Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Xây dựng công thức các đường cong ngang lưới cơ sở chân váy nữ sinh việt nam sử dụng công nghệ 3d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 106 trang )

Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

..

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Trần Thị Minh Kiều và
các thầy cô giáo viện Dệt may Da giày & Thời trang, đại học Bách khoa Hà Nội đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt thời gian làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Thiều Quang Tùng, viện Toán tin ứng dụng,
trường đại học bách khoa Hà Nội đã hướng dẫn em phương pháp, cách thức xử lý dữ
liệu với phần mềm Matlab.
Em xin trân trọng cảm ơn KS. Đặng Anh Ngọc, giám đốc Cty TNHH MTV
Đặng Cường đã hướng dẫn em sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu 3D.
Em xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ, giảng viên khoa Công nghệ May &
TKTT trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Cuối cùng, em xin chân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
luôn động viên, giúp đỡ em để em có thể hồn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng

i


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH


2013B

Lời cam đoan
Em xin cam đoan tồn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là
do em nghiên cứu và tự trình bày dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Kiều.
Không có sự sao chép từ các luận văn khác.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và kết quả của nghiên cứu
được trình bày trong luận văn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng

ii


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. vii
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
1.1. Máy quét 3D và phần mềm 3D .............................................................................4
1.1.1.Máy quét 3D và nguyên lý quét .........................................................................4

1.1.1.1.

Định nghĩa ..................................................................................................4

1.1.1.2.

Nguyên lý hoạt động...................................................................................4

1.1.1.3.

Máy quét 3D cơ thể người ..........................................................................8

1.1.2.Một số phần mềm CAD 3D .............................................................................10
1.1.2.1.

Phần mềm Rapidform XOR3[13]................................................................ 11

1.1.2.2.

Phần mềm unigraphic NX [12] ...................................................................12

1.2. Các phương pháp thiết kế chân váy nữ cơ bản ...................................................15
1.2.1.Thiết kế theo công thức ....................................................................................15
1.2.1.1.

Công thức thiết kế chân váy của Bunka Nhật Bản ...................................16

1.2.1.2.

Công thức thiết kế chân váy nữ cơ bản theo khối SEV ............................ 17


1.2.1.3.

Công thức thiết kế chân váy trường ĐH Công nghiệp Hà Nội ................19

1.2.2.Thiết kế trang phục 3D ....................................................................................20
1.2.2.1.Thiết kế trên man-nơ-canh ...........................................................................20
1.2.2.2.Thiết kế theo công nghệ 3D...........................................................................20
1.3. Cơ sở lý thuyết bề mặt cong NURBS .................................................................25
1.3.1.Cơ sở lý thuyết xây dựng bề mặt cơ thể người 3D ..........................................25
1.3.2.Phương trình bề mặt cong NURBS ..................................................................26
1.4. Phương pháp xây dựng bề mặt 3D cơ thể người ................................................29
1.4.1.Xây dựng mơ hình khung lưới bề mặt cơ thể...................................................29
1.4.2.Xây dựng bề mặt 3D cơ thể .............................................................................32
1.5. Xây dựng bề mặt trang phục 3D .........................................................................33

iii


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

1.5.1.Xây dựng bề mặt lưới cơ thể người 3D ........................................................... 33
1.5.2.Lượng dư cử động và phân phối lượng dư trong thiết kế trang phục 3D ........35
1.5.2.1.

Lượng dư cử động của trang phục ........................................................... 35

1.5.2.2.


Phân phối lượng dư trong thiết kế trang phục 3D ...................................36

1.6. Phương pháp xây dựng hình trải bề mặt bằng CAD ..........................................39
1.6.1.Cơ sở lý thuyết xây dựng hình trải bề mặt vật thể ...........................................39
1.6.2.Phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể ...............................................40
1.6.2.1.

Phương pháp trải phẳng hình học ........................................................... 40

1.6.2.2.

Phương pháp trải phẳng cơ học............................................................... 41

1.7. Kết luận phần tổng quan ..................................................................................... 44
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...................................................... 45
2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 45
2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................45
2.3.1.Lựa chọn đối tượng quét 3D bằng phương pháp đo truyền thống ...................47
2.3.2.Thực nghiệm quét 3D các mẫu thí nghiệm ...................................................... 48
2.3.3.Tái tạo bề mặt cơ thể người từ dữ liệu quét 3D ...............................................48
2.3.4.Xây dựng bề mặt trang phục bó sát ..................................................................52
2.3.5.Xây dựng mơ hình 3D chân váy nữ .................................................................56
2.3.6. ..Xây dựng hình trải 2D từ mơ hình 3D cho sản phẩm và may thực nghiệm sản
phẩm .......................................................................................................................... 57
2.3.7.Xây dựng công thức các đường cong ngang lý thuyết .....................................58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................61
3.1. Kết quả lựa chọn đối tượng bằng phương pháp đo truyền thống ....................... 61
3.2. Kết quả thu thập dữ liệu quét 3D ........................................................................62

3.3. Kết quả lưới bề mặt cơ thể..................................................................................64
3.4. Kết quả xây dựng lưới trang phục bó sát ............................................................ 66
3.5. Kết quả xây dựng bề mặt NURBS chân váy nữ .................................................69
3.6. Kết quả xây dựng hình trải 2D từ mơ hình chân váy 3D ...................................72
3.7. Kết quả xây dựng công thức các đường ngang lưới cơ sở chân váy nữ .............75
3.7.1.Xác định các nút điều khiển .............................................................................77

iv


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

3.7.2.Xác định công thức tương quan giữa các nút ...................................................78
3.7.3.Kết quả xây dựng phương trình s-pline ........................................................... 84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90
PHỤ LỤC ..................................................................................................................94

v


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số loại máy quét trên thế giới ............................................................. 6
Bảng 1.2: Thống kê số lượng máy quét cơ thể theo Nicola D'Apuzzo ......................8

Bảng 1.3: Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ứng dụng công nghệ 3d .................21
Bảng 1.4: Lương dư cử động trong thiết kế chân váy nữ ........................................35
Bảng 2.1: Các kích thước chủ đạo ..........................................................................47
Bảng 2.2: Bảng thơng số cơ thể cần xác định .......................................................... 47
Bảng 3.1: Danh sách 10 đối tượng nữ độ tuổi 18-24 lựa chọn theo cỡ số thí nghiệm
............................................................................................................................ 61
Bảng 3.2: Thơng số kích thước cơ thể được trích xuất từ q trình qt 3D bằng
máy ...............................................................................................................................
............................................................................................................................ 63
Bảng 3.3: Thơng số lưới trang phục bó sát ............................................................... 68
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá của người mặc .............................................................. 75
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá của chuyên gia .............................................................. 76
Bảng 3.6: Tọa độ các nut điều khiển của đường cong thực nghiệm ......................... 77
Bảng 3.7: Xác định hệ số tương quan và phương trình hồi quy ............................... 79
Bảng 3.8. Tương quan tuyến tính giữa 2 vị trí cũ và mới .........................................80
Bảng 3.9: Mức ý nghĩ quan sát 2 phía ......................................................................80
Bảng 3.10: Cơng thức xác định các điểm điều khiển đường cong s-pline tại mông
theo phương x ............................................................................................................80
Bảng 3.11: Công thức xác định các điểm điều khiển đường cong s-pline tại mông
theo phương y............................................................................................................81
Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra T-test vị trí thực nghiệm và lý thuyết theo phương x .82
Bảng 3.13: Kết quả kiểm tra T-test vị trí thực nghiệm và lý thuyết theo phương y .83
Bảng 3.14: Tọa độ các nut điều khiển của đường cong lý thuyết ............................. 83
Bảng 3.15: Giá trị vector nút của các đường cong thực nghiệm ............................... 84
Bảng 3.16: Giá trị vector nút của các đường cong lý thuyết.....................................84

vi


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH


2013B

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Nguyên lý quét xung ánh sáng (time of light) .........................................5
Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý quét tam giác một camera ...............................................5
Hình 1.3: Sơ đồ nguyên lý quét tam giác 2 camerra ...................................................6
Hình 1.4: Quá trình quét cơ thể bằng ánh sáng trắng và hệ thống mã hóa nhi phân ..9
Hình 1.5: Hình minh họa máy [TC]² ..........................................................................9
Hình 1.6: Minh họa quá trình quét và kết quả nhận được.........................................10
Hình 1.7: Các độ dài khác nhau của kiểu váy dáng thẳng ........................................16
Hình 1.8: Bản vẽ thiết kế dựng hình chân váy cơ bản theo Bunka ......................... 17
Hình 1.9: Bản vẽ thiết kế dựng hình chân váy cơ bản theo SEV ............................. 18
Hình 1.10: Bản vẽ thiết kế dựng chân váy cơ bản Theo giáo trình trường ĐH Cơng
nghiện HN ................................................................................................................19
Hình 1.11: Mơ hình hóa đối tượng 3D phức tạp bằng các bản vá ............................ 25
Hình 1.12: Đường B-spline với các điểm kiểm sốt. ...............................................27
Hình 1.13: Bề mặt NURBS với các nút điều khiển .................................................29
Hình 1.14a: Xác định các mốc nhân trắc trên đám mây điểm ..................................30
Hình 1.14b: Xác định các mốc nhân trắc trên đám mây điểm ................................ 30
Hình 1.15: Xác định các điểm đặc trưng trên đám mây điểm ................................ 31
Hình 1.16: Các bước xác định đường cong đặc trưng .............................................32
Hình 1.17: Lưới bề mặt cơ thể được xây dựng dựa trên bề mặt nội suy .................33
Hình 1.18: Tái tạo bề mặt cơ thể bằng các bản vá B-spline .....................................33
Hình 1.19: Cơ chế hình thành các điểm điều khiển .................................................34
Hình 1.20: Cách xác định REA ................................................................................37
Hình 1.21: Khoảng cách giữa cơ thể và trang phục tại ngực, eo, mông trong một
nghiên cứu của Wang, Zhaohui (2008) .....................................................................37
Hình 1.22: Khoảng cách giữa cơ thể và trang phục tại eo trong một nghiên cứu của
Xu, Zhaohui (2009) ...................................................................................................38

Hình 1.23: Khoảng cách giữa cơ thể và trang phục tại ngực trong một nghiên cứu
của Zhang (2012 ........................................................................................................38
Hình 1.24: REA theo phương pháp cộng đều lượng cử động ..................................39
Hình 1.25: Sự trải phẳng bằng phương pháp hình học ............................................41
Hình 1.26: Sơ đồ mơ hình Lị xo-trọng lương (Spring-mass) ..................................42
vii


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

Hình 2.1: Dữ liệu đám mây điểm sau khi nhập vào phần mềm Rapid form XOR3 49
Hình 2.2: Bề mặt đối tượng sau khi tạo lưới ............................................................. 50
Hình 2.3: Bề mặt lưới cơ thể sau khi loại bỏ phần trên cơ thể..................................50
Hình 2.4: Bề mặt 3D lưới cơ thể sau khi được tái tạo ..............................................51
Hình 2.5: Đánh giá sai số bề mặt bằng công cụ Accuracy Analyzer ....................... 52
Hình 2.6: Vị trí các điểm nhân trắc và các thơng số đo ............................................53
Hình 2.7: Vị trí các đường mặt cắt ngang trên cơ thể ...............................................53
Hình 2.8: Nguyên tắc tạo ra lớp vỏ lồi theo Park và Miyoshi ..................................54
Hình 2.9: Phân tích nhân trắc cơ thể nữ để thiết kế chân váy theo Bunka ...............54
Hình 2.10: Phương pháp xác định các điểm đặc trưng của Julia và Susan (2006) ...55
Hình 2.11: Phương pháp xác định vị trí chiết của Park và Kim (2011) ....................55
Hình 2.12: Phân chia các phần của chân váy để trải phẳng ......................................57
Hình 2.13: Xác định các nút điều khiển bằng vector biểu thị độ cong trong
Rapidform XOR3 ......................................................................................................58
Hình 2.14: Tương quan giữa các điểm nhân trắc ...................................................... 59
Hình 3.1: Kết quả quét 3d bằng máy [TC]2 .............................................................. 62
Hình 3.2: Dữ liệu điểm ảnh 10 đối tượng trong nghiên cứu .....................................62
Hình 3.3: Phương pháp xây dựng bề mặt lưới cơ thể ...............................................64

Hình 3.4: Mơ hình 3D các đối tượng nghiên cứu ..................................................... 65
Hình 3.5: Kết quả đánh giá sai số bề mặt ..................................................................65
Hình 3.6: Mặt cắt cơ thể tại các điểm nhân trắc........................................................ 66
Hình 3.7: Đường cong s-pline mặt cắt cơ thể tại eo, bụng, mơng ............................ 67
Hình 3.8: Xác định các điểm đặc trưng tại đường eo ...............................................68
Hình 3.9: Bề mặt trang phục bó sát ...........................................................................69
Hình 3.10: Cách xác định REA của Miyoshi ............................................................ 69
Hình 3.11: Hình ảnh các đường s-pline nằm ngang của lưới cơ sở .......................... 71
Hình 3.12: Bề mặt nurbs chân váy nữ .......................................................................72
Hình 3.13: Phân chia các phần trên bề mặt váy ........................................................ 72
Hình 3.14: Mẫu chân váy sau khi dùng Creo 3.0 để trải phẳng ................................ 73
Hình 3.15: Mẫu chân váy sau khi sử lý bằn phần mềm Lectra .................................73
Hình 3.16: Mẫu chân váy hồn thiện ........................................................................74

viii


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

Hình 3.17: Ảnh chụp người mẫu ở tư thế đứng yên .................................................74
Hình 3.18: Ảnh chụp người mẫu ở tư thế bước đi ....................................................75
Hình 3.19: Ảnh chụp người mẫu ở tư thế ngồi ......................................................... 75
Hình 3.20: Ảnh chụp người mẫu ở tư thế bước lên cầu thang ..................................75
Hình 3.21: Xác định các nút điều khiển bằng vector biểu thị độ cong trong
Rapidform XOR3 ......................................................................................................76
Hình 3.22: Tương quan giữa các điểm nhân trắc ...................................................... 78
Hình 3.22: Xác định các điểm nhân trắc chính và các điểm phụ thuộc trên đường
cong mặt cắt cơ thể ....................................................................................................78

Hình 3.23: Hình biểu diễn các đường cong lưới 3D cơ sởchân váy bó sát bằng
Matlab........................................................................................................................ 86

ix


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, ngành công nghiệp Dệt may
là một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn, có những đóng góp to lớn vào nền
kinh tế quốc dân. Là một trong các ngành phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống,
vì vậy ngành Dệt may hứa hẹn sẽ có những bước phát triển hơn nữa nhằm đáp ứng
các nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng
sâu rộng, các doanh nghiệp may trong nước đang đứng trước những cơ hội lớn để mở
rộng thị trường, thu hút đầu tư và tiếp cận với các cơng nghệ hiện đại của các nước
có nền khoa học phát triển.
Một tất yếu trong quá trình hội nhập chính là sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp
trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng đang gặp phải sự cạnh
tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngồi. Để có được vị thế và chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thì chúng ta cần phải giải được bài toán về năng suất và chất
lượng. Yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề này chính là áp dụng khoa học kỹ thuật
vào quản lý và sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ. Làm chủ được khoa học kỹ thuật
chính là con đường ngắn nhất để đi tới thành công.
Thiết kế trang phục với sự hỗ trợ của công nghệ 3D đã và đang thành một
hướng phát triển mới trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt là may đo qua mạng đang dần
tồn cầu hóa. Nhiều cơng trình trong và ngồi nước đã sử dụng cơng nghệ 3D để

nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm có tính thực tiễn cao. Phương pháp này có rất
nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, có thể mơ phỏng q trình may ảo, mặc thử từ
đó có thể điều chỉnh được mẫu một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, hiện nay các phần mềm hỗ trợ thiết kế mà các doanh nghiệp Việt
Nam đang sử dụng hoàn toàn là của nước ngồi, đặc biệt là các phần mêm mơ phỏng
3D. Các phần mềm này khi mơ phỏng mơ hình ma-nơ-canh cơ thể có nhiều điểm
khác biệt so với đặc điểm nhân trắc của người Việt, gây nhiều khó khăn trong thiết
kế mẫu. Một hạn chế khác của việc sử dụng công nghệ 3D trong may mặc ở Việt

1


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

Nam là trên toàn đất nước ta hiện nay chỉ có 01 máy qt 3D tồn thân phục vụ cho
việc đo đạt thơng số kích thước cơ thể người đặt tại Viện Dệt may Hà Nội, dẫn đến
việc thu thập dữ liệu quét 3D rất hạn chế. Nếu ta không thu được dữ liệu quét 3D thì
các phần mềm ứng dụng 3D cũng sẽ khơng phát huy được hết tính năng của chúng.
Vì vậy, một u cầu được đặt ra cho các nhà nghiên cứu chuyên ngành may
và thời trang là phải khắc phục được 2 yếu điểm trên. Để khắc phục giới hạn về các
avata không được xây dựng theo nhân trắc Việt Nam, cần phải xây dựng một hệ thống
Avata phù hợp với vóc dáng người Việt. Để khắc phục việc hạn chế trong thu thập
dữ liệu 3D nhưng vẫn muốn dùng công nghệ 3D bởi tính thuận lợi của nó, cần chủ
động thiết lập được phương pháp xây dựng các đường cong của cơ thể từ các thơng
số kích thước đo bằng tay. Nhận thức về sự cần thiết của 2 vấn đề trên và trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chọn đề tài “Xây dựng công thức các đường
cong ngang lưới cơ sở chân váy nữ sinh Việt Nam sử dụng công nghệ 3D” với
mong muốn nghiên cứu này làm cơ sở để xây dựng mơ hình Avata cơ thể cho người

Việt Nam, và có thể xây dựng được mơ hình trang phục 3D từ các số đo nhân trắc
bằng tay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng nền tảng cơ bản cho việc xây dựng mơ hình trang phục 3D, làm tiền
đề để xây dựng mơ hình avata cơ thể người Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
Xây dựng đường cong lý thuyết các đường cong ngang lưới 3D cơ sở chân váy
nữ dựa vào các tọa độ điểm trên đường cong thực nghiệm lưới chân váy bó sát được
xây dựng từ dữ liệu quét 3D. Để thực hiện được nội dung này, luận văn tập trung
nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
- Phương pháp xây dựng mơ hình cơ thể 3D dựa trên các dữ liệu thu được qua
quá trình quét bề mặt cơ thể.
- Nguyên lý xây dựng lưới bề mặt cơ thể người, từ đó phát triển lưới bề mặt
trang phục bó sát.

2


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

- Xây dựng công thức tương quan giữa các điểm mốc nhân trắc với các điểm
lân cận trong đường cong ngang cơ thể tại vòng eo, vịng bụng, vịng mơng phục vụ
cho chân váy bó sát
- Phương pháp cộng lượng dư cử động vào chân váy bó sát để được chân váy
rộng rãi
- Xây dựng hình trải 2D của bề mặt trang phục dựa trên mô hình 3D đã được
xây dựng để đánh giá kết quả nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Sản phẩm thiết kế: Chân váy nữ
- Người mẫu: nữ sinh độ tuổi 18-24 có cùng cỡ số và cùng một vóc dáng.

3


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Máy quét 3D và phần mềm 3D
1.1.1. Máy quét 3D và nguyên lý quét
1.1.1.1. Định nghĩa
Máy quét 3D là các thiết bị, dụng cụ dùng để thu thập tọa độ 3D về bề mặt tại
những vị trí xác định của một đối tượng cụ thể. Các kết quả đo nhận được trong thời
gian thực với tốc độ cao và độ chính xác cao[3].
Các thiết bị qt 3D có thể được lắp đặt cố định hoặc di động cho từng mục
đích cụ thể.
1.1.1.2. Nguyên lý hoạt động
Các giải pháp kỹ thuật khác nhau đã được phát triển cho các thiết bị đo khác
nhau để có được các phép đo cần thiết để thu thập tọa độ 3D trên một bề mặt phản
xạ. Các loại máy quét đo góc độ ngang và dọc và tính tốn khoảng cách theo phương
pháp “đo thời gian truyền của xung laser” hoặc bằng phương pháp “so sánh các pha
truyền và nhận sóng” của modul tín hiệu.
- Nguyên lý đo thời gian truyền của xung ánh sáng (Time of flight)
Một xung laser được gửi đến đối tượng cần quét. Khoảng cách giữa máy phát
và bề mặt được quét được tính từ thời gian truyền và nhận tín hiệu. Trong thực tế, các
thiết bị quét hoạt động theo nguyên lý này thường có một số nhược điểm lớn. Xử lý
tín hiệu thường mất quá nhiều thời gian và giá trị góc đo được xác định phức tạp từ

vịng trịn mã hóa. Máy qt sử dụng các thiết bị xoay nhỏ cho sự lệch góc của chùm
tia laser và sử dụng các thuật tốn đơn giản để tính nên có thể dẫn đến các giá trị đo
kém chính xác. Độ lệch chuẩn điển hình của các phép đo nhiều bởi máy quét theo
nguyên lý này khoảng vài mm. Độ chính xác của tọa độ 3D cũng bị ảnh hưởng bởi
tính chính xác của góc tới của chùm tia.
- Ngun lý So sánh Pha (Phase comparison)
Theo nguyên lý này, chùm tia được phát bởi một nguồn điều hòa, khoảng cách
giữa máy quét và vật được tính bằng cách sử dụng sự lệch pha giữa sóng truyền và

4


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

nhận. Phương pháp này khơng có nhiều sự khác biệt so với phương pháp “Time of
Flight”. Do sự phân tích tín hiệu phức tạp hơn, các kết quả có thể chính xác hơn [3].

Laser/Receiver
Time mesurement unit

Object

Mirror

Hình 1.1: Nguyên lý quét xung ánh sáng (time of light)
- Máy quét sự dụng phép đo tam giác
Laser/Receiver
Time mesurement unit


Mirror
Object
Base

CCD

Lens

Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý quét tam giác một camera
Giải pháp camera đơn: Đây là loại máy quét bao gồm một thiết bị phát, gửi
một chùm tia laser xác định tới mẫu, từng bước thay đổi góc chiếu từ một đầu cơ khí

5


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

vào đối tượng, một máy ảnh CCD ở đầu kia của thiết bị dùng để phát hiện các điểm
laser (hoặc dịng) trên đối tượng. Vị trí 3D của phần tử bề mặt có thể nhận được từ
các kết quả của phép đo trên. Phương pháp này tương đối chính xác so với những loại
máy quét khác. Tuy nhiên nó chỉ được áp dụng cho các đối tượng có kích thước nhỏ
và khoảng cách qt khơng lớn do tính chính xác bị giảm dần theo khoảng cách giữa
máy quét và mẫu.
Giải pháp camera đôi: Một biến thể của nguyên tắc tam giác là việc sử dụng
hai máy ảnh CCD, được đặt tại hai bên của nguồn phát. Mẫu cần quét được chiếu
bằng máy chiếu ánh sáng riêng biệt mà khơng có chức năng đo. Chùm sáng có thể là
ánh sáng trắng hoặc ánh sáng đơn sắc. Các giải pháp hình học là tương tự như với

nguyên tắc một máy ảnh, vì vậy các đặc điểm của mẫu được thể hiện chính xác.
CCD

Len

Object
Base

Projetor

CCD

Len
Hình 1.3: Sơ đồ ngun lý quét tam giác 2 camerra
Bảng 1.1: Một số loại máy quét trên thế giới [3]

TT

Kiểu

Giới hạn
quét

Nguyên lý

Cyrax 2500

50

Time of fight


S10, S25

25

Triangulation

DeltaSphere

12

Time of fight

Tên sản phẩm

1. Cyra Technologies
2. Mensi
3. 3rdTech

6


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

4. Arius3D

Arius3D


6

Triangulation

5. Breuckmann

optoTOP

5

Triangulation

6. Digibotics

Digibot

1.8

Triangulation

7. GOM mbH

ATOS

1.6

Triangulation

8. ABW GmbH


Kombi-640

1.5

Triangulation

9. MEL Mikroelektronik

GmbH M2D

1.2

Triangulation

10. 3D Digital Corporation

Model 100, 200,
300

1

Triangulation

various

ca. 1

Triangulation

4DI


ca. 1

Triangulation

DS, RE, PS

1

Triangulation

Vitus

ca. 1

Triangulation

various

0.8

Triangulation

FastScan

0.8

Triangulation

various


0.8

triangulation

18. [TC]2

Body Scanner

0.8

triangulation

19. Genex

Rainbow 3D

0.7

triangulation

20. Shape Grabber

various

0.7

triangulation

21. SCAN technology


various

0.6

triangulation

0.3

triangulation

0.3

triangulation

ModelMaker

0.2

triangulation

3DFlash!

0.1

triangulation

Hyscan 45c

0.1


triangulation

Probe Sensor

0.1

triangulation

11. Cyberware
12. Intelligent Automation
13. Laser Design
14. Vitronic
15. micromeasure GmbH
16. Polhemus
17. Steinbichler Optotechnik

22.

DLR German Aerospace
Center

23. INO
24. 3D Scanners, Nvision

Laser Range
Scanner
3D Laser Profiling
Sensor


25. 3DMetrics
26. Hymarc
27. Perceptron Contour

7


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

1.1.1.3. Máy quét 3D cơ thể người
Trong ứng dụng may mặc, máy quét 3D thường được dùng để quét cơ thể
người. Trên thế giới, các hệ thống hoàn chỉnh đã được sử dụng cho lĩnh vực dệt may
trong công nghiệp quân sự từ nhiều năm trước. Nó thường được dùng để lựa chon
nhanh và chính xác đồng phục của các quân nhân.
Ngày nay, công nghệ 3D quét được áp dụng để quét bề mặt các bộ phận khác
nhau của cơ thể con người, các hệ thống quét 3D cơ thể đã được thương mại hóa và
được áp dụng rộng rãi.
Máy quét cơ thể người 3D có thể sử dụng tia laser hoặc ánh sáng trắng. Tuy
nhiên Nicola D'Apuzzo (2007)[7], trong một đánh giá của mình, đã chỉ ra rằng các
máy quét sử dụng ánh sáng trắng được sử dụng phổ biến hơn laser.
Bảng 1.2: Thống kê số lượng máy quét cơ thể theo Nicola D'Apuzzo
Máy quét
Laser

Máy quét
A.S trắng

Các loại khác


Tổng

Bắc Mỹ

7

7

5

19

Châu Âu

0

22

7

29

Châu Á

4

3

0


7

Tổng

11

32

12

55

Các máy quét 3D cơ thể người sử dụng ánh sáng trắng thường sử dụng nguyên
lý tam giác (triangulation) với nguồn phát là Projector sử dụng ánh sáng trắng. Ánh
sáng trắng, thường là các dải ánh sáng sọc, được chiếu lên cơ thể người, một hay
nhiều cảm biến ánh sáng sẽ thu các chùm tia phản xạ. Hệ thống mã hóa nhị phân được
sử dụng để xác định nguồn gốc của các sọc đơn. Kết quả thu được từ các máy quét
này là các đám mây điểm ảnh.
So với phương pháp quét Laser, phương pháp sử dụng ánh sáng trắng được
thực hiện với kết quả trong thời gian thực ( Độ trễ dưới 1 giây), kết quả bằng phép đo
này được số hóa tồn bộ phần bề mặt được quét[29].

8


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B


Trong các loại máy quét 3D cơ thể người, máy [TC]²’s Nx16 là một hệ thống
đo 3 chiều sử dụng ống kính quang học tạo ra một bản sao kỹ thuật số của hình học
bề mặt của cơ thể.

Hình 1.4: Quá trình quét cơ thể bằng ánh sáng trắng
và hệ thống mã hóa nhi phân.

Hình 1.7: Hình minh họa máy [TC]²
Dựa trên cơng nghệ qt "ánh sáng trắng", nó qt tồn bộ cơ thể trong khoảng
8 giây ([TC] ², 2009)[29], trích xuất khoảng 140 số đo cơ thể với một mơ hình 3D cơ
thể thơng qua dữ liệu đám mây điểm. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ sáng trắng

9


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

an tồn, khơng xâm nhập sâu vào da, không tiếp xúc và bảo mật cho đối tượng được
quét.

Hình 1.6: Bên trái: Minh họa quá trình quét và kết quả nhận được
Bên phải: Danh sách các phép đo được trích xuất
Tại Việt Nam, máy [TC]² đã được ứng dụng để qt cơ thể người trong nhiều
cơng trình nghiên cứu khoa học. Một số cơng trình tiêu biểu như:
1. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ mẫu kỹ thuật cho sản phẩm áo Vest nữ độ
tuổi 35-55” của Th.S. Nguyễn Thị Phương Hoa và NCS. Trần Thị Minh Kiều – 2009
2. Đề tài “Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo và chế tạo ma-na-canh chuẩn kích
thước cơ thể trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng

trong thiết kế công nghiệp may” của TS. Phan Thanh Thảo – 2011.
3. Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu đặc điểm hình dáng cơ thể người Việt Nam
và ứng dụng để thiết kế quần áo” Phạm Thị Thắm – 2011.
4. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng mơ hình 3D mơ phỏng hình dạng, cấu trúc, kích
thước cơ thể và hình trải bề mặt cơ thể từ 3D sang 2D đối tượng học sinh nữ tiểu học
địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng trong thiết kế công nghiệp may” – Đinh Mai
Hương – 2012 …v.v…
1.1.2. Một số phần mềm CAD 3D
Các phần mềm CAD 3D là các phần mềm xử lý dữ liệu dạng 3D nhanh và
chính xác. Các phần mềm này cung cấp các giải pháp thiết kế hiệu quả, linh hoạt dựa

10


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

trên các dữ liệu 3D có sẵn hoặc do người sử dụng sáng tạo ra. Ngoài tính năng thiết
kế, các phần mềm CAD 3D cịn có các chức năng tái tạo, mơ phỏng, lập trình gia
cơng… cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng gia dụng và dân dụng, máy công
cụ, máy công nghiệp, ôtô, xe máy, đóng tàu, cho tới các các ngành cơng nghiệp hàng
không thiết kế máy bay, công nghệp vũ trụ.
Hiện nay, nhờ vào tính linh hoạt cũng như các chức năng phong phú, đa dạng,
các phần mềm CAD 3D ngày càng được ứng dụng rộng rãi để, thiết kế, thử nghiệm,
phân tích và mơ phỏng trong sản xuất hàng may mặc. Một số phần mềm điểm hình
như: Rapidform XOR, Unigraphics NX, Pro Engineer…
1.1.2.1. Phần mềm Rapidform XOR3[13]
Đây là một trong các phần mềm hàng đầu về xử lý dữ liệu nhanh chóng, tái tạo
ra mơ hình CAD với tham số trực tiếp từ dữ liệu quét 3D và đã được tin tưởng sử dụng

trong các công ty thiết kế chuyên nghiệp với các công cụ vượt trội để tạo mẫu và chỉnh
sửa các dữ liệu 3D và là một trong những giải pháp cơng nghệ chính xác.
Rapidform XOR là phần mềm dùng trong công nghệ tái tạo ngược, cung cấp
các chức năng để mơ hình hố và tối ưu hố các đa giác và tạo ra các tham số dạng
CAD từ cơ sở dữ liệu quét 3D, cho kết quả nhanh chóng và chính xác và được sử
dụng liên tục trong quá trình sản xuất.
Các chế độ làm việc của phần mềm Rapidform XOR3[13]
- Chế độ Mesh: Giúp hoàn thiện bề mặt của mơ hình với các phần bị khuyết,
và hồn chỉnh của dữ liệu dạng lưới. Chế độ này giúp chỉnh sửa các biên dạng, tái tạo
các lưới tam giác, tạo ra dữ liệu lưới hồn chỉnh, tối ưu hóa lưới trước khi sử lý thành
dạng solid, surface.
- Chế độ Region Group: Giúp phân vùng dữ liệu lưới thành các vùng riêng biệt
của vùng dữ liệu lưới dựa trên sự tương đồng về các vùng cong một cách tự động. Từ
các vùng đó, trợ giúp trong việc tạo ra các mặt phẳng tham chiếu.
- Chế độ Mesh Sketch: Chế độ này giúp khai thác các thông tin từ các bộ phận
mơ hình và tạo ra dạng phác thảo từ các vùng dữ liệu lưới đó. Từ đó làm căn cứ để
tạo ra các khối đặc, các bề mặt chi tiết.
11


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

- Chế độ Sketch: Giúp tạo ra các bản vẽ phác thảo dạng đường thẳng, cung
tròn, vát mép… mà từ đó có thể hỗ trợ cho chế độ 3D Mesh Sketch để tạo ra mơ hình
khơng gian.
- Chế độ 3D Mesh Sketch: Chế độ này giúp tạo ra đường 3D trên lưới dữ liệu,
từ đó làm cơ sở để tạo ra các bề mặt hoặc dạng khối đặc.
Đặc biệt trong chế độ này, có khả năng tạo ra các phác thảo hình học 3D trực

tiếp trên dữ liệu lưới.
- Chế độ 3D Sketch: Chế độ này hỗ trợ tạo ra các bản vẽ dạng 3D trên không
gian, dùng tạo nên cácbề mặt, các dạng khối đặc.
Điểm khác biệt giữa chế độ 3D Sketck và 3D Mesh Sketch là chế độ 3D Sketck
tạo ra các phác thảo trên cơ sở là mặt phẳng xác định hoặc trên phần dữ liệu xác định,
còn chế độ 3D Mesh Sketch chỉ tạo phác thảo trên phạm vi khơng gian tồn bộ dữ
lưới.
1.1.2.2. Phần mềm unigraphic NX [12]
Unigraphics NX là một trong những phần mềm nổi tiếng nhất hiện nay trong
lĩnh vực thiết kế CAD, mô phỏng CAE và tạo chương trình gia cơng CAM cho máy
CNC – cung cấp giải pháp tổng thể CAD/CAM/CAE/PLM, tạo khả năng liên kết linh
hoạt giữa các khâu trong quá trình sản xuất từ thiết kế CAD, phân tích CAE và mơ
phỏng gia cơng CAM.
Unigraphics NX phục vụ thiết kế, mơ phỏng, lập trình gia công…, cho các
ngành công nghiệp sản xuất hàng gia dụng và dân dụng, máy công cụ, máy công
nghiệp, ôtô, xe máy, đóng tàu cho tới các các ngành cơng nghiệp hàng không thiết kế
máy bay, công nghệp vũ trụ được các tập đoàn lớn trên thế giới ( Boeing, Suzuki,
nissan, Nasa…) sử dụng. NX cho phép nhiều phần mềm ứng dụng khác có thể chạy
trực tiếp trên mơi trường của nó như Autodesk Inventor, Catia, Pro-E, Solid Edge,
CADKEY, SoildWorks, Cimatron, ...
Một số tính năng thiết kế CAD của Unigraphics NX 8.5[12].
- Modul Sketcher (Modul vẽ phác thảo): Tạo hình dáng sản phẩm dựa trên các
biên dạng hở, NX 8.5 cung cấp thêm nhiều lệnh mới để thiết kế sản phẩm dạng kim

12


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B


loại tấm ( Sheet Metal Design ), tạo các đặc tính cho khối như màu sắc, vật liệu,
…vv… tất cả đều được tối ưu hóa và dễ dàng sử dụng trong phiên bản NX 8.5.
- Công nghệ mơ hình hóa đồng bộ (Synchronous Technology).
Đây là tính năng nổi bật nhất của NX so với các phần mềm tương tự như
CATIA, Pro/Engineer… Công cụ Synchronous Technology giúp chỉnh sửa mơ hình
một cách nhanh chóng, chỉ đơn giản bằng việc click và kéo để có được kết quả mong
muốn chỉ trong tích tắc.
- Cơng nghệ mơ hình hóa tự do (Freeform Modeling).
Đối với modul Freeform Modeling, NX 8.5 đã sắp xếp các công cụ trên giao
diện hợp lý hơn, giúp việc sử dụng và thao tác trở nên đơn giản và nhanh chóng, tự
động hóa việc tạo các bề mặt thông qua lưới điểm, dưới sự trợ giúp của cơng cụ phân
tích bề mặt, các sản phẩm của NX 8.5 có tính chính xác và độ thẩm mỹ cao hơn.
- Tạo bản vẽ kỹ thuật ( Drafting ): cho phép xem bản vẽ kỹ thuật với nhiều độ
đậm nét khác nhau của các nét vẽ nhờ sự cải tiến vượt trội trong việc quản lý bản vẽ
bằng layer. Cải thiện sự hiển thị của bản vẽ, trông rõ ràng và thẩm mỹ hơn. Giảm
dung lượng bộ nhớ khi quản lý bản vẽ của những sản phẩm lắp ráp lớn.
- NX Shape Optimization : Được cải tiến giúp phân tích và tối ưu bề mặt sản
phẩm, giảm sức căng của các chi tiết có các bề mặt được thiết kế khơng thích hợp,
tăng độ bền cho sản phẩm.
- FE model in-context: Có khả năng tăng tốc độ mơ phỏng phần tử hữu hạn
trong các mơ hình lắp ghép lớn, quan sát và tham khảo các phần còn lại của mơ hình
lắp ghép trong khi đang phân tích các phần tử khác của mơ hình lắp ghép đó.
- Thermal : Có khả năng phân tích đa luồng tạo điều kiện thuận lợi cho phần
cứng và bộ vi xử lý trong q trình tính tốn nhiệt.
- Mơ phỏng các bộ lắp ghép động: mô phỏng sự hoạt động của sản phẩm trong
thực tế, qua đó tối ưu thiết kế và tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
1.1.2.3. Các phần mềm 3D ứng dụng riêng cho thiết kế thời trang
Các phần mềm như CLO3D, V-Stiticher, Optitex


13


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

- Clo 3D là một phần mền thiết kế thời trang ảo có nhiều tính năng độc đáo.
Với phần mềm này, ta có thể thiết kế và chỉnh sửa trực tiếp trên mẫu trang phục ảo
hoặc trên mẫu thiết kế với khả năng hiển thị đồng thời trên các của sổ 3D.
Một số tính năng nổi bật của Clo 3D:
+ Mơ hình tương thích với CAD : Clo 3D có thể tương thích với nhiều phần
mềm khác nhau như Yucca, Optimus, Gerber, Raekteura, CAD-style, PAD,
cũng như các file của CAD và DXF cũng có khả năng tương thích với Clo 3D.
+ Thiết kế mơ hình 3D và tích hợp mơ phỏng xếp nếp: Sử dụng Clo3d để tạo
nếp hoặc chỉnh sửa nếp gấp được hiển thị trên cửa sổ 3D theo thời gian thực
một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tính năng này rất thuận tiện để thiết kế
các nếp gấp.
+ Chức năng Mô phỏng quá trình lắp ráp sản phẩm: Gồm các tính năng chỉnh
sửa các đường may dễ dàng, và mô phỏng may, Clo 3D hỗ trợ cho mô phỏng
may quần áo nhiều lớp.
+ Chức năng mơ phỏng vải: Clo 3D số hóa các đặc tính vật lý cần thiết của vải
để thay đổi các tính chất khác nhau nhằm cung cấp cho quá trình kiểm sốt
vật liệu. Mốt số tính chất đặc trưng của vải như: độ bền cắt, độ bền uốn, độ rủ,
Mật độ, Bằng cách điều chỉnh các đăc trưng này, có thể mơ phỏng vải thực tế.
+ Chức năng đánh giá độ vừa vặn của trang phục: Clo 3D có thể kiểm tra áp
lực của của trang phục lên cơ thể tại các điểm tiếp xúc bằng cách mô phỏng
quá trình mặc thử quần áo. Từ đó có thể đưa ra mơ hình áp lực của trang phục
lên cơ thể để có thể đánh giá độ vừa vặn của trang phục.
- V-Stitcher là giải pháp tạo mẫu ảo 3D hàng đầu cho các nhà phát triển, các

nhà sản xuất mô hình và thiết kế kỹ thuật. V-Stitcher dễ dàng chuyển đổi mơ hình 2D
thành 3D ngun mẫu thực tế. Một số tính năng của phần mềm V stitcher.
+ Thiết lập các mẫu avatar hình dáng cơ thể với các thơng số như thực tế.
+ Tạo mẫu trong AccuMark PDS và sau đó mơ phỏng 3D chi tiết về q trình
ráp mẫu.
+ Đánh giá độ vừa vặn của trang phục các cơng cụ phân tích 3D.

14


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

+ Sửa đổi mẫu thiết kế trong V-Stitcher.
+ Mô phỏng vải.
- Optitex 3D là một phần mở rộng của PDS (Pattern Design System). Với
Optitex 3D người sử dụng có thể mơ phỏng chi tiết của sản phẩm trên một loạt các
kích cỡ và hình dáng cơ thể, cho phép sửa đổi các kích thước cơ thể của người mẫu
một cách linh hoạt, sinh động để xem trước sản phẩm thiết kế có đúng kích cỡ cơ thể
người mẫu hay không… Từ những bất hợp lý của các chi tiết thiết kế có thể thấy rõ
trên mơ phỏng 3D, người thiết kế sẽ thay đổi, chỉnh sửa các chi tiết thiết kế lại cho
chính xác mà khơng phải thiết kế và may trên vải thật. Vì vậy, Optitex 3D đã giúp
tăng độ chính xác và tính thống nhất của sản phẩm, tiết kiệm thời gian, tiền của khi
phải làm đi làm lại 1 sản phẩm.
Những ứng dụng của Optitex 3D
+ Hiển thị người mẫu trong không gian 3D : Đây là phần mềm có chức năng
cho phép quan sát cơ thể người từ nhiều góc độ trong không gian 3 chiều.
+ Chỉnh sửa số đo của người mẫu: Tính năng này cho phép người sử dụng có
thể quan sát nhiều dáng cơ thể người một cách trực quan sinh động nhất.

+ Xây dựng rập trên người mẫu: Người sử dụng có thể xây dựng rập trực tiếp
trên cơ thể người mẫu trong không gian 3 chiều và xuất ra rập 2D. Đây cũng
là một trong những phương pháp thiết kế sản phẩm khá thông dụng – Phương
pháp Thiết kế mẫu trên Ma-no-canh
+ Mô phỏng trên 3 D: Trên cơ sở các chi tiết từ rập 2D, phần mềm cho phép
tạo đường may, may các chi tiết lại với nhau để mô phỏng kiểu dáng trang
phục sau khi hồn thành. Tính năng cho phép thực hiện phân tích các dạng lỗi
trong thiết kế trang phục và đề xuất giải pháp.
1.2. Các phương pháp thiết kế chân váy nữ cơ bản
1.2.1. Thiết kế theo công thức
Thiết kế trang phục theo công thức là phương pháp thiết kế sử dụng các cơng
thức tốn học để tính tốn kích thước các chi tiết kết cấu của trang phục dựa vào các
thông số đo của cơ thể. Đối với sản phẩm chân váy nữ kiểu cơ bản, luận văn tham

15


Nguyễn Thanh Tùng – ThS.KH

2013B

khảo một số công thức điển hình, đã được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở đào tạo và
trong thực tế sản xuất

Hình 1.7: Các độ dài khác nhau của kiểu váy dáng thẳng [4]
1.2.1.1. Cơng thức thiết kế chân váy của Bunka Nhật Bản
STT
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Kích thước thiết kế
Ký hiệu
Cơng thức tính
Dựng các đường cơ bản
Dài váy
DX
Số đo dài váy
Hạ mông
DE
Số đo hạ mông
Thiết kế thân trước
Rộng TT ngang mông
E4 E8
0,25(Vm + a1) + 1
Rộng TT ngang eo
D4 D8
0,25(Ve + a2)+ 2
Vị trí đầu đường dọc váy TT
D5

1-1,2cm
1⁄ DE
D1 D2
3
Vị trí chiết eo TT
2⁄ DE
D1 D3
3
1
Độ dài chiết TT
D7E71
⁄2 D7E7
Thiết kế thân sau
Rộng TS ngang mông
E1 E4
0,25(Vm + a1) – 1
Rộng TS ngang mông
D1 D4
0,25(Ve + a2) – 2
Vị trí đầu đường dọc váy TS
D4
1-1,2cm
Giảm giữa TS
D1D11
0-0,5cm
1⁄ D1D4
D1 D2
3
Vị trí chiết eo TS
2

D1 D3
⁄3D1D4
1⁄ D1E1 + 6cm
Độ dài chiết TS
D2E21
2

16

Ghi chú

a1= 4cm
a2= 1cm


×