Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu hiện tượng co của vải dệt thoi và vải dệt kim sau giặt trên cơ sở một số phương pháp thử tiêu chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.95 KB, 110 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----[\------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG CO CỦA VẢI DỆT THOI VÀ VẢI DỆT KIM
SAU GIẶT TRÊN CƠ SỞ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỬ TIÊU CHUẨN

NGÀNH : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT
MÃ SỐ:

LƯƠNG THỊ CÔNG KIỀU

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS TRẦN NHẬT CHƯƠNG

TP HỒ CHÍ MINH 2008


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

Trang

MỞ ĐẦU
1. Tính thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài : .................................. 2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :........................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ...................................................... 3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỘ CO ................................................... 4


1.1.Khảo sát các hiện tượng co của vải, sợi................................................. 4
1.2.Các phương pháp xác định độ co ........................................................ 10
1.3. Lý thuyết về độ co và phân tích các yếu tố ảnh hưởng..................... 14
1.4.Kết luận chương I.................................................................................. 29
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu : ........................................................................ 31
2.2. Nội dung nghiên cứu : .......................................................................... 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu : .................................................................. 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu : ................................................................ 32
2.5. Tiêu chuẩn và phương pháp thử-thiết bị và dụng cụ thử nghiệm... 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................... 40
3.1. Xử lý số liệu trên từng mẫu :............................................................... 40
2.3. Mối quan hệ trên các mẫu thử……………………………………….96
KẾT LUẬN ................................................................................................ 103
1. Những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu : ............................... 103


1
2. Những đề xuất về hướng nghiên cứu tiếp theo: .............................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu vào độ co của bốn loại vải
khác nhau sau khi giặt theo phương pháp thử tiêu chuẩn AATCC 135-05
nhằm xác định ảnh hưởng của các thông số giặt như chu kỳ giặt, nhiệt độ và

chế độ làm khô đến độ co của vải .
Thử nghiệm độ co trên bốn loại vải, ba mẫu vải dệt thoi khác nhau về nguyên
liệu, cùng kiểu dệt và một mẫu vải dệt kim. Thử nghiệm thông số độ co của
các mẫu trên, theo một phương pháp thử giặt gia dụng, với các chế độ khác
nhau về sự thay đổi các chu kỳ giặt : 1, 3, 5 và 10 chu kỳ và các nhiệt độ giặt
từ 300C, 400C, 500C, 600C, 800C cũng như sử dụng hai chế độ làm khô mẫu
sau giặt là sấy mẫu bằng thùng sấy và phơi khô mẫu với dàn phơi. Từ các kết
quả thực nghiệm thu được, sử dụng phương pháp hồi qui để thiết lập các
phương trình hồi qui tuyến tính biểu hiện mối quan hệ giữa độ co của các mẫu
thử với các thông số giặt : số chu kỳ giặt, nhiệt độ và chế độ làm khô mẫu thử.
Sự ảnh hưởng của số chu kỳ giặt lặp đi lặp lại đến độ co rất lớn, độ co của
mẫu thử tăng dần theo số chu kỳ giặt. Tác động của nhiệt độ lên mẫu thử đến
độ co không lớn lắm, chỉ trừ một số vải có nguồn gốc xenlulo khi giặt ở 800C
vải có độ co lớn. Sau đó tìm mối tương quan giữa các mẫu thử khi bị tác động
ở các mức nhiệt độ và số chu kỳ giặt khác nhau: độ co vải có nguồn gốc từ
xenlulơ tái tạo có độ co cao hơn vải bông và vải dệt từ xơ tổng hợp, vải dệt
kim có độ co cao hơn vải dệt thoi do cấu trúc vịng. Vải dệt có xu hướng co
dọc nhiều hơn co ngang và vải dệt kim thì thường co dọc và dãn ngang . Độ
co của các lọai vải đạt giá trị sau chu kỳ giặt đầu tiên và sau đó mức độ tăng
độ co khơng cao. Số chu kỳ giặt là yếu tố có tính quyết định độ co của vải
nhiều hơn.
Từ khóa : vải dệt thoi, vải dệt kim, độ co, nhiệt độ giặt, chu kỳ giặt .


SUMMARY
The content of this thesis focuses on the shrinkage of four different
types of fabrics after washing under the AATCC 135-02 standard, in order to
determine the influence of washing specifications, such as washing cycles,
temperature, and dry mode to fabric shrinkage.
Shrinkage tests are performed on four types of fabrics : three woven

fabrics

of

different

materials,

same

type

of

weave,

and

one

knitted sample. The Shrinkage tests of these samples are used by a normal
washing method with different modes of washing cycles, such as 1, 3, 5 and
10 cycles and temperatures increasing from 300C, 400C, 500C, 600C to 800C,
as well as using two dry modes after washing : tumble dry or screen dry.
With the collected testing results, using a recurrent method which set up the
recurrent linear equation to show a relationship between sample shrinkage
and washing parameters (the number of washing cycles, washing
temperature and drying procedure). The repeated washing cycles influence
shrinkage greatly and sample shrinkages increases gradually by the number
of washing cycles. The impact of washing temperature on sample shrinkage

is not much, except for some fabrics made from cellulose, washed at 800C.
Then, finding the correlation of the samples when they are effected by
various temperatures and various number of washing process. The shrinkage
of fabrics made from regenerated cellulose is higher than that of cotton
fabrics and synthetic fabrics. The knitted fabrics have higher shrinkage than
woven fabric due to the knitting structure. In woven fabric, the warpwise
shrinkage is intended to be higher than the weftwise. The knitted fabrics are
normally shrunked vertically and stretched horizontally. Fabrics shrink
predominantly after the first washing cycle, after that …, after that, any
increase in shrinkage is not high. The number of washing cycle is a factor
that determines the shrinkage of the fabric.
Key words :Woven fabric, knitted fabric, shrinkage, washing temperature,
washing cycles.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Chất lượng vải được thể hiện qua các thông số kỹ thuật : cấu trúc, mật
độ, độ bền, độ co, độ bền màu, các thông số về cơ lý thể hiện tính bền của vật
liệu, các thơng số về bền màu thể hiện về màu sắc, nhưng riêng thơng số độ
co thể hiện hình dạng sản phẩm ……Theo thống kê trên thế giới, độ co sau
giặt là một trong 10 chỉ tiêu hàng đầu về chất lượng. Trên thực tế vải dệt kim
thường co nhiều hơn vải dệt thoi. Bên cạnh đó vải dệt từ nguyên liệu là xơ
tổng hợp thường có tính ổn định hơn là vải dệt từ nguyên liệu là xơ thiên
nhiên. Nhưng sản phẩm từ xơ thiên nhiên lại rất được ưa chuộng vì tính hợp
vệ sinh, thơng thống nhưng điểm yếu của nó lại chính là độ co. Vì thế, có
một thực tế rất phổ biến là khi may sản phẩm nhất là hàng mặc lót từ vải dệt
kim thì thường may các sản phẩm lớn hơn một chút để khi ủi và đóng gói thì
chúng co lại là vừa. Nhưng điều này khơng phù hợp với sản phẩm mặc bên

ngồi vì sản phẩm cần phải vừa vặn, chính xác và trơng đẹp ngay từ lần thử
đầu tiên. Thêm vào đó do áp lực ngày càng tăng về chi phí trong cắt may mà
dung sai kích thước bé đã trở thành quan trọng hơn và như vậy thì dung sai
cắt những sản phẩm ( hàng mặc lót ) khơng thể phù hợp với độ co lớn và
không ổn định. Như thế ta thấy độ co là yếu tố chất lượng quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng của vải. Nếu vải khi may thành sản phẩm, sản phẩm
sau khi giặt bị phai màu, có thể khách hàng khơng đồng ý mua, và có thể
chuyển sang mục đích sử dụng khác và khi sản phẩm bị thủng lổ hay bị rách
có thể sửa chữa nhưng nếu khi mua hàng về, sau giặt sản phẩm bị co dọc và
giãn ngang thì sản phẩm đó khơng bận được. Vì thế việc xử lý và khắc phục
hiện tượng co của vải là rất quan trọng .


2
1

Tính thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài :
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, để tồn tại và phát triển,
ngành dệt may Việt Nam cần nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh
của sản phẩm bằng cách đầu tư công nghệ và thiết bị mới, định hướng là
tăng tỷ lệ nội địa hóa trên chính sản phẩm xuất khẩu của mình. Do đó bên
cạnh kiểu dáng, mẫu mã, mặt hàng cần phải bảo đảm được các tiêu chuẩn
về chất lượng như độ bền cơ học, độ ổn định kích thước, độ bền
màu……Trong đó độ ổn định kích thước là chỉ tiêu chất lượng hàng đầu
đối với vải.
Hiện tượng co của vải trong quá trình gia cơng cũng như trong sử dụng
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân rất phức tạp. Trong các quá trình công
nghệ từ sợi đến vải, vật liệu dệt luôn bị căng kéo theo yêu cầu của công
nghệ nhất là trong nhuộm và xử lý hồn tất, có thêm yếu tố nhiệt độ. Hơn
thế trong sử dụng hàng ngày, theo thời gian sử dụng, hiện tượng co thường

xảy ra đối với các sản phẩm may mặc.
Độ co vải lại phụ thuộc rất nhiều vào các thông số cơ bản của nguyên
liệu, thông số của vải và công nghệ gia công. Các yếu tố cơng nghệ trong
q trình dệt, nhuộm và xử lý hoàn tất ảnh hưởng quyết định đến độ co của
vải .
Việc nghiên cứu này giúp tìm ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng
đến độ co từ những yếu tố ngun liệu, thơng số vải và chế độ gia cơng
hồn tất. Dựa vào kết quả nghiên cứu lý thuyết về biến dạng co của vải và
đánh giá độ co theo một số phương pháp tiêu chuẩn ta có thể đưa ra một số
khuyến nghị nhằm giảm độ co trong gia công cũng như trong sử dụng vật
liệu nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm trong ứng dụng thực tế.

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


3
2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
- Nghiên cứu biến dạng co của xơ, sợi và vải trên một số nguyên liệu khác
nhau.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến biến dạng co của xơ, sợi và vải.
- Xác lập ảnh hưởng các yếu tố : nguyên liệu, cấu trúc, thông số của vải và
công nghệ gia công đến độ co từ đó tìm ra các thơng số kỹ thuật và những
yếu tố phù hợp cho từng loại vật liệu dệt nhằm ổn định kích thước sản
phẩm.

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

- Thử nghiệm độ co trên 4 mẩu vải : một mẩu vải dệt kim và 3 mẫu vải
dệt thoi, khác nhau về nguyên liệu.
- Thử nghiệm tại phòng thử nghiệm, trên máy giặt và phương pháp thử
theo tiêu chuẩn của Mỹ AATCC 135-05
- Ảnh hưởng các thông số thử nghiệm thay đổi tác động lên độ co : nhiệt
độ giặt, số chu kì giặt và chế độ làm khô.

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


4

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỘ CO
1.1.

Khảo sát các hiện tượng co của vải, sợi :
Thống kê kết quả thử nghiệm chỉ tiêu độ co, thực hiện trên một số chất

liệu vải khác nhau của các doanh nghiệp trong và ngồi nước, tại phịng thí
nghiệm–Phân Viện Dệt May trong khoảng thời gian 5 năm gần đây, cho thấy
chất lượng vải riêng đối với chỉ tiêu độ co là rất biến động, không ổn định, và
là vấn đề bức xúc hiện nay mà các doanh nghiệp đang quan tâm rất nhiều.
Giảm độ co của vải đang vẫn còn là một vấn đề nan giải. Hàng loạt thiết bị
chuyên dùng đã được thiết kế và chế tạo nhằm góp phần giải quyết vấn đề
này.
Bảng 1.1 Số liệu độ co của một số loại vải.
Số TT

Loại vải


Độ co (%)

A. Vải dệt kim

Dọc

Ngang

1

100% Cotton

-7.5

+3.2

2

100% Polyester

-4.0

-0.8

3

100% Viscose

-9.8


+2.2

4

100% Nylon

-3.0

-0.8

5

100% Tơ tằm

-8.8

-1.5

6

65%Polyester/35% Cotton

-4.5

-2.5

9

50%Polyester/50% Cotton


-4.4

-1.1

10

60% Cotton/40%Polyester

-4.7

-1.0

11

83%Polyester/17%Cotton

-3.0

-1.1

B.Vải dệt thoi
1

100%Polyester

-1.0

-0.5

2


100%Cotton

-4.5

-2.4

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


5
3

100%Tơ tằm

-3.8

-1.5

4

65%Polyester/35% Cotton

-2.0

-1.1

6

60% Cotton/40%Polyester


-3.0

-0.8

8

67%Polyester/33%Viscose

-3.1

-1.4

10

65%Polyester/35%Wool

-3.0

-1.1

1.1.1 Hiện tượng co khi giặt vải và sản phẩm : [12]
Trong thực tế sự co của vải, sản phẩm xảy ra dưới 3 cấp độ : cấu trúc
của xơ, sợi và vải dưới các điều kiện thử khác nhau như là giặt nước, giặt khơ,
là nóng, xử lý mẩu thử với nước sôi, trong điều kiện gia nhiệt….. Hầu hết tất
cả các loại vải đều bị một sức căng trong quá trình dệt và tạo cho vải sự căng
kéo. Trừ khi sự kéo căng khơng cịn tồn tại trước khi vải được may thành sản
phẩm, khuynh hướng co trở lại sẽ xảy ra, đó chính là khuynh hướng co lại của
sợi để trở lại trang thái bình thuờng của chúng. Sự co xảy ra là do mất thành
phần biến dạng dẻo của xơ, sợi tạo nên khi bị kéo căng trong các quá trình sản

xuất và thơng thường thì sợi dọc co nhiều hơn sợi ngang hoặc vải co dọc, giãn
ngang. Hiện tượng đó là :
- Quá trình lơi : Khi dệt vải, sợi bị kéo căng cả theo chiều dọc và chiều
ngang. Trong những công đọan gia cơng vải tiếp theo đó, sự kéo căng này có
thể tăng lên và được “định hình” tạm thời trong vải .Vải ở trạng thái khơng ổn
định về kích thước là do sự lơi của sợi và hiện tượng này được gọi là “co lơi “
- Sự trương nở (co nở): độ co do sự trương nở và sự ngót của xơ bắt nguồn
từ sự hấp thụ và sự thải hồi của nước. Một số xơ có khả năng hấp thụ nước
(vật liệu dệt ưa nước) vì trong cấu trúc phân tử có chứa các nhóm ưa nước
OH, NH2 như là cotton, len, viscose, axetate ….Xơ bông hút nước thì chúng
trương nở và đường kính xơ có thể tăng lên đến hơn 18% nhiều hơn sự tăng
tương đối của chiều dài xơ. Xơ viscose còn trương nở nhiều hơn. Nước hấp
thụ bởi xơ sợi xenlulo có tác dụng như một chất dẻo hoá. Bất kỳ sức căng nào

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


6
đưa vào trong q trình gia cơng và sử dụng sẽ đưa vào kết quả cố hữu về độ
co khi thấm ướt bởi vì nước hấp phụ làm cho các mạch xenlulo chuyển động
về các vị trí khơng có sức căng tương đối. Nhằm tránh điều đó hiện nay một
số vải bơng được xử lý làm co cưỡng bức. Đó chính là biện pháp phịng co cơ
học “ Sanforizing “.
- Sự tạo nỉ (Co kết):Độ co bắt nguồn từ sự ma sát giữa các xơ thành phần làm
cho các xơ di chuyển vào bên trong cấu trúc vải / sợi. Quá trình giặt sản phẩm
len gây ra hiện tượng co không thuận nghịch và xù lông. Sự nén cơ học và
phục hồi xơ trong vải len trong quá trình giặt gây ra hiện tượng dịch chuyển
xơ. Điều này được cải thiện nhờ vào độ đàn hồi của xơ len và tác động bôi
trơn của chất giặt. Lớp vảy trên bề mặt xơ len cho phép chúng chuyển động
chỉ theo hướng từ gốc xơ len và việc cọ xát sẽ ngăn khơng cho chúng trở về vị

trí ban đầu. Q trình khơng thuận nghịch này gọi là q trình tạo nỉ cho len.
Nó giúp làm chặt cấu trúc chế phẩm tạo cho chế phẩm chặt khít và tăng độ
cứng. Mặc dù cơ chế chuyển động trong định hướng của xơ là q trình đơn
giản nhưng nó đem lại phần nào lời giải thích cho hiệu quả này. Co và xù
lơng rỏ ràng là điều không mong muốn trong sản phẩm mà sẽ phải giặt nhiều
lần. Bất kỳ xơ nào có cấu trúc là vẩy trên mặt xơ đều có khuynh hướng tạo nỉ.
Khuynh hướng bất lợi này rõ ràng nhất là xơ từ dê “Angola“, sự bết lại khá rõ
nhất khi giặt. Giải quyết vấn đề này bằng cách thay đổi cấu trúc vẩy của lớp
biểu bì xơ len để làm giảm tác dụng ma sát trực tiếp bằng phương pháp “
Hercosett “.
- Sự co lại của vật liệu Polyme ( Co ép) : Hiện tượng này thường xẩy ra đối
với sợi/vải tổng hợp khi ở trong nhiệt độ cao. Mạch đại phân tử của các
Polyme khơng có nhóm ưa nước, khơng trương nở trong nước, thường có độ
ổn định kích thước cao. Sự co do nhiệt của xơ tổng hợp là kết quả của quá
trình làm mất sự định hình. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở những vùng xơ có
định hướng trong cấu trúc nhưng chưa được tinh thể hóa, những xơ có độ

Lương Thị Cơng Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


7
định hướng cao nhưng độ tinh thể thấp sẽ có độ co lớn và ngược lại. Sự co
của xơ tổng hợp sẽ xảy ra khi xử lý vải hoặc sản phẩm ở điều kiện ủi hơi là ép
sản phẩm .
1.1.2 Một số nghiên cứu, cơ sở khoa học của hiện tượng co của vật liệu
dệt :
1.1.2.1

Biến dạng co của xơ, sợi dưới tác động cơ học : [13]


Trong quá trình kéo sợi, các xơ luôn luôn chịu tác động cơ học làm tơi
và sắp xếp các xơ định hướng và song song. Ngoài ra tác dụng của lực kéo và
lực ma sát giữa các xơ làm cho chúng duỗi thẳng và xơ luôn ở trạng thái kéo
căng. Như vậy xơ luôn bị tác động của lực nhỏ hoặc lớn tùy theo công nghệ
gia công ở từng công đoạn. Trong quá trình gia cơng xơ thành sợi, liên tiếp
xảy ra hiện tượng kéo căng xơ rồi đến nghỉ. Sự tiếp diễn này xảy ra một cách
tích cực kể từ khi hình thành cúi trên máy chải có mui đến khi thành sợi trên
máy kéo sợi con và máy ống. Đối với xơ bông, hiện tượng giãn của xơ chủ
yếu do chúng được duỗi thẳng hơn do các công đoạn kéo dài và chải kỹ. Tuy
nhiên do tác dụng của nội lực so với nội ứng suất chúng có thể co lại ở một
thời điểm nào đó và xơ bơng khơng được duỗi thẳng hồn tồn khi đã hình
thành sợi. Trong q trình gia cơng xơ thành sợi, xơ cịn cịn chịu tác động
uốn khi đi qua các chi tiết máy và xoắn khi đã hình thành sợi thơ và sợi con.
Khi xoắn sợi trên máy sợi thô, máy sợi con, các xơ đã thay đổi vị trí sắp xếp
trong sợi. Từ vị trí song song chúng đã nằm nghiêng so với trục của sợi và
làm sợi co lại. Độ co của sợi được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm co so với
chiều dài sợi ban đầu.
1.1.2.2

Biến dạng co của vải do q trình cơng nghệ : [13]

Các cơng đoạn gia cơng trong nhà máy nhuộm, hồn tất và trong các
nhà máy may đều ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của vải và sản phẩm

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


8
may. Hiện tượng co này được gọi là co công nghệ. Đó là sự thay đổi kích
thước mà q trình gia công thêm vào hoặc bớt đi từ độ co cấu trúc của vải.

Kích thước về độ dài và bề rộng vải có thể bị giãn hoặc co lại. Một vài loại co
dạng này bao gồm cả co đàn hồi.
Co đàn hồi là sự thay đổi kích thước của vải do khả năng vải lơi tự do
sau khi bị tác động lực trong khi tạo vải và thực hiện các q trình cơng nghệ
khác. Ví dụ : vải dệt kim từ sợi cotton, lực căng khi tạo vịng sợi có thể gây ra
co đàn hồi là một thành phần của co cấu trúc. Trong các công đoạn tẩy trắng,
nhuộm cũng như trên các máy hoàn tất, lực tác động lên vải trong quá trình
chuyển động cũng gây ra co đàn hồi.
1.1.2.3

Hiện tượng co do sấy khô : [14]

Là sự thay đổi kích thước trên vải khi xơ sợi và cấu trúc co lại (ngược
với hiện tượng trương nở khi ướt). Hiện tượng này được ứng dụng, có kết hợp
cơ học, trong tiêu chuẩn phương pháp thử độ co AATCC 135-05. Sơ đồ các
bước thử được thực hiện trên máy giặt có thùng sấy .
Vải /quần áo được làm ướt ( trương nở ), khơng có lực căng (chu kỳ thứ 1, 3,
5 lần ), sấy khơ bằng thùng sấy có gia nhiệt (400C, 500C..): Lơi hoàn toàn vải
/quần áo. Việc thấm ướt vải làm cho cơ chế trương nở rất có ý nghĩa. Khi vải
bị ướt khơng có kéo căng thì lần lựơt xơ, tiếp đến sợi và vải trương nở. Khi
trương nở, vòng quăn trong vòng sợi tăng lên. Do đó các vịng sợi trong cấu
trúc vải dệt kim có xu hướng tạo ra năng lượng thấp nhất và vịng sợi sẽ trịn
hơn. Sở dĩ như vậy vì vịng sợi bị ngắn lại do có lơi và có thay đổi kích thước.
Thực nghiệm giặt và sấy khơ bằng thùng quay với các loại vải dệt kim
Interlock, Jersey và Pique cho thấy :
- Mỗi đường cong của mỗi loại vải gồm 3 phần rõ rệt : độ co đàn hồi ở phần
đầu của đường cong cho thấy mức độ co lớn. Phần nằm ngang của đường
cong biểu thị sự bốc hơi liên tục của bề mặt nước và không bám vào vải sợi.
Phần thứ 3 của đường cong thể hiện sự co xảy ra rất nhanh.


Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


9
- Tất cả các cấu trúc vải dệt kim đều tương tự vải dệt kim 100%cotton, với
giai đoạn ban đầu là độ co đàn hồi, tiếp theo có đoạn thẳng rất ít hoặc khơng
thay đổi và giai đoạn cuối có xu hướng co đàn hồi nhanh (hình 1.1 )
Hình 1.1 Ảnh hưởng của độ ẩm đến chiều dài co [14]

- Hình 1.2 cho thấy kết quả áp dụng các nhiệt độ khác nhau trong khi sấy khô
và tác động của nó đến chiều dài co ( vải thử nghiệm là interlock 100%cotton,
bắt đầu sấy vải có độ ẩm 82-85%). Thử nghiệm cho thấy các đường cong co
và độ co toàn phần (cuối cùng ) đều tương tự cho cả 3 mức nhiệt độ sấy khơ.
Hình 1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ co khi sấy khô bằng thùng quay

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


10
1.1.2.4

Một số các nghiên cứu về độ co :

- Ảnh hưởng của quá trình giặt giũ lên độ co và hình dạng của vải dệt kim :
Khoa kỹ thuật-Viện nghiên cứu Bolton, thực hiện thử nghiệm độ co trên 3
lọai vải 100% cotton ( single-jersey, 1x1 rib và interlock ), với 5 chu kỳ giặt
và 4 chế độ giặt khác về chế độ giặt và làm khô mẩu thử. Mục đích nghiên
cứu về mức độ ảnh hưởng của độ co và độ vặn xoắn ( độ xiên lệch hàng
vòng/cột vòng ) khi giặt mẫu với xà phịng và khơng có xà phịng, chế độ làm
khơ là sấy và phơi dây. [10]

- Khoa kỹ thuật dệt - trường đại học Kaunas, nghiên cứu về độ co trên vải dệt
kim, kiểu dệt Intrelock, khác nhau về thành phần pha (100% cotton,
65%cotton/35%Polyester, 50%cotton/50%polyester,100%Polyester) và chi số
sợi dệt. Tìm mối quan hệ giữa sự giảm % thành phần cotton pha với polyester
có ảnh hưởng đến độ co như thế nào. [8]
- Viện nghiên cứu bông quốc tế (IIC) với đề án Starfish: Một hướng giải
quyết tổng thể nhằm kiểm sóat độ co của vải dệt kim cotton. Việc nghiên cứu
này nhằm đạt được một hệ thống thực tiễn cho một dự báo tin cậy về độ co và
tính ổn định kích thước của vải dệt kim 100% cotton đã hòan tất .[11]
1.2.

Các phương pháp xác định độ co [15]
Trong thực tế, thông số độ co được theo dõi qui trình từ nguyên liệu

đến khi ra thành phẩm và đóng gói và được thử nghiệm tại phịng thí nghiệm
theo một số tiêu chuẩn phương pháp thử qui định. Thử nghiệm tại phòng thử
nghiệm là sự mơ hình hóa các điều kiện thử sao cho giống (gần đúng) như sử
dụng trong thực tế. Việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm là kết quả thực
chất trạng thái vải có thể xảy ra (co hoặc giãn) .
Tại các nhà máy dệt nhuộm ln có quy trình kiểm tra độ co vải mộc,
vải thành phẩm trước khi xuất xưởng và khi tính tốn thiết kế các thơng số

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


11
máy dệt, một trong các thông số cơ bản trong vải dệt thoi là chọn độ co sợi
dọc, sợi ngang trong vải mộc. Hiện nay trên thế giới có l số phương pháp giặt
để xác định độ co của vải và sản phẩm dựa trên một số tiêu chuẩn : TCVN,
ASTM D, ISO, JISL….Tất cả đều có chung một nguyên lý : Các mẫu thử

được chuẩn bị kích thước ban đầu, rồi giặt với các qui trình giặt đặc trưng(đã
được chọn ), sau đó làm khơ mẫu bằng phơi dây, là ép hoặc sấy gia dụng rồi
đo lại sự thay đổi kích thước của các cặp vị trí đã đánh dấu ở trên vải. Bao
gồm :
1.2.1. Phương pháp giặt bằng tay :
Vải hoặc sản phẩm đã chuẩn bị ( đánh dấu các kích thước ban đầu )
được nhúng vào chậu nước ( hoặc nước có xà phịng đã được hịa tan ), với
nhiệt độ và thời gian theo yêu cầu. Sau đó tiến hành làm khơ mẫu, đo kích
thước và tính kết quả. Một số nhiệt độ giặt thường sử dụng : nước lạnh nhiệt
độ 300C, nước thường nhiệt độ 400C, nước ấm nhiệt độ 600C và nước nóng
nhiệt độ 950C.
1.2.2. Phương pháp giặt bằng máy :
Phương pháp dùng xác định sự thay đổi kích thước của vải dệt thoi, dệt
kim dưới tác dụng một hoặc tái lập của các quy trình giặt máy gia dụng tự
động. Phạm vi thử nghiệm bao gồm từ chế độ khắc nghiệt đến nhẹ nhàng.
Phương pháp này qui định một số chế độ nhiệt độ giặt trong phạm vi từ lạnh,
ấm, nóng cho đến nhiệt độ cao 950C. Với một số chu trình khuấy đảo khi giặt
phù hợp thực tế tiêu dùng. Thêm vào đó là các qui định làm khơ mẫu : phơi,
sấy được qui định phù hợp với kỹ thuật phơi, sấy gia dụng. Vải hoặc sản
phẩm đã chuẩn bị ( đánh dấu các kích thước ban đầu ) được giặt trên máy
giặt, kèm theo xà phòng, vải độn và dung tỷ với nhiệt độ theo yêu cầu. Quá
trình này để làm sạch sản phẩm dệt trong môi trường nước và thường được

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


12
tiến hành đồng thời với gia nhiệt và tác động cơ học. Phương pháp này rất
thông dụng, là phương pháp chính để làm sạch sản phẩm. Có ưu điểm là đơn
giản dễ thực hiện nhưng một số loại vải dễ hút nước, sau giặt gây co và làm

nhăn sản phẩm. Thiết bị để giặt mẫu : Launder Ometer test, Wash wheel test,
Wascator test, Cubex test, Home laudering washer test. Mỗi thiết bị vận hành
theo các nguyên lý khác nhau tùy theo yêu cầu về chế độ giặt và phụ thuộc
vào vật liệu dệt, mục đích sử dụng và tuân theo tiêu chuẩn thử của từng quốc
gia và khu vực .
1.2.3. Độ co hơi :
Vải hoặc sản phẩm đã chuẩn bị ( đánh dấu các kích thước ban đầu ), sử
dụng nhiệt và áp suất để ổn định hình dáng và ngoại quan của sản phẩm theo
l chế độ qui định. Phương pháp này tương tự như công đoạn ủi, gấp sản phẩm
để đóng gói. Vải hoặc sản phẩm được đặt dưới bàn ép sau đó được ép dưới
một áp lực cộng với nhiệt độ phù hợp với nguyên liệu. Phương pháp này gần
với cơng đoạn ủi trong cơng đoạn hồn tất sản phẩm may. Thử nghiệm này
kết hợp : nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và thời gian. Thiết bị thử gồm : bàn ủi sử
dụng hơi nước kết hợp bàn hút chân khơng.
Bên cạnh đó, độ co hơi cịn được thử trên thiết bị Wira steaming là
phương pháp thử nghiệm nhanh, chỉ sử dụng hơi nước và có thời gian thử
nhanh. Thử nghiệm này gần với công đọan ủi sản phẩm tự động bằng hơi
nước. Thiết bị sử dung : Open-head steam test, Closehead steam test, Wira
steaming cylinder test.
1.2.4. Phương pháp giặt khô :
Vải hoặc sản phẩm đã chuẩn bị (đánh dấu các kích thước ban đầu) được
giặt bằng dung môi hữu cơ ( Perchlorethylene : CCl2= CCl2) .Phương pháp
thử này, sau giặt cần có một qui trình khép kín để thu hồi dung mơi. Các chất

Lương Thị Cơng Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


13
béo, vết bẩn đều được dung mơi trích ra. Vải hoặc sản phẩm khơng bị co, tác
động cơ học ít và vật liệu không trương nở trong dung môi, nhiệt độ giặt thấp

300C không ảnh hưởng đến cấu trúc vải. Nhưng nhược điểm là một số nhựa
để dán các chi tiết may hoặc nút nhựa dễ bị hòa tan trong dung mơi, thêm vào
đó giá của dung mơi khơng thấp. Vì thế phương pháp này chỉ ứng dụng cho
những sản phẩm có giá trị cao và có tính chun biệt. Thiết bị thử :
Drycleaning cylinder test, Drycleaning machine test.
1.2.5. Phương pháp là :
Vải hoặc sản phẩm đã chuẩn bị (đánh dấu các kích thước ban đầu), sử
dụng nhiệt và áp suất để ổn định hình dáng và ngoại quan của sản phẩm theo
một chế độ qui định. Phương pháp này tương tự như cơng đoạn ủi, gấp sản
phẩm để đóng gói. Vải hoặc sản phẩm được đặt dưới bàn là theo một nhiệt độ
phù hợp với nguyên liệu. Bao gồm :
- Là khô : Là với bàn ủi thông thường có thể điều chỉnh được nhiệt độ (áp lực
tác động lên mẫu thử : 2.9kPa, là khô mẫu .
- Là ẩm : Là với bàn ủi thơng thường có thể điều chỉnh được nhiệt độ (áp lực
tác động lên mẫu thử : 2.9kPa, ủi lên mẫu thử đã được làm ẩm bằng cách
phun nước. Nhiệt độ là ép phụ thuộc vật liệu vải ( vải cotton, lanh : 1800C, vải
len, viscose : 1600C, vải polyeste, vinylon : 1400C, vải tơ tằm, acetat, nylon :
1200C và vải acrylic: 1000C ).
1.2.6. Phương pháp nhiệt:
Thường được thử cho sợi và vải. Sợi và vải đã chuẩn bị (đánh dấu các
kích thước ban đầu) được xử lý bằng khơng khí trong tủ sấy ở nhiệt độ cao.
Theo một thời gian và nhiệt độ nhất định. Sợi tổng hợp có độ dún thường
được kiểm tra độ co nhiệt .

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


14
1.2.7. Phương pháp thay đổi trong môi trường ẩm :
Vải đã chuẩn bị (đánh dấu các kích thước ban đầu ), được đặt trong môi

trường ẩm (với nhiệt độ và độ ẩm đã được kiểm soát), trong một khoảng thời
gian nhất định. Sau đó mẫu được đo lại các vị trí đã được đánh dấu và tính
tóan sự thay đổi kích thước của mẫu thử.
1.2.8. Phương pháp giặt dành riêng cho vải dệt thoi 100%len, dệt kim
100% len và vải pha có thành phần len lớn hơn hoặc bằng 50% .
Qui trình thử này phải qua 3 cơng đọan :
- Công đọan đầu xác định độ co theo phương pháp thả lỏng mẫu.
- Công đọan xác định độ co theo phương pháp gia cố mẫu.
- Công đọan cuối cùng xác định độ co theo phương pháp tạo nỉ.
1.3.

Lý thuyết về độ co và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ co :

1.3.1 Lý thuyết về độ co :[4]
Trong quá trình sản xuất, khi cất giữ, lúc tẩm nước, khi giặt hoặc chịu
các tác dụng nhiệt ẩm khác, nhận thấy vải bị thay đổi kích thước. Truờng hợp
kích thước của chế phẩm bị giảm so với kích thước ban đầu quy ước gọi là độ
co. Nghiên cứu về độ co khá phức tạp. Tiến sĩ Brieleye đã phân tích mặt cắt
ngang của vải và đưa ra công thức xác định độ co như sau :
Hình 1.3 Xác định độ co của vải

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


15

Yd =

1s − 1v 1 + 2V0 (ΦCosΦ − SinΦ )
=

−1
Lv
CosΦ

(1.1)

V0 =

dl + dn
2 LV

(1.2)

1. sợi dọc
2. sợi ngang
φ góc nghiêng của sợi dọc so với mặt phẳng vải (0)
dn đường kính sợi dọc (mm)
dd đường kính sợi ngang (mm)
Lv chiều dài vải (mm)
Ls chiều dài sợi (mm )
Công thức trên chưa thể hiện rõ ảnh hưởng của chi số sợi, kiểu dệt và
các thông số công nghệ đến độ co của vải. Kết quả tính tốn đến độ co lý
thuyết sẽ có chênh lệch so với thực tế, do giả thuyết rằng tại các điểm tiếp xúc
của hai hệ sợi các xơ bị ép lại hồn tồn và khơng có khe hở, các điểm tiếp
xúc ln nằm trên mặt phẳng vải. Trong thực tế các điều kiện trên không
đúng như vậy do tính chất các loại nguyên liệu, độ cứng uốn của nguyên liệu
và các điều kiện công nghệ khơng hồn tồn giống như gỉa định. Vải thể hiện
các dạng độ co sau :
Độ co thẳng


:

YL =

Độ co diện tích :

Ys =

Độ co thể tích

Yv =

L1 − L2
x100(%)
L1

S1 − S 2
x100(%)
S1

V1 − V2
x100(%)
V1

(1.3)

(1.4)

(1.5)


Trong đó :
L1, S1, V1 Các kích thước ban đầu về chiều dài, diện tích, thể tích của mẫu .

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


16
L1, S1, V1 Các kích thước của mẫu sau khi co .
Thể tích V của mẫu tính theo cơng thức :

V1 =
V2 =

G

δ1
G

δ2

(1.6)

(1.7)

Với G khối lượng của mẫu
δ1, δ2 khối lượng thể tích của mẫu trước và sau khi co.
1.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ co :
1.3.2.1

Cấu trúc xơ [7, 1]


Thực tế có 6 nhóm chính, nhưng chúng ta quan tâm 4 nhóm thơng dụng nhất :
1.3.2.1.1 Xơ thực vật – xen lulô- (xơ bông)
Xơ Xenlulô là Polyme thiên nhiên thuộc lớp hydrat cacbon. Bông là
loại xơ có khả năng hấp thụ nước, khá ưa nước do các mạch đại phân tử
xenlulô liên kết với nhau thành từng chùm, nhiều chùm hợp lại thành sớ,
nhiều sớ hợp lại thành xơ nên bơng là vật liệu có cấu trúc xốp, với nhiều lỗ
rỗng của chúng cho phép các phân tử nước thâm nhập nhanh chóng vào
khoảng giữa các thớ xơ và bên trong các vùng vô định hình của polyme mà ở
đó chúng có thể dễ dàng hình thành liên kết hydro với các nhóm hydroxyl tự
do của xenlulơ. Nên xơ có khả năng hút ẩm cao, lượng hồi ẩm chuẩn là 8.5%
và tăng lên 25-35% nước ở độ ẩm tương đối là 100% ở nhiệt độ bình thường.
Tóm lại xơ xenlulơ là vật liệu dễ thấm mồ hơi, khi sử dụng thì sẽ thống mát
hơn so với những vật liệu khác, có tính hợp vệ sinh nhưng có nhược điểm dể
nhàu, co nhiều và kém bền hoá học đặc biệt là với vi sinh vật.

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


17
1.3.2.1.2 Xơ động vật – Protein (len )
Len là vật liệu dệt q, một polyme thiên nhiên, có đặc thù là lớp vẩy
mặt ngồi, có cấu trúc tế bào. Cấu tạo gồm cacbon và các nguyên tố khác
hydro, oxy và nitơ ngồi ra cịn có S, P, Fe, Ca. Mạch đại phân tử được cấu
tạo từ 22-28 monome khác nhau, phụ thuộc giống, di truyền và điều kiện chăn
nuôi. Gồm 6 nhóm chính :
Nhóm 1 : Các nhóm Hydrocacbon khơng phản ứng.
Nhóm 2 : Các nhóm có cực như các nhóm phenol hoặc rượu.
Nhóm 3 : Các nhóm Bazơ
Nhóm 4: Các nhóm Axít

Nhóm 5: Các nhóm liên kết ngang cộng hóa trị
Nhóm 6 : Các nhóm dị vịng
Tùy theo từng loại protein mà thứ tự của mạch polypeptit khác nhau,
mạch này có dạng gấp khúc do mạch có chứa nhiều gốc acid amin mang điện
tích, nên theo chiều dọc cũng như chiều ngang của mạch cịn có lực hút tĩnh
điện làm cho chúng nằm sát nhau hơn và làm mạch polpeptit có hình gấp
khúc. Giữa các mạch và các vịng xoắn có các liên kết hydro, liên kết ngang
muối hoặc ion và liên kết vandervan .Các liên kết disunfit giữa các mạch
protein cạnh nhau và giữa các phần khác nhau của cùng mạch là kết quả của
việc kết hợp giữa hai acid amino kép xictin. Những liên kết ngang cộng hóa
trị này góp phần vào tính ổn định của xơ len các đặc tính cơ, lý và hóa học
của chúng. Vì có cấu tạo như vậy nên hình dạng của len có thể bị thay đổi và
cố định lại dưới tác dụng tổng hợp phức tạp của mỗi bộ phận trong một mạch
và giữa các mạch polypeptit khác nhau. Các biến dạng cơ học của len :

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


18
Hình 1.4 sơ đồ tượng trưng cho cấu tạo đặt biệt của mạch polipeptit
ở dạng α và dạng β

- Biến dạng đàn hồi :
Xảy ra ở trạng thái khô, nhiệt độ thường, sau kéo giãn, β → α
-Biến dạng cố định tạm thời: Xảy ra khi xử lý len ở trong nước nóng trong l
thời gian ngắn: α → β
Khi dừng xử lý dạng β không trở về α, trạng thái β → α
Muốn cho β trở về α : nếu tiếp tục xử lý với nước nóng + tăng nhiệt độ thì β
→ α : Giữa các mạch đại phân tử của keratin len có nhiều liên kết, khi bị kéo
giãn và xử lý ở nước nóng thì 1 phần những liên kết trên bị đứt nên chuyển

sang trạng thái mới. Khi xử lý ở nhiệt độ cao hơn, những liên kết tạm thời bị
đứt, len phục hồi lại dạng ban đầu .
-Biến dạng: Khi kéo giãn len và xử lý bằng hơi nước và trong thời gian ngắn
thì ngừng ngay. Khi đó các liên kết vừa mới bị đứt, chưa kịp tạo thành liên kết
mới. Khi xử lý hơi lần 2, xơ không bị kéo giãn, len sẽ co lại ngắn hơn, mạch
phân tử ở trạng thái bị co lại, co vượt quá gấp khúc ban đầu và các liên kết
mới hình thành nên sản phẩm bị co.
-Hiện tượng cố định hoàn toàn :Hiện tượng xảy ra khi vật liệu được kéo
giãn và xử lý hơi (nhiệt ẩm). Trong thời gian kéo dài 1-2 giờ. Khi ngừng xử lý
sản phẩm sẽ co về trạng thái α + 30% ( giãn dài hơn 30% )
Len là vật liệu dệt thiên nhiên quí, vật liệu dệt lưỡng tính, hút ẩm cao
và là xơ dệt háo nước nhất, hàm ẩm ở điều kiện tiêu chuẩn là 16-18 %. Mặc

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


19
dù hàm ẩm cao nhưng len lại không cho cảm giác ẩm ướt. Q trình hút nước
từ mồ hơi bởi xơ len là q trình phát nhiệt và giải phóng ra nhiệt. Tính đàn
hồi của len là nhờ hiện tượng biến dạng thuận nghịch của các phân tử αkeratin dạng xoắn do đó vải len khơng nhàu và có góc hồi nhàu tốt. Vì thế độ
co của len bị ảnh hưởng rất lớn vào qui trình xử lý len.
1.3.2.1.3 Xơ xenlulơ tái chế (Viscose)
Trải qua nhiều xử lý hóa học, mạch phân tử xen lulô bị cắt ngắn, nên
mạch đại phân tử viscose có n=200-300 và có độ kết tinh từ 25-30%. Cấu trúc
xơ xốp, mạch ngắn, độ bền đứt ở trạng thái ướt giảm từ 40÷50% so với trạng
thái khô, hàm ẩm 11-12% ở điều kiện tiêu chuẩn. Hơn thế do có độ kết tinh
thấp nên sự hấp thụ nước làm xơ trương nở và làm tăng độ giãn đến 20%, xơ
co từ 6÷8%. Là vật liệu dễ nhàu do trong mạch đại phân tử có nhiều nhóm có
cực mà lại thiếu liên kết ngang nên trong quá trình gia công và sử dụng, vải
viscose phải được xử lý cẩn thận để tránh kéo giãn, làm nhàu và độ co cao.

Viscose được sản xuất nhiều vì giá thành rẻ, xơ dễ hút ẩm, mềm mại được sử
dụng làm vải pha với xơ tổng hợp khác ( polyester, polyamid…. ) để làm
hàng may mặc. Nhược điểm là kém bền ở trạng thái ướt và có độ co cao nên
thường sau khi giặt sản phẩm có nguồn gốc là viscose, được là khơ khi cịn ở
trạng thái ướt để sản phẩm ít bị co.
1.3.2.1.4 Xơ tổng hợp Polyester
Là những xơ được tổng hợp từ những polyme khơng có sẵn trong tự
nhiên mà do con người tổng hợp nên. Do trong mạch đại phân tử khơng có
chứa các nhóm ưa nước, nên xơ polyester là sợi ít nhàu, khả năng kháng nhàu
tốt khơng gây nhàu hoặc có gây nhàu trong nước nhưng khơng đáng kể. Hơn
thế trong mạch, các mạch kết bó chặt với nhau tương đương liên kết ngang
nên có tác dụng chống biến dạng, ở nhiệt độ cao thì chuyển trạng thái và dễ
phục hồi biến dạng. Là vật liệu nhiệt dẻo nên polyme của xơ bao gồm các
phân tử khơng có mạch nhánh nên có thể tạo nên các lớp nhàu lâu bằng là

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


20
nóng, có khả năng kéo giãn cao song nếu khơng được định hình sẽ co lại bởi
sự hồi phục khi chịu tác động của hồi phục khô hoặc nhiệt ẩm. Đây là kết quả
của sự hồi phục sức căng đã tích tụ trên filamăng trong q trình gia cơng. Vì
vậy vật liệu dệt từ xơ tổng hợp thường được định hình nhiệt trước khi chịu tác
động ở nhiệt độ cao và định hình nhiệt sau nhuộm. Do khơng có chứa các
nhóm chức có cực, nên hàm ẩm từ 0.4 ÷ 0.45% ở điều kiện chuẩn. Xơ
polyester là xơ tổng hợp, kém thống khí, khó thấm mồ hơi, dễ sinh tĩnh điện,
nhưng có độ bền cao, bền với nấm mốc, vi khuẩn và là xơ có độ co thấp hoặc
khơng co .
1.3.2.2. Cấu trúc vải
1.3.2.2.1 Vải dệt thoi [4, 13]

- Cấu trúc : vải dệt thoi là sản phẩm dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng
góc nhau. Thực hiện tốt mối liên kết này trong quá trình dệt vải cần thiết có
sức căng, khi đó sợi dọc và sợi ngang tác dụng lẫn nhau làm biến dạng sợi.
Độ uốn lượn của sợi dọc và sợi ngang trên vải phụ thuộc các thông số cấu tạo
vải. Độ uốn sợi dọc xác định độ co dọc, độ uốn sợi ngang xác định độ co
ngang của vải. Cấu trúc của vải cũng được đặc trưng bằng độ co của sợi dọc
và độ co của sơi ngang trên vải. Trong quá trình tạo ra vải bằng sự đan nhau
của sợi dọc và sợi ngang, các sợi này đều bị uốn cong. Độ co của sợi dọc
được thể hiện bằng hiệu số chiều dài của sợi ngang đặt vào miệng vải và bề
rộng vải.
Hình 1.5 Xác định độ co sợi trên vải

Lương Thị Công Kiều /Luận văn cao học 2006-2008


×