Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.24 KB, 4 trang )
Mặt trái của thẻ tín dụng, hiểm hoạ không
lường trước được
Nền kinh tế thế giới phát triển ngày một cao, cuộc sống ngày một khá giả
hơn, hệ thống tài chính ngân hàng được chú trọng và trở nên phổ biến. Kéo theo
đó là thẻ tín dụng đã không còn xa lạ trong cuộc sống. Nhưng hiện nay, thực tế
cho thấy thẻ tín dụng đang “tiềm tàng nguy cơ” gây vỡ nợ cho nhiều người và còn
nhiều vấn đề bất ổn khác phát sinh.
Sự cạnh tranh liên tục buộc những nhà phát hành thẻ tín dụng ngân hàng phản
công bằng các chiến lược tiếp thị phong phú. Các loại thẻ vàng và thẻ tối ưu khác được
tung ra, nhiều ngân hàng đề ra lãi suất thấp hơn và nới rộng mức giới hạn tín dụng.
Tuy nhiên đó không phải là điều thật sự quyến rũ, người ta công nhận rằng họ dùng
thẻ vàng vì cái “mã” của nó. Chẳng hạn như để giữ uy tín hàng đầu, American Express
tung ra loại thẻ bạch kim. đặc biệt dành cho những người ghi nợ ít nhất là 10000 USD
mỗi năm.
Dĩ nhiên thẻ tín dụng không chỉ thay thế tiền mặt cho nhiều mục đích mà trong
thực tế còn tạo ra tiền mặt, vì ở bất cứ nơi đâu người ta cũng có thể nhanh chóng có
được tiền mặt nếu cần, chỉ việc đút thẻ vào máy là sẽ có trong tay hàng trăm, hàng
nghìn USD vô cùng thuận lợi. Nhưng bên cạnh những lợi thế đo, “mặt trái” của thẻ tín
dụng còn chưa được nhiều người biết đên.
Hàng năm, theo thống kê của một tổ chức nghiên cứu thị trường của Anh cho
biết số người nợ nần luôn có chiều hướng tăng mạnh. Do mức chi tiêu cao, lối sóng
thời trang hiện đại luôn đòi hỏi mọi người tiêu tiền ngày một nhiều hơn. Đa phần
những người này là giới trẻ, họ dùng thẻ tín dụng chi tiêu một cách hoang phí trong
cuộc sống hàng ngày mà không để ý đến thực tế mình có bao nhiêu tiền trong tài
khoản. Theo những công bố mới nhất thì trong thời gian từ năm 2000-2003 số người
vỡ nợ trung bình trên toàn thế giới tăng trung bình 12%, trong đó tỷ lệ cao nhất là ở độ
tuỏi từ 21 đến 34, sau đó là đến độ tuổi 35-44. Các chuyên gia nghiên cứu mức tiêu
dùng cho biết giới trẻ ở độ tuổi từ 21 đến 34 mức tiêu thụ quá lớn khiến nợ nần tăng