Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác quặng thiếc tại huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 120 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


TRẦN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC QUẶNG THIẾC
TẠI HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN :
PGS.TS. Hồng Thị Thu Hƣơng

HÀ NỘI - 2015


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng
LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Trần Mạnh Hùng
Ngành: Lớp QLMT2012B
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường


Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Tơi xin cam đoan quyển luận văn này được chính tôi thực hiện được sự
hướng dẫn của cô giáo PGS.TS. Hoàng Thị Thu Hương với đề tài nghiên cứu trong
luận văn "Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác quặng thiếc tại huyện Quỳ
Hợp, tỉnh Nghệ An". Đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận
văn nào trước đây do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung
luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và
sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm theo quy định./.

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Trần Mạnh Hùng

Học viên: Trần Mạnh Hùng

i


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng
LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô hiện đang công tác và
giảng dạy tại Viện Công nghệ & Môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận
tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học
tập 2 năm qua và em xin chân thành cảm ơn cơ giáo PGS.TS. Hồng Thị Thu

Hương - Viện Cơng nghệ & Môi trường - Đại Học Bách khoa Hà Nội đã hướng dẫn
tận tình, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Quỳ Hợp, Lãnh đạo
phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Cơng thương, phịng Nơng nghiệp và Phát
triển Nơng thơn và các đồng chí, đồng nghiệp đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, để tôi dành thời gian tham dự khóa
học. Cảm ơn các phịng ban ngành có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
những tài liệu, số liệu xác thực để tơi hồn thành được luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tơi muốn chuyển lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè
đã ln động viên và giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Quỳ Hợp, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Mạnh Hùng

Học viên: Trần Mạnh Hùng

ii


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
1.1. Các khái niệm ...................................................................................................... 4

1.1.1. Môi trường ......................................................................................................... 4
1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường ........................................................................................... 4
1.1.3. Đánh giá tác động môi trường ........................................................................... 4
1.1.4. Đánh giá tác động môi trường trong khai thác khoáng sản .............................. 4
1.2. Đánh giá tác động của khai thác khống sản tới mơi trƣờng ......................... 4
1.2.1. Khái qt về cơng nghệ khai thác khống sản ................................................ 4
1.2.2. Những tác động của hoạt động khai thác khống sản.................................... 6
1.2.2.1. Nguồn tác động đến mơi trường ..................................................................... 6
1.2.2.2. Tác động đến môi trường ................................................................................ 6
1.2.2.3. Tác động đến kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ............................................... 8
1.2.2.4. Tác động đến môi trường kinh tế, văn hóa và xã hội: .................................... 9
1.3. Hoạt động khai thác quặng thiếc và các ảnh hƣởng đến môi trƣờng ........... 10
1.3.1 Hoạt động khai thác quặng thiếc trên thế giới và Việt Nam ........................... 10
1.3.1.1. Khai quát chung về khoáng sản kim loại thiếc .............................................. 10
1.3.1.2. Tình hình khai thác thiếc trên thế giới ........................................................... 10
1.3.1.3. Tình hình khai thác khoáng sản kim loại thiếc ở Việt Nam .......................... 11
1.3.1.4. Các lĩnh vực sử dụng kim loại thiếc ............................................................... 12
1.3.2. Ảnh hưởng của khai thác quặng thiếc đến môi trường ..................................... 13
1.3.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước ................................................................... 13
1.3.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất ...................................................................... 14
1.3.2.3. Ảnh hưởng do bụi, khí độc gây ra đối với mơi trường ................................... 14
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 16
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ........................................................................ 16
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 16
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu và điểm nghiên cứu ......................................................... 16
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 16
Học viên: Trần Mạnh Hùng

iii



Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.3. Phƣơng pháp luận đánh giá tác động môi trƣờng của việc khai thác quặng
thiếc tại Quỳ Hợp ............................................................................................................... 17
2.3.1. Lập kế hoạch hoạt động đánh giá ................................................................... 17
2.3.1.1. Xác định vấn đề .............................................................................................. 17
2.3.1.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá ................................................................... 17
2.3.1.3. Lập kế hoạch chi tiết ...................................................................................... 18
2.3.2. Thực hiện hoạt động đánh giá ........................................................................ 18
2.3.2.1. Thu thập thông tin về tác động lên môi trường .............................................. 18
2.3.2.2. Thực hiện khảo sát thực tế/nghiên cứu điểm ................................................. 18
2.3.2.3. Lấy mẫu, phân tích mẫu hiện trường ............................................................. 18
2.3.2.4. Phân tích/đánh giá tác động .......................................................................... 18
2.3.2.5. Đề xuất, kiến nghị .......................................................................................... 18
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ........................................................ 19
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................... 19
2.3.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường .................................................. 20
2.3.2.1. Tính tốn phát thải do sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch .................. 20
2.3.2.2. Tính tốn phát thải do hoạt động nổ mìn ....................................................... 21
2.3.2.3. Tính tốn lượng nước mưa chảy tràn ............................................................ 21
2.3.2.4. Tính tốn lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày .............................................. 21
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu thực địa và phân tích mẫu ......................................... 22
2.3.4.1. Đối với mơi trường khơng khí ........................................................................ 22
2.3.4.2. Đối với nước thải ........................................................................................... 23

2.3.4.3. Đối với nước mặt ............................................................................................ 24
2.3.4.4. Chất lượng môi trường đất ............................................................................ 25
2.3.5. Phương pháp thống kê ..................................................................................... 27
2.3.6. Phương pháp tham vấn.................................................................................... 27
2.3.7. Phương pháp tổng hợp, đánh giá .................................................................... 27
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐÔNG MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC QUẶNG THIẾC TẠI HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN ........ 28
Học viên: Trần Mạnh Hùng

iv


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quỳ Hợp ...................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 28
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ...................................................................................... 28
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu ........................................................................................... 29
3.1.1.3. Thuỷ văn ......................................................................................................... 29
3.1.1.4. Về thổ nhưỡng ................................................................................................ 29
3.1.1.5. Tài nguyên rừng ............................................................................................. 29
3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản................................................................................... 30
3.1.2.1. Về kinh tế ........................................................................................................ 30
3.1.2.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................................. 31
3.2. Tình hình khai thác quặng thiếc của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An .......... 31
3.2.1. Tiềm năng quặng thiếc tại Quỳ Hợp ............................................................... 31
3.1.2. Tình hình khai thác quặng thiếc ..................................................................... 36
3.1.3. Công nghệ khai thác quặng thiếc .................................................................... 36

3.1.3.1. Tuyền thô quặng thiếc .................................................................................... 36
3.1.3.2. Tuyển quặng tinh thiếc ................................................................................... 39
3.3. Đánh giá tác động do khai thác quặng thiếc đến môi trƣờng ........................ 40
3.3.1. Nguồn phát sinh tác động ................................................................................ 40
3.3.2. Tác động tới môi trường khơng khí ................................................................ 41
3.3.2.1. Lượng bụi, khí thải phát sinh và chất lượng mơi trường khơng khí ............. 41
3.3.2.2. Tác động tới mơi trường khơng khí: .............................................................. 46
3.3.3. Đánh giá tác động tới môi trường nước.......................................................... 48
3.3.3.1. Tác động từ nước mưa chảy tràn ................................................................... 48
3.3.3.2. Tác động từ nước thải sinh hoạt .................................................................... 50
3.3.3.3. Tác động từ nước thải sản xuất ...................................................................... 50
3.3.4. Tác động do chất thải rắn ................................................................................ 55
3.3.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................. 55
3.3.4.2. Chất thải rắn công nghiệp.............................................................................. 56
3.3.5. Tác động tới môi trường đất ............................................................................ 57
3.3.6. Tác động do các sự cố, rủi ro .............................................................................. 58
3.3.6.1. Sự cố cháy, nổ ................................................................................................ 58
Học viên: Trần Mạnh Hùng

v


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

3.3.6.2. Sự cố sạt lở đất đá .......................................................................................... 58
3.3.6.3. Sự cố ngập moong và vỡ hồ lắng nước thải ................................................... 59
3.3.7. Tác động đến địa hình, cảnh quan. ................................................................. 59
3.3.8. Các tác động đến môi trường xã hội ................................................................. 59

3.3.8.1. Các tác động tích cực tới mơi trường xã hội ................................................. 59
3.3.8.2. Các tác động tiêu cực tới môi trường xã hội ................................................. 60
3.4. Tác động đến đời sống, sức khỏe cộng đồng .................................................... 61
3.4.1. Tác động đến thu nhập của người dân và các điều kiện cơ sở hạ tầng ............ 61
3.4.2. Tác động tới sức khoẻ của cộng đồng ............................................................. 61
3.5. Tác động đến sản xuất nông nghiệp.................................................................... 64
3.5.1. Tác động đến diện tích gieo trồng và số lượng gia súc gia cầm ........................ 64
3.5.1.1. Về trồng trọt: ................................................................................................... 64
3.5.1.2. Về chăn nuôi: ................................................................................................. 67
3.5.2. Tác động đến năng suất nông nghiệp của Quỳ Hợp ..................................... 67
3.5.2.1. Về năng suất cây trồng của Quỳ Hợp ............................................................ 67
3.5.2.2. So sánh năng suất lúa tại các xã trên địa bàn Quỳ Hợp ............................... 69
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC QUẶNG THIẾC.............. 71
4.1. Nâng cao nhận thức ........................................................................................... 72
4.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ..................................................... 72
4.1.2. Nâng cao trình độ, mở rộng sự giám sát của người dân ............................... 72
4.2. Giải pháp về thiết bị, khoa học công nghệ: .......................................................... 73
4.3. Giải pháp kỹ thuật: ............................................................................................ 73
4.3.1. Giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường ....................................... 73
4.3.1.1. Giảm thiểu tác động của bụi .......................................................................... 73
4.3.1.2. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn .................................................................. 75
4.3.1.3. Thu gom, xử lý nước thải .............................................................................. 76
4.3.1.4. Thu gom, xử lý chất thải rắn .......................................................................... 81
4.3.1.5. Bảo vệ môi trường đất, hệ sinh thái, cảnh quan môi trường ......................... 82
4.3.1.6. Biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh tế - xã hội ........ 83
4.3.1.7. Biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác động do sự cố môi trường .......... 83
Học viên: Trần Mạnh Hùng

vi



Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

4.3.2. Quản lý và giám sát mơi trường ...................................................................... 85
4.3.2.1. Chương trình quản lý ..................................................................................... 85
4.3.2.2. Chương trình giám sát mơi trường ................................................................ 86
4.4. Tổ chức quản lý, triển khai ............................................................................... 89
4.4.1. Kiện toàn, đổi mới tổ chức bộ máy QLNN về BVMT ..................................... 89
4.4.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm
minh mọi hành vi phạm pháp luật về khoáng sản ................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 93
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 95

Học viên: Trần Mạnh Hùng

vii


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ & PCCN

An toàn vệ sinh lao động và phịng chống cháy nổ


BCH

Ban chấp hành

BCT

Bộ Cơng thương

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp - Tiểu thủ cơng nhiệp

DNTN


Doanh nghiệp tư nhân

ĐCKS

Địa chất khống sản

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

USEPA

Cục Bảo vệ môi trường Mỹ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KLM

Kim loại màu


LĐ &TBXH

Lao động và Thương binh Xã hội

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

QLNN

Quản lý nhà nước

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

XNK


Xuất nhập khẩu

Học viên: Trần Mạnh Hùng

viii


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ khai thác và chế biến khống sản ....................... 5
Hình 1.2. Nguồn tác động môi trường tự nhiên của các giai đoạn..................................... 6
khai thác khống sản kim loại .............................................................................................. 6
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳ Hợp ................................................................... 28
Hình 3.2. Bản đồ phân bố khoáng sản thiếc tại huyện Qùy Hợp (tỷ lệ 1:50.000) ........... 33
Hình 3.4. Sơ đồ tuyển thơ quặng thiếc sa khống .............................................................. 37
Hình 3.5. Sơ đồ tuyển thơ quặng thiếc gốc ......................................................................... 38
Hình 4.1. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải xưởng tuyển thơ ............................................ 76
Hình 4.2. Quy trình xử lý, tuần hồn tái sử dụng nước thải xưởng tuyển thơ .................. 78
Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt .......................................................................... 80
Hình 4.4. Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn ............................................................................. 81

Học viên: Trần Mạnh Hùng

ix



Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số vùng mỏ................. 8
Bảng 1.2. Trữ lượng thiếc của một số quốc gia trên thế giới ............................................ 10
Bảng 1.3. Lĩnh vực sử dụng thiếc trên thế giới, 2005 - 2011 ............................................ 13
Bảng 2.1. Danh sách các đơn vị khai thác quặng thiếc tại Quỳ Hợp ................................ 17
Bảng 2.2. Vị trí quan trắc chất lượng khơng khí ................................................................ 22
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu nước thải khai thác quặng thiếc .................................................. 24
Bảng 2.4. Vị trí quan trắc chất lượng nước mặt ................................................................. 25
Bảng 2.5. Vị trí lấy mẫu đất ................................................................................................. 25
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2010 - 2014 .................................... 31
Bảng 3.2. Sản lượng thiếc được khai thác giai đoạn 2011- 2014 ...................................... 36
Bảng 3.3. Nguồn phát sinh tác động liên quan đến chất thải............................................. 40
Bảng 3.4. Khối lượng đất đá khai đào, đổ thải và lượng thuốc nổ hàng năm .................. 41
Bảng 3.5. Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác ............................................. 42
Bảng 3.6. Khối lượng nhiên liệu sử dụng trong quá trình khai thác ................................. 43
Bảng 3.7. Tải lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu động cơ ............................ 43
Bảng 3.8. Tải lượng khí thải phát sinh do nổ mìn .............................................................. 44
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng khơng khí ............................................................ 45
Bảng 3.10. Ý kiến của nhân dân về biểu hiện ô nhiễm không khí do bụi, khí độc .......... 47
Bảng 3.11. Ý kiến của nhân dân về tác động của tiếng ồn, bụi, khí độc .......................... 48
Bảng 3.12. Lượng nước mưa chảy tràn tại các khu vực mỏ theo tính tốn ...................... 49
Bảng 3.13. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh theo tính toán ........................................ 50
Bảng 3.14. Lượng nước phục vụ nhu cầu sản xuất ............................................................ 51
Bảng 3.15. Đặc tính nước thải sản xuất .............................................................................. 53
Bảng 3.16: Đặc tính nước mặt trong khu vực..................................................................... 54
Bảng 3.17. Chất lượng phục vụ sinh hoạt của người dân .................................................. 55

Bảng 3.18. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh theo tính tốn ................................... 56
Bảng 3.19. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường đất .................................................. 57
Bảng 3.20. Các tác nhân gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân .............. 62
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng ........................ 62
Học viên: Trần Mạnh Hùng

x


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

Bảng 3.22. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của người dân ................................................ 63
Bảng 3.23. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp của Quỳ Hợp qua 3 năm (20122014)...................................................................................................................................... 66
Bảng 3.24. Năng suất bình quân một số cây trồng của yếu qua các năm 2012 - 2014.... 68
Bảng 3.25. Năng suất lúa bình quân theo xã qua các năm 2012 - 2014 ........................... 69
Bảng 4.1. Chương trình quản lý mơi trường....................................................................... 85
Bảng 4.2. Các vị trí quan trắc mơi trường........................................................................... 87
Bảng 4.3. Giám sát các yếu tố khác .................................................................................... 88

Học viên: Trần Mạnh Hùng

xi


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển
khá mạnh, đặc biệt ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều
sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cơng
nghiệp khai khống đang đứng trước nhiều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có
hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan mơi
trường, gây ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh
học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước
về hoạt động khoáng sản và các doanh nghiệp hoạt động khai khống ln cố gắng
đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực quản lý tài ngun và hoạt
động khống sản vì lợi ích quốc gia và sự phát triển bền vững của ngành khai thác
khoáng sản ở Việt Nam. Song, bên cạnh những lợi ích đã đạt được thì mơi trường tự
nhiên cũng đang phải gánh chịu nhiều tác động tiêu cực từ chất thải của quá trình
khai thác và chế biến khống sản gây ra.
Là một huyện miền núi phía Tây của Tỉnh Nghệ An, Huyện Qùy Hợp được
thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhất là quặng
thiếc. Có thể nói, đây là một lợi thế hết sức lớn cho quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội của huyện. Khoáng sản thiếc đã trở thành một nguồn lực khơng thể
thiếu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Quỳ Hợp ngày càng đi lên. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, việc khai thác quặng thiếc nơi đây còn bừa bãi, tràn lan,
chưa có ý thức bảo vệ tài nguyên cũng như bảo vệ mơi trường, tình trạng vi phạm
pháp luật trong khai thác vẫn còn, đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện cũng như nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi đặt ra là: Hoạt động khai thác quặng thiếc có tác động như thế nào đến
mơi trường của huyện Quỳ Hợp? Tác động môi trường của việc khai thác quặng thiếc
đến sản xuất, đời sống và sức khoẻ của người dân ra sao? Cần có những giải pháp gì
nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và những tác động trên? Xuất phát từ những
vấn đề trên, tôi nhận nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất

các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động khai thác
Học viên: Trần Mạnh Hùng

1


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

quặng thiếc tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An" làm luận văn tốt nghiệp cao học,
với mong muốn đóng góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay
trong công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là
khai thác quặng thiếc của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá tác động môi trường và tác động của các nguồn gây ơ nhiễm trong
q trình khai thác quặng thiếc đến đời sống, sức khoẻ của người dân và sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An nhằm đề xuất các giải pháp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất
và sức khoẻ của cộng đồng.
III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng do hoạt động của các cơ sở
khai thác quặng thiếc trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu trong vị trí địa lý và ranh giới
hành chính huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, bao gồm các xã có hoạt động khai thác
quặng thiếc: Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành, Châu Quang và một số xã tương
đồng về điều kiện tự nhiên nhưng khơng có hoạt động khai thác quặng thiếc làm cơ
sở so sánh, đối chứng.

- Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá tác động do khai thác quặng
thiếc đến môi trường tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An được thu thập chủ yếu trong
3 năm 2012 - 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 - 10/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng các cơ sở khai thác quặng thiếc và điều tra, phỏng vấn
các hộ dân nhằm làm rõ thêm tác động môi trường và sức khỏe cộng đồng do hoạt
động khai thác quặng thiếc.
- Đánh giá tác động môi trường và tác động của các nguồn gây ơ nhiễm trong
q trình khai thác quặng thiếc đến đời sống, sức khoẻ của người dân và sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
Học viên: Trần Mạnh Hùng

2


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các tác động
tiêu cực đến đời sống, sản xuất và sức khoẻ của nhân dân.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp đánh giá tác động môi trường.
- Phương pháp lấy mẫu thực địa và phân tích mẫu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tham vấn.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá.

IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá được các tác động của việc khai thác quặng thiếc đến môi trường.
Trên cơ cơ đó đề ra được các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường,
góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống sinh hoạt của cộng đồng
trong khu vực có hoạt động khai thác quặng thiếc.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc
quy trình khai thác và các biện pháp về bảo vệ mơi trường, góp phần hạn chế đến
mức thấp nhất tình trạng ơ nhiễm mơi trường do hoạt động khai thác quặng thiếc gây
ra; Giúp chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa công tác QLNN về hoạt động
khống sản và bảo vệ mơi trường; người dân có tinh thần trách nhiệm và ý thức hơn
trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiếc và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

3


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
1.1.3. Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường thường được viết tắt là ĐMT. Tiếng Anh của
ĐMT là Environmental Impact Assessment và thường được viết tắt là EIA.
Theo chương trình mơi trường của Liên hiệp quốc, ĐMT là một quá trình
nghiên cứu được sử dụng để dự báo những hậu quả mơi trường có thể gây ra từ một
dự án phát triển quan trọng được dự kiến thực thi.
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, ĐTM là việc phân tích, dự báo tác
động đến mơi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường
khi triển khai dự án đó.
1.1.4. Đánh giá tác động mơi trường trong khai thác khống sản
Đánh giá tác động mơi trường trong hoạt động khống sản là việc phân tích,
dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư khai thác khống sản để đưa ra
biện pháp bảo vệ mơi trường khi triển khai dự án đó.
1.2. Đánh giá tác động của khai thác khống sản tới mơi trƣờng
1.2.1. Khái qt về cơng nghệ khai thác khống sản
Cơng nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi sản phẩm thành nguồn lực.
Cơng nghệ khai thác khống sản là tập hợp các phương pháp, quy trình cơng
nghệ, các máy móc, phương tiện, trang thiết bị được dùng trong hoạt động khai thác
khoáng sản nhằm tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu của người khai thác.
Việc sử dụng công nghệ khai thác trong hoạt động khai thác khống sản có
ảnh hưởng và quyết định đến năng suất, hiệu quả, đến việc tiết kiệm và bảo vệ
Học viên: Trần Mạnh Hùng

4



Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

nguồn tài nguyên này cũng như ảnh hưởng đến môi trường. Nếu áp dụng các quy
trình cơng nghệ, các máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại vào hoạt động khai
thác sẽ góp phần giúp cho hoạt động khai thác có hiệu quả, khai thác tối đa, tiết
kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, ứng dụng cơng nghệ hiện đại cịn góp
phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do q trình khai thác khống sản gây ra.
Tuy nhiên, trình độ cơng nghệ khai thác khống sản cịn phụ thuộc vào trình
độ phát triển khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội của mỗi khu vực và mỗi nước. Để
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài ngun khống sản cũng như giảm thiểu
các tác động của quá trình khai thác đối với mơi trường thì cần áp dụng các cơng
nghệ hiện đại trong q trình khai thác khống sản. Quy trình cơng nghệ khai thác,
chế biến khống sản kim loại được thể hiện trong hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản [23]

Học viên: Trần Mạnh Hùng

5


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

1.2.2. Những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản [9]
1.2.2.1. Nguồn tác động đến mơi trường

Hoạt động khai thác khống sản gồm có nhiều giai đoạn, cơng đoạn và q
trình cơng nghệ khác nhau. Hình 1.2 là thí dụ về q trình cơng nghệ phổ biến của
một dự án phát triển khống sản kim loại. Từ hình 1.2 thấy rằng ngồi những tác
động chung của dự án đến mơi trường, kinh tế, văn hóa - xã hội, mỗi giai đoạn và
q trình cơng nghệ có những nguồn tác động đặc thù đến mơi trường tự nhiên: đất,
nước, khơng khí và hệ sinh thái.
Khống sản
Nguồn tác động MT

Sản phẩm
Tài liệu,Vật
mẫu

C.trình SX dân
dụng & BVMT

1

2

Điều tra, thăm dò địa chất

Xây dựng cơ bản

Quặng nguyên

3 Khai thác lộ thiên, hầm lò

Quặng tinh,
bán thành phẩm


4 Chuẩn bị quặng và chế biến thô

Sản phẩm
thương mại

Chuyển giao
cho địa phương

5

6

Chế biến sâu và sản xuất SP

Đóng cửa mỏ

 Đào hào, giếng
 Chặt cây cối
 Thiết bị vận tải và khoan đào
 Lưu giữ vật mẫu
 Giải phóng và san gạt MB
 Tập kết vận chuyển vật tư thiết bị
 Tập trung lao động
 Thải công nghiệp và dân sinh
 Khí mỏ
 Nước thải
 Đất đá thải
 Xúc bốc vân chuyển
 Nổ mìn

 Bụi
 Ồn và chấn động
 Nước thải, bùn thải
 Cát thải
 Bụi khí thải ống khói
 Nước thải
 Các hóa chất
 Các bã thải
 Xỉ thải
 Cơng trình CN&DS
 Rác thải CN & SH
 Các bãi thải
 Kho bảo quản
 Nước rị rỉ

Hình 1.2. Nguồn tác động môi trƣờng tự nhiên của các giai đoạn
khai thác khống sản kim loại
1.2.2.2. Tác động đến mơi trường
Hoạt động khai thác khống sản nhìn chung rất đa dạng như: xây dựng cơ sở
hạ tầng khu vực khai thác (đường giao thơng, nhà cửa và mặt bằng), nổ mìn và bốc
xúc đất đá thải, bơm nước thải và nước ngầm,… Các quá trình trên gây ra các tác
Học viên: Trần Mạnh Hùng

6


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng


động tới hàng loạt các yếu tố mơi trường như: suy thối chất lượng khơng khí, chất
lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa
hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh
hưởng tới sức khoẻ của dân cư địa phương và người lao động. Do sự đa dạng về
phương pháp khai thác và vị trí cụ thể của các mỏ khống sản nên tác động tới mơi
trường của việc khai thác các mỏ khống sản cụ thể rất khác nhau.
a) Tác động tới môi trường khơng khí:
Hoạt động khai thác khống sản chủ yếu là tạo ra bụi và các khí độc hại. Bụi bao
gồm các mảnh vụn đất đá, bụi silic, bụi than, bụi amiăng, bụi phóng xạ. Hai loại bụi
sau rất độc hại đến sức khoẻ con người. Bụi thường phát sinh trong quá trình nổ mìn,
đào xúc đất đá, bốc xúc và vận chuyển khống sản. Các khí độc hại gồm các dạng
cacbuahyđrơ (metan, propan, butan,…), SiO2, CO, CO2, NOx, khí trơ và nhiều loại
khác. Các loại khí này phát sinh từ khối khí thải đang khai thác và vật liệu nổ mìn.
b) Tác động tới mơi trường nước:
Mơi trường nước mặt bị tác động phát sinh từ dòng thải bùn, cát trên các khai
trường, nước ngầm trong các moong, lò, giếng, nước khoan, nước tràn qua khai
trường,…Thành phần độc hại trong các dòng nước thải gồm: chất rắn lơ lửng trong
nước, các loại muối hoà tan như: SO-24, NO-3, các kim loại nặng, dầu mỡ và hoá
chất sử dụng trong quá trình khai thác.
Tác động tới nước ngầm, thể hiện ở nhiều khía cạnh: suy thối, cạn kiệt và hạ
thấp mức nước ngầm do đào moong và khai thác, ô nhiễm các tầng chứa nước ngọt
và thấu kính nước ngọt.
c) Tác động tới cảnh quan và địa hình:
Cảnh quan và địa hình khu vực bị biến động mạnh mẽ do các hoạt động khai
thác khoáng sản, nhất là đối với các mỏ được khai thác bằng phương pháp lộ thiên
như: than, đá vôi, sét, vật liệu xây dựng khác.
d) Tác động của tiếng ồn:
Khu vực khai thác khoáng sản thường có tiếng ồn cao hơn mức cho phép do
nổ mìn, hoạt động của các máy thiết bị khai thác. Tiếng ồn tác động tiêu cực tới sức
khoẻ của dân cư địa phương và các động vật hoang dã trong khu vực.


Học viên: Trần Mạnh Hùng

7


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

1.2.2.3. Tác động đến kinh tế nơng - lâm - ngư nghiệp
Ngồi việc tác động tiêu cực đến môi sinh, khai thác khống sản cịn làm cho
diện tích đất và rừng suy giảm. Khai thác mỏ bằng phương pháp lộ thiên làm mất
đất và mất rừng thường xảy ra với quy mô lớn, do việc làm đường, tạo các moong
khai thác, đổ đất đá thải, khai thác gỗ chống lò gây nên,…Bên cạnh việc mất diện
tích đất để xây dựng các cơng trình hạ tầng, đất khu vực khai thác thường bị bóc đi
lớp đất màu, dễ bị xói mịn, khơng thuận lợi cho việc tái phủ xanh rừng. Song song
với việc mất rừng, nhiều loại động vật quý hiếm trong khu vực mỏ sẽ di cư hoặc bị
tiêu diệt. Những dạng địa hình nhân sinh như các moong, các núi đất đá thải, các
taluy đường được hình thành đã làm thay đổi cơ bản địa hình nguyên thuỷ. Khai
thác mỏ bằng phương pháp hầm lị thường khơng ảnh hưởng trực tiếp tới đất bề mặt
và rừng, nhưng có thể tạo ra các tai biến mơi trường đối với các cơng trình hạ tầng
hiện đang tồn tại trên mặt đất.
Điều đáng nói hơn, hoạt động khai thác khoáng sản làm đất đai bị thoái hoá,
bạc màu, làm cho bề mặt đất đai, thổ nhưỡng bị biến dạng, lớp đất phủ bị phá huỷ,
diện tích đất canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân
trong vùng khai thác, làm cho mùa màng bị suy giảm năng suất, gây tác động tiêu
cực đến phục hồi đất về sau khiến cho việc phục hồi đất khó khăn, tốn kém.
Bảng 1.1. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số vùng mỏ [9]


TT

Tên mỏ, khu khai thác

1

Khu khai thác antimoan Mậu
Duệ (Hà Giang)

2

Khai thác vàng antimoan
Chiêm Hóa (Tun Quang)

Diện tích đất
lâm nghiệp bị
phá (ha)
25
>720

Khai thác quặng mangan
Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
Khu khai thác thiếc Bắc Lũng
(Thái Nguyên)
Khu khai thác barit Ao Sen,
Thượng Ấm

280

6


Khai thác Vonfram Thiện Kế

25

7

Khu khai thác than ở Thái
Nguyên

671

3
4
5

Học viên: Trần Mạnh Hùng

2

150

8

Mức độ suy thối
Đất rừng bị đào phá và bỏ
hoang hóa
Thu hẹp rừng tự nhiên và rừng
trồng. Đất rừng bị đào phá, xáo
trộn

Đất đồi bị đào phá, hoang hóa
Thu hẹp rừng nguyên sinh, đất
đồi bị đào phá
Đất đồi hoang, đất vườn bị đào
phá
Rừng tự nhiên bị thu hẹp, đất
đồi hoang bị đào phá
Đất rừng bị thu hẹp để làm
khai trường và bãi thải


Luận văn thạc sỹ

Tên mỏ, khu khai thác

TT

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng
Diện tích đất
lâm nghiệp bị
phá (ha)

8

Các mỏ kim loại ở Bắc Cạn Thái Nguyên

9

Khai thác vàng


10

Khai thác đá

91

11

Khu khai thác Quỳ Hợp, Nghệ
An

85

12

Khu khai thác Quỳ Châu

200

960
114,5

Mức độ suy thoái
Rừng và đất rừng bị thu hẹp để
làm khai trường và bãi thải
Sử dụng đất rừng là khai
trường và thải cát, đá bừa bãi
Đất rừng bị thu hẹp do mở
rộng khai trường
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị

phá. Đất rừng đào bới
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị
phá. Đất rừng đào bới

1.2.2.4. Tác động đến mơi trường kinh tế, văn hóa và xã hội:
Cho đến nay người ta thường chỉ chú ý đến tác động môi trường vật lý và sinh
thái của dự án hoạt động khoáng sản, chưa quan tâm đúng mức đến tác động mơi
trường kinh tế, văn hóa và xã hội. Do đặc điểm vị trí và quy trình phát triển của tài
ngun khống sản trong phát triển kinh tế xã hội nên mỗi dự án khoáng sản có thể
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cơng đồng dân cư về mặt kinh tế, văn hóa và
xã hội.
Những tác động tích cực của dự án khống sản có thể là: Góp phần cải tiến đổi
mới khoa học cơng nghệ trong ngành khống sản; Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng
và dịch vụ kinh tế xã hội; Tạo việc làm thay đổi cơ cấu lao động và chất lượng dân
cư địa phương; Tăng nguồn thu ngân sách, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của địa
phương... Tuy nhiên, ngồi những tác động tích cực, khai thác khống sản cịn tiềm
ẩn các tác động tiêu cực: Gây suy thối ơ nhiễm mơi trường vật lý, sinh thái khu
vực; Tăng nhu cầu về nhà ở, lương thực thực phẩm, nhiên liệu, hàng hóa tiêu dùng
và các dịch vụ giáo dục, văn hóa, y tế... do áp lực của tăng dân số nhập cư; Phát
sinh những mâu thuẫn giữa cộng đồng mới nhập cư và dân cư bản địa; Xuất hiện
các tệ nạn xã hội và ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương; Làm trầm trọng
thêm tình trạng tổn thất tài ngun và suy thối mơi trường do sử dụng công nghệ,
thiết bị lạc hậu và tiếp tay cho các hoạt động khoáng sản trái phép.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

9


Luận văn thạc sỹ


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

1.3. Hoạt động khai thác quặng thiếc và các ảnh hƣởng đến môi trƣờng
1.3.1 Hoạt động khai thác quặng thiếc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1. Khai quát chung về khoáng sản kim loại thiếc [21]
Thiếc là nguyên tố phổ biến thứ 49 trong vỏ Trái Đất, với nồng độ 2 ppm so
với 75 ppm của kẽm, 50 ppm của đồng, và 14 ppm của chì. Thiếc là một trong
những nguyên tố hóa học cơ bản thuộc nhóm IV A, chu kì 5 bảng tuần hồn các
ngun tố hóa học; số thứ tự 50; nguyên tử khối 118,69; nhiệt độ nóng chảy t 0nc =
231,91 0C, nhiệt độ sôi t0nc = 2270 0C.
Thiếc là một kim loại màu trắng bạc, kết tinh cao, có tính chống ăn mịn và
khả năng làm áo cho các kim loại khác. Thiếc có 3 dạng thù hình, biến đổi lẫn nhau
ở các nhiệt độ nhất định. Thiếc có nhiều đặc tính tốt so với các kim loại khác như
tính bền vững, khơng bị oxi hóa, khơng có từ tính, mềm, dễ dát mỏng, kéo sợi, nhiệt
độ nóng chảy thấp, độ dẫn điện cao.
1.3.1.2. Tình hình khai thác thiếc trên thế giới
Tổng trữ lượng quặng thiếc qua thăm dò trên thế giới ước khoảng 11 triệu tấn,
tập trung chủ yếu tại các nước đang phát triển. Các nước có trữ lượng thiếc lớn nhất
là Trung Quốc, Brazil, Inđônêxia, Peru, Bolivia, Malaysia. Với tốc độ tiêu thụ và
công nghệ hiện tại, trái đất sẽ hết thiếc trong vòng 40 năm tới. Trữ lượng quặng
thiếc ở các nước trên thế giới được thể hiện trong bảng 1.3.
Bảng 1.2. Trữ lƣợng thiếc của một số quốc gia trên thế giới [18]
TT

Quốc gia

Khối lƣợng thiếc (1000 tấn)

Tỷ lệ (%)


1

Bolivia

900

8

2

Brazil

2500

23

3

Trung Quốc

3500

32

4

Indonesia

900


8

5

Malaysia

600

5

6

Peru

1000

9

7

Các nước còn lại

1600

15

Vào thập niên 1970, Malaysia là nước sản xuất lớn nhất với 1/3 sản lượng
tồn cầu sau đó giảm dần. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia sản xuất thiếc lớn nhất,


Học viên: Trần Mạnh Hùng

10


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

đến năm 2012 chiếm 45% sản lượng thế giới, theo sau là Indonexia và Peru. Sản
lượng thiếc khai thác trên thế giới thể hiện trong bảng 1.4.
Bảng 1.3. Sản lƣợng khai thác thiếc các quốc gia trên thế giới [18]
Đơn vị: Tấn
Quốc gia

TT

2009

2010

2011

2012

2013

1

Australia


1400

7000

6500

5000

5900

2

Bolivia

19000

20200

20300

19700

18000

3

Brazil

13000


11000

11000

10800

11900

4

Trung Quốc

115000

120000

120000

110000

100000

5

Congo (Kinshasa)

9400

6700


2900

4000

4000

6

Indonesia

55000

56000

42000

41000

40000

7

Malaysia

2380

1770

3350


3000

3000

8

Peru

37500

33800

28900

26100

26100

9

Bồ Đào Nha

30

30

100

-


-

10

Nga

1200

1100

160

280

280

11

Rwanda

-

-

1400

2300

1600


12

Nigeria

570

570

13

Myanma

-

-

-

11000

11000

14

Lào

-

-


-

800

800

15

Thái Lan

120

150

200

300

300

16

Các nước khác

2000

2000

2000


73

70

Tổng cộng

260000

265000

244000

240000

230000

1.3.1.3. Tình hình khai thác khống sản kim loại thiếc ở Việt Nam [21]
Quặng thiếc Việt Nam có trữ lượng cấp C1, C2 khoảng 97.600 tấn, ở cấp P
khoảng 268.000 tấn, tập trung chủ yếu ở 4 vùng: Pi Oắc (Cao Bằng), Tam Đảo
(Tuyên Quang), Thái Nguyên, Lâm Đồng và Quỳ hợp (Nghệ An), ngồi ra thiếc
cịn có rải rác ở Thường Xuân (Thanh Hoá), Hà Giang và Quảng Nam (Đà Nẵng)…
Vùng Pi Oắc - Cao Bằng có 9 mỏ lớn, nhỏ, trong đó mỏ lớn nhất là mỏ thiếc sa
khống Tĩnh Túc. Mỏ được khai thác từ thời thực dân Pháp. Từ năm 1956 đến 1993
mỏ sản xuất quy mô lớn theo công nghệ của Liên Xô, trong thời gian này, đã khai
thác và luyện được trên 11.000 tấn thiếc thỏi. Trữ lượng thiếc còn lại sau năm 2004
dự kiến khoảng trên 1000 tấn, ngồi ra các bãi thải cũ cịn lại khoảng 2000 tấn. Hiện
Học viên: Trần Mạnh Hùng

11



Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

tại mỏ đang ở thời kỳ nạo vét, khai thác tận thu thủ công, công suất khoảng 300 tấn
thiếc thỏi/năm.
Vùng Tam Đảo - Tuyên Quang có trữ lượng khả lớn, cả quặng thiếc gốc và sa
khống khoảng 28.800 tấn, trong đó quặng sa khoáng khoảng 8.412 tấn, quặng sa
khoáng được khai thác từ những năm 1960 ở mỏ Sơn Dương, sau đó ở các mỏ Bắc
Lũng, Phục Linh vào những năm 1980. Sản lượng bình quân từ 300 – 500 tấn thiếc
thỏi quy đổi/năm, đến nay quặng sa khoáng về cơ bản đã khai thác hết, số ít cịn lại
ở Khn Thê, Kỳ Lâm, Phục Linh… nằm dưới ruộng lúa, không được phép khai
thác. Quặng gốc phân bố trên diện rộng nhưng mới được thăm dò, đánh giá sơ sài.
Tuy nhiên, quặng thiếc gốc cũng bị khai thác bừa bãi từ những năm 1988 đến nay,
trữ lượng giảm sút đáng kể.
Vùng Lâm Đồng có trữ lượng quặng thiếc khoảng 100.000 tấn ở dạng sa
khoáng, chất lượng tốt. Phân bố chủ yếu ở các huyện Lạc Dương, Di Linh, Bảo
Lộc, Lâm Hà và Thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thăm dò tài nguyên
thiếc cho đến nay còn khá sơ sài. Theo thống kế từ năm 1992 đến 1999, Cơng ty
Khống sản Lâm Đồng đã thu mua và sản xuất được 2.933 tấn thiếc thỏi. Ngoài ra
một lượng lớn quặng thiếc được khai thác và bán trôi nổi cho các tổ chức, cá nhân
khác nhau, ước tính tổng sản lượng thiếc thỏi của vùng Lâm Đồng trong thời gian
này khoảng trên 1000 tấn/năm. Từ năm 2002, việc khai thác quặng thiếc trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng đã bị cấm do liên quan đến vẫn đề môi trường và du lịch.
Vùng Nghệ An có trữ lượng khoảng trên 83.000 tấn, chiếm 30% trữ lượng
thiếc của cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng Quỳ Hợp, Quế Phong, Tân Kỳ. Hiện
nay, cả vùng Quỳ Hợp có 14 mỏ quặng thiếc sa khống đã được điều tra, đánh giá
trữ lượng có thể khai thác công nghiệp khoảng 35.171 tấn SnO2, ngoại trừ mỏ thung

Lùn đã khai thác cạn kiệt, các mỏ còn lại đều có hàm lượng từ trung bình đến trung
bình thấp khoảng 300 - 700 SnO2/m3. Thiếc gốc có 2 vùng chính với tổng trữ lượng
khoảng 24.410 tấn, trong đó khu vực Suối Bắc - Suối Mai có khoảng 20.685 tấn,
khu vực Pan Lơm - Ca Đoi có khoảng 3.725 tấn.
1.3.1.4. Các lĩnh vực sử dụng kim loại thiếc
Thiếc đã được sử dụng từ thời cổ đại và nó đã đóng một vai trị quan trọng
trong lịch sử lồi người. Thiếc đã được chiết tách và sử dụng vào đầu thời đại đồ
Học viên: Trần Mạnh Hùng

12


Luận văn thạc sỹ

GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hƣơng

đổng vào khoảng năm 3000 trước công nguyên. Từ năm 1820, con người đã chế tạo
sắt tây nên thiếc (Sn) đã trở thành một trong những nguyên liệu quan trọng bậc
nhất, khoảng 40% tổng lượng thiếc dùng vào mục đích này. Hiện nay, Trung Quốc
và Indonesia là những nước sản xuất thiếc hàng đầu trên thế giới.
Ngày nay, kim loại thiếc ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực sản xuất. Thiếc tác dụng với axit H2SO4 tạo thành sunfat thiếc hóa trị 2, được
dùng trong mạ thiếc. Thiếc được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm (làm đồ
hộp). Thiếc có khả năng tạo hợp kim với tất cả các kim loại, hợp kim này có nhiệt
độ nóng chảy thấp, có độ bền cơ học và tính dẫn điện. Thiếc có tính chất đặc biệt là
khơng tạo thành các hợp chất với các muối và axit hữu cơ, nên nó được dùng nhiều
để sản xuất tôn trắng, đồ hộp chứa thực phẩm, chất hàn, đồng thanh, hợp kim babit
chịu mài mịn… Ngồi ra, thiếc cịn được dùng trong các ngành khác như chế tạo
máy, cơng nghiệp quốc phịng, cơng nghệ vũ trụ, hóa chất, sơn dầu... Các lĩnh vực
sử dụng thiếc trên thế giới được thể hiện tại bảng 1.2.

Bảng 1.4. Lĩnh vực sử dụng thiếc trên thế giới, 2005 - 2011 [21]
Đơn vị: tấn
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Hàn

168.500

197.200

203.400

182.900

173.900


191.300

185.600

Sắt tây

59.600

59.500

58.000

57.100

53.600

58.500

59.400

Hóa chất

48.700

50.000

52.500

49.600


45.600

53.600

55.500

Đồng thanh
và đồng thau

20.000

21.500

21.100

20.100

18.300

18.900

17.500

Kính nổi

6.800

6.700

7.700


6.500

7.300

7.100

7.200

Khác

32.000

32.900

30.100

34.500

26.500

32.600

34.300

335.600

367.800

372.800


350.700

325.200

362.000

359.500

Tổng

1.3.2. Ảnh hưởng của khai thác quặng thiếc đến môi trường
1.3.2.1. Ảnh hưởng đến mơi trường nước [12]
Trong q trình khai thác khoáng sản, con người đã đưa vào nguồn nước các
chất thải khác nhau, ảnh hưởng xấu đến giá trị sử dụng mọi mặt của nước, cân bằng
Học viên: Trần Mạnh Hùng

13


×