NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TOÀN CÔNG TY
TNHH BẢO LÂM VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Bảo Lâm, em nhận thấy cùng với sự
chuyển đổi của nền kinh tế thì hoạt động của công ty TNHH Bảo Lâm cũng đã có
sự biến đổi lớn để thích ứng. Là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân trong nền kinh
tế thị trường hiện nay công ty TNHH Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, cùng với sự năng động của bộ máy quản lý và sự nỗ lực cố gắng của tập thể
cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Bảo Lâm. Đến nay, công ty TNHH
Bảo Lâm đã dần khắc phục được những khó khăn, từng bước đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
3.1.1 Những ưu điểm
- Ưu điểm 1: Các phòng ban chức năng của công ty TNHH Bảo Lâm được tổ
chức sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Song song với quá trình chuyển đổi ấy, bộ máy kế toán với chức năng thực hiện
công tác Tài chính - Kế toán cho công ty cũng không ngừng biến đổi cả về cơ cấu
lẫn phương pháp làm việc. Có thể nhận thấy điều đó thông qua những ưu điểm nổi
bật trong công tác kế toán hiện nay của công ty.
- Ưu điểm 2: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm trong cơ chế thị trường, Công ty đã ra sức tăng cường
quản lý kinh tế, quản lý sản xuất và giá thành sản phẩm. Tại công ty TNHH Bảo
Lâm, kế toán thực sự được coi là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý.
Bộ máy kế toán của công ty được bố trí tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ nắm vững
các chính sách, chế độ kế toán cũng như nhiệm vụ cụ thể của mình.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 1 MSV: 06A03169N
- Ưu điểm 3: Hình thức kế toán công ty sử dụng hiện nay là tương đối đầy đủ
theo quy định của chế độ kế toán nhà nước ban hành. Việc lựa chọn hình thức “
Nhật ký chung ” trong tổ chức hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô hoạt động,
đặc thù sản xuất của công ty. Ngoài việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở phòng kế
toán một cách hợp lý cũng góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện công tác kế toán chi phí
- Ưu điểm 4: Giữa kế toán chi phí sản xuất, giá thành và kế toán các bộ phận
khác có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, giúp cho công tác kế toán kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn. việc lập báo cáo
đúng kỳ, đều đặn đảm bảo việc cung cấp thông tin được nhanh chóng, chính xác,
đầy đủ.
3.1.2 Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tại công ty TNHH Bảo Lâm
còn có một số những tồn tại sau:
Tồn tại thứ 1: Về công tác ghi chép ban đầu
Tại công ty hình thức sổ kế toán được áp dụng hiện nay là hình thức nhật ký
chung vào cuối tháng nên công việc bị dồn vào cuối tháng cuối kỳ.
Tồn tại thứ 2: Về kế toán chi phí nguyên vật liệu
Về kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các nghiệp vụ xuất kho
nguyên vật liệu trực tiếp chỉ phản ánh thường xuyên ở bộ phận kho đến cuối tháng
mới chuyển cho phòng kế toán để tổng hợp, nhập liệu. vì vậy khối lượng công việc
lớn sẽ được tập chung vào cuối tháng, hơn nữa thông tin kế toán về nguyên vật liệu
xuất trong kỳ không toán được cập nhật làm giảm hiệu quả quản lý.
Tồn tại thứ 3: Về phần mềm kế toán
Công ty nên đưa phần mềm kế toán vào sử dụng để giảm tải các nghiệp vụ
thực hiện thủ công, điều đó sẽ mang lại tính chính xác cao hơn.
Tồn tại thứ 4: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 2 MSV: 06A03169N
Trong việc hạch toán CPNCTT, công ty không áp dụng phương pháp trích
trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và hạch toán vào TK335 mà khi
có phát sinh thì tính luôn vào lương của công nhân sản xuất trong kỳ. Việc hạch
toán này đảm bảo tập hợp đẩy đủ chi phí sản xuất trong kỳ nhưng khoản tiền lương
nghỉ phép giữa các kỳ hạch toán không đều, do đó nếu không thực hiện trích trước
tiền lương nghỉ phép sẽ làm cho giá thành giữa các kỳ không ổn định.
Tồn tại thứ 5: Về hạch toán phế liệu thu hồi
Công ty chưa hạch toán phế liệu thu hồi đối với các sản phẩm được sản xuất,
chế tạo tại phân xưởng. điều này thể hiện việc quản lý chưa chặt chẽ các phế liệu
có thể thu hồi ở công ty.
Công tác này làm tốt sẽ giúp công ty giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
tính vào giá thành sản phẩm. Là cơ sở để công ty tiết kiệm được chi phí, hạ giá
thành sản phẩm tạo điều kiện để tăng lợi nhuận.
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm, em nhận thấy nhìn chung
công tác này đã được thực hiện có nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán
hiện hành, phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của công ty. Đồng thời, đáp ứng
yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm còn có những điểm chưa thật hợp lý mà theo em nếu khắc phục
được sẽ giúp cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Với
mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất
sau:
Đề xuất thứ 1: Về công tác ghi chép ban đầu
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 3 MSV: 06A03169N
Hiện nay, công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung đến cuối
tháng kế toán mới lập nhật ký chung và nhập nhật ký chung vào máy nên toàn bộ
công việc dồn vào cuối tháng. Tuy nhiên, tồn tại này là do đặc điểm sản xuất của
công ty chi phối. Hơn thế nữa, công việc kế toán được thực hiện trên hệ thống máy
vi tính ở các phân xưởng có nối mạng với máy chủ tại công ty sẽ cho phép bộ phận
kế toán tại phòng kế toán thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công
ty một cách nhanh chóng chính xác giúp cho ban lãnh đạo ra quyết định kinh tế kịp
thời.
Đề xuất thứ 2: Về chi phí phí nguyên vật liệu trực tiếp
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ
phận kho nên chuyển ngay cho phòng kế toán để tổng hợp tránh công việc tồn
đọng vào cuối tháng…
Đề xuất thứ 3: Về phần mềm kế toán
Kế toán nên sử dụng phần mềm Fast để giảm bớt khối lượng công việc
Đề xuất thứ 4: Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép để đảm bảo ổn định chi phí
sản xuất. Trước hết công ty cần xác định tỷ lệ trích trước hàng tháng. Kế toán sử
dụng TK 335 để trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong
tháng.
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX được xác định là:
Mức trích trước Tiền lương chính thực tế Tỷ lệ
tiền lương phép kế = phải trả công nhân SX trích
hoạch của CNSX trong tháng trước
Tỷ lệ Tổng tiền lương phép KH năm của CNSX
trích = 100 %
trước Tổng tiền lương chính KH năm của CNSX
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 4 MSV: 06A03169N
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX tính vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNSX, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Cuối kỳ, nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Đề xuất thứ 5: Về hạch toán phế liệu thu hồi
Là công ty sản xuất, chế tạo chủ yếu là thủ công như hàn, đột dập…thì hiện
tượng có phát sinh phế liệu trong quá trình sản xuất là không thể tránh khỏi. Nếu
công ty tận dụng được khoản phế liệu này sẽ là một nhân tố giảm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm, góp phần hạ giá thành sản xuất. Phế
liệu của công ty chủ yếu là sắt, thép, mẫu tôn. Khoản thu hồi này sẽ làm giảm chi
phí, kế toán căn cứ vào phiếu thu, biên bản thanh lý hoặc phiếu nhập kho đối với
phế liệu thu hồi có thể dùng lại được để hạch toán. Quản lý chặt chẽ hơn đối với
những phế liệu này.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 5 MSV: 06A03169N