Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh hưng yên đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 80 trang )

Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
..

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết. Nội dung trong luận văn
có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu
có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong các cơng trình nghiên cứu khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Hiếu

i
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể thầy cơ giáo trong trường Đại
Học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Khoa học và công nghệ


môi trường, những thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em kiến thức quý
báu về chuyên môn và đạo đức trong suốt thời gian học cao học tại trường.
Bên cạnh đó, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo PGS.TS.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, cơ đã ln tận tình chỉ bảo, định hướng và hướng dẫn em
trong suốt quá trình làm luận văn. Cô đã cho em những lời khuyên ý nghĩa và quan
trọng trong việc nghiên cứu. Trong quá trình hồn thành luận văn dưới sự hướng
dẫn của cơ, em đã học được tinh thần làm việc nghiêm túc, cách nghiên cứu khoa
học hiệu quả, và đó là hành trang, là định hướng giúp em trong quá trình làm việc
sau này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã ln có những lời động viên, khuyến khích em trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn
khơng khỏi tránh những thiếu sót. Kính mong các thầy cơ giáo trong Viện cùng các
bạn tận tình chỉ bảo và góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015.

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Hiếu

ii
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI, QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CTNH...........6
1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................6
1.1.2. Nguồn gốc và phân loại CTNH ........................................................................7
1.1.3. Ảnh hưởng của CTNH .....................................................................................10
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÝ CTNH........................................12
1.2.1.Giảm thiểu chất thải tại nguồn.........................................................................12
1.2.2. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTNH ..........................................................13
1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTNH HIỆN NAY .................................................14
1.3.1. Tình hình QLCTNH trên thế giới ....................................................................14
1.3.2. Tình hình quản lý CTNH ở Việt Nam ..............................................................15
CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN ...................................22
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HƢNG YÊN ......................................................22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội ................................................................22

2.1.2. Tình hình phát triển cơng nghiệp ....................................................................25
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN ....................................................................28
2.2.1. CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ......................................28
2.2.2. CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp ......................................34
2.2.3. CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân .................................34
iii
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

2.2.4. CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt y tế...................................................35
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QLCTNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN
...................................................................................................................................37
2.3.1. Thực trạng thu gom, phân loại và xử lý CTNH ..............................................37
2.3.2. Thực trạng quản lý hành chính .......................................................................44
2.3.3. Quản lý CTNH tại các KCN ............................................................................45
2.3.4. Quản lý CTNH tại các huyện, thị xã ...............................................................46
2.4. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTNH
TẠI TỈNH HƢNG YÊN ..........................................................................................47
2.4.1. Hạn chế về tổ chức, bộ máy cho công tác quản lý môi trường .......................47
2.4.2. Hạn chế trong công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện những cam kết về
BVMT ........................................................................................................................47
2.4.3. Hạn chế trong kiểm kê nguồn phát thải ..........................................................47
2.4.4. Hạn chế về kinh phí cho cơng tác QLMT........................................................48
2.4.5. Sự tham gia của cộng đồng còn nhiều hạn chế...............................................48
CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI

NGUY HẠI TỈNH HƢNG YÊN ĐẾN NĂM 2025 ...............................................50
3.1. DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƢNG YÊN ĐẾN 2025...........................................................................................50
3.1.1. Đối với chất thải công nghiệp nguy hại ..........................................................50
3.1.2. Đối với chất thải y tế nguy hại ........................................................................51
3.1.3. Dự báo lượng chất thải nông nghiệp nguy hại ...............................................52
3.2. PHƢƠNG ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI NGUY HẠI TỈNH
HƢNG YÊN ĐẾN NĂM 2025 ................................................................................54
3.2.1. Quan điểm quản lý CTNH cho tỉnh Hưng Yên................................................54
3.2.2. Đề xuất phương án quản lý tổng hợp CTNH tỉnh Hưng Yên ..........................55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC .................................................................................................................69

iv
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các tuyến xâm nhập CTNH vào cơ thể con người ..........................11
Hình 1.2. Trình tự ưu tiên trong hệ thống quản lý CTNH ........................................12
Hình 1.3. Sơ đồ kỹ thuật giảm thiểu CTNH ............................................................13
Hình 2.2: Mức độ phát sinh CTNH tại địa bàn các huyện ........................................33
Hình 2.3: Thu gom, phân loại CTNH tại doanh nghiệp............................................37
Hình 2.4. Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH ...................................................39
Hình 2.5: Quy trình vận chuyển chất thải nguy hại ..................................................42

Hình 2.6 : Lưu giữ CTRCN nguy hại tại KXL CTR Đại Đồng, Văn Lâm...............44
Hình 3.1. Căn cứ lựa chọn phương án quản lý CTNH tỉnh Hưng n đến 2025 .....56
Hình 3.2. Mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong QLCTNH .........................58
Hình 3.3. Mơ hình kết hợp ........................................................................................58
Hình 3.4. Mơ hình độc lập ........................................................................................59
Hình 3.5. Mơ Hình với Sự Kiểm Sốt của Cơ Quan Chức Năng .............................60
Hình 3.6. Quy trình xử lý CTNH bằng lị đốt ...........................................................62
Hình 3.7. Quy trình xử lý CTNH bằng phương pháp đóng rắn ................................63

v
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng CTNH phát sinh theo ngành chính ở Việt Nam ...........................16
Bảng 1.2. Các loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt ...............16
Bảng 1.3. CTNH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 ............................17
Bảng 2.1: Danh sách các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .........................25
Bảng 2.2: Danh mục các nhóm ngành công nghiệp đang hoạt động và thành phần
CTNH phát sinh ........................................................................................................28
Bảng 2.3: Lượng CTNH được thu gom, quản lý trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm
2011 đến 2014 ..........................................................................................................30
Bảng 2.4: Thống kê CTNH theo các chủ nguồn thải CTNH đã đăng ký .................31
Bảng2.5: Hiện trạng phát sinh CTR công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2013 ..........32
Bảng 2.6: Hiện trạng CTNH nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ......................................34
Bảng 2.7: Khối lượng CTR y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ...................35

Bảng 2.8: Thành phần trong chất thải rắn bệnh viện ..............................................37
Bảng 2.9: Thống kê chủ hành nghề QLCTNH có cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh do Bộ
Tài nguyên & Môi trường cấp phép ..........................................................................38
Bảng 2.10: Đơn vị hành nghề QL CTNH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ....................38
Bảng 2.11: Số lượng CTNH do các chủ hành nghề QL CTNH thực hiện thu gom,
vận chuyển và xử lý trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .....................................................40
Bảng 3.1: Dự báo lượng CTR công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên ................................51
Bảng 3.2: Dự báo CTR y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 .52
Bảng 3.3: Dự báo khối lượng CTR nông nghiệp phát sinh đến năm 2025 ...............53
Bảng 3.4: Khối lượng CTR nông nghiệp nguy hại phát sinh đến năm 2025 ............54

vi
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ý nghĩa

Chữ viết tắt

1

BVMT


Bảo vệ môi trường

2

CP

Cổ phần

3

CTNH

Chất thải nguy hại

4

CTR

Chất thải rắn

5

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

6

CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

7

HTMT

Hiện trạng môi trường

8

KCN

Khu Công nghiệp

9

KXL

Khu xử lý

10

MT

Môi trường

11

MTV


Một thành viên

12



Nghị định

13

QLCTNH

Quảng lý Chất thải nguy hại

14

RCRA

Luật khôi phục và bảo vệ tài
nguyên của Mỹ

15

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

16

TNMT


Tài nguyên môi trường

17

TP

Thành phố

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

UNEP

Liên Hợp Quốc

20

WHO

Tổ chức y tế Thế giới

21

CN


Công nghiệp

vii
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

MỞ ĐẦU
Trong tiến trình tồn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới
về vấn đề bảo vệ mơi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ơ nhiễm mơi trường đã trở
thành vấn đề tồn cầu mà khơng phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào.
Thực tiễn đã chứng minh, khơng một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và
bền vững nếu quốc gia đó khơng lấy vấn đề bảo vệ mơi trường làm nền tảng cho sự
phát triển kinh tế.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ơ nhiễm mơi trường, trong đó ơ nhiễm môi
trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó
tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và
tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường.
Hưng Yên, sau 17 năm sau khi tách ra từ tỉnh Hải Hưng, diện mạo Hưng n
hơm nay đã hồn tồn thay đổi. Từ một tỉnh thuần nông, Hưng Yên đã trở thành
một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao và năng động trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Song hành với những tác động tích cực từ q trình phát triển cơng nghiệp và
KCN của Hưng Yên trong những năm gần đây thì quá trình này cũng đang gây ra
những sức ép không nhỏ đối với môi trường của tỉnh Hưng Yên và sức khỏe cộng
đồng.

Theo báo cáo của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn (CTR) trên địa bàn tỉnh về việc thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn, chất thải sinh hoạt và CTNH thì lượng chất thải được thu gom, vận
chuyển và xử lý trong năm 2010 cụ thể là 9456,09 tấn đối với chất thải rắn công
nghiệp; 1364,61 tấn đối với chất thải sinh hoạt; 734,18 tấn đối với CTNH. CTR
công nghiệp và CTNH xuất hiện gần như trong tất cả các loại hình sản xuất trên địa
bàn tỉnh.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp và CTNH gây ra đã và
đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Hưng Yên
hiện nay. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng CTNH trên địa
1
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

bàn tỉnh. Các CTNH khơng được xử lý an tồn sẽ tích tụ lâu dài trong mơi trường,
gây ơ nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và khơng khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Với mong muốn CTNH phát sinh trong hoạt động sống của con người (sản
xuất và sinh hoạt) trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng
được quản lý và xử lý triệt để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại
tỉnh Hưng Yên đến năm 2025” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng CTNH và hiện trạng quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.
- Đề xuất một số phương án quản lý tổng hợp CTNH tỉnh Hưng Yên đến năm

2025 phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải nguy hại: số lượng, thần phần CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên;
- Công tác quản lý CTNH: thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTNH
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Do địa bàn tỉnh Hưng Yên có nhiều Khu công nghiệp với quy mô lớn, CTNH
phát sinh từ các hoạt động sản xuất cơng nghiệp lớn với tính chất phức tạp và thành
phần CTNH đa dạng, vì vậy nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào hiện trạng và
công tác quản lý CTNH từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ đó
đề xuất phương án quản lý tổng hợp CTNH tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.
2.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Đề tài chọn tỉnh Hưng n làm địa bàn nghiên cứu chính vì hiện tại tỉnh Hưng
n có rất nhiều vấn đề ơ nhiễm do công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại công
nghiệp.
2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 5/2013 đến tháng 04/2015.
2
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nói trên, nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng CTNH và hiện trạng quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh
Hưng n.

- Tính tốn và dự báo khối lượng CTNH phát sinh của tỉnh Hưng Yên trong
tương lai.
- Đề xuất một số phương án quản lý tổng hợp CTNH đến năm 2025 phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh nhằm bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
CTNH có tính độc hại cao đối với mơi trường, do đó cần được quản lý một
cách nghiêm ngặt. Đã có các quy định từ Trung ương đến địa phương đối với công
tác này nhưng hiệu quả chưa cao. Do đó, trên cơ sở phân tích đánh giá những vấn
đề tồn tại trong công tác quản lý CTNH, đưa ra các giải pháp khắc phục để nhằm
xây dựng quy trình quản lý hiệu quả hơn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện được nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
* Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thơng tin, số liệu từ các nguồn tài
liệu có liên quan. Các nguồn tài liệu chính thức bao gồm tài liệu từ Sở TN&MT tỉnh
Hưng Yên cụ thể là từ Chi cục Bảo vệ môi trường; kết quả các cơng trình nghiên
cứu trong và ngồi nước; các nguồn sách báo, tạp chí; các tài liệu, kỷ yếu hội thảo
khoa học…
Từ các khu công nghiệp: Bộ phận môi trường của KCN là đầu mối của công
tác quản lý CTNH, từ đây ta có thể thu thêm các nội dung, số liệu và các thông tin
về CTNH và công tác quản lý CTNH như các thông tin về KCN, về kinh phí dành
cho cơng tác quản lý CTNH của KCN, về các hoạt động liên quan đến việc quản lý
CTNH.

3
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu



Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

* Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát thực tế:
Đây là một phương pháp thu thập thông tin, số liệu thơng qua thực tế tại các
nơi có phát sinh CTNH trên địa bàn nghiên cứu.
Để xác định khối lượng và thành phần CTNH phát sinh trong lĩnh vực công
nghiệp, y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tác giả luận văn đã kết hợp thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn được giao (thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất
của Sở Tài nguyên và Môi trường và việc xác minh các thông tin kê khai của doanh
nghiệp khi tiến hành đăng ký chủ nguồn thải CTNH) với việc điều tra khảo sát thực
tế tại các bệnh viện và trung tâm y tế các huyện, thành phố của tỉnh và các doanh
nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh cụ thể là từ năm 2010 đến nay đã khảo sát tại 250
đơn vị.
* Phương pháp xử lý số liệu:
Từ kết quả điều tra thu được, đề tài sử dụng phần mềm Excel để thống kê các
nguồn phát thải, lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả QLCTNH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Những số liệu
được thống kê và xử lý phù hợp với những nội dung của đề tài.
* Phương pháp dự báo tình hình phát sinh CTNH:
Các bước tiến hành để dự báo tình hình phát sinh CTNH thường thực hiện
theo trình tự sau:
- Bước 1: Nghiên cứu, phân tích kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2015 - 2025. Trên cơ cở các số liệu thu thập và nghiên cứu sẽ
xác định được tốc độ đơ thị hóa, xác định quy mô dân số, quy mô công nghiệp và các
loại hình cơng nghiệp dự kiến sẽ phát triển, các cơ sở y tế, cơng trình cơng cộng.
- Bước 2: Nghiên cứu, phân tích, xác định hiệu quả của cơng tác quản lý
CTNH của tỉnh Hưng Yên từ năm 2015 đến 2025.
- Bước 3: Áp dụng phương pháp dự báo các nguồn phát sinh CTNH. Dự báo

tình hình phát sinh CTNH từ năm 2015 đến 2025.
Căn cứ số liệu hiện trạng CTNH phát sinh hàng năm trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên, dựa trên tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2015-2025, trong đó cụ thể là tốc độ tăng trưởng của các ngành phát sinh CTNH chủ
4
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

yếu như: cơng nghiệp, Y tế, nơng nghiệp để dự đốn lượng CTNH phát sinh vào năm
2025, cơng thức tính tốn như sau:
Lượng chất CTR phát sinh được tính theo cơng thức
Gi= G0(1+q)i/365
Trong đó:
Gi, G0 là lượng CTRCN phát sinh trong năm thứ i và thứ 0, tấn/năm
q tốc độ tăng trưởng của các nghành,%

i số năm quy hoạch.

5
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI, QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CTNH
1.1.1. Các khái niệm
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về CTNH, trong phạm vi đề tài
học viên đưa ra những khái niệm mang tính chung nhất về CTNH.
1.1.1.1. Khái niệm CTNH
Theo chƣơng trình mơi trƣờng của Liên Hợp Quốc (UNEP): CTNH là các
chất thải (không bao gồm các chất phóng xạ) có khả năng phản ứng hóa học hoặc có
khả năng gây độc, gây cháy, ăn mịn, có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con
người hay môi trường khi tồn tại riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các chất khác.
Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA):
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các
tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng
những cách quản lý khác nó có thể:
- Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số
tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh;
- Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại hoặc
tương lai.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm CTNH được đề cập đến một cách chính
thức tại quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế quy định: “CTNH là
chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực
tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy
hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức
khỏe con người”.
Đến năm 2005, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với cách
diễn đạt rất ngắn gọn và súc tích tại Khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường 2005.
Theo đó, CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. [4]

6
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung tương
tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên
đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của CTNH.
1.1.1.2. Khái niệm niệm quản lý CTNH
Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định tại mục 1
Điều 3: quản lý CTNH gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu,
phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý
CTNH. Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau:
i) Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà nước có trách
nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những hoạt động liên quan trực tiếp đến
CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ.
ii) Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản lý Nhà nước
về bảo vệ mơi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể là:
các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về
quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm… các tổ
chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý… CTNH.
1.1.2. Nguồn gốc và phân loại CTNH
1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTNH
Do tính đa dạng của các loại hình cơng nghiệp, các hoạt động thương mại

tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà CTNH
có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất cơng
nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vơ tình hay cố ý. Có
thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 4 nguồn chính như:
- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi
toluene hay xelyene…).
- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại…)
- Từ hoạt động Y tế (các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (như việc sử dụng pin, dầu nhớt bôi trơn,
acqui các loại, các hoạt động nghiên cứu trong phịng thí nghiệm…)
7
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

Trong các nguồn thải nêu trên học viên tập trung vào đánh giá và đề xuất
phương án cho việc quản lý, xử lý CTNH cơng nghiệp, vì đặc thù tỉnh Hưng n là
tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp với các loại hình sản xuất cơng nghiệp khác nhau, do
vậy lượng phát sinh CTNH chủ yếu đến từ Công nghiệp và mỗi loại hình sản xuất
cơng nghiệp lại phát sinh các loại CTNH khác nhau.
1.1.2.2. Phân loại CTNH
Có nhiều cách để phân loại CTNH, nhưng nhìn chung đều theo 2 cách như sau:
 Dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính.
 Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật
1) Theo đặc tính:



Tính cháy (Ignitability):



Tính ăn mịn (Corossivity):



Tính phản ứng (Reactivity);



Tính độc hại (Toxicity).

Ngồi ra có một cách phân loại CTNH theo đặc tính khác được thể hiện như
sau dựa trên quan điểm những mối nguy hại tiềm tàng và các tính chất chung của
chúng, chia ra thành 9 nhóm:
-

Chất gây nổ.

-

Các chất khí nén, hóa lỏng hay hịa tan có áp.

-

Các chất lỏng dễ gây cháy.

-


Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất gặp

nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
-

Những tác nhân oxy hóa và các peoxit hữu cơ

-

Chất gây độc và chất gây nhiễm bệnh

-

Những chất phóng xạ

-

Những chất ăn mòn

-

Những chất nguy hại khác

2) Theo luật định:
Ở Việt Nam, để xác định chất thải có phải là CTNH hay khơng, có thể tham khảo
các quy định trong quy chế được ban hành theo quyết định 155/1999/QĐ – TTg của Thủ
Tướng Chính Phủ và Thơng tư số 12/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 14/4/2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH quy định Danh
8

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

mục CTNH theo 19 nhóm nguồn/dịng thải, thơng qua danh mục này, các chất thải được
tra cứu nhanh theo các nhóm dịng thải tương ứng. Các nhóm nguồn/dịng thải này bao
gồm:
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khống sản, dầu khí và than
02. Chất thải từ ngành sản xuất hố chất vơ cơ
03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
04. Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
05. Chất thải từ ngành luyện kim
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu
khác
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm
che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh
hoạt và công nghiệp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ
hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thơng vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác

17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy (propellant)
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
Theo cách này, các doanh nghiệp có thể tự tra cứu để kê khai các chất thải
phát sinh đặc trưng của ngành sản xuất, đồng thời nhờ đó, các nhà quản lý địa
phương cũng dễ dàng trong việc cấp Sổ chủ nguồn thải và quản lý các nguồn thải.
Tóm lại, ở nước ta hiện nay có hai cách xác định CTNH, đó là:

9
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngơ Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

 Xác định CTNH theo 19 nhóm nguồn và dịng thải chính trong Danh mục
CTNH ban hành (Thơng tư số 12/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 14/4/2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH);
 Xác định CTNH thơng qua phân tích các tính chất và thành phần nguy hại đối
với những chất thải rơi vào Cột Ngưỡng nguy hại (*) của Thông tư số 12/2011/TTBTNMT ban hành ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về quản lý CTNH hoặc một số chất thải như Phân loại của QCVN
07:2009/BTNMT quy định về phân định và phân loại CTNH.
Ngoài ra, trong thực tế, có một số CTNH do chủ nguồn thải tự kê khai và
công bố cũng được cơ quan quản lý môi trường chấp nhận khi đăng ký cấp Sổ chủ
nguồn thải CTNH.
1.1.3. Ảnh hƣởng của CTNH
1.1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chơn lấp các

CTNH khơng đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nước mặt
và nước ngầm. Ở Việt Nam những nguồn này thường được dùng làm nguồn nước
uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bất cứ sự ơ
nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ đối với nhân
dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng. Có khơng nhiều
những tài liệu về những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện tiêu huỷ CTNH
khơng hợp cách, và có ít kết quả quan trắc để đánh giá tác động thực tế. Tuy nhiên
những điều tra, khảo sát về CTNH, xem xét những tài liệu đã công bố và thảo luận
với những cơ quan Nhà nước khác nhau đã cho thấy rằng ở Việt Nam đang có nhiều
mối quan tâm về ơ nhiễm nước mặt và nước ngầm do công nghiệp. Không thể phân
lập CTNH đã làm trầm trọng hơn vấn đề quản lý CTR và nước thải vốn đã khá trầm
trọng, đồng thời cũng làm cho việc quản lý CTR khó khăn hơn do thiếu những hệ
thống quản lý CTR đô thị, mà riêng việc này cũng đã làm cho vấn đề ô nhiễm nước
mặt và nước ngầm gia tăng rồi.
Lĩnh vực quan tâm chính về chơn lấp CTNH liên quan đến những vấn đề sau:
- Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do CTNH trong một thời gian dài khơng được
kiểm sốt; chôn lấp tại chỗ; chôn lấp ở nơi chôn rác khơng có kĩ thuật cụ thể; hoặc
dùng để lấp các bãi đất trũng.
10
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

- Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không được
xử lý đầy đủ, hoặc là do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hay do việc
thải vào khí quyển những hố chất độc hại từ quá trình cháy, đốt các vật liệu nguy hại.
- Bản chất ăn mòn tiềm tàng của các hố chất độc hại có thể phá huỷ hệ thống

cống cũng như làm ngộ độc môi trường tự nhiên.
1.1.3.2. Ảnh hưởng đến xã hội
Như đã nêu ở trên, rất khó để đánh giá những tác động thực tế liên quan đến
ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do sự thiếu hụt các số liệu quan trắc. Tuy nhiên,
tổng quan tỉ lệ tử vong và bệnh trạng ở Việt Nam cho thấy mức độ cao bệnh tật có
liên quan đến việc cung cấp nước và vệ sinh, chủ yếu là vấn đề vệ sinh. Việc thải
các chất thải công nghiệp khơng được xử lý, thất thốt dầu và các hố chất khác do
sự cố vào các con sông và hệ thống cung cấp nước ngầm đã làm bẩn các nguồn
nước uống cũng như làm chết cá và sinh vật đáy vốn được nhân dân địa phương
đánh bắt sử dụng. Một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến những tác động đó được
hiểu như là kết quả của một số sự cố gây ô nhiễm, việc di chuyển dư lượng thuốc
trừ sâu khơng được kiểm sốt. Rủi ro tăng bệnh tật do ngộ độc kim loại và ung thư
do nhiễm các chất gây ung thư vẫn đang tồn tại. Tình trạng bệnh ung thư, bệnh tim,
nhiễm trùng hệ hô hấp và tiên hố, viêm da đang ngày một gia tăng.
Khơng khí

Hấp thu bởi
động thực vật

Hơi hoặc bụi

Chuỗi thức ăn

CTNH

Nước mặt

Uống

Nước ngầm


Xâm nhập
vào cơ thể
con người

Nước cấp

Hình 1.1. Sơ đồ các tuyến xâm nhập CTNH vào cơ thể con ngƣời

11
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

1.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÝ CTNH
Theo thứ tự ưu tiên, một hệ thống QLCTNH được thực hiện như sau:
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn;
- Thu gom lưu giữ và vận chuyển CTNH;
- Tái sinh, tái sử dụng;
- Xử lý;
- Chơn lấp;
Trình tự ưu tiên trong quản lý CTNH được thực hiện qua sơ đồ hình 1.2 dưới
đây. Mục đích là nhằm quản lý CTNH từ tất cả các loại hình cơng nghiệp, mà
CTNH chưa có hình thức xử lý tại địa bàn nào đó.

Hình 1.2. Trình tự ƣu tiên trong hệ thống quản lý CTNH
1.2.1.Giảm thiểu chất thải tại nguồn

Giảm thiểu chất thải tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản
xuất, thay đổi quy trình cơng nghệ sản xuất nhằm giảm lượng chất thải hay độc
tính của CTNH (Sản xuất sạch hơn).
 Cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất:
Công tác này nhằm giảm thiểu tối đa việc hình thành các sản phẩm lỗi và
có thể giảm đáng kể các nguyên phụ liệu dư thừa khơng cần thiết.
 Thay đổi q trình sản xuất
Đây là hình thức giảm thiểu chất thải được xem là ít tốn kém nhất. Các hình
thức thay đổi quá trình sản xuất bao gồm:
- Thay đổi nguyên liệu đầu vào;
12
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

- Thay đổi về kỹ thuật/ công nghệ;
- Cải tiến quy trình sản xuất;
- Điều chỉnh các thơng số vận hành;
Kỹ thuật giảm thiểu chất thải

Giảm thiểu tại nguồn
Tái sử dụng
(Sử dụng lại/Thu hồi)

Q trình mới (Sản
xuất sạch hơn/Cơng
nghệ sạch hơn)


Tái sử dụng
tại chỗ

Vận hành tốt, vệ
sinh công nghiệp
tốt, kỹ thuật và bảo
dưỡng tốt

Tái sử dụng
tại cơ sở

Thay đổi nguyên
liệu đầu vào

Thay đổi
cơng nghệ

Thay đổi
sản phẩm

Hình 1.3. Sơ đồ kỹ thuật giảm thiểu CTNH [11]
1.2.2. Thu gom, lƣu giữ và vận chuyển CTNH
 Thu gom, đóng gói và dán nhãn CTNH
Việc thu gom đóng gói sẽ làm giảm các nguy cơ cháy nổ, gây độc cho các
quá trình tiếp theo như lưu giữ và vận chuyển và nhận diện CTNH.
Thu gom đóng gói thường được thực hiện bởi chủ nguồn thải, có thể tận dụng
bao bì ngun liệu, hoặc các loại bao bì khác đảm bảo chất lượng bảo quản.
Việc dán nhãn CTNH được quy định rất kỹ theo TCVN 6706, 67072000 bao gồm các loại nhãn báo nguy hiểm và các loại nhãn chỉ dẫn bảo quản.
 Lưu giữ CTNH

Việc lưu giữ CTNH tại nguồn hay tại nơi tập trung CTNH là một việc làm cần
thiết. Trong quá trình lưu giữ, các vấn đề cần quan tâm:
- Lựa chọn vị trí kho lưu giữ;
- Ngun tắc an tồn khi thiết kế kho lưu giữ;
- Vấn đề khi phải lưu trữ ngồi trời;
13
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngơ Xn Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

- Thao tác vận hành an toàn tại kho lưu giữ;
- Bố trí trong kho lưu giữ;
- Cơng tác an tồn vệ sinh
 Vận chuyển CTNH
CTNH được vận chuyển từ nơi lưu giữ đến nơi xử lý là việc không thể tránh
khỏi. Do đó việc quan tâm hàng đầu trong quá trình vận chuyển là đảm bảo tính
an tồn trong suốt lộ trình vận chuyển.
Lộ trình vận chuyển phải thực hiện sao cho ngắn nhất tránh tối đa các sự cố
giao thông và tránh các sự cố ô nhiễm môi trường trên đường đi, và rút ngắn tối
đa lượng thời gian nếu có thể.
1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTNH HIỆN NAY
1.3.1. Tình hình QLCTNH trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức đăng
ký tồn cầu về hố chất độc tiềm tàng), IPCS (chương trình tồn cầu về an tồn hố
chất) WHO (Tổ chức Y tế thế giới)... xây dựng và quản lý các dữ liệu thơng tin về
an tồn hố chất.
Tuỳ từng điều kiện KT - XH và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùngvới

nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải của riêng
mình. Cũng cần nhấn mạnh rằng các nước phát triển trên thế giới thường áp dụng
đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải, trong đó có CTNH, tỷ lệ xử lý CTR
bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học, hóa/lý, sinh học, chơn lấp,.... Qua số
liệu thống kê một số nước trên thế giới cho thấy rằng, Nhật Bản là nước sử dụng
phương pháp thu hồi CTR với hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thuỵ Sỹ (33%),
trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp lại sử dụng phương pháp
xử lý vi sinh nhiều nhất (30%),... Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh nhiều nhất trong việc quản lý CTR là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc 84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%). Dưới đây là những mơ tả tổng quan về
tình hình QLCTNH tại một số nước trong khu vực và thế giới. [17,18]
 Trung Quốc
Với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng lại một phần đáng kể CTNH, còn
lại chất thải được thải vào nước và đất. Biện pháp xử lý thông thường là đưa vào
các bãi rác hở, tuy nhiên có một số hố chơn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn CTNH của
14
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

các khu vực kinh tế, một số xí nghiệp có khả năng xử lý tại chỗ. Trung Quốc cũng
đã đề ra Luật kiểm sốt và phịng ngừa nhiễm bẩn do CTR (1995), trong đó quy
định các ngành cơng nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải,... đồng
thời phải đăng ký việc chứa đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải, liệt kê các chất thải từ
các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành cơng nghiệp hố chất.
 Thái Lan
CTNH tại Thái Lan đã được đưa vào hệ thống xử lý trung tâm với công nghệ
xử lý thấp, hệ thống xử lý này được vận hành từ năm 1998 và phương thức xử lý

chủ yếu là xử lý hoá/lý ổn định và chơn lấp an tồn cùng với hệ thống phối trộn hữu
cơ (cho đốt trong lò xi măng). [16]
 Hà Lan
Việc xử lý chất thải của Hà Lan được sự tham gia tổng lực của chính quyền,
xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. CTNH được xử lý bằng nhiều cách
khác nhau, trong đó phần lớn được thiêu huỷ, một phần được tái chế. Hàng năm, Hà
Lan có tới hơn 20 triệu tấn chất thải 60% trong số này được đổ ở các bãi chứa, phần
còn lại được đưa vào các lò thiêu huỷ hoặc tái chế. [18]
1.3.2. Tình hình quản lý CTNH ở Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, lượng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất
lớn đối với công tác BVMT. Theo kết quả thống kê, năm 2009, theo báo cáo của
35/63 tỉnh, thành phố, lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng
700 nghìn tấn. Năm 2009, lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các
đơn vị hành nghề QLCTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép là hơn 100
nghìn tấn (chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong tổng lượng phát sinh). Phát sinh CTNH
rất đa dạng về nguồn và chủng loại trong khi cơng tác phân loại tại nguồn cịn yếu
dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và xử lý. Chất thải công nghiệp tại Việt
Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải, trong số đó, CTNH chiếm
khoảng 18% tổng số chất thải cơng nghiệp. CTNH cịn phát sinh từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp như các vỏ chai lọ hóa chất, phân bón, thuốc BVTV,... Trong
hoạt động y tế, lượng CTR y tế phát sinh hiện vào khoảng 350 tấn/ngày trong đó
CTR y tế nguy hại chiếm tỉ trọng khoảng 20 - 25% tổng lượng phát sinh trong các
cơ sở y tế. Đó là chất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể,

15
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu



Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

vật sắc nhọn, chất thải hóa học, dược phẩm, chất thải phóng xạ và các bình áp suất
có khả năng cháy nổ. [1]
Bảng 1.1. Lƣợng CTNH phát sinh theo ngành chính ở Việt Nam [1]
Ngành
Khối lƣợng (tấn)
Cơng nghiệp nghẹ
60.000
Hóa chất
45.000
Cơ khí luyện kim
26.000
Y tế
10.000
Từ chất thải sinh hoạt đô thị
5.000
Chế biến thực phẩm
4.000
Điện, điện tử
2.000
Tổng cộng
152.000
Theo dự báo, tổng lượng CTNH phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 1,55 triệu tấn,

STT
1
2
3
4

5
6
7

năm 2020 khoảng 2,8 triệu tấn. Do lượng phát sinh CTNH ngày càng gia tăng, nếu
khơng có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm sốt như vận chuyển
trái phép hoặc xử lý khơng an tồn về mơi trường.
Bảng 1.2. Các loại CTNH chính ở Việt Nam cần đƣợc giám sát đặc biệt [11]
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Loại chất thải

Các đặc tính
Chất thải PCB
Độc hại
Bùn chứa kim loại nặng
Độc hại
Các dung môi chứa Halogen
Độc hại
Các dung môi không chứa Halogen
Độc hại
Chất thải thuốc BVTV
Độc hại
Các phẩm màu và hướng hương liệu
Độc hại
Sơn và các loại nhựa tính nhân tạo cao
Độc hại
Các dung mơi
Độc hại
Axít và kiềm
Ăn mịn
Các chất tẩy rửa
Ăn mòn
Rác thải hữu cơ
Sinh học
Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa
Sinh học
Vải đồ dệt
Cháy
Lơng
Cháy
Dầu và dầu mỡ

Cháy
Chất thải chứa dầu
Cháy
Dầu thải
Cháy
Chất thải y tế
Độc hại
Hiện nay, tổng công suất xử lý của các chủ hành nghề QLCTNH chỉ đáp ứng một

phần lượng CTNH phát sinh. Một số đơn vị còn thiếu hiểu biết hoặc chưa cập nhật đối
16
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

với các quy định về phương tiện vận chuyển CTNH chuyên dụng, các loại hình cơng
nghệ xử lý chất thải ở trong và ngồi nước, rất khó khăn cho việc lựa chọn cơng nghệ
thích hợp để lắp đặt tại cơ sở xử lý. Ngoài ra, các đối tượng hành nghề này chưa có các
hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ liên quan đến các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho
việc hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH. Đồng thời các quy định/quy chuẩn kỹ
thuật liên quan đến hoạt động hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH tuy đã được ban
hành nhưng còn thiếu và chưa đầy đủ.
Bảng 1.3. CTNH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 [1]
(Đơn vị: tấn/ngày)
CTR cơng nghiệp
STT
Loại đơ thị

Tỉnh/thành phố
nguy hại
1
TP.Hồ Chí Minh
4.606,12
Đặc biệt (Đô thị loại I –
2
Thành phố trực thuộc
Đà Nẵng
83,07
Trung ương)
3
Cần Thơ
27,25
4
Đắc Lắc
9,46
5
Khánh Hịa
441,80
Tỉnh có đơ thị loại I
6
Lâm Đồng
10,57
7
Bình Định
121,53
8
Đồng Nai
990,07

9
Tiền Giang
62,3
Tỉnh có đơ thị loại II
10
Gia Lai
18,98
11
Bà Rịa – Vũng Tàu
274,1
12
Sóc Trăng
30,98
13
Ninh Thuận
17,52
Tỉnh có đơ thị loại III
14
Kon Tum
2,1
15
Bình Dương
830,38
Thực tiễn đã xảy ra nhiều vấn đề nóng, bức xúc tại các địa phương về CTNH, Bộ
TN&MT phải trả lời trước Quốc hội, Chính phủ, báo chí… và phải có trách nhiệm đơn
đốc nhưng khơng có đầy đủ thông tin, số liệu về công tác QLCTNH của các địa
phương và các doanh nghiệp, ví dụ như Tổng cục Mơi trường hiện khơng có đầy đủ
thơng tin về tình hình thu phí quản lý CTR của các địa phương.
1.3.2.1. Khung thể chế trong việc QLCTNH tại Việt Nam
Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nước, trong đó có CTNH, cần

có một hệ thống cơ quan QLNN tương ứng từ trung ương tới địa phương. Cần có sự
phân cơng, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành và các
cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, cơng
việc này khơng chỉ có một cơ quan nào đó làm được mà địi hỏi có nhiều ngành, nhiều
17
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


Đề tài: Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật BVMT năm 2014 đã quy định trách nhiệm
QLNN về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý CTR và CTNH thống nhất từ trung
ương tới địa phương.
a) Bộ TN&MT
Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức năng
QLNN về BVMT trong đó có lĩnh vực QLCTR và CTNH, gồm những nhiệm vụ cụ thể
như sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh,
dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của
Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án
theo phân cơng của Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát
triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các
dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị,
thông tư; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ KH&CN
cơng bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau;
chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt; thơng tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn,

kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và
thẩm định thiết bị, cơng trình xử lý chất thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy
phép về môi trường.
b) Cấp địa phương
Tại các địa phương, theo quy định tại Luật BVMT 2014 quy định trách nhiệm
QLNN về BVMT của UBND các cấp, trong đó có nhiệm vụ QLNN về CTR và
CTNH, thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện QLNN về BVMT, trong đó có
quản lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; UBND cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm
vụ QLNN về BVMT trên địa bàn huyện và UBND cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm
vụ QLNN về BVMT trên địa bàn xã.
Tương tự như các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Xây dựng,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơng an tỉnh (phịng PC 49), Sở Giao thơng
18
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Học viên: Ngô Xuân Hiếu


×