Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại Công ty
vận tải hàng hóa đường sắt
1.1.Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại công ty
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định hữu hình
TSCĐ là những tư liệu lao động có vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi
vốn dài, chúng có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất kinh doanh.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (Số 03 – TSCĐ hữu hình) TSCĐ phải có đủ
cả 4 tiêu chuẩn sau :
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
- Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
- Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên
1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình
Để giúp cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ được thuận lợi hơn thì TSCĐ
phải được phân loại thành từng loại, từng nhóm cụ thể. Có một số cách phân loại
sau đây :
- Theo hình thái biểu hiện : Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của
doanh nghiệp được chia thành 2 loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Trong đó TSCĐ HH bao gồm :
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc thiết bị
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ Thiết bị dụng cụ quản lý
+ TSCĐ khác
- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Căn cứ vào quyền sở hữu các TSCĐ
của doanh nghiệp được phân chia thành:
+ Tài sản cố định tự có là TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn liên doanh. Đây là những tài
sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
+ Tài sản cố định thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp phải đi thuê
để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy
theo điều khoản của hợp đồng thuê tài sản mà TSCĐ đi thuê được phân
thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê lao động.
- Phân loại TSCĐ HH theo tình hình sử dụng :
+ TSCĐ HH đang dùng
+ TSCĐ HH chưa cần dùng
+ TSCĐ HH không cần dùng và chờ thanh lý.
Tại Công ty vận tải hàng hoá đường sắt TSCĐ HH của công ty được phân loại
đúng theo chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành, TSCĐ HH chủ yếu bao gồm :
+ Nhà cửa, vật kiến trúc : gồm các văn phòng làm việc giao dịch ở công ty,
các xí nghiệp trực thuộc công ty, các nhà ga, …
+ Máy móc thiết bị : gồm các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và các
thiết bị văn phòng …
+ Phương tiện vận tải : các phương tiện phục vụ cho kinh doanh như các đầu
máy, toa xe và các xe ô tô phục vụ cho văn phòng
+ Thiết bị dụng cụ quản lý
+ TSCĐ khác
Công ty vận tải hàng hoá đường sắt sử dụng các tài khoản sau để hạch toán TSCĐ :
TK 211: TSCĐ hữu hình.
TK 2111: Nhà cửa vật, kiến trúc
TK 2112: Máy móc,thiết bị
TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý
TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc
TK 2118: TSCĐ khác
1.2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình của công ty
Bảng 1.1: Tăng, giảm TSCĐ HH phát sinh trong năm 2009
ĐVT : VNĐ
Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến
trúc
Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Dụng cụ quản lý TSCĐ khác
Nguyên giá TSCĐ
+Số dư đầu kỳ
-Mua trong kỳ
72.186.048.306
25.333.000
121.046.312.661
59.470.455
1.657.352.105.985
856.185.564
7.485.609.759
111.890.909
268.513.000
-XDCB hoàn thành
-Tăng khác
-Giảm trong kỳ
+Số cuối kỳ
Giá trị đã hao mòn LK
+Số đầu kỳ
-Khấu hao trong kỳ
-Tăng khác
-Giảm trong kỳ
+Số cuối kỳ
G/trị còn lại của TSCĐ
+Tại ngày đầu kỳ
+Tại ngày cuối kỳ
84.000.271
1.843.824.752
(13.682.000)
74.125.524.329
38.043.521.475
1.345.620.557
603.727.425
(56.176.706)
39.936.692.751
34.142.526.831
34.188.831.578
198.056.203
(763.326.522)
120.540.512.797
56.467.923.299
2.540.308.206
1.964.661.705
(646.675.790)
60.326.217.402
64.578.389.362
60.214.295.377
1.161.973.979
(523.910.087)
1.658.846.355.441
1.245.922.799.882
18.666.628.443
269.337.258
(2.646.152.320)
1.262.212.613.263
411.429.306.103
396.633.742.178
(414.988.473)
7.182.512.195
6.133.449.930
300.844.570
185.744.845
(506.004.574)
6.114.034.771
1.352.159.829
1.068.477.424
(268.513.000)
233.987.875
6.026.760
(239.567.760)
446.875
34.525.125
(446.875)
Trên đây là tình hình biến động tài sản cố định hữu hình của Công ty vận tải
hàng hóa đường sắt trong năm 2009. Do đặc thù kinh doanh của Công ty vận tải
hàng hoá đường sắt nên tài sản cố định hữu hình của công ty có giá trị rất lớn
Sau đây em xin trích “chi tiết tăng, giảm TSCĐ” của công ty trong năm
2009
Bảng 1.2: Chi tiết tài sản cố định giảm
STT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại Lý do
1 03 tài sản thanh lý 78.033.727 0 Thanh lý nhượng
bán
2 1 đầu máy D4H 1.936.530.000 0 Thanh lý nhượng
bán
3 Máy photocopy 48.000.000 0 Thanh lý nhượng
bán
4 Máy cắt đột 246.090.000 0 Thanh lý nhượng
bán
5 Máy nén khí 60.070.000 0 Thanh lý nhượng
bán
6 Máy tiện 15.600.000 0 Thanh lý nhượng
bán
Bảng 1.3: Chi tiết tài sản cố định tăng
STT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại Lý do
1 2 bộ thiết bị giám sát an toàn đuôi 279.148.722 279.148.222 Mua mới
2 Trạm biến áp 225.973.375 225.973.375 Mua mới
3 Ôtô Honda Civic 1.8 i-VTEC The Playful 486.700.000 486.700.000 Mua mới
4 Máy photocopy 45.000.000 45.000.000 Mua mới
5 Nhà bảo vệ ga Xuân Giao 44.159.702 44.159.702 Xây mới
6 Máy quay phim kỹ thuật số 21.436.364 21.436.364 Mua mới
7 2 bộ máy tính và máy in 23.974.200 23.974.200 Mua mới
8 Nâng cấp 2A Khâm Thiên 459.986.909 459.986.909 Nâng cấp
9 1 cầu truyền tải xe nâng hàng 28.571.428 28.571.428 Mua mới
1.3. Tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình trong công ty
Đối với Công ty vận tải hàng hóa đường sắt thì người có quyền ra quyết định
liên quan đến quyết định đầu tư, thanh lý, nhượng bán, … về tài sản cố định hữu
hình đó là Tổng Giám đốc của công ty “ông Bùi Tấn Phương”. Khi một bộ phận
công ty có nhu cầu mua sắm, thanh lý, nhượng bán … tài sản cố định thì bộ phận
có nhu cầu sẽ lập phiếu đề nghị trình lên Tổng Giám đốc công ty. Nếu Tổng giám
đốc đồng ý phê duyệt phiếu đề nghị, Tổng giám đốc sẽ ra quyết định thành lập tổ
tư vấn. Tổ tư vấn tiến hành chọn đối tác cho công ty và hai bên tiến hành các thủ
tục cần thiết để ký kết hợp đồng.
Ngoài ra còn có nhiệm vụ của phòng Tài chính kế toán – kiểm thu của công
ty đó là :
Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng
giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận
sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thương
xuyên việc bảo quản TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ.
Tính toán và phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ.