Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm tiểu thuyết của Phạm Quang Long (qua Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

NGUYỄN THỊ KIM OANH

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
CỦA PHẠM QUANG LONG
(QUA “LẠC GIỮA CÕI NGƯỜI” VÀ “CUỘC CỜ”)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

NGUYỄN THỊ KIM OANH

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
CỦA PHẠM QUANG LONG
(QUA “LẠC GIỮA CÕI NGƯỜI” VÀ “CUỘC CỜ”)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN

THÁI NGUYÊN, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công
bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Oanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em
đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học, Ban lãnh đạo khoa Báo chí –
Truyền thông và Văn học, Phòng Sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học
Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư – Tiến sĩ
Tôn Thảo Miên đã tận tình hướng dẫn em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và
hoàn thành đề tài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Ban Giám
đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình, Ban Giám hiệu trường Trung học

phổ thông chuyên Lương Văn Tụy tỉnh Ninh Bình đã nhiệt tình ủng hộ, chia
sẻ khó khăn, khích lệ, động viên tinh thần trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Oanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7
4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 9
NỘI DUNG .................................................................................................. 10
Chương 1: “NHÀ VĂN TRẺ” PHẠM QUANG LONG VÀ CẢM HỨNG CHỦ
ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT “LẠC GIỮA CÕI NGƯỜI” VÀ “CUỘC CỜ” .... 10
1.1. “Nhà văn trẻ” Phạm Quang Long .......................................................... 10
1.1.1. Đôi nét về tiểu sử ................................................................................ 10
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của “nhà văn trẻ” Phạm Quang Long ................. 12

1.2. Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long ................. 16
1.2.1. Khái niệm về cảm hứng chủ đạo ......................................................... 16
1.2.2. Cảm hứng chủ đạo của Phạm Quang Long trong Lạc giữa cõi người và
Cuộc cờ ................................................ ……………………………………..18
1.2.2.1. Cảm hứng về cái “lạc” …………………………………………….18
1.2.2.2. Cảm hứng về cái “bi”………………………………………………26
1.2.2.3. Cảm hứng về cái “thực” …………………………………………...30
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 37
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG “LẠC GIỮA CÕI NGƯỜI” VÀ
“CUỘC CỜ” ................................................................................................ 39
2.1. Khái niệm về nhân vật văn học .............................................................. 39
2.2. Các kiểu nhân vật trong Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ ....................... 40
2.2.1. Nhân vật tha hóa ................................................................................ 41
2.2.2. Nhân vật cô đơn, lạc loài .................................................................... 50
2.2.3. Nhân vật bi kịch …………………………………………………… 56
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................... 63
2.3.1. Miêu tả nhân vật qua những sự kiện, chi tiết ...................................... 64


iv

2.3.2. Miêu tả nhân vật qua hành động ........................................................ 68
2.3.3. Miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý ................................................ 70
2.3.4. Miêu tả nhân vật qua cái nhìn của nhân vật khác ............................... 73
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 75
Chương 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG “LẠC GIỮA CÕI NGƯỜI”
VÀ “CUỘC CỜ” ................................................................................................... 77

3.1. Ngôn ngữ............................................................................................... 77
3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................... 77

3.1.2. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................... 78
3.1.2.1. Ngôn ngữ trần thuật mang tính chất đa thanh ……………………79
3.1.2.2. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất đời thường …………………………82
3.1.3. Ngôn ngữ nhân vật ............................................................. ………….84
3.1.3.1. Ngôn ngữ đối thoại …………………………………………………85
3.1.3.2. Độc thoại nội tâm …………………………………………………91
3.2. Giọng điệu ............................................................................................. 95
3.2.1. Khái niệm về giọng điệu ..................................................................... 95
3.2.2. Giọng điệu triết lý............................................................................... 96
3.2.2.1. Giọng điệu triết lý, hoài nghi …………………………………….. 97
3.2.2.2. Giọng điệu triết lý chính luận ……………………………………..98
3.2.2.3. Giọng điệu triết lý phân tích ……………………………………..101
3.2.3. Giọng điệu giễu nhại ........................................................................ 103
3.2.4. Giọng điệu tranh biện, đối thoại ....................................................... 107
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 110
KẾT LUẬN ................................................................................................ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 1986 trở đi, văn xuôi hiện
đại Việt Nam phát triển trong bối cảnh đất nước chuyển mình trong cơ chế thị
trường, trong sự giao lưu văn hóa đa dạng, nhiều chiều với sự bùng nổ mạnh
mẽ của công nghệ thông tin. Điều kiện đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh và thái độ
“nhập cuộc” thực sự của nhà văn, nhất là nhà tiểu thuyết, trong việc phản ánh
xã hội. Trong thời kì đổi mới toàn diện của đất nước, dân chủ hóa là xu thế
lớn của xã hội và cũng đã trở thành xu hướng bao trùm của nền văn học Việt

Nam. Xu hướng dân chủ hóa của thời kỳ đổi mới đã “cởi trói” cho văn học,
coi trọng tự do sáng tác, khuyến khích nhà văn mạnh dạn tìm tòi sáng tạo,
bám sát hiện thực đời sống xã hội, mô tả được chân thực nhất con người trong
mối tổng hòa các quan hệ xã hội phong phú và phức tạp của thời hiện đại.
Sang đầu thế kỉ XXI, xu hướng dân chủ hóa đã ngày càng phát triển mạnh mẽ
và thấm sâu vào đời sống văn học, làm thay đổi cơ bản diện mạo văn học
nước nhà. Nền văn học đương đại càng ngày càng đòi hỏi nhà văn với trách
nhiệm cao cả của một “người thư kí trung thành của thời đại” (H. Banzac).
Nhà văn thực sự phải là người có tư tưởng, có cách nhìn riêng và những khám
phá, sáng tạo mới mẻ. Tác phẩm văn chương vì thế là kết quả của sự nghiền
ngẫm và trải nghiệm đời sống của chính người viết.
Phạm Quang Long trước khi là nhà văn đã có thời gian dài làm công tác
giảng dạy, công tác quản lý văn hóa (ông nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao & Du lịch Hà Nội), ở độ tuổi hưu trí, khi những trải nghiệm cuộc
sống đã chín, tình yêu với văn chương thôi thúc, ông bắt đầu sáng tác với hai
thể loại chính là kịch bản văn học và tiểu thuyết. Những vở kịch của Phạm
Quang Long thể hiện vốn tri thức phong phú của một người thầy đọc nhiều,
nhìn rộng, nghĩ sắc, bởi nó chứa đựng nhiều suy tư về nhân tình thế thái trong
cả những vấn đề về lịch sử và hiện tại. Tiêu biểu như các vở: Cao Bá Quát,


2

Nợ non sông, Những khoảnh khắc Hồ Chí Minh, Quỷ mặt người, Quan thanh
tra... Đặc biệt, trong vài năm gần đây, nhà văn Phạm Quang Long liên tục ra
mắt các tiểu thuyết như: Lạc giữa cõi người (2016), Bạn bè một thuở (2017)
và Cuộc cờ (2018). Tiểu thuyết của Phạm Quang Long bộc lộ nhãn quan sắc
sảo về đời sống chính trị, xã hội đương đại, mang đến cho độc giả cái nhìn
chân thực của một người trong cuộc về một phần những gì đang diễn ra hôm
nay.

Tiểu thuyết của Phạm Quang Long nói chung và hai cuốn Lạc giữa cõi
người và Cuộc cờ nói riêng đã đem đến cho đời sống văn học nước nhà một
tiếng nói riêng của người trí thức trước những đổi thay của xã hội, của con
người trong vòng xoay của cơ chế. Đó là những nỗi niềm, sự băn khoăn, day
dứt, là niềm đau của một người đầy tâm huyết, trách nhiệm, luôn theo đuổi và
tôn thờ sự tử tế khi đứng trước sự tha hóa của không ít quan chức hôm nay.
Nhà văn không ngại phơi bày mặt trái và cả những bi kịch của họ; mạnh dạn
nói ra sự thật và cả những khiếm khuyết của bộ máy bằng cái tâm trong sáng,
sự nhiệt thành của một người trí thức nặng lòng với thế sự. Những trang viết
của Phạm Quang Long mang đậm hơi thở cuộc sống đương đại từ sự kiện,
nhân vật đến cả những chi tiết về mánh khóe, thủ đoạn, chiêu bài ... của
những quan chức tha hóa. Nhân vật trong tiểu thuyết của ông phần lớn bị
cuốn vào vòng xoáy của cơ chế, luôn cảm thấy cô đơn, lạc loài, luôn phải đeo
mặt nạ để sống. Cuộc sống của họ như trong một “cuộc cờ”, mỗi cá nhân
giống như một quân cờ chính trị, luôn phải toan tính, nhìn trước ngó sau, mọi
đường đi nước bước đều theo sự sắp đặt sẵn của một người bề trên nào đó,
nếu không tuân theo sự sắp đặt, anh có thể bị gây khó khăn, hoặc bị bật ra
khỏi “hệ thống”… Mặc dù phê phán xã hội nhưng Phạm Quang Long không
bôi nhọ, không chống lại chế độ. Dường như nhà văn chỉ đang “bắt mạch”
con bệnh ốm yếu mang tên “cơ chế”. Viết với tâm thế của người “ở trong
chăn mới biết chăn có rận”, điều mà ngòi bút Phạm Quang Long muốn hướng
tới là tìm ra căn nguyên, cội rễ của sự tha hóa, muốn cảnh tỉnh với mọi người


3

về những bi kịch lạc loài bằng một thiện chí muốn bảo vệ cái đúng, cái thiện
của một ngòi bút dũng cảm, bản lĩnh.
Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng
đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và không có một “vùng cấm” nào, thì tác

phẩm của Phạm Quang Long đã góp một tiếng nói chân thực, có giá trị, giúp
bạn đọc hiểu hơn về những góc khuất tối trong đời sống chính trị, xã hội
đương đại. Chọn nghiên cứu về hai cuốn tiểu thuyết Lạc giữa cõi người và
Cuộc cờ, chúng tôi nhằm góp một tiếng nói khẳng định giá trị tiểu thuyết của
Phạm Quang Long trong đời sống văn học đương đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Như trên đã nói, tác phẩm của Phạm Quang Long đã đóng góp một góc
nhìn, một tiếng nói thẳng thắn, chân thực về những điều mà chính nhà văn đã
từng mắt thấy tai nghe. Trong tác phẩm của mình ông đã chạm tới những vấn
đề rất gai góc, thậm chí nhạy cảm của đời sống xã hội đương đại. Nhà văn
không ngần ngại thể hiện quan điểm, suy nghĩ riêng của mình về những vấn
đề xã hội cũng như khao khát muốn đấu tranh để bảo vệ cái đúng, cái tốt. Như
nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét: “Là người có kiến văn xã hội, nghề
văn, sống nhiều, có tấm lòng tiết tháo của kẻ sĩ nên Phạm Quang Long đã
bước vào cuộc chơi văn chương đầy tự tin, hào sảng” [55]. Bước vào con
đường văn chương không nhằm mục đích “lập thân”, Phạm Quang Long thoải
mái sống với đam mê của mình, ông nói: “hạnh phúc bây giờ là mỗi ngày
được viết và phục vụ vợ con, được gặp gỡ bạn bè để sẻ chia cả niềm vui lẫn
nỗi buồn của đời người” [55]. Tuy nhiên, văn của Phạm Quang Long không
ồn ào hay mơ mộng, không có những chuyện tình yêu lãng mạn, không chạy
theo thị hiếu số đông độc giả đương thời. Tác phẩm của ông nói chung và tiểu
thuyết nói riêng hợp với những người thích nghiền ngẫm, suy tư, có sự quan
tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội. Những ai thích đọc lối văn nhẹ nhàng,
trơn tru, dễ dãi chắc sẽ khó đồng cảm với cách viết của ông.


4

Hơn nữa, vì đề cập đến vấn đề chính trị, xã hội với thái độ thẳng thắn
nên cho đến nay, giới nghiên cứu phê bình có lẽ khá e dè trước tác phẩm của

Phạm Quang Long. Về hai cuốn sách Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ, trên các
báo, tạp chí mới chỉ xuất hiện một số bài cảm nhận, giới thiệu sách của số ít
các nhà phê bình.
Tháng 5/2016 nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã viết bài giới thiệu sách
có tên “Tản mạn về Lạc giữa cõi người”. Trong đó, tác giả bài viết đã chỉ ra
cái “tạng” của Phạm Quang Long là “Một cái nhìn trực diện vào sự thật, một
cảm hứng bi kịch của sự viết, một thiện ý muốn bảo vệ cái đúng, cái đẹp, cái
tốt đã khiến cho cảm hứng phê phán được soi sáng bằng sự phân tích tỉnh táo
và được điều hòa bởi cái tình đời, tình người toát lên trong từng con chữ. Nói
cách khác, phong cách Phạm Quang Long trong Lạc giữa cõi người mang dấu
ấn của trí tuệ và tình cảm song hành như một sự hòa âm (cái đầu lạnh và trái
tim nóng)” [55]. Nhận xét của Bùi Việt Thắng đã nói lên những đặc điểm lớn
về tiểu thuyết của Phạm Quang Long trên các phương diện như cách tiếp cận
hiện thực, cảm hứng chủ đạo, mục đích viết…
Tác giả Ngô Hương Sen có bài “PGS.TS Phạm Quang Long - Hà Nội
từng có một quan văn hóa như thế”, đã điểm lại một số những tham mưu,
quyết định táo bạo mà đúng đắn của Phạm Quang Long khi làm Giám đốc Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội. Cái tâm của một con người hết lòng vì
công việc đã đem lại cho ông những trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc, đã
tạo cho Phạm Quang Long vốn sống dày dặn, phong phú. Ngô Hương Sen
viết:“Ký ức bộn bề của những năm tháng làm quan, quan văn hóa, những ghi
chép trong não bộ về những sự kiện, con người đã qua, những hỉ nộ ái ố,
những cay đắng đến tưởng chừng không chấp nhận nổi, cả những bẽ bàng khi
chạm vào góc khuất của mỗi cá nhân, mỗi số phận người may mắn thay đã
thành nguồn tư liệu quý giá cho PGS.TS Phạm Quang Long, để vài năm sau
khi về hưu thầy đã hoàn thiện cuốn tiểu thuyết Lạc giữa cõi người mà nhiều


5


độc giả lẫn nhà phê bình cứ muốn coi đấy như tự truyện. Ông không cần phải
cố sức, không cần phải rút ruột rút gan, cũng chẳng cần những thủ pháp hay
kỹ thuật kỹ xảo gì, cứ tự nhiên nhi nhiên, nhẩn nha kể, lầm rầm viết, hóm
hỉnh chắp nối tường thuật các câu chuyện, tinh xảo chạm khắc nhân vật, là đã
ra một xã hội con người thời thứ gì cũng xuống cấp sinh động và thật đến
kinh hồn” [54].
Tác giả Thu Hương có bài “Hình bóng thấp thoáng trong Lạc giữa cõi
người” tuy ngắn gọn nhưng đã nói lên được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm:
“Ông cầm bút viết về sự tha hóa của một lớp người được đào tạo, học hành
cũng muốn sống tử tế, làm việc cẩn thận nhưng hình như sức ép lớn quá làm
con người hèn đi, kém đi” [53]. Những câu chuyện được kể lại trong các tác
phẩm văn xuôi từ Lạc giữa cõi người đến Cuộc cờ, trước hết sát sàn sạt sự
thật. Tính chân thực của tác phẩm được nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng gọi là
“Thi pháp của sự chân thành” [55].
Đặc biệt, khi cuốn Lạc giữa cõi người được xuất bản, ngày 6/3/2017,
Khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã tổ
chức tọa đàm giới thiệu cuốn sách. Buổi tọa đàm đã quy tụ nhiều ý kiến quý
báu, tâm đắc của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo. Tác giả Trần Hinh trong
bài phát biểu “Lạc giữa cõi người - Tự truyện hay tiểu thuyết”, đã lí giải về
mặt thể loại của cuốn sách. Ông đặt ra câu hỏi và tự trả lời: “Sự thật được kể
trong truyện, đó là chất tự truyện, nhưng độ mở của câu chuyện lại gần với
tiểu thuyết hơn. Nó để lại quá nhiều day dứt, ám ảnh, rằng tại sao con người
cứ phải vật vã đớn đau “lạc giữa cõi người” như thế?” [52].
Trong phát biểu của mình tại tọa đàm, nhà giáo Nguyễn Kim Đính nói:
“Tâm thế “lạc” mà anh Long nói đến trong tác phẩm là một tâm thế hồn
nhiên, trong sáng. Tôi đọc kỹ cuốn Lạc giữa cõi người của anh Long như đã
từng đọc kỹ Tội ác và trừng phạt của Đôtxtôiepxki trước đây, để xem dũng
khí của nhà văn, nhà giáo này ra sao. Và quả thật, trước những vô cảm, vô



6

học, vô văn hóa, và rất nhiều từ mạnh khác mà anh dùng, tôi thấy sự phẫn nộ
của con người hồn nhiên trong sáng đó” [51]. Nhận xét của Nguyễn Kim
Đính đã nói tới tâm thế chủ đạo trong thâm tâm của nhân vật chính xưng “gã”
trong Lạc giữa cõi người và phần lớn những nhân vật trong Cuộc cờ. Các
nhân vật thấy mình “lạc” giữa công việc, “lạc” ngay trong gia đình và trở
thành những con người cô đơn, luôn thu mình trong vỏ bọc, luôn ngụy trang
trong những chiếc mặt nạ.
Về tác phẩm Cuộc cờ, tác giả Đăng Bảy có bài “Đối mặt với lương tri”.
Trong bài viết này, tác giả khẳng định: “Thông thường, để sáng tạo nên cuốn
tiểu thuyết phản ánh một cuộc sống hiện thực nào đó, nhà văn thường cần có
một độ lùi thời gian nhất định. Phạm Quang Long thì không chịu chờ đợi, mà
song hành cùng thời buổi, mạnh bạo vạch mặt những kẻ có chức quyền nhưng
thực ra là ăn tàn phá hại, đục ruỗng mọi quan hệ con người với con người. Thật
khó đoán ra cái tỉnh hư cấu Nguyên Bình trong Cuộc cờ là địa phương nào
trong đời thực, nhưng nhà tiểu thuyết Phạm Quang Long tỏ ra sắc bén, cập
nhật, trùng hợp với bầu không khí xã hội đương thời” [50]. Nhận xét này đã
cho thấy tính thời sự, tính hiện thực cũng như ý nghĩa phê phán của cuốn sách.
Tác giả Song Hà có bài “Hiện tượng Phạm Quang Long”, đã gọi Phạm
Quang Long là người dũng cảm, có khát vọng phò chính diệt tà. Tác giả đã
chỉ ra: “Nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi của Phạm Quang Long hay có
cái dằn vặt nội tâm, cái đau đáu về nỗi niềm nhân cách, cái ưu thời mẫn thế
dẫu cho cuối cùng thì cũng không ai trong số đó lật ngược được thế cờ đỏ
đen. Và đặc biệt đau đớn nhất là những người chân chính, tiết tháo, nhân ái lại
cứ như thể lạc loài giữa đồng loại vốn là đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào của
nhau. Vì sao? Và vì sao? Tôi có cảm giác mỗi trang văn xuôi của Phạm
Quang Long là sự xoay trở câu hỏi Vì sao?” [51]. Tác giả Song Hà đã tinh tế
khi nhận ra cái “tứ” của tiểu thuyết Phạm Quang Long: luôn đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi Vì sao?



7

Nhìn chung, các tác giả đều khâm phục ngòi bút trung thực, thẳng thắn,
bám sát hiện thực đương đại của Phạm Quang Long. Bằng kiến thức chuyên
môn dày dặn, bằng trải nghiệm cuộc sống dồi dào, bằng cái nhìn sắc sảo của
người trong cuộc giữa một “cõi người” với những “cuộc cờ” gay cấn, nhà văn
đã đem đến cho độc giả những cuốn sách chất lượng, hấp dẫn. Độc giả mà
nhà văn hướng tới không phải là đại chúng nói chung, mà là những người có
sự quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội, thích nghiền ngẫm, suy tư, phân
tích mới có thể cảm nhận được cái “tạng” văn của Phạm Quang Long. Mỗi
trang viết của ông đều được chắt lọc từ hiện thực, mỗi nhân vật của ông đều ít
nhiều có bóng dáng thấp thoáng ai đó ngoài đời, vì vậy, tuy không cầu kỳ,
mới mẻ trong kỹ thuật viết, nhưng tiểu thuyết của Phạm Quang Long vẫn thực
sự sinh động, hấp dẫn. Nhưng cũng chính vì bám rất sát hiện thực, những hiện
thực nhạy cảm, gai góc, mà tiểu thuyết của Phạm Quang Long chưa được
nghiên cứu xứng đáng với giá trị của mình. Bởi vậy, qua luận văn này, chúng
tôi muốn đi tìm tiếng nói tri âm mà Phạm Quang Long gửi gắm qua hai cuốn
tiểu thuyết “Lạc giữa cõi người” và “Cuộc cờ”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết là một mảng rất giá trị trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Phạm Quang Long. Tuy nhiên, chúng tôi không tham vọng tìm hiểu toàn bộ
tiểu thuyết của ông, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là một số đặc
điểm tiểu thuyết Phạm Quang Long trong phạm vi khảo sát hai cuốn sách tiêu
biểu là Lạc giữa cõi người (NXB Hội nhà văn, 2016) và Cuộc cờ (NXB Lao
động, 2018). Ở luận văn này, chúng tôi quan tâm đến một số phương diện đặc
sắc trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long như cảm hứng chủ đạo, nhân vật,
ngôn ngữ, giọng điệu … từ đó khẳng định giá trị của tiểu thuyết cũng như
đóng góp của Phạm Quang Long đối với nền văn học đương đại Việt Nam.

4. Mục tiêu nghiên cứu
Như trên đã nói, tiểu thuyết của Phạm Quang Long có giá trị nhưng chưa
được nghiên cứu đủ đầy và xứng đáng. Các bài viết về tiểu thuyết của Phạm


8

Quang Long mới chỉ dừng lại ở dạng đơn lẻ mà thôi. Việc đi sâu nghiên cứu
tác phẩm của Phạm Quang Long nói chung và tiểu thuyết của nhà văn nói
riêng chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đi tìm
hiểu những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Phạm Quang Long qua hai tác
phẩm Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ với hi vọng có thể góp một tiếng nói
vào việc khẳng định và tôn vinh những đóng góp của Phạm Quang Long ở
lĩnh vực tiểu thuyết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại: Đây là phương
pháp chính được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu về hai cuốn sách của Phạm
Quang Long với những đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết trên các
phương diện như cảm hứng chủ đạo, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu...
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: Phương pháp này được chúng tôi
sử dụng nhằm vừa tìm hiểu, phân tích các đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết
Phạm Quang Long, vừa khái quát những đóng góp của nhà văn với văn học
đương đại Việt Nam.
- Phương pháp tiểu sử: Vì tác phẩm của Phạm Quang Long bám rất sát
hiện thực đương đại, hơn nữa điểm nhìn của nhà văn trong tác phẩm là điểm
nhìn của một người từng làm công tác quản lý, của một người trong cuộc nên
các yếu tố thuộc về tiểu sử của nhà văn sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn
về tác phẩm.

6. Đóng góp của luận văn
Với luận văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp một tiếng nói trong
việc khẳng định giá trị tiểu thuyết của Phạm Quang Long trong nền văn học
đương đại Việt Nam.
Luận văn đi sâu tìm hiểu và chỉ ra những đặc điểm của tiểu thuyết Phạm
Quang Long trên các phương diện như cảm hứng chủ đạo, nhân vật, ngôn


9

ngữ, giọng điệu… để thấy được những đóng góp của nhà văn ở thể loại tiểu
thuyết. Luận văn cũng chỉ ra được nét độc đáo trong tiểu thuyết về đề tài
chính trị xã hội của nhà văn, một cây bút dám nói thẳng, nói thật, không né
tránh hay e ngại trước cái xấu, cái ác đang tồn tại đâu đó trong mọi ngả đường
của cuộc sống, đe dọa đến sự tồn vong của cái tử tế, cái đúng, cái tốt. Qua đây
chúng tôi muốn khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng dân chủ hóa
trong sáng tác văn chương đương đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. “Nhà văn trẻ” Phạm Quang Long và cảm hứng chủ đạo
trong tiểu thuyết Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ
Chương 2. Thế giới nhân vật trong Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong Lạc giữa cõi người và
Cuộc cờ


10

NỘI DUNG
Chương 1

“NHÀ VĂN TRẺ” PHẠM QUANG LONG VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO
TRONG TIỂU THUYẾT “LẠC GIỮA CÕI NGƯỜI” VÀ “CUỘC CỜ”
1.1. “Nhà văn trẻ” Phạm Quang Long
1.1.1. Đôi nét về tiểu sử
Phạm Quang Long sinh năm 1952 tại Thái Bình trong một gia đình giàu
truyền thống yêu nước và cách mạng (cha và anh trai là liệt sĩ, mẹ là Mẹ Việt
Nam anh hùng). Ông lớn lên trong tình yêu thương bao la của bà mẹ nông dân
lam lũ, cần cù, chắt chiu cả đời vì con. Rời quê lên Hà Nội, chàng trai quê
hương năm tấn đam mê văn chương thi vào khoa Văn Đại học Tổng hợp.
Năm 1975 ông tốt nghiệp và được giữ lại làm giảng viên bộ môn Lý luận văn
học. Năm 1980, ông được cử sang Nga làm nghiên cứu sinh, năm 1984 trở về
nước, tiếp tục tham gia giảng dạy tại khoa Văn với nhiệt huyết của một người
thầy trẻ tận tâm với nghề. Ông say sưa vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, truyền
tình yêu văn chương tới nhiều thế hệ sinh viên. Là người có chuyên môn giỏi,
lại năng nổ, nhiệt tình, có đầu óc tổ chức nên ông được giao giữ nhiều trọng
trách khác nhau ở trường Đại học tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn) và chính quyền thành phố Hà Nội. Năm 1987, ông được tín
nhiệm giữ chức Phó Trưởng phòng Khoa học, từ 1992 đến 1996 ông giữ
cương vị Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, từ 1996 đến 2001 là Phó Hiệu trưởng, rồi
Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV. Từ 2001-2005 ông làm Phó Giám đốc
Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ 2005 ông làm Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao,
Du lịch Hà Nội đến khi về hưu năm 2013.
Có thể thấy, sự nghiệp chính của Phạm Quang Long là giảng dạy, nghiên
cứu và quản lí. Dù ở cương vị nào ông cũng là người nhiệt huyết với công
việc chung, hòa hợp với mọi người, biết lắng nghe và vô cùng khiêm tốn. Ông


11

tận tâm với công việc được giao, luôn đặt trách nhiệm, sự chí công lên hàng

đầu với tất cả sự tử tế của một người thầy, có lẽ vì thế mà ông luôn được học
trò yêu quý, cấp dưới tin cậy, cấp trên tín nhiệm.
Pham Quang Long là người thẳng thắn, cương trực, lại mang trong mình
sự nhạy cảm, nhân hậu của người con quê lúa, vì vậy, trong cuộc sống cũng
như trong công việc ông luôn chân thành. Ai đã gặp ông dù chỉ một lần cũng
đều bị thu hút bởi lối nói chuyện rất có duyên, vừa thẳng thắn lại rất tinh tế,
vừa hiểu biết lại rất giản dị, đời thường. Khi còn ở Đại học Quốc gia Hà Nội,
hay Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Nội, nhiều người thừa nhận Phạm
Quang Long là nhà quản lí có tâm và có tầm. Dù không phải là “dân” văn hóa
chính hiệu, nhưng sự am hiểu về văn hóa của Phạm Quang Long thì không
nghiệp dư chút nào. Trong nhiều việc, ông có bản lĩnh để lựa chọn hướng đi
khác nhiều “cây đa cây đề” trong làng văn hóa Hà Nội để bảo vệ quan điểm
của riêng mình một cách thuyết phục. Ông kể, khi còn làm Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, để chuẩn bị cho triển lãm về văn hóa Hà Nội, có
một số vị cao niên trong Hội đồng tư vấn cho rằng triển lãm về văn hóa Hà
Nội thì nhất định phải có chiếc xe xích lô, vì xe xích lô gắn với Thủ đô một
thời kì dài, thậm chí có thể coi như một biểu tượng văn hóa của đất Hà Nội.
Nhưng bằng sự tinh tế và am hiểu về văn hóa Hà Nội, Phạm Quang Long cho
rằng hình ảnh chiếc xích lô chỉ gợi sự lam lũ, cực nhọc, chứ không mang tính
biểu tượng cho tinh hoa văn hóa Hà Nội, và ông chọn chủ để “văn hóa thi
thư” để triển lãm. Triển lãm đã thành công lớn và nhận được nhiều lời khen.
Năm 2008, chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chính
ông đã tham mưu cho lãnh đạo Hà Nội dừng dự án phim “Thái tổ Lý Công
Uẩn”, một bộ phim tầm cỡ quốc gia, có cả một “Ban chỉ đạo thực hiện” với
kinh phí lên tới vài trăm tỷ đồng. Trong bối cảnh thiếu kịch bản xứng tầm với
lịch sử, thiếu trang thiết bị, phim trường… nếu vẫn cố làm phim, hoàn toàn có
thể tạo nên một “thảm họa điện ảnh” tiêu tốn cả chục triệu USD... Với bản


12


lĩnh của một kẻ sĩ, sự lão luyện của người từng làm công tác nghiên cứu am
hiểu sâu sắc đời sống văn nghệ, lương tâm, trách nhiệm của một nhà quản lí
văn hóa, Phạm Quang Long đã nhìn thấy được những hệ lụy khủng khiếp nếu
cứ nhắm mắt làm phim. Dự án dừng lại, những người có tâm đều thở phào
nhẹ nhõm và thầm cảm ơn người đã tham mưu cho lãnh đạo thành phố. Đó là
hai trong rất nhiều câu chuyện thể hiện phần nào những gai góc trong công
việc của một nhà quản lí văn hóa Thủ đô và bản lĩnh cũng như nhiệt tâm của
Phạm Quang Long. Ông không ngại va chạm, thậm chí sẵn sàng “liều mình”
vì cái chung, cái đúng. Chính điều đó đã tạo nên ở Phạm Quang Long một
“chất” rất riêng: vừa bản lĩnh lại rất nhân văn.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của “nhà văn trẻ” Phạm Quang Long
Có thể nói sáng tác không phải là sự nghiệp chính nhưng lại là đam mê
chưa khi nào dứt của Phạm Quang Long. Chính những năm tháng giảng dạy,
nghiên cứu đã cho ông những am hiểu sâu sắc về loại hình nghệ thuật lấy
ngôn từ làm chất liệu, những năm tháng làm quản lí đã cho ông vốn sống, sự
từng trải đã giúp ông hiểu được chân tơ kẽ tóc của cái cơ chế mà trong đó mỗi
người chỉ là một “cái đinh ốc” nhỏ. Phạm Quang Long sáng tác văn chương
khi tuổi đã lục tuần và trở thành “nhà văn trẻ” với sức sáng tạo dồi dào.
Sở trường của Phạm Quang Long trước hết là kịch về đề tài lịch sử. Ông
đã viết hàng chục vở kịch, trong đó nhiều vở đã được dàn dựng, biểu diễn trên
sân khấu, có vở được nhận giải A trong Hội diễn sân khấu toàn quốc năm
2005. Năm 2014, ông xuất bản tập kịch bản văn học mang tên Nợ non sông
gồm tám vở: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nợ non sông, Những khoảnh
khắc Hồ Chí Minh, Sắm vai, Người trở về, Quỷ mặt người, Quan thanh tra.
Những vở kịch của Phạm Quang Long chứa đựng cái nhìn sắc sảo, chân thực
về nhân tình thế thái cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Sáng tác đề tài lịch sử luôn là một khó khăn, thách thức với rất nhiều nhà
văn, nhà viết kịch, nhà làm phim, không chỉ riêng nước ta, mà còn ở nhiều nơi



13

khác trên thế giới. Ở Việt Nam, trong rất nhiều năm qua, ở nhiều lĩnh vực
sáng tạo nghệ thuật, đề tài lịch sử đều nhận được sự phản hồi không mấy tích
cực của chính những người làm văn chương, làm sân khấu và điện ảnh, vì
không xứng tầm với lịch sử nước nhà. Bước vào địa hạt văn chương về đề tài
lịch sử, Phạm Quang Long có một hứng thú đặc biệt. Những năm tháng làm
văn hóa đã cho nhà văn điều kiện tiếp xúc với nhiều di tích, am hiểu nhiều
nhân vật lịch sử. Chính vì vậy, Phạm Quang Long viết kịch về đề tài lịch sử
như một sự đối thoại với người xưa, từ chuyện xưa mà soi chiếu vào hôm nay,
tạo nên sự gần gũi giữa quá khứ và hiện tại. Đọc và xem kịch của Phạm
Quang Long, ta có cảm giác, những gì liên quan đến các sự kiện lịch sử thì
các nhân vật trong đó đều chỉ giống như thật chứ không hẳn là thật. Phạm
Quang Long đã rất tâm đắc với quan niệm của nhà văn Pháp Alxandre Dumas
(cha): “Lịch sử chỉ là cái đinh để nhà văn treo bức tranh vẽ theo trí tưởng
tượng của mình”; ông quan niệm: “Tác phẩm nghệ thuật theo tôi chỉ làm cho
người ta hình dung về giai đoạn lịch sử ấy và hiểu được vì sao nó lại xảy ra
như thế chứ không bao giờ chỉ là bản thân nó” [21, tr.316]. Mỗi vở kịch của
Phạm Quang Long vì thế là một bức tranh đầy sáng tạo mà nhà văn tưởng
tượng, hình dung về suy nghĩ, hành động của nhân vật lịch sử, từ đó gửi gắm
nhiều suy tư, trăn trở về xưa và nay.
Trong kịch của Phạm Quang Long có câu chuyện về các danh nhân đất
Việt như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản và Hồ Chí Minh,
nhưng tất cả các nhân vật lịch sử có thật đó đều chỉ là cái cớ để Phạm Quang
Long gửi gắm cái nhìn của một người hiện đại. Quan điểm của Phạm Quang
Long khi viết về những nhân vật lịch sử là: “Tôi viết về họ như những con
người sống trước chúng ta thôi. Họ đã nổi tiếng qua nhiều chuyện có thực và
không có. Tôi tìm hiểu về họ và lịch sử (chính thống và không chính thống)
chỉ có thể cung cấp cho tôi những kết quả của công việc họ đã làm, những lí

do họ được tôn vinh hay phê phán. Tôi tìm hiểu những cách thức họ đi đến đó
và bất lực vì không đâu chỉ ra cho tôi những việc cụ thể này. Tôi đành viết về


14

họ qua những gì mình hình dung. Vậy nên nhân vật của tôi cũng là một nhân
vật hư cấu, là sản phẩm của tôi, giống như nhân vật tiểu thuyết, không có gì
lấy từ tiểu sử của họ cả” [51].
Phần lớn những nhân vật mà ông lựa chọn đều là những danh nhân văn
hóa lớn của dân tộc. Ông sáng tác về các nhân vật, sự kiện lịch sử theo suy
nghĩ và trí tưởng tượng của mình. Nếu nhiều tác giả khác lấy cốt là sự thật
lịch sử, còn hư cấu chỉ là phụ, thì Phạm Quang Long đi theo chiều ngược lại.
Trong vở kịch Cao Bá Quát, nhà văn dành hồi cuối nói về cảnh tù đày của
hiền sĩ họ Cao mà nguyên nhân là đã cố tình sửa bài cho học trò trong một kì
thi quốc gia quan trọng. Phạm Quang Long khai thác nhiều hơn ở nhân vật
lịch sử có thật này trong các mối quan hệ với dân chúng, với học trò, thậm chí
có cả tình cảm với một bóng hồng thôn dã. Sự sáng tạo đó khiến nhân vật lịch
sử gần gũi hơn, đời thường hơn với dân chúng. Các vở kịch khác về Nguyễn
Công Trứ, Phan Thanh Giản (mà tác giả chỉ để cái tên không rõ ràng là Phan
Thượng thư), Hồ Chí Minh cũng đều khai thác theo hướng như vậy. Với
Nguyễn Công Trứ, Phạm Quang Long đã dựng lên một cách vô cùng sống
động chân dung của một nhà Nho “ngông nghênh” và “lụy tình” – hai nét tính
cách từng được lưu truyền rất nhiều trong dân gian về Uy Viễn tướng quân.
Với nhân vật Phan Thanh Giản (trong vở Nợ non sông) thì dường như vì quá
yêu mến mà Phạm Quang Long có vẻ “bênh vực” vị quan Thượng thư này.
Cái chết của Phan Thanh Giản, trong sáng tạo của Phạm Quang Long, rốt cục
chỉ là “món nợ non sông”, một thứ “oan khuất” mang tính lịch sử. Như vậy,
từ những diễn giải, “sáng tạo” lại lịch sử của mình, Phạm Quang Long đã đưa
người xem hiện đại đến một cái nhìn khác với cách nhìn bấy lâu nay của các

sử gia.
Về tiểu thuyết, đến nay Phạm Quang Long đã cho in ba cuốn: Lạc giữa
cõi người (NXB Hội nhà văn, 2016), Bạn bè một thuở (NXB Lao động, 2017)
và Cuộc cờ (NXB Hà Nội, 2018). Có những tác phẩm được ông viết rất


15

nhanh, như cuốn Lạc giữa cõi người, gần năm trăm trang ông viết trong hai
tháng, tiểu thuyết Cuộc cờ hơn bốn trăm trang được viết trong chưa đầy một
tháng… Tuy nhiên, theo tác giả, để có thể viết được một mạch trong khoảng
thời gian ngắn như vậy, ông đã ngẫm nghĩ, thai nghén từ rất lâu. Sự quan sát
tinh tế, đầu óc tổng hợp sắc sảo kết hợp với cái nhìn sắc bén về hiện thực cuộc
sống đã giúp nhà văn có một nội lực dồi dào, viết nhiều và viết khỏe.
Những câu chuyện được kể lại trong các tiểu thuyết của Phạm Quang
Long rất gần với sự thật, thậm chí mang nhiều yếu tố tự truyện. Nếu trong
kịch lịch sử, yếu tố hư cấu là chủ đạo, thì trong tiểu thuyết, Phạm Quang Long
đã ghi chép rất trung thành các sự việc, biến cố mà mình đã trải nghiệm, đã
tận mắt chứng kiến, thậm chí lao đao, khốn khổ vì nó. Viết với tâm thế của
một người trong cuộc đã trải qua nhiều cay đắng của đời công chức, nhà văn
không ngần ngại phơi bày những mặt trái của cơ chế, phê phán những kẻ có
chức có quyền lợi dụng chức quyền để trục lợi, sẵn sàng dùng những mánh
khóe, thủ đoạn để vơ vét, làm giàu cho bản thân. Nhân vật trong tiểu thuyết
của Phạm Quang Long hay có sự dằn vặt nội tâm, có cái đau đáu về nỗi niềm
nhân cách, cái ưu thời mẫn thế dẫu cho cuối cùng thì cũng không ai trong số
đó lật ngược được “cuộc cờ”. Cảm giác cô đơn, lạc loài cũng là đặc điểm dễ
nhận thấy ở các nhân vật, họ cô đơn trong công việc, trong gia đình, thấy
mình như kẻ lạc loài giữa cõi nhân gian. Tuy nhiên, đọc tiểu thuyết của Phạm
Quang Long, người đọc không hề thấy thái độ tiêu cực, mà ngược lại vẫn cảm
nhận được một nguồn năng lượng tích cực, khơi dậy niềm tin vào cái tốt, cái

thiện và những người tử tế.
Đọc Lạc giữa cõi người, người đọc dẫu có đau xót về nhân tình thế thái
đâu đó, nhưng vẫn thấy ấm lòng vì trên tất cả là một niềm tin vào con người.
Bạn bè một thuở là một xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay thu nhỏ với
những người nông dân chân chất muốn làm giàu chính đáng cho gia đình, cho


16

quê hương, nhưng nhiều khi lại gặp phải trở ngại là những con “mọt dân” chỉ
muốn “ngồi mát ăn bát vàng” thi nhau đục khoét của công, chèn ép dân lành.
Cuộc cờ lại tái hiện rõ nhất tính chất khốc liệt của các mâu thuẫn đời
sống xã hội hiện đại khi lợi ích nhóm nhân danh những điều có vẻ to tát và
công minh chính đại, nhưng thực chất là một cuộc vơ vét của những kẻ có
chức quyền.
Lí giải cho việc cầm bút để nói lên sự thật khi tuổi đã ngoại lục tuần,
Phạm Quang Long viết: “Phải chăng lúc sắp chết, người ta mới nói ra được hết
những tâm sự đã theo mình suốt cuộc đời? Lúc còn đi làm hoặc còn trẻ, còn bị
nhiều ràng buộc nên chưa muốn nói, chưa thể nói?” [21, tr.25]. Vì thế, cầm bút
với Phạm Quang Long là để được nói ra những điều trăn trở, băn khoăn, niềm
đau của một kẻ “lạc giữa cõi người” trong những “cuộc cờ” đời người .
1.2. Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long
1.2.1. Khái niệm về cảm hứng chủ đạo
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình
cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư
tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của
những người tiếp nhận tác phẩm. Bê-lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là điều
kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực” và “cảm hứng
chủ đạo trong tác phẩm cụ thể là một hiện tượng độc đáo, không lặp lại, gắn
với tình cảm của tác giả”. “Về sau lí luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là

một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở
nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả” [16, tr. 39]. Như vậy, có thể thấy, cảm
hứng chủ đạo là một phương diện nội dung, thể hiện cách nhìn, cách cảm,
cách lí giải của nhà văn về thế giới hiện thực. Tư tưởng của nhà văn sẽ chi
phối cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Cả Hê-ghen và Bê-lin-xki đều dùng
khái niệm “cảm hứng” để chỉ “trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn do
việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm lĩnh ấy


17

bao giờ cũng bắt nguồn từ lí tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải
tạo thực tại” [33, tr.141]. Với tư cách là một trong các yếu tố quan trọng của
nội dung tư tưởng, Hêghen đã đưa ra định nghĩa về cảm hứng chủ đạo như
một “trung tâm điểm” của tác phẩm nghệ thuật, theo đó, “cảm hứng chủ đạo
là biểu hiện của tâm hồn người nghệ sĩ say mê thâm nhập vào bản chất của
đối tượng, trở thành tương ứng với nó, gần như là xuyên suốt vào nó. Theo
ông, cảm hứng chủ đạo cần phải được xem như là một sản phẩm của “một
tinh thần phong phú và hoàn thiện, một cá tính mà trong đó tất cả những lực
lượng bản thể phổ quát đều được thực hiện” [31,tr.208].
Có thể xem cảm hứng chủ đạo là một đối tượng quan trọng khi nghiên
cứu về tác giả văn học. Cảm hứng chủ đạo sẽ chi phối, dẫn dắt nhà văn lựa
chọn đề tài, hình thành cốt truyện, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ,
giọng điệu… Mỗi nhà văn lại có một cảm hứng chủ đạo riêng, một niềm say
mê riêng bởi lẽ: “Viết văn là gan ruột, tâm huyết, chỉ bộc lộ những gì đã thực
sự tràn đầy trong lòng, không thể cho ra những sản phẩm của một tâm hồn
bằng lặng, vô vị và miễn cưỡng. Cảm hứng là một trạng thái tâm lí căng thẳng
nhưng say mê khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về
cảm xúc, khi đã đạt đến sự hài hòa, kết tinh sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ
thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến những mục tiêu da diết bằng con đường gần

như trực giác, bản năng” [1, tr.210]. Đối với thi sĩ, cảm hứng có thể đến trong
một khoảnh khắc thăng hoa của cảm xúc, nhưng với một nhà tiểu thuyết thì
cảm hứng chủ đạo được hình thành nhờ quá trình tích tụ lâu dài. Bởi vì “tiểu
thuyết là một thể loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó phản ánh
sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện
thực” [7, tr.30], nó đòi hỏi nhà văn phải có quá trình nhận thức, suy tư về
cuộc sống, từ đó mà có hứng thú đặc biệt với mảng hiện thực nào đó, làm nên
cảm hứng sáng tạo. Vốn hiểu biết dày dặn, kinh nghiệm về cuộc sống chính là
tiền đề cho cảm hứng sáng tạo của nhà tiểu thuyết khi cầm bút. Nội dung tư
tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ đơn thuần chỉ là sự lí giải, ghi


18

chép dửng dưng lạnh lùng, mà luôn gắn với tình cảm, cảm xúc mãnh liệt của
nhà văn về cuộc sống.
Như vậy, có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng tựu trung lại,
có thể hiểu: “cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham
muốn tích cực đưa đến hành động... Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là
niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phê phán, phủ định sự giả dối và
mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực; là thái độ ngợi ca, đồng tình với những nhân
vật chính diện, là sự lên án, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm
thường” [2, tr. 204].
1.2.2. Cảm hứng chủ đạo của Phạm Quang Long trong Lạc giữa cõi
người và Cuộc cờ
Theo những định nghĩa trên, khi tìm hiểu hai cuốn tiểu thuyết Lạc giữa
cõi người và Cuộc cờ của Phạm Quang Long, chúng tôi nhận thấy, nhà văn có
niềm say mê đặc biệt với cái “lạc”, cái “bi” và cái “thực”. Đây là ba nét cảm
hứng chủ đạo, là những tình cảm xã hội đã được nhà văn thể hiện khi cảm
nhận về đời sống.

1.2.2.1. Cảm hứng về cái “lạc”
“Lạc” ở đây chính là sự lạc lõng khi con người tự cảm thấy “không thể
ăn nhập, hòa hợp với xung quanh, với toàn thể” [49, tr.535]. Tâm thế lạc loài
sẽ làm nảy sinh kiểu người cô đơn. Cảm hứng về con người cô đơn, lạc loài
trong văn học thế giới đã có từ lâu. Có thể kể đến Jane Eyre của Charlotte
Bronte, ngay khi ra mắt vào năm 1847 đã làm chấn động văn đàn nước Anh
và nhanh chóng được yêu thích trên toàn thế giới. Tác phẩm xoay quanh số
phận cô đơn, nghiệt ngã của Jane Eyre, cô luôn phải chống chọi với nỗi cô
đơn, tủi nhục hết ngày này qua ngày khác. Điều đáng mừng là Jane Eyre
không bao giờ bỏ cuộc. Sự cô đơn càng khủng khiếp, Jane Eyre lại càng mạnh
mẽ, và điều đó mang tới cho cô hạnh phúc, dù hơi muộn màng. Trong Rừng
Na Uy của Haruki Murakami, ngoài việc chống chọi với nỗi cô đơn, nhân vật


19

chính Toru Watanabe còn phải đương đầu với nhiều vấn đề khác của tuổi trẻ.
Nhà văn đã đẩy nỗi cô đơn lên đến tận cùng khiến nhân vật của mình phải
hoặc là hành động để dập tắt nó, hoặc bị chìm xuống đáy của những đau khổ.
Cũng phải kể đến Người cô độc của Christopher Isherwood, tác phẩm là câu
chuyện khá ngắn gọn về George, một giáo sư người Anh đồng tính. Khi người
bạn tri kỷ từng 16 năm chung sống với ông qua đời, George không còn tha
thiết sống và có ý định tự sát. Viết về con người cô đơn, lạc loài, không thể
không kể đến Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez. Nhà văn đã
thành công vượt bậc khi không chỉ miêu tả nỗi cô đơn cá nhân qua các nhân
vật phi thường, dị thường, quái dị mà còn khái quát được sự cô đơn của cả gia
tộc, cả ngôi làng trong suốt một thời gian dài…
Ở Việt Nam, có thể thấy, khoảng mười năm đầu thời kì hậu chiến
(1975 – 1985), khuynh hướng sử thi vẫn tồn tại khá rõ nét trong văn xuôi Việt
Nam. Nhưng từ 1986, hòa chung với không khí đổi mới toàn diện của đất

nước, khuynh hướng sử thi mờ nhạt dần và đời tư - thế sự trở thành khuynh
hướng chủ đạo. Con người cá nhân trở thành mối quan tâm hàng đầu của
người cầm bút với đầy đủ tính chất đa dạng, phức tạp trong suy nghĩ, tính
cách, biểu hiện và trong nhiều tầng quan hệ. Từ những thay đổi cơ bản trong
quan niệm nghệ thuật về con người, các kiểu dạng nhân vật trong văn xuôi
cũng phong phú đa dạng hơn, trong đó, con người cô đơn, lạc loài là một kiểu
dạng nhân vật khá phổ biến: Cô đơn từ trong bản thể, cô đơn do không thể
hòa nhập với cộng đồng, con người luôn cảm thấy lạc lõng trước những bi
kịch của đời sống, của mối quan hệ gia đình và xã hội. Có thể tìm thấy kiểu
dạng nhân vật cô đơn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh,
Chu Lai, Thuận…
Trong hai tác phẩm Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ, Phạm Quang Long
cũng thể hiện rất đậm nét cảm hứng mà Nguyễn Kim Đính gọi là tâm thế
“lạc”. Lạc giữa cõi người xoay quanh những câu chuyện của Phan Thanh


×