Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.27 KB, 4 trang )
Luật bí mật ngân hàng – “con át chủ bài”
của nền kinh tế Thụy Sỹ
Nói đến Thuỵ Sỹ là phải nhắc ngay đến hệ thống ngân hàng với những tài
khoản khổng lồ lên đến hàng tỷ USD từ khắp nơi trên thế giới. Chính hệ thống ngân
hàng này đã đưa Thuỵ Sỹ thành một trong nước giàu nhất châu Âu. Nhưng điều gì đã
làm nên một hệ thống ngân hàng mạnh với những khoản tiền khổng lồ như vậy ?
Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, ở Thuỵ Sỹ đã xảy ra một chuyện: Dưới sức
ép vũ lực của Đức quốc xã, hầu như mọi khoản tiền gửi của công dân Đức ở Thuỵ Sỹ
đều phải chuyển về nước và ngân hàng Đức.
Để phòng ngừa sau này lại xảy ra chuyện tương tự, năm 1934, chính phủ Thuỵ
Sỹ đã cho ra đời Bộ luật ngân hàng đầu tiên ở phương Tây – Luật bí mật ngân hàng
Luật bí mật ngân hàng quy định: Các ngân hàng Thuỵ Sỹ đều phải thực hiện
chế độ mật mã để bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối cho khách hàng. Việc ngân hàng làm
thủ tục gửi tiền bí mật chỉ giới hạn trong phạm vi 2-3 nhân viên cao cấp, cấm các nhân
viên khác không được tham dự vào.
Người để lộ bí mật khoản tiền gửi sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc: bị giam
giữ 6 tháng và chịu phạt 2 vạn Franc Thuỵ Sỹ hoặc nặng hơn. Luật còn quy định: Bất
cứ người nước ngoài hoặc chính phủ nước ngoài nào, thậm chí cả nguyên thủ quốc gia,
thủ tướng, chính phủ và Toà án của Thuỵ Sỹ, đều không có quyền can thiệp, điều tra
và xử lý tiền gửi tại ngân hàng Thuỵ Sỹ của bất cứ người nào, trừ phi có đủ chứng cứ
để chứng minh người gửi tiền có hành vi phạm tội.
Từ sau khi thực hiện Luật bí mật ngân hàng, một khối lượng lớn tiền ở nước
ngoài đã đổ về Thuỵ Sỹ. Đặc biệt, các nhà độc tài, chính khách và những người chạy
ra nước ngoài của một số quốc gia coi ngân hàng Thuỵ Sỹ là nơi cất giữ an toàn nhất
và họ đã gửi rất nhiều tiền vào Thuỵ Sỹ. Trong chiến tranh thế giới thứ II, phát xít Đức