Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN PP trực quan trong môn TD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.89 KB, 4 trang )

Trường THCS Bình Ninh Tăng cường vận dụng phương pháp trực quan trong tiết dạy Thể dục
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC
QUAN TRONG TIẾT DẠY THỂ DỤC”
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
I./ CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI :
1-Luật giáo dục qui đònh “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách của con người Việt
Nam Xã Hội Chủ Nghóa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân”. Chuẩn bò cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong mục tiêu giáo dục, giáo dục thể chất là điều kiện cần để phát triển con người toàn diện. Có
sức khoẻ thì con người sẽ làm được mọi việc, từ phát triển kinh tế, tiếp thu tri thức nhân loại … đến xây
dựng hạnh phúc gia đình… Để đáp ứng được mục tiêu này, môn thể dục là môn trực tiếp truyền thụ kiến
thức về rèn luyện sức khoẽ cho con người .
Qua thực tế giảng dạy bộ môn thể dục, đòi hỏi giáo viên phải nhận thức sâu sắc về tính chất và
tầm quan trọng của bộ môn thể dục, ảnh hưởng đến việc rèn luyện duy trì và nâng cao sức khoẽ của con
người như thế nào. Từ đó rèn luyện tinh thần trách nhiệm giảng dạy bộ môn, trao dồi và không ngừng đổi
mới phương pháp dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú học tập, rèn luyện góp
phần nâng cao thể lực, sức khoẽ của cá nhân.
2-Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cần thiết để nâng cao giáo dục thể chất, đào tạo
cho đất nước những con người có thể chất tốt, năng động và sáng tạo.
Phương pháp trực quan là phương pháp dạy tích cực đối các môn học nói chung và môn TD nói
riêng. Ở phương pháp này, không những HS chỉ nghe mà còn thấy và thực hành bởi những tranh, ảnh hay
động tác của GV và HS ,từ đó học sinh có khái niệm hình thành kỹ năng thực hiện động tác, nâng cao kỹ
thuật. Từ suy nghó ấy tôi chọn đề tài “Tăng cường vận động phương pháp trực quan trong tiết dạy học thể
dục” để giải quyết khó khăn của tiết dạy.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Long 1
Trường THCS Bình Ninh Tăng cường vận dụng phương pháp trực quan trong tiết dạy Thể dục
II./ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1./ Thuận lợi:


- Nhà trường quan tâm nhiều đến việc giảng dạy bộ môn và phong trào TDTT chung của đơn vò.
- Giáo viên được tiếp cận với phương pháp mới từ năm 2001-2010, tập huấn đầy đủ về chương
trình thay sách, tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên.
- Thiết bò cung cấp cho bộ môn khá đầy đủ; học sinh thích ứng với phương pháp mới.
- Dự giờ trao đổi, học tập kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp ở trường và ở các điểm trường
trung học cơ sở Ngãi Tứ, Loan Mỹ.
2./Khó khăn:
- Nhà trường còn hạn chế sân chơi , chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy cũng như nhu cầu tập luyện
của học sinh.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bò dạy học còn hạn chế.
- Học sinh vùng sâu, còn khó khăn về kinh tế gia đình , chưa trang bò đủ một số đồ dùng cần thiết
trong giờ thể dục .
- Phụ huynh học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môn thể dục với sức khoẻ con
người.
PHẦN II : TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRỰC QUAN TRONG TIẾT DẠY THỂ DỤC

1./ Vận dụng phương pháp trực quan thông qua làm mẫu động tác kỹ thuật:
- Khi dạy học theo chương trình mới, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới cách tổ chức và phương pháp
dạy học, sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý.
- Phương pháp trực quan cũng dựa trên cấu trúc chương trình theo 2 nhóm khối lớp 6-7, lớp 8-9, căn
cứ trên đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi.
- Giáo viên làm mẫu (thò phạm), kết hợp phân tích kỹ thuật động tác cụ thể ngắn gọn.
Ví dụ: Khi dạy bài nhảy xa ở chương trình thể dục lớp 8, phần hoàn thiện động tác nhảy xa ở tiết
46 PPCT hiện hành năm 2010.
- Giáo viên treo tranh ( hoàn thiện các bước nhảy xa) cho học sinh quan sát. Sau đó giáo viên nhắc
lại và làm mẫu hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa:
Giáo viên: Nguyễn Thanh Long 2
Trường THCS Bình Ninh Tăng cường vận dụng phương pháp trực quan trong tiết dạy Thể dục
+ Đo và chạy đà

+ Giậm nhảy Giáo viên coi học sinh tập luyện
+ Trên không và sửa sai
+ Tiếp đất
Khi thực hiện động tác làm mẫu cho học sinh quan sát. Giáo viên chỉ rõ từng bước kỹ thuật để
hoàn thành động tác.
Trong quá trình học tập vừa kết hợp giải thích động tác bằng thông tin ngắn gọn, cụ thể . Chú ý
vào những điểm khó, điểm trọng tâm, chủ yếu.
Ngoài ra, giáo viên có thể cho một vài học sinh (học sinh thực hành tốt động tác) lên thực hiện lại
động tác hoặc giáo viên làm mẫu động tác.
sai đó của học sinh. Sau đó cùng cả lớp phân tích sai ở điểm nào, rồi giáo viên làm mẫu cho học sinh thực
hiện.
2./Vận dụng phương pháp trực quan thông qua sơ đồ, hình ảnh, tranh kỹ thuật:
- Vận dụng phương pháp trực quan thông qua sơ đồ, hình ảnh, tranh kỹ thuật nhằm tạo cho giờ học
sinh động, hấp dẫn, hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý.
+ Ví dụ : như bài thể dục phát triển chung ở khối lớp 6-7 và lớp 8-9 giáo viên có thể photo phóng
to rồi tô màu đính sẵn trên giấy cứng, dùng keo dán lại, treo lên cho học sinh quan sát. Giáo viên giảng
dạy động tác, kết hợp khi học sinh tập rồi cho học sinh trực quan. Từ đó, học sinh sẽ hình thành cơ bản
động tác trong quá trình tập luyện, ôn tập và nâng cao kỹ thuật.
Chương III Chạy nhanh ở khối lớp 6-7 và lớp 8-9, giáo viên tiếp tục photo phóng to hoặc vẽ tranh
từng động tác kỹ thuật. Học sinh quan sát trực quan, kết hợp với giảng giải kỹ thuật để học sinh hình thành
cơ bản và nâng cao kỹ thuật động tác. Với trực quan hình ảnh – sơ đồ tranh kỹ thuật tạo cho học sinh hứng
thú học tập, tiết học sinh động hấp dẫn hơn.
Các chương còn lại: như đội hình đội ngũ, nhảy cao nhảy xa, đá cầu chạy bền, … Giáo viên tiếp tục tăng
cường phương pháp trực quan sơ đồ, hình ảnh, tranh kỹ thuật bằng cách photo phóng to hoặc vẽ từng động
tác. Vận động phương pháp trực quan giúp học sinh dễ nhớ, mau thuộc.
3./Vận dụng các đồ dùng, phương tiện trong quá trình dạy học :
Đồ dùng tự làm hoặc đồ dùng hiện có, các điều kiện ngoại cảnh . . . Hộp phát lệnh, còi, đường
chạy, hố nhảy, lưới ném bóng. . . thực hiện tốt các đội hình đội ngũ, có khẩu lệnh to, mạnh, dứt khoát để
góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học Thể dục và xây dựng lớp học nền nếp, tổ chức trật
tự, kỉ luật, nghiêm túc.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Giáo viên: Nguyễn Thanh Long 3
Trường THCS Bình Ninh Tăng cường vận dụng phương pháp trực quan trong tiết dạy Thể dục

1./ Tác dụng:
- Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi thấy “Tăng cường vận dụng phương pháp trực quan trong
tiết dạy Thể dục” là để học sinh thực hiện tốt phương pháp cần chú ý trong những điểm sau :
+ Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng của bộ môn thể dục và ý nghóa của việc rèn luyện
thể dục thể thao đối với việc duy trì và nâng cao sức khoẻ con người .
+ Giáo viên phân tich kỹ về kỹ thuật động tác và thò phạm gắn gọn và treo tranh ảnh lên để học
sinh quan sát và kết hợp với liên hệ thực tế vận dụng phương pháp trực quan, đúng thời điểm hợp lý tiết
dạy sẽ sinh động và hấp dẫn đối với học sinh.
2./ Kết quả:
- Kết quả học lực năm học 2007-2008 đạt loại trung bình trở lên. Trong đó tỉ lệ học sinh giỏi đạt
30%.
- Tham dự Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh đều có bộ môn đạt được giải.
3-/Bài học kinh nghiệm :
Qua bài viết trên và thực tế việc dạy thể dục ở nhà trường, tôi rút ra những bài học bổ ích cho bản
thân như sau :
-Tranh thủ sự quan tâm của tổ chuyên môn Phòng Giáo dục Đào tạo, của Ban giám hiệu nhà
trường, sự hổ trợ của tổ bộ môn và giáo viên trong đơn vò.
-Giáo viên dạy phải tâm huyết với ngành,yêu thích môn thể dục ,tận tâm ,tận lực với HS .Không
ngừng nâng cao kiến thức chung và phương pháp của bộ môn.
-Khai thác và phát huy có hiệu quả tranh ảnh, mô hình, sơ đồ dùng cho môn thể dục ; khai thác đồ
dùng dạy học tự làm, điều kiện sân bãi . . .vào từng kiểu bài lên lớp.
-Tích hợp các kiến thức của các bộ môn Toán, Lý, sinh, hoá. . . trong việc phân tích kỹ thuật trong
quá trình dạy học, thò phạm chính xác, linh hoạt , khéo léo kỹ thuật từng động tác.
- Giáo viên phải thường xuyên tập luyện để hoàn thiện cơ bản những kỹ thuật cần thò phạm cho
học sinh.
- Rất mong được sự đóng góp ý kiến của q đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để việc giảng dạy

của tôi ngày càng tốt hơn. Tôi chân thành cảm ơn.
Bình Ninh, ngày 17 tháng 09 năm 2010
Duyệt của tổ Duyệt của BGH Người viết
Nguyễn Thanh Long
Giáo viên: Nguyễn Thanh Long 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×