Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phần mềm microsoft excel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 41 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Điện Biên Đơng
Tác giả sáng kiến: Lương Quang Tuệ
Đơn vị: Trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông
STT Họ tên tác Ngày/tháng/ Nơi cơng Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) Ký tên
giả

năm sinh

tác (hoặc

chun đóng góp

nơi ở)

mơn

vào việc
tạo ra
sáng kiến


1

Lương
Quang Tuệ

Chiềng
10/06/1987 Sơ, huyện


Điện Biên

Giáo
viên

Đại học

100%

Đông

I. Đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh học
tốt phần mềm Microsoft Excel tại phòng máy trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ”
Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn tin học tại phịng máy trường PTDTBT
THCS Chiềng Sơ.
II. Mơ tả giải pháp:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Chương trình bảng tính Excel được học sinh tiếp cận vào năm lớp 7. Để sử
dụng các kĩ năng đơn giản thực hành trên máy tính trước hết cần học và thực hành
trực tiếp trên phịng máy và cần phải có các giải pháp tốt để quản lý máy tính
giám sát và tác động đến học sinh theo định hướng của người dạy. Trong trường


PTDTBT THCS Chiềng Sơ có cài đặt phần mềm quản lý phịng máy NetSupport
Shool dựa vào đây người dạy có thể kết hợp nhiều giải pháp để quản lý và tương
tác với học sinh bằng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triểm năng lực
khai thác sử dụng dữ liệu trên máy tính đặc biệt là chương trình bảng tính.
Giải pháp đang được áp dụng tại trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ, nhờ
vào phần mềm này giúp giáo viên quản lý, giám sát và tương tác với học sinh để
học sinh sử dụng phần mềm Excel để tìm hiểu mở rộng kiến thức như bằng hình

ảnh mơ tả lệnh tiếng anh, hỗ trợ nhớ các lệnh bằng tiếng anh tạo tiền đề học sinh
cập nhật kịp công nghệ hiện đại 4.0. Ở đây học sinh có thể dễ dàng nắm bắt kiến
thức dựa trên thao tác thực hành trực tiếp trên máy tính với sự tương tác thích
hợp từ giáo viên nhờ sự hỗ trợ của phần mềm.
Yêu cầu sử dụng giải pháp phải cài đặt phần mềm NetSupport là hệ thống
máy tính phải kết nối mạng nội bộ (LAN), ở đây phần mềm kết nối giữa các
máy tính học sinh (Máy trạm- Client) và máy giáo viên (Máy chủ- Sever). Giáo
viên sử dụng máy chủ với chế độ cài đặt là Tutor để giao tiếp, quan sát và quản
lý với các máy trạm là máy học sinh cài với chế độ là Student. Giao tiếp này có
thể kết nối 10- 10000 máy với giao diện thân thiện, quản lí, tác động và giám sát
tối ưu từ máy Tutor tới các máy Student. Người dùng có thể sử dụng trong các
chương trình từ tiểu học, trung học tới đại học… rất tích cực trong việc kết nối
các máy tính.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Để học sinh thực hành tốt phần mềm Excel trong chương trình lớp 7 trong
trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ, giúp học sinh có một cách chung sử dụng
các phần mềm máy tính đơn giản khác dựa trên các thao tác thực hành trực tiếp
từ chương trình Excel đã được học, bắt kịp cơng nghệ 4.0, từ đó dựa trên hình
ảnh và ngôn ngữ tiếng anh của phần mềm giúp học sinh nhớ thêm các từ tiếng
anh thông dụng trong máy tính (đối với các phần mềm máy tính đều mặc định
ngôn ngữ là tiếng anh nhằm giúp học sinh học và nhớ từ mới).


Để học sinh có kĩ năng tốt trong Excel và sử dụng quen hệ điều hành
windows thì phải học trên phịng máy tính thường xun với nhiều máy tính và
với số lượng lớn học sinh mà giáo viên vẫn giám sát, tương tác với học sinh
một cách đơn giản mà khơng cần tới vị trí các máy học viên. Khi cài đặt phần
mềm NetSuport School với chế độ Tutor đối với máy giáo viên và Student với
các máy học viên, giáo viên cùng học viên có thể theo dõi trực tiếp màn hình các
máy Student trên màn hình máy Tutor được chiếu lên máy chiếu giúp các học

viên có thể tham khảo, nhận xét và trợ giúp nhau, giáo viên có thể tác động trực
tiếp lên máy học viên bằng nhiều cách tạo lên phòng học trao đổi với nhau một
cách đa chiều giúp phát triển năng lực người học khai thác dữ liệu rộng lớn trên
máy tính theo kịp thời đại 4.0 chuẩn bị tiếp cận với công nghệ 5.0.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp đã được áp dụng thực tế trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ. Giải
pháp có thể áp dụng cho tất cả các phịng máy tính trong tất cả các trường học
tiểu học, THCS, THPT, Đại học, các hội nghị, cuộc thi chứng chỉ quốc tế …
nhằm hỗ trợ học tập khai thác dữ liệu đa dạng trên máy tính khơng riêng gì tin
học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có);
và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
Người dạy (hay người quản lí, giám sát ..) có thể quan sát, tương tác và
giao tiếp một cách trực tiếp tới các máy học viên, quản lý triệt để được dữ liệu
học viên sử dụng theo yêu cầu nhằm định hướng theo hướng đi của người dạy.
Người học đặc biệt là học sinh được học và thực hành các vấn đề trực tiếp
trên máy tính, và được định hướng giúp đỡ sửa lỗi nhờ các học sinh khác hoặc
giáo viên ngay từ đầu tạo cho học sinh nắm bắt và lĩnh hội được kiến thức, tự
thực hành khám phá máy tính, khai thác dữ liệu dựa vào máy tính, khắc phục
nhược điểm nhớ từ và học tiếng anh trên hệ điều hành windows và các ứng dụng


thay thế bằng hình ảnh gợi mở trên các phần mềm thu hút các em tích cực tới
trường và yêu thích các mơn học, phát triển năng lực và bắt kịp thời đại 4.0.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có).
Tơi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.

Chiềng Sơ, ngày 04 tháng 06 năm 2020
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(ký, ghi rõ họ tên)

Lương Quang Tuệ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chiềng Sơ, ngày 04 tháng 06 năm 2020
BÁO CÁO
Tóm tắt nội dung, bản chất, hiệu quả sáng kiến
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phần mềm
Microsoft Excel tại phòng máy trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ”.
- Tên cá nhân thực hiện: Lương Quang Tuệ
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ cuối tháng 8/2016 đến nay
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Microsoft Excel là một chương trình xử lý bảng tính, nó rất cần thiết cho
các công việc hàng ngày liên quan đến bảng tính ví dụ như bảng điểm, bảng tính
tiền lương, giá vật liệu, tính tiền hàng hóa… phần mềm có tác dụng làm giảm
cơng sức tính tốn của con người bằng cách hỗ trợ tự động một số cách tính như
cơng thức và hàm dùng để tính tự động một cách nhanh nhất và tối ưu hóa thời
gian cho người dùng, ngồi ra cịn lập trình với Excel nâng cao hỗ trợ khai thác
xử lý dữ liệu hữu ịch.
Chương trình bảng tính Excel là chương trình giúp học sinh lớp 7 bước đầu
học tin học hiểu được sâu hơn lợi ích của máy tính trong bước đầu tiếp xúc, tiếp
cận được cách thức làm việc theo quy trình, thực hiện cơng việc đồng loạt khoa
học dựa trên bước đầu sử dụng công thức và hàm trong Excel. Là tiền đề cho
khai thác sử dụng các phần mềm ứng dụng sau này về lập trình, dữ liệu trên máy
tính. Giúp học sinh làm quen với hệ điều hành và định hướng dần cho người học
một cách chung về sử dụng các phần mềm sau này.
Trong quá trình học sử dụng phần mềm đa dạng bằng chủ yếu là ngôn ngữ

tiếng anh và nhiều thao tác phức tạp nếu như không được thực hành trực tiếp thì
là một bất lợi lớn cho việc nhớ cách thực hiện là các thao tác kết hợp cách từ
tiếng anh lẫn hình ảnh qua máy chiếu làm giảm hiệu quả của việc giảng dạy,
nhưng thực hành trên phòng máy với số lượng học viên và số lượng máy tính


lớn rất bất tiện cho việc đi lại giám sát hỗ trợ cho các học viên trong lớp kịp thời
vì thời gian có hạn.
Giải pháp này tăng cường thời gian học sinh học thực hành trên máy tính
trong phịng tin học khai thác trực tiếp chương trình Excel và khai thác kiến
thức bằng nhiều phần mềm hỗ trợ khác để học sinh đạt được một khối lượng
kiến thức lớn một cách chủ động và là tiền đề cho việc cập nhật thời đại công
nghệ 4.0 hướng tới 5.0.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Phần mềm Excel trong Tin học lớp 7 trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ.
3. Mô tả sáng kiến:
“Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phần mềm Microsoft Excel tại
phòng máy trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ” nhằm giúp học sinh thực hành
tốt phần mềm Excel trong chương trình lớp 7 trong trường PTDTBT THCS
Chiềng Sơ, giúp học sinh có một cách chung sử dụng các phần mềm máy tính
đơn giản khác dựa trên các thao tác thực hành trực tiếp từ chương trình Excel đã
được học, bắt kịp cơng nghệ 4.0, từ đó dựa trên hình ảnh và ngôn ngữ tiếng anh
của phần mềm giúp học sinh nhớ thêm các từ tiếng anh thơng dụng trong máy
tính (đối với các phần mềm máy tính đều mặc định ngôn ngữ là tiếng anh nhằm
giúp học sinh học và nhớ từ mới).
Giáo viên có thể dạy trên phịng máy tính thường xuyên với nhiều máy tính
và với số lượng lớn học sinh mà vẫn giám sát, tương tác với học sinh một cách
đơn giản mà không cần tới vị trí các máy học viên. Giáo viên có thể khóa chuột,
bàn phím của máy học sinh, chiếm quyền sử dụng màn hình của học sinh bằng
cách chiếu màn hình của máy cài chế độ Tutor để hướng dẫn chi tiết hơn cho 1

hay nhiều học sinh; gửi và thu các bài tài liệu test nhanh bằng lý thuyết hay thực
hành ln cho học sinh; chiếu màn hình tất cả các máy cài chế độ Student lên
màn máy Tutor và máy chiếu để học sinh và giáo viên cùng quan sát nhận xét và
giúp đỡ nhau trực tiếp trong lớp học.


4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Giáo viên từ một máy chủ có kết nối tới tất cả các máy trạm (máy của học
sinh), ở đây giáo viên có thể quan sát, quản lý và sử dụng tất cả các máy của học
sinh cũng có nghĩa là học sinh có thể quan sát và phát hiện ra lỗi của máy tính
các bạn học sinh khác cùng với giáo viên khi màn hình máy trạm được chiếu lên
màn hình máy chủ chiếu lên máy chiếu phòng tin học. Qua chức năng của phần
mềm thì học sinh có thể tương tác lại bằng cách cầu cứu gửi tới máy chủ, máy
chủ phản hồi lại bằng cách trả lời, hoặc điều khiển trực tiếp màn hình máy trạm
hướng dẫn hay sửa lỗi cho học sinh, tương tác và xem được kết quả một cách tự
động bằng hệ thống trắc nghiệm có sẵn mẫu chỉ việc thay đổi nội dung phù hợp
với môn học.
Học sinh được học trực tiếp trên phịng máy tính tự khám phá và khai thác
dữ liệu theo định hướng phát triển năng lực người học, tự hình thành dần các kĩ
năng sử dụng máy tính cũng như các phần mềm máy tính.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Ứng dụng vào hướng dẫn sử dụng và khai thác các phần mềm, dữ liệu trên
máy tính, các buổi hội nghị, …
6. Kiến nghị, đề xuất:
Phòng GD&ĐT tạo điều kiện áp dụng các giải pháp tương tự để tạo cơ hội
cho học sinh được học trực tiếp trên máy tính, học sinh hình thành được tiền đề
tự khai thác máy tính cũng như các phần mềm ứng dụng trên máy tính nhằm tiếp
cận cơng nghệ 4.0 và chuẩn bị tới công nghệ 5.0.
Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị


Chiềng Sơ, ngày 04 tháng 06 năm 2020
NGƯỜI BÁO CÁO
(ký, ghi rõ họ tên)



Phần I.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phần mềm
Microsoft Excel tại phòng máy trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ”
- Cơ sở lý luận:
Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay cịn
gọi thời đại cơng nghệ 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp này liên quan tới các
lĩnh vực công nghệ hệ thống vật lý không gian mạng, internet và hệ thống mạng
internet với phạm vi rộng khắp lên tất cả các ngành, và lĩnh vực trong đời sống.
nó đã tác động lớn và làm thay đổi tới cuộc sống hàng ngày của con người như
chúng ta đã trải nghiệm đã thấy và đã biết.
Tiếp cận công nghệ thông tin hiện nay đang là bước đầu tiếp cận với công
nghệ 4.0, đây cũng là nhu cầu thiết thực và thiết yếu của ngành công nghệ thông
tin với nhu cầu của con người. Đặt ra kiến thức về công nghệ thông tin là rất
quan trọng.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp từ lần thứ 3 và đặc biệt lần thứ 4 này
thì Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng tới công nghệ thông tin. Ngành
giáo dục đã được cập nhật và trang bị ứng dụng công nghệ thông tin một cách
mạnh mẽ và thay đổi một cách đáng kể, yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông
tin là thiết yếu và thường xuyên. Học sinh đã được tiếp cận thực tiễn với tin học
từ mầm non dần bằng các phần mềm ứng dụng để học tập, môn tin học được
đưa vào giảng dạy ngay bắt đầu từ tiểu học trở lên.
Chương trình bảng tính Microsoft Excel là chương trình vơ cùng hữu ích và

cần thiết nó được sử dụng rộng dãi trên thế giới. Dữ liệu được trình bày thơng
tin cơ đọng dưới dạng bảng dễ so sánh và tính tốn phổ biến, vẽ các biểu đồ
minh họa số liệu trên thực tế. Ứng dụng bảng tính vơ cùng cần thiết trong các


công việc hàng ngày như bảng điểm, bảng lương, bảng tính tiền, bảng giá, bảng
chấm cơng… Chương trình bảng tính Excel đã được đưa vào môn tin học ngay
từ lớp 7 trong trường THCS để học sinh làm quen với cơng việc tính tốn bằng
cơng thức và hàm, làm quen với cách làm việc khoa học bằng máy tính với số
lượng lớn để nhận thấy sự tiện lợi hay lợi ích của máy tính, làm quen dần với
cách sử dụng phần mềm ứng dụng đơn giản tiện lợi khác và thông thạo cách sử
dụng hệ điều hành hơn.
- Cơ sở thực tiễn:
Ở các xã vùng khó khăn đặc biệt như xã Chiềng Sơ phịng máy tính ngồi
tác dụng cho học sinh tiếp cận và khai thác sử dụng dữ liệu, làm quen với cơng
nghệ thơng tin cịn thu hút, tạo hứng thú cho học sinh tới trường, tới lớp đi học
chuyên cần.
Thực tại khi học sinh lên phòng máy (Phòng máy của trường Phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở Chiềng Sơ gồm 20 máy tính học sinh và 1 máy
tính dành cho giáo viên) một tới hai học sinh ngồi chung một máy tính, khi đó
số lượng máy tính trong một phịng là khá nhiều, và sự thu hút học sinh vào các
ứng dụng, game và thậm chí là các bộ phận cơ bản của máy tính là khá lớn chỉ
cần lơ là một chút là không thể nắm bắt kịp định hướng của giáo viên để khám
phá và tìm hiểu máy tính theo nội dung đang học được. Tình trạng này chiếm
gần như 100% học sinh trong lớp.
Qua giảng dạy thực tế và tham khảo tiết dạy của các đồng nghiệp tôi nhận
thấy giáo viên dạy thực sự đến tiết thực hành mới đưa học sinh lên phịng máy,
trong khi đó học sinh của Điện Biên Đông ta là huyện vùng cao, đa số các em
đều hạn chế về học tiếng anh, vì vậy khi một tiết lý thuyết khơng dạy trên phịng
máy u cầu học sinh nhớ được các bước thực hiện và các nút lệnh bằng tiếng

anh, đến màu sắc hình ảnh trong phần mềm Excel trong khi giáo viên cũng chỉ
cùng hướng dẫn trên máy chiếu được một tới vài lần, mà học sinh có thói quen
ghi lại chứ rất khó để vẽ lại, thời gian đợi tiết thực hành có khi đến hàng 1,2 tuần
vậy đến tiết thực hành nhớ được hết cũng rất khó. Đến tiết thực hành thì giáo


viên một mình phải quan sát kĩ tới tất cả màn hình máy tính của tất cả học sinh
trong lớp, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn điều này khiến thầy cô phải chạy đi,
chạy lại rất vất vả và thời gian chỉ có 45 phút đơi khi khơng thể bao quát hết
được học sinh do vậy thầy cô cũng hạn chế cho các em học trên phòng máy.
Trên thực tế trước đây tôi đã từng tới các quan nét để học tập và giải trí và
đã từng cài đặt phần mềm quản lý đơn giản để theo dõi và tính tiền máy. Cộng
thêm kiến thức tơi tìm hiểu thêm trên mạng, tơi nhận thấy có rất nhiều phần
mềm ứng dụng có thể cài đặt để quản lý phịng máy có tác dụng theo dõi, giám
sát, hạn chế, truy cập và tương tác giữa máy giáo viên với các máy học sinh từ
phần cứng tới phầm mềm như: NetSupport School, NetOp School, quản lý lớp
học thông minh ITALC, NetOp Vision Pro, Edu – Assistant, … và một số phần
mềm dùng trong quản lý quán game đơn giản như Netcafe … Tuy nhiên về chi
phí bản quền và cách cài đặt sử dụng thì tơi chọn và chia sẻ những gì của mình
tìm hiểu được qua đề tài sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt
phần mềm Microsoft Excel tại phịng máy trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ”.
Qua đó tơi muốn góp phần vào sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời rút ra bài học
kinh nghiệm cho bản thân để phục vụ giảng dạy.
Với kiến thức, kinh nghiệm và thời gian để viết lên đề tài sáng kiến này
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tơi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp xây dựng q báu của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài sáng
kiến được hoàn thiện hơn, từ đó kinh nghiệm này có thể áp dụng phổ biến rộng
rãi hơn.
2. Giới hạn đề tài:

Đề tài sáng kiến tập chung nghiên cứu trong việc giảng dạy chương trình
bảng tính Excel trên phịng máy tính tại trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ bằng
giải pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý phòng máy NetSupport School
nhằm giúp giáo viên quản lý, theo dõi, giới hạn thời gian sử dụng phần cứng,
giám sát sử dụng phần mềm và điều khiển chi phối chiếm quyền sử dụng phần


cứng, phần mềm để tương tác đa chiều với học sinh tạo cho học sinh được tự
tương tác đa chiều ngay khi có vấn đề gì để tránh lãng phí thời gian trên một tiết
học nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành kiến thức của tiết học.
Đề tài sáng kiến được thực hiện áp dụng trên trên phịng máy tính trong
trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ
Phần II. NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề:
1.1. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế:
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là phòng giáo dục và đào
tạo huyện Điện Biên Đông đã sắp xếp cho trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ có
phịng máy tính kết nối mạng LAN, mạng internet và được tu sửa bảo dưỡng
thường xuyên, giáo viên đã cài đặt hệ điều hành win 10 và Microsoft Excel 2013
để thuận lợi cho cán bộ giáo viên và học sinh sử dụng và học tập thuận lợi. Giáo
viên hướng dẫn và quản lí phịng tin học được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp
vụ, được tạo điều kiện để học tập bồi dưỡng hay trao đổi thường xuyên với nhau
Ở tuổi học sinh THCS đang rất hứng thú khám phá, tìm hiểu về máy tính,
thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển tất cả các nội dung học đều có thể tìm
thấy trên mạng, đều có phần mềm hỗ trợ, mơ tả để học tập…. Đây cũng chính là
lợi thế để thu hút học sinh và thực hiện sáng kiến.
- Khó khăn, hạn chế:
Xã Chiềng Sơ gần 100% là người dân tộc thiểu số là xã vùng sâu vùng xa
có điều kiện đặc biệt khó khăn, người dân tại địa phương kinh tế còn còn chậm

phát triển lên chưa có điều kiện mua máy tính cho con cái tiếp cận từ ở nhà,
nhiều gia đình cịn chưa có tivi và các thiết bị điện tử khác. Chính vì vậy học


sinh tiếp cận máy tính cịn q mới mẻ và khơng có điều kiện để sử dụng luyện
tập thêm ở nhà lên làm quen chậm trong những ngày đầu tiếp cận máy tính.
Đa số mỗi trường chỉ có một giáo viên, các trường trong huyện lại cách xa
nhau lên việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm trao đổi chuyên mơn đúng
chun ngành là rất hạn chế. Chưa có phần mềm quản lý phòng máy thời gian
học sinh thực hành trên phòng máy còn chưa được nhiều, giáo viên quản lý cịn
khó khăn.
Số lượng máy tính trong phịng máy cịn hạn chế lên học sinh còn phải
dùng chung 2,3 em một máy tính. Trong phịng máy do chỉ có sử dụng máy
chiếu đơi khi mất thời gian và khó quản lý máy tính của học sinh khi giảng bài,
giáo viên chuyển bài hay thu bài qua máy học sinh chỉ thông qua kiến thức
mạng LAN không phải lúc nào cũng làm được thuận lợi, cần USB đi lại sao
chép tới các máy tính rất mất thời gian và hạn chế bao quát được học sinh
Trước thực trạng trên để học sinh học tốt được phần mềm Microsoft Excel
là rất khó khăn, tơi đã tìm tịi và học hỏi kinh nghiệm đưa ra “Một số giải pháp
giúp học sinh học tốt phần mềm Microsoft Excel tại phòng máy trường PTDTBT
THCS Chiềng Sơ” nhằm quản lý tốt các máy tính trong hệ thống mạng LAN
trong phòng máy để tận dụng tối đa thời gian cho các em học sinh hình thành kiến
thức theo định hướng phát triển năng lực.
1.2. Những yêu cầu đặt ra, cần đạt được:
- Đối với học sinh:
Học sinh tập trung nắm vững được kiến thức của bài học, thao tác thực
hành được trên máy tính sử dụng phần mềm Excel để tạo và xử lý những bảng
tính đơn giản.
Học sinh làm việc hết mình vừa học vừa chơi theo hướng dẫn của giáo viên
đưa ra tối đa thời gian 45 phút trong tiết.



Thực hành quen thuộc kĩ năng sử dụng máy tính cơ bản từ sử dụng chuột
tới bàn phím và một số phần mềm cơ bản đơn giản.
- Đối với giáo viên:
Cần cài đặt phần mềm NetSupport School để quản lý và tương tác với học
sinh kịp thời với học sinh để đảm bảo thời gian, lượng kiến thức và kĩ năng thực
hành đúng nội dung của tiết dạy cho học sinh.
2. Những giải pháp thực hiện:
2.1. Khảo sát: Tại trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ với học sinh khối 7.
- Số lượng học sinh ở các lớp khối 7 năm nay từ 41 tới 43 học sinh khi ngồi
phòng máy chủ yếu 2 tới 3 em học sinh dùng chung một máy tính.
- 1 giáo viên sử dụng một máy chủ và quản lý cả một phòng, sử dụng máy
chiếu để dạy học thì việc quản lí cả phịng 20 máy trạm được bố trí theo 3 dãy
như lớp học với số lượng khá đông học sinh như trên là công việc đặc biệt khó
khăn, ảnh hưởng tới việc dạy và học của giáo viên học sinh.
Sơ đồ phòng máy:

Máy chủ- 21
Máy trạm 06 - 05
Máy trạm 12 - 11
Máy trạm 18 - 17

Cửa vào
Máy trạm 04 – 03

Máy trạm 02 – 01

Máy trạm 10 – 9
Máy trạm 16 – 15

Máy trạm 20 – 19

Máy trạm 08 – 07
Máy trạm 14 – 13

Lưu ý: Máy chủ - 21 là máy tính bàn giáo viên, sơ đồ bố trí máy tính học
sinh chỉ đi lại qua được 2 lối giữa dãy bàn lên việc đi lại tới các máy rất bất tiện
và mất thời gian đặc biệt là chéo máy giữa 2 dãy 2 bên khiến cho sang dãy bên
này rất khó quan sát và hướng dẫn dãy bên kia.


Tính mới của phịng máy: Giáo viên quản lý phịng máy đã cài đặt hệ điều
hành Win 10, sử dụng bộ office 2013 (có Excel 2013) để phù hợp với sách giáo
khoa mới và cho học sinh cập nhật kịp với thời đại.
- Chất lượng khảo sát điểm của 2 lớp khi chưa áp dụng giải pháp là gần như
tương đương nhau.

Lớp
7A1
7A3

Tổng số
HS
43
43

Giỏi

Khá


Trung bình

Yếu

4=9,3%
3=7%

13=30,2%
15=34,9%

18=41,9%
19=44,2%

8=18,6%
6=14%

Điểm trung bình lớp 7A1: A~ 5,84

Điểm trung bình lớp 7A3: B~5,81

2.2. Nội dung thực hiện:
Để nâng cao chất lượng hơn nữa cần tối ưu thời gian và được thực hành
nhiều hơn ở trong phòng máy, để giải quyết được những vấn đề này cần kết hợp
các giải pháp cùng với phần mềm quản lý phòng máy. Do yêu cầu của hệ điều
hành đã cài đặt là Win 10 và vấn đề bản quyền và cài đặt lên tơi lựa chọn cài đặt
trong phịng máy phần mềm NetSupport School v11. Áp dụng lớp 7A1
2.2.1. Giới thiệu phần mềm:
- Netsupport School là một phần mềm tương tác đa phương tiện được sử
dụng rộng rãi, phần mềm này được Tiểu ban khoa giáo về sự nghiệp giáo dục
của Hội Đồng Anh và Viện Hàn Lâm Vương Quốc Anh thông qua vì đạt các tiêu

chuẩn ISO trong giáo dục và đào tạo. Phần mềm này giúp giáo viên quản lý mơ
hình lớp 10- 10000 học viên có thể áp dụng từ bậc tiểu học, trung học cơ sở cho
tới chuyên nghiệp, dùng trong các hội nghị, cuộc thi chứng chỉ quốc tế… phần
mềm chạy độc lập trên nhiều máy tính cấu hình khác nhau hoặc tiết kiệm cho
cách sử dụng 1 máy chủ kết nối ra nhiều máy trạm, máy trạm này chỉ cần chuột
bàn phím và thiết bị kết nối tùy vào cấu hình của máy chủ.


- Hướng dẫn cài đặt:

Chọn chạy tệp cài đặt, ta tiến hành cài đặt bình thường, điền thơng tin đầy đủ:

Chọn Tutor nếu cài đặt trên máy giáo viên làm máy chủ, chọn Student nếu
cài trên máy học sinh:


Phần cài đặt và hướng dẫn sử dụng được hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết
trên các tài liệu đi kèm với phần mềm và cách thức dùng thử phần mềm lên tơi
chỉ nói sơ qua để tham khảo thêm truy cập tìm kiếm vào Google.com.
Lưu ý để cài đặt kết nối được giữa các máy tính: Trước khi cài đặt phải
thiết lập hệ thống mạng LAN kết nối thơng trong phịng máy tính, cần đặt IP
tĩnh cố định cho máy tính theo thứ tự khác nhau và tên tài khoản quyền cao nhất
của máy tính theo thứ tự vị trí máy tính để dễ dàng quản lý máy trên máy chủ.
Ví dụ máy số 1 tới 20 ta đặt IP là 192.168.1.181 lần lượt tới 192.168.1.200 (dải
IP phải nằm trong dải IP được cấp mạng trong mô-đen cấp internet để hệ thống
máy còn kết nối được internet) và tên máy lần lượt là May01, May02 tới May20.
Còn lại máy giáo viên tên là Maychu và IP cũng là cố định 192.168.1.180. (máy
tính trong phịng máy đặt IP cố định phía cuối dãy IP mơ-đen cấp tự động để
tránh tình trạng trùng IP khi bật máy tính với các thiết bị khác kết nối thường
xuyên nhưng không cố định với mo-đen như điện thoại, máy tính xách tay…

dẫn tới máy tính kết nối thơng qua phần mềm khơng ổn định.
Sau khi cài đặt thành công trên tất cả các máy tính trong phịng máy giao
diện kết nối sau khi khởi động máy tính như sau:
Giao diện phần mềm trên máy chủ (máy tính quản lý phịng máy của giáo
viên trong phòng máy)


Giao diện máy học sinh: góc trên bên phải rất ít lệnh và chỉ sử dụng được
thường xuyên là yêu cầu trợ giúp, cửa sổ trò chuyện tới máy chủ vì bị hạn chế.

Nút lệnh hỗ trợ theo hình
ảnh ở trên

- Các tính năng cơ bản hay sử dụng của phần mềm là dãy lệnh phía trên:
Đầu tiên là mở lớp:

Cần mở lớp kích chọn Manage Class -> New Class để tạo một lớp mới khi
đó sẽ tự động thêm các Student đã cài đặt trong mạng LAN vào, kết thúc lớp học
chọn End Class, Khi kết thúc máy học sinh sẽ bị đẩy ra khỏi lớp.


Đăng kí thêm máy học sinh vào nút lệnh: Student register
Chọn máy ngẫu nghiên hay áp dụng cho những trò chơi.

Trình chiếu lên màn hình máy tính của học sinh:

Show: Chiếu màn máy chủ
Show Video: Chiếu video
Show Replay: Chiếu tệp ở 1 máy
trạm

Show Application: Chiếu ứng
dụng trên 1 máy trạm.
Exhibit: Chiếu màn hình 1 máy
trạm.

Xem màn hình máy trạm trên máy chủ:
Nhóm gửi và thu tệp:


Thốt chiếu màn hình máy chủ lên máy trạm: Bấm End

Gửi tệp cho một máy lựa chọn tại màn hình máy chủ:


Gửi tệp cho nhiều máy lựa chọn từ máy chủ:

Nhóm gửi và thu bài nhanh: Gửi bài tới vị trí mặc định cho máy trạm


Lệnh: Collect Work: Thu bài nhanh:

Lưu ý tích hay bỏ tích lựa chọn xóa tệp máy học sinh sau khi thu bài: Delete
files on Student’s computer after conllecting.

Thư mục chứa tệp đã thu trên máy học sinh ở tại máy giáo viên để lưu giữ
bài đã được học sinh làm.


Khóa màn hình, chuột và bàn phím của 1 hay nhiều máy trạm: Lock



Mở lại cho hoạt động: Unlock

Trình quản lý máy trạm:

Power On: Bật máy trạm
Power Off: Tắt máy trạm
Reboot: Khởi động lại
Login: Đăng nhập
Logout: Thoát máy trạm

Dãy cột nút lệnh bên tay trái hay dùng để tác động trực tiếp tới máy trạm được hiển thị
trên màn hình chính của phần mềm.

Hiển thị các máy trạm

Khảo sát

Hiển thị màn hình các máy trạm

Máy in

Mở tệp tin âm thanh cho máy trạm

Trạng thái

Các dạnh câu hỏi nhanh tương tác

Điều khiển âm thanh, usb,


máy trạm

DVD…

Hiển thị chế độ bật, tắt mạng
Internet

Hiển thị những từ nghiêm
cấm gõ từ bàn phím trên
máy trạm

Hiển thị chương trình đang chạy

Bảng viết trắng


Dựa trên phần mềm được cài đặt mặc định trong máy tính trong phịng máy
ngay từ khi khởi động, bất kể máy tính nào cũng tự động vào lớp học đã mở sẵn
trên máy chủ. Tại đây giáo viên giảng dạy có thể sử dụng những cơng cụ trên
phần mềm tác động tới máy tính của học sinh để định hướng cho học sinh khám
phá kiếm thức. Máy học sinh có thể chủ động tương tác với máy giáo viên bằng
nút help, Chat (trị chuyện) ở góc trên bên tay phải để yêu cầu trợ giúp từ máy
giáo viên
2.2.2. Áp dụng vào giảng dạy phần mềm Excel theo sách giáo khoa Tin học
dành cho trung học cơ sở quyển 2 tại phịng máy.
* Ví dụ 1: Bài 1- Chương trình bảng tính là gì?
u cầu cần đạt:

+ Ưu điểm của chương trình bảng tính
+ Các đối tượng chính của màn hình Excel

+ Địa chỉ ơ tính
+ Nhập dữ liệu vào trang tính.

Bài này là bài lý thuyết, nội dung kiến thức nhiều nếu dạy trên lớp thì học
sinh ghi bài và phải nhớ cả các thao tác trên máy chiếu của giáo viên mà chưa
được thực hành trên phần mềm Excel chưa được tiếp cận, đợi đến tiết thực hành
sau ít nhất cũng phải 1 tuần đến 2 tuần, kiến thức phần chữ viết có thể học lại
trong sách viết nhưng phần hình ảnh và thao tác thì đa số các em học sinh khó
có thể nhớ được vì khó để ghi lại hay vẽ lại hình ảnh để ơn lại. Chính vì vậy dạy
bài này trên phịng máy giúp các e có thể dựa vào sách giáo khoa tự xây dựng
lên kiến thức của bài nhờ máy tính.
- Vào phòng máy giáo viên yêu cầu học sinh bật máy tính và khóa máy của
học sinh lại. Lúc này máy học sinh không thể sử dụng được.


×