn chủ biên (1986), Nxb Tổng Hợp Đồng Tháp vì cơng trình này có
số lượng bài ca dao khá lớn so với các cơng trình khác, tổng cộng 1233 (một nghìn
hai trăm ba mươi ba) ĐVTP.
- Bên cạnh đó chúng tơi chọn thêm hai cơng trình: Đỗ Văn Tân (1984), Ca
dao Đồng Tháp Mười, Nxb Văn hóa thơng tin Đồng Tháp với 915 (chín trăm mười
lăm) bài và Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (1999) của Khoa Ngữ Văn
Trường Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo Dục có 126 (một trăm hai mươi sáu) bài.
- Ngồi ra cịn có thêm những bài ca dao do người nghiên cứu sưu tầm được từ
địa phương, gồm 164 ĐVTP.
Khi lược bớt những dị bản và ĐVTP trùng nhau, chúng tơi có khoảng 1985
(một nghìn chín trăm tám mươi lăm) ĐVTP để nghiên cứu.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc thực hiện đề tài Đặc điểm ca dao Đồng Tháp là:
Sau khi sưu tầm những bài ca dao Đồng Tháp, người nghiên cứu sẽ tập hợp,

thống kê, phân loại...ca dao theo tiêu chí cụ thể. Từ đó tìm hiểu đặc điểm nội dung
và đặc điểm nghệ thuật ca dao vùng đất này.
Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng chỉ ra những điểm tương đồng và
dị biệt giữa ca dao Đồng Tháp với ca dao Nam Bộ và ca dao các vùng miền khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích khoa học của đề tài “Đặc điểm ca dao Đồng Tháp”,
chúng tôi vận dụng một số phương pháp và thao tác nghiên cứu sau:


8
Phương pháp điền dã: cũng như các thể loại văn học dân gian khác, ca dao ra
đời và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Việc sưu tầm ca dao Đồng Tháp đã
được thực hiện nhiều năm trước. Ngày nay, chúng tôi tiếp tục công việc của người
đi trước với mong muốn được trải nghiệm, tìm hiểu đời sống của ca dao trong hiện
tại và hy vọng tìm thêm nhiều dị bản và ĐVTP mới. Điều đó giúp chúng tơi có thêm
cơ sở thực tiễn, đồng thời góp phần vào sự phong phú của ca dao miền quê này.
Phương pháp hệ thống: việc đặt ca dao Đồng Tháp trong hệ thống những bài
ca dao Nam Bộ, ca dao Việt Nam để nghiên cứu là điều cần thiết trong quá trình
nghiên cứu. Với số lượng lớn các bài ca dao và phạm vi khảo sát mang tính vùng
miền thì việc phân nhóm đối tượng sẽ giúp ích cho việc khảo sát và người nghiên
cứu dễ dàng tìm ra kết quả từ hệ thống đó.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: là phương pháp tiếp cận một đối tượng
bằng nhiều cách thức, dựa trên cứ liệu của nhiều chuyên ngành. Do đặc điểm ca dao
Đồng Tháp được xác định bằng những yếu tố địa lý, lịch sử, kinh tế…của vùng
miền nên việc nghiên cứu theo phương pháp này giúp người viết có thêm cơ sở để
đi đến kết luận.
Phương pháp thống kê: dựa vào những bài ca dao Đồng Tháp, người nghiên
cứu thống kê các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng theo một số tiêu chí đã được định
hướng từ đó có thêm số liệu giúp làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu.
Thao tác tổng hợp, phân tích và so sánh:

Tổng hợp là thao tác được sử dụng sau khi tiến hành sưu tầm để tổng hợp
những bài ca dao thuộc phạm vi của đề tài. Việc tổng hợp phải được thực hiện một
cách khoa học. Số lượng bài ca dao càng nhiều càng tốt giúp người nghiên cứu dễ
dàng khảo sát và đưa ra những kết luận thỏa đáng.
Với thao tác phân tích, người nghiên cứu có thể vận dụng để chia nhỏ đối
tượng, đi sâu tìm hiểu các mặt, các yếu tố tạo thành đối tượng.
Việc so sánh nhằm mục đích tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa ca
dao Đồng Tháp với ca dao Nam Bộ về nội dung và hình thức. Từ kết quả của việc
so sánh, người viết sẽ có thêm hiểu biết sâu sắc về đặc điểm ca dao Đồng Tháp,
nhận ra nguyên nhân dẫn đến những khác biệt đó. Đây là điều rất cần thiết cho việc
nghiên cứu đề tài này.


9
Có thể nói, việc nắm rõ và vận dụng kết hợp phương pháp đối với việc nghiên
cứu văn học là rất quan trọng. Nhờ có phương pháp luận nghiên cứu, việc nghiên
cứu diễn ra một cách dễ dàng, có định hướng và khoa học hơn. Để việc nghiên cứu
đạt được kết quả cao, chúng tôi cố gắng kết hợp nhiều phương pháp và vận dụng
các thao tác một cách hợp lý nhất.
6. Cấu trúc luận văn
Trong khuôn khổ của đề tài, luận văn trình bày theo 3 chương, gồm:
Chương 1. CƠ SỞ LÍ ḶN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĨ LIÊN QUAN
Trong phần này, luận văn giải thích về nguồn gốc của tên gọi Đồng Tháp; tổng
quan địa lý; khái quát lịch sử hình thành phát triển; nêu những đặc điểm về tín
ngưỡng, phong tục, tập quán, văn học và nêu khái quát tình hình chung của ca dao
Đồng Tháp. Những thông tin ở chương này làm cơ sở cho các chương tiếp theo
trong luận văn.
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CA DAO ĐỒNG THÁP
Chương này đi vào nghiên cứu những nội dung nổi bật của ca dao Đồng Tháp,
đó là những hình ảnh sinh động của thế giới tự nhiên và chân dung con con người

trong lịch sử hình thành, đấu tranh và phát triển.
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP
Chương cuối của đề tài đi vào tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của ca dao Đồng
Tháp về nhiều mặt như thể thơ, ngôn ngữ và kết cấu.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC:
Gồm một số hình ảnh khi đi sưu tầm điền dã và hình ảnh về thiên nhiên, con
người Đồng Tháp; danh sách người cung cấp tác phẩm; các văn bản ca dao sưu tầm
được; những bài ca dao có hình ảnh thiên nhiên như: cá, sen và súng; những bài ca
dao theo thể 3 dịng và những bài ca dao có nhóm từ hoặc dòng mở đầu giống nhau.


10

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN
1.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp
1.1.1. Địa lý
1.1.1.1.Tên gọi hành chính
Nguyễn Hữu Hiếu (2013) đã cho rằng: Về tên gọi hành chính, chữ “Tháp”
xuất hiện trước. Ban đầu “tháp” là danh từ chung được dùng với nghĩa là ngôi tháp,
không viết hoa. Theo truyền thuyết, xưa kia trên địa bàn tỉnh, có một vùng đất rộng
nhiều gị, giồng, trong đó người ta phát hiện có một cái gị có ngơi tháp và được cho
rằng đây là ngơi tháp thứ mười của Thủy Chân Lạp dựng lên để thờ thần Bà-lamơn. Đến năm 1958, chính quyền Ngơ Đình Diệm cho xây lại một cái Tháp 10 tầng
theo cấu trúc giống như chùa Thiên Mụ (xem hình 1.1.) để làm viễn vọng đài, gây
nhiều bất lợi nên sau đó bị bộ đội ta đánh sập. Người dân quen gọi nơi đây là gò
Tháp Mười, gò Tháp hoặc vùng Tháp Mười. Xoay quanh chuyện cái tháp này đã có
rất nhiều giả thuyết, có biết bao nhà khoa học tìm tịi nhưng xem ra chưa có cách lý
giải nào hồn tồn có cơ sở thuyết phục cả. Khơng chỉ vậy, Gị Tháp được nhiều

nhà khoa học chú ý đến bởi nơi đây mang đậm dấu ấn của nền văn minh cổ xưa, là
kho báu chứa đựng nhiều di tích khảo cổ vơ giá về kiến trúc, nghệ thuật của nền văn
hóa Ĩc Eo cách đây hơn 1.500 năm. Có lẽ vì những lý do trên mà thành tố “Tháp”
dần được dùng ở phạm vi rộng, làm thành tố để định danh cho tồn địa diện của một
vũng đất trũng quanh nó, rồi làm một thành tố trong tên của tỉnh nhà- nơi có ngọn
tháp huyền thoại ấy. Ngày nay người ta cũng quen dùng từ “đất Tháp” để gọi tên
cho tỉnh Đồng Tháp.
Chữ “Đồng” xuất hiện từ thời kháng Pháp. Lúc bấy giờ, Tháp Mười trở thành
nơi “Ông Kiều xây lũy đánh Tây rửa thù”. Anh hùng Võ Duy Dương đã chọn nơi
đây làm căn cứ kháng chiến, từ đó tên gọi Tháp Mười xuất hiện nhiều trong các văn
bản hành chính và được đơng đảo nhân dân biết đến. Đây cũng là một chiến trường
ác liệt mà địch luôn mở các trận càn quét, ruồng bố. Từ trên tầng cao của tháp, ta có
thể quan sát được cả một vùng đất trũng, rộng tiếp giáp giữa ba tỉnh Đồng Tháp,


11
Long An và Tiền Giang. Khi đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp đã đặt
tên cho cả vùng đất trũng này là “Cánh đồng ngập nước đầy cỏ”, “Đồng Cỏ Lác”
hay “Đồng Cỏ Bàng”. Như vậy chữ “Đồng” ban đầu cũng là danh từ chung chỉ
cánh đồng. Qua thời gian, chữ đồng được thêm vào địa danh và viết hoa thành vùng
Đồng Tháp Mười. Vì thế, tên gọi Đồng Tháp Mười gắn với những dấu vết của nền
văn hóa Ĩc Eo và các cuộc đấu tranh chống xâm lược. Sau này, có người cho rằng
đó là tên gọi dựa vào đặc điểm của đối tượng, có liên quan đến đặc điểm địa hình.
“Đồng: chỉ vùng đất rộng lớn, tương đối bằng phẳng, được khai phá hoặc chưa”
(Phẩm Long An, 2013). Có thể thấy, địa danh hành chính Đồng Tháp có liên quan
đến các yếu tố trên nên đơi khi cả ba cách gọi Đồng Tháp Mười, Đồng Tháp, hay
Tháp Mười đều khiến người ta nghĩ ngay đến tỉnh Đồng Tháp. Cũng có ý kiến cho
rằng: “Đồng Tháp là cách gọi rút gọn của Đồng Tháp Mười […]. Vậy nên nói
Đồng Tháp là nói Đồng Tháp Mười” (Lê Trí Viễn, 1986a). Ngày nay đã phân biệt
rõ, cụm từ “Đồng Tháp Mười” dùng để chỉ một vùng đất trũng, gồm một phần

thuộc tỉnh Đồng Tháp, một phần thuộc tỉnh Long An và một phần thuộc tỉnh Tiền
Giang. “Đồng Tháp” là tên của một tỉnh và “Tháp Mười” là tên của một huyện
trong tỉnh. Tên gọi hành chính Đồng Tháp được chính thức cơng nhận từ sau Quyết
định ngày 3/ 7/1976 của Hội đồng Chánh phủ, hợp nhứt hai tỉnh Kiến Phong và Sa
Đéc thành tỉnh Đồng Tháp và cho đến nay.
Như vậy, hai chữ Đồng Tháp được hình thành trong quá trình vận động biến
đổi của lịch sử và gắn liền với những nét riêng của thiên nhiên miền quê này. Địa
danh ấy đã trở nên quen thuộc trong tâm hồn người lao động, đi vào những điệu hò
câu hát dân gian một cách tự nhiên, chân tình mộc mạc và đằm thắm yêu thương.
1.1.1.2. Địa lí hành chính
Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diện
tích 3275,8 km² (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 2013). Phía bắc giáp Prey- veng (Campu-chia) và tỉnh Long An với đường biên giới dài 48,7 km, theo sông Tiền và Sơng
Hậu ra biển Đơng, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang
và Cần Thơ, phía đơng giáp Long An và Tiền Giang, có một vùng trũng giáp với
vùng trũng của hai tỉnh Long An và Tiền Giang nay là vùng Đồng Tháp Mười.


12
Trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi (năm 1802), Gia Định phủ gồm bốn dinh:
Trấn Biên, Phiên Trấn, Trấn Định, Long Hồ và trấn Hà Tiên. Địa giới tỉnh Đồng
Tháp thuộc một phần của dinh Trấn Định (phần phía bắc sơng Tiền) và dinh Long
Hồ (phần phía nam sơng Tiền). Dưới triều Nguyễn (1802- 1862), Đồng Tháp là
phần đất thuộc huyện Kiến Phong của tỉnh Định Tường (nay thuộc các huyện ở bắc
sông Tiền) và huyện Vĩnh An (của tỉnh An Giang, nay thuộc các huyện nam sông
Tiền). Thời Pháp thuộc (từ năm 1900- 1954), Đồng Tháp thuộc tỉnh Sa Đéc, có địa
giới gần giống ngày ngay. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (1956- 1975), vùng này là
hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong. Từ năm 1976, hai tỉnh này hợp nhất mang tên tỉnh
Đồng Tháp.
Các đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp đã qua nhiều lần thay đổi. Tính
đến năm 2013, sau khi Chính phủ ra quyết định thành lập thành phố Sa Đéc

(14/10/2013). Hiện nay (tính đến tháng 10/ 2018), tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị
hành chính: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện
(xem bảng 1.1.).
Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp
1

Thành phố Cao Lãnh

2

Thành phố Sa Đéc

3

Thị xã Hồng Ngự

4

Huyện Tân Hồng

5

Huyện Hồng Ngự

6

Huyện Tam Nơng

7


Huyện Thanh Bình

8

Huyện Cao Lãnh

9

Huyện Lấp Vị

10

Huyện Tháp Mười

11

Huyện Lai Vung

12

Huyện Châu Thành


13
Nhờ sự tiếp giáp với nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long như: Vĩnh Long,
Cần Thơ, An Giang, Long An và Tiền Giang đã tạo điều kiện cho Đồng Tháp có sự
giao lưu, tác động qua lại và mang những nét chung trong khu vực. Với ca dao
Đồng Tháp, điều đó sẽ phần nào giúp chúng ta lý giải vì sao bên cạnh những nét đặc
trưng riêng, ta cịn tìm thấy những nét tương đồng.
1.1.1.3. Địa lý tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,
đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Có tài liệu ghi chép rằng: “…có những khoảnh ruộng
khơng phải cày, người ta chỉ bứt cỏ đi rồi trồng lúa. Trồng một hộc lúa giống thì
thu được ba trăm hộc lúa mùa. Như vậy chúng ta cũng đủ biết ruộng ở đây thật là
phì nhiêu” (Lê Qúi Đơn, 1977). Địa hình của tỉnh Đồng Tháp khá bằng phẳng, nằm
ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (tên quốc tế là Mê Kông). Sông Cửu Long đi qua
nước Việt Nam chia làm hai nhánh sông Tiền và sông Hậu rồi đổ ra biển bằng chín
cửa. Sơng Cửu Long mang phù sa bồi đắp ruộng vườn, là huyết mạch giao thông
của cả vùng Nam Bộ. Đồng Tháp là tỉnh duy nhất nằm hai bên bờ bắc và nam sông
Tiền, trải rộng đến sông Hậu. Dọc hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kinh rạch, sơng,
ngịi chằng chịt. Ngồi ra cịn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt
nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Hai bên bờ sông là đồng bằng,
vào sâu bên trong vùng đất trũng như lòng chảo, ngập nước quanh năm. Dưới thời
kỳ Nam tiến, bên cạnh sự ưu ái của thiên nhiên thì vùng đầm lầy hoang dại nơi đây
là một thử thách rất lớn cho việc khẩn hoang và thông thương bằng đường bộ.
Phương tiện giao thông chủ yếu là bè, xuồng, ghe, tắc rán...
Khí hậu Đồng Tháp nóng ấm quanh năm, thuộc vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung
bình 27,4ºC với hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Khoảng tháng 5, lượng mưa và nước ở thượng
nguồn sông Cửu Long đổ xuống, tràn vào nội đồng. Khi lũ tràn về, các vùng trũng
bị ngập sâu. Mùa lũ mang đến cho con người nhiều lợi ích chứ không hẳn là tai họa.
Thực vật nơi đây rất đa dạng. Ở vùng đất cao có nhiều bằng lăng, gõ, dầu,
sao, chai… Ven bờ sông Tiền, sông Hậu và các sơng rạch ta dễ dàng tìm thấy nhiều
lồi cây thích nghi với mùa nước nổi và thủy triều như: tre, sao, dầu, cà na, gáo, cà


14
na, bần, bình bát, dừa, bằng lăng nước, lúa ma, môn, lùng, sậy…Đi vào bên trong là
những cánh đồng, thường bị ngập định kỳ hàng năm, chủ yếu là rừng tràm bạt ngàn,
cánh đồng năn, đưng, đồng cỏ, các trảng lau sậy, những đám đủng đỉnh, cà na…Vào

sâu trong nội đồng là vùng bưng trũng ngập nước quanh năm, có các loài cây như
năn, tràm, lúa ma, sen, súng, rong, bèo, tảo…Trong cơng cuộc khai hoang phục hóa,
người dân Đồng Tháp đã tận dụng các lồi cây có sẵn trong tự nhiên để phục vụ cho
đời sống như làm nhà, đóng xuồng ghe, làm lương thực, thực phẩm, chất đốt, trang
phục, vũ khí... Việc ăn, ở, mặc, đi lại thích nghi với điều kiện thiên nhiên đồng bằng
sông nước, mang nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực miền sơng nước. Những cánh
đồng lúa ma đã góp phần khơng thiếu cho sự sống con người. Những cánh đồng cỏ
hoang đã từng là nơi che giấu cán bộ, là chiến trường oanh liệt một thời. Nhu cầu
của cuộc sống ngày càng phong phú và đa dạng, con người không thể mãi phụ
thuộc vào thiên nhiên mà phải cải tạo đất và trồng trọt. Dần dần các loại cây ăn quả,
hoa màu, lương thực đã được trồng và vang tiếng như: quýt Lai Vung, xồi Cao
Lãnh, mận Hịa An, nhãn Châu Thành… Các lồi cỏ dại, khơng có ích cho vụ mùa
như năn, lác, sậy, cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ hôi, cỏ u du, cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ
lông công, cỏ đuôi phụng, gạc nai, bèo…dần bị tiêu diệt. Cây sen vẫn tồn tại và
mang lại giá trị vật chất lẫn tinh thần cho con người. Hoa sen đã thơm, đã đẹp lại
khơng có bộ phận nào trong cây bỏ đi. Tất cả các bộ phận của cây từ củ sen, ngó
sen, lá sen, búp sen, hạt sen, đến tim sen… đều có ích cho con người. Như vậy,
ngồi việc trở thành hình ảnh biểu trưng của tỉnh, lồi cây đồng nội này còn mang
lại giá trị kinh tế cao. Khi qua chế biến, sen trở thành đặc sản của miền quê này như
chè hạt sen, trà tim sen, dưa ngó sen, gỏi sen…Hoa sen được trưng bày ở các bàn
tiệc, lễ hội hoặc nơi thờ tự, linh thiêng. Loài cây đồng nội ấy đang rực rỡ khoe màu
trên khắp các con đường. Vì vậy, ngày nay Đồng Tháp đã được mệnh danh là “
vùng đất Sen Hồng”, thành phố Cao Lãnh được mệnh danh là thủ phủ đất Sen
Hồng. Sen được xem là quốc hoa của Việt Nam. “Tháp Mười có sen, có tràm nhưng
khơng thể khơng dựa vào lúa, mặc dù đó là lúa trời, nàng tri hay nàng hương” (Lê
Trí Viễn, 1986a). Do nhu xu hướng phát triển kinh tế, diện tích rừng tràm tự nhiên


15
cũng thu hẹp dần, thay vào đó là những cánh đồng lúa bạt ngàn, cung cấp sản lượng

lúa lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vựa lúa cả nước.
Cùng với thảm thực vật, động vật cũng có nhiều chủng loại. Khi còn là vùng
đất hoang, nơi đây xuất hiện nhiều động vật hoang dã sống dưới nước (cá sấu, cá
mập, cá nược- ông Nược,…), sống trên cạn (cọp, trâu rừng, voi, khỉ, sóc, hươu, nai,
chuột, rắn, rít …) và sống vùng đầm lầy (rùa, ba ba, muỗi, đỉa, vắt, bùa mắt…). Các
lồi cá, tơm, tép, cua, lươn, ếch, nhái…xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi, chúng
theo sông Tiền vào nội đồng, nước rút thì tập trung xuống kinh rạch. Người dân dễ
dàng bắt được chúng ngay cả bằng đơi bàn tay của mình. “Đất lành chim đậu”, các
loại chim, cị, sếu, trích, cịng cọc…cũng đua nhau về đây hội tụ. Có nhiều lồi
chim q hiếm gần như tuyệt chủng cũng xuất hiện. Do sự tác động của con người,
nguồn tài nguyên này cạn dần, một số loài khơng thấy xuất hiện nữa hoặc chỉ được
nhìn thấy ở khu Ramsa, khu sinh thái. Động vật trong tự nhiên ít đi, thay vào đó là
các loại gia súc, gia cầm, thủy sản… được nuôi để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Từ
xưa, ông cha ta đã khéo léo làm ra những món ăn đồng nội, chế biến từ tơm cá và
động vật hoang dã, đậm đà hương vị của vùng đất Tháp. Món cá lóc nướng trui,
canh chua cá với bông điên điển, cá kho tộ, bông súng mắm kho, mắm lóc, nước
mắm cá linh, khơ cá…khơng chỉ dành cho người dân Đồng Tháp mà còn là đặc sản
thu hút khách thập phương. Gần đây, nhiều món ngon đồng q được biết thêm
như: cá lóc hấp mận Hịa An, chuột đồng quay lu…
Những yếu tố tự nhiên đã mang đến khơng ít thử thách cho người dân Đồng
Tháp trong những ngày đầu khai hoang mở đất. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều
thuận lợi cho giao thông đường thủy, vun đắp phù sa, nước ngọt giúp cho việc tưới
tiêu, trồng trọt đạt năng suất cao, mang lại nguồn thủy sản dồi dào. Những cánh
đồng hoang được khai phá dần trở nên trù phú. Đây cũng là nơi có địa thế thuận lợi
cho ông cha ta trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, Đồng Tháp Mười được
xem là Việt Bắc của miền Nam thời chống Pháp. Thời gian gần đây, việc bảo tồn
các khu sinh thái ở Đồng Tháp được chú ý và việc phát triển du lịch trải nghiệm ở
nơi đây đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Đặc biệt là khu
Ramsar Tràm Chim nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, thuộc huyện Tam Nông, là khu



16
Ramsar thứ tư của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới. Đây là khu rừng tràm cùng
với nhiều loài thực vật, lồi chim, cá, động vật bị sát…sinh sống vùng trũng. Đặc
biệt nhất là loài sếu đầu đỏ (Grus antigone), dân gian gọi là chim hạc, một loài chim
thiêng được dùng làm biểu tượng ở các đình chùa, bàn thờ tổ tiên. Đây là một lồi
chim hiếm hoi cịn sót lại trên thế giới. Khu sinh thái đất ngập nước Tràm Chim là
một trong những chứng tích cuối cùng của vùng Đồng Tháp Mười xa xưa, là hình
ảnh thu nhỏ của xứ bưng biền nguyên thủy- nơi tiền nhân đã khổ công khai khẩn.
Du lịch sinh thái ở Đồng Tháp đang được đầu tư phát triển. Điều đó chứng tỏ yếu tố
tự nhiên, môi trường sinh thái cũng như những đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho
con người ở chốn này là rất quý giá.
Đối với nhân dân thì Đồng Tháp “Trên cơm dưới cá ” ln sẵn có. Con người
sống thích nghi và chan hịa với thiên nhiên hai mùa mưa nắng. Những lời ca luôn
được vang lên trên mảnh đất này ngay từ những ngày giáp hạt. Điều kiện tự nhiên
phù hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những buổi cấy cày trên đồng cạn,
dưới đồng sâu hoặc những ngày mùa là dịp để người lao động gặp gỡ, giao lưu, gửi
gắm tâm tư tình cảm cho nhau qua điệu hò câu hát.
1.1.2. Lịch sử
1.1.2.1. Đồng Tháp buổi đầu khai phá
Theo các nhà khảo cổ thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ (H. Parmentier,
L.Malleret, J.Y. Chalys…), thì từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VIII, Gị Tháp Mười
có năm ngơi tháp (cũng có thể gọi là ngôi đền hay đền thờ) và đã từng là trung tâm
tôn giáo khá quan trọng liên quan đến sự kiện thái tử Gunavarman, mặc dù còn trẻ
tuổi đã được phong cho trị vì một lãnh thổ sùng đạo được chinh phục từ đầm lầy, vì
ơng là người vừa có đạo đức, vừa có phẩm hạnh. Riêng L.Malleret, căn cứ trên
những đống gạch đổ nát của một số nền móng cũ cho rằng, trên gị có khả năng phát
hiện thêm ba ngôi tháp hay ba ngôi đền nữa. Trước năm 1975, cũng tại gò đất này,
người ta phát hiện nhiều tượng phật (bằng đá, bằng gỗ), nhiều tượng Shiva, Vishnu,
nhiều linga, yoni, garuda… bằng đá thuộc nền văn hóa Óc Eo. Cùng với nhiều hiện

vật khác được tìm thấy, các nhà khảo cổ học đã cho rằng có một cộng đồng dân cư
cổ người Phù Nam sinh sống tại Gò Tháp liên tục từ thế kỉ thứ V- VI (Ban Tuyên


17
giáo Tỉnh ủy, 2013). Thế kỷ thứ VI bộ tộc Khmer chiếm vương quốc Phù Nam.
Trong mấy thế kỷ phân hóa và cùng với q trình di dân lẻ tẻ, bên cạnh người
Khmer cịn có người Chăm, người Mã Lai, người Trung Quốc cư ngụ rải rác nhiều
nơi không chịu sự chi phối, quản lý của bất cứ chính quyền nào thời đó (Đào Văn
Hội, 1961). Một người Trung Quốc đến đất Nam Bộ vào cuối thế kỉ thứ XIII đã
nhận xét: “Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng hợp nhau thành
từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc…”
(Chu Đạt Quan, 2006). Nhìn chung, đến thế kỉ XIV, nơi đây vẫn còn hoang vắng,
dân cư thưa thớt.
1.1.2.2. Đồng Tháp trong tiến trình khai phá và chống quân Xiêm (từ thế
kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)
Từ đầu thế kỷ XVII, để tránh khỏi sự áp bức bóc lột và bị bắt đi lính của hai
thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn, cư dân người Việt ở miền Bắc, miền Trung di
dân vào Nam khai phá, lập nghiệp theo sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng Cửu
Long, vùng đất này có tên là Thủy Chân Lạp. Lúc bấy giờ dân cư còn thưa thớt, đa
số họ là những người nghèo khổ. Năm 1679, một nhóm di thần nhà Minh phản
Thanh (hơn 3000 người), được chúa Nguyễn Phước Tần cho nhập cư vào ở Biên
Hòa và Mỹ Tho. Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1698, vâng lệnh chúa Nguyễn
Phước Chu, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam xác lập chủ quyền của người Việt trên
vùng đất mới, lập ra dinh Trấn Biên và Phiên Trấn gọi chung là Gia Định phủ, trải
dài từ đầu sông Đồng Nai đến sơng Tiền. Lúc bấy giờ một phần đất ở phía Bắc sông
Tiền của tỉnh Đồng Tháp thuộc dinh Phiên Trấn. Chúa Nguyễn đã có chính sách để
khuyến khích dân chúng từ nhiều nơi đến lập ấp khai canh, mở mang ruộng đất
(Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn, Hà Duy Phiên, Nguyễn Trung Mậu và Phan Bá
Đạt, 1960). Cuộc sống mới ở đây khơng dễ dàng một chút nào, vì điều kiện thiên

nhiên khắc nghiệt với muỗi, đỉa, thú dữ và rừng rậm. Với vũ khí trong tay thật thơ
sơ như cái phảng, búa, rựa…những lưu dân ở đây đã bám trụ để chinh phục tự
nhiên, biến đất hoang thành nơi trù phú. Thời kỳ này, đất Đồng Tháp đã góp phần
sản xuất ra nhiều lúa gạo không chỉ nuôi sống lưu dân nghèo khổ mà còn bán ra
miền Trung và miền Bắc. Nhưng người lao động không hưởng hết thành quả của họ


×