Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phân tích tác động của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cá basa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.42 KB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÂM THỊ NGỌC HÂN

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MƠI TRƢỜNG VĨ MÔ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ NĂM THỨ 3

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

An Giang, tháng 7 năm 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MƠI TRƢỜNG VĨ MƠ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ NĂM THỨ 3

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Sinh viên thực hiện: LÂM THỊ NGỌC HÂN
MSSV: DQT083294
Lớp: DH9QT
Giảng viên hƣớng dẫn: TH.S HUỲNH PHÚ THỊNH

An Giang, tháng 7 năm 2011



TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam ln khẳng định vị thế của mình
trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Đóng góp vào sự phát triển chung đó phải kể
đến sự thành cơng của thương hiệu cá tra Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là thị
trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng của cá tra Việt Nam. Để có những chiến lược
kinh doanh phù hợp, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam luôn phải đối
đầu với những yếu tố biến động không ngừng từ môi trường vĩ mô, các yếu tố từ môi
trường này luôn tiềm ẩn những cơ hội và cả những đe dọa tác động đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì thế, muốn tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp
xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam cần có cái nhìn cụ thể về những tác động của môi
trường vĩ mô cũng như những cơ hội hay đe dọa do các yếu tố mang lại.
Dựa vào số liệu và những thông tin tìm hiểu được về sự biến đổi của mơi trường
vĩ mô cũng như những cơ hội và thách thức mà môi trường này mang đến cho các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam kết hợp với các phương pháp phân
tích như: tổng hợp so sánh, thống kê bảng biểu, cho điểm tầm quan trọng, kết quả thu
được từ đề tài là nội dung phân tích 6 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô với 15 biến cụ thể.
Các biến sau khi được phân tích được tiến hành cho điểm tầm quan trọng, xếp hạng và
chọn ra 10 biến có ảnh hưởng nhiều nhất để tính trọng số tầm quan trọng. Trong đó,
kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, chi phi lãi vay và
tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động, tỷ giá
VND/USD tăng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thu lợi từ khoản chênh lệch tỷ giá, lối
sống của người dân Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hơn nữa chất
lượng sản phẩm, thuế chống bán phát giá được dự báo sẽ giảm trong tương lai là cơ hội
cho các doanh nghiệp giảm chi phí xuất khẩu, các quy định ngoại thương hạn chế việc
nhập khẩu cá tra vào Mỹ, điều kiện địa lý Việt Nam thuận lợi cho việc nuôi cá tra, ô
nhiễm môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến hình tượng cá tra
Việt Nam và sự chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống cung cấp nguồn nguyên
liệu chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích có thể nhận thấy, những

yếu tố thuộc mơi trường vĩ mô không chỉ tác động riêng lẽ mà cịn đang xen lẫn nhau
tạo ra một thực thể vơ cùng phức tạp. Với kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu phần
nào giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ca basa có cái nhìn tổng qt về mơi trường
vĩ mơ từ đó có những chiến lược và giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh trong tương lai.


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6

Cơ sở hình thành đề tài: .................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 2
Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................... 2
Ý nghĩa nghiên cứu: .......................................................................................... 3
Cấu trúc của báo các nghiên cứu: ..................................................................... 3

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .............4
2.1.
Cơ sở lý thuyết: ................................................................................................. 4
2.1.1.
Định nghĩa môi trường kinh doanh: .......................................................... 4
2.1.2.
Các yếu tố của môi trường kinh doanh: .................................................... 4

2.1.2.1.
Môi trường nội bộ: ............................................................................ 4
2.1.2.2.
Môi trường ngành: ............................................................................ 4
2.1.2.3.
Mơi tường vĩ mơ: .............................................................................. 4
2.2.
Mơ hình nghiên cứu: ......................................................................................... 9

CHƢƠNG 3:
3.1
3.2
3.3
3.4

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................10

Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................ 10
Nghiên cứu khám phá: .................................................................................... 11
Nghiên cứu chính thức: ................................................................................... 11
Biến và thang đo: ............................................................................................ 12

CHƢƠNG 4: TỔNG QUAN VẾ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ
BASA TẠI VIỆT NAM .....................................................................................14
4.1
4.2

Sơ lược về tình hình xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam: ........ 14
Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa ở thị trường Mỹ những năm gần đây: ..... 16


CHƢƠNG 5:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................18
5.1
Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô: ................................................... 18
5.1.1
Yếu tố kinh tế: ......................................................................................... 18
5.1.1.1 Giai đoạn của chu kỳ kinh tế:.............................................................. 18
5.1.1.2 Lãi suất ngân hàng: ............................................................................. 18
5.1.1.3 Tỷ lệ lạm phát: .................................................................................... 20
5.1.1.4 Tỷ giá VND/USD: .............................................................................. 21
5.1.1.5 Tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ: ........................................................ 23
5.1.2
Yếu tố văn hóa – xã hội: ........................................................................ 24
5.1.2.1 Lối sống của người dân Mỹ: ............................................................... 24
5.1.2.2 Tỷ lệ lao động nữ tại Mỹ: .................................................................... 24
5.1.3
Yếu tố chính trị - pháp luật: .................................................................... 25
5.1.3.1 Thuế chống bán phá giá: ..................................................................... 25
5.1.3.2 Các quy định về ngoại thương: ........................................................... 27
5.1.4
Yếu tố nhân khẩu học:............................................................................. 27
5.1.4.1 Tổng dân số và tỷ lệ tăng dân số tại Mỹ: ............................................ 27
5.1.4.2 Kết cấu dân số theo độ tuổi tại Việt Nam: .......................................... 28
5.1.5
Yếu tố tự nhiên: ....................................................................................... 29
5.1.5.1 Điều kiện địa lý Việt Nam: ................................................................. 29
5.1.5.2 Ô nhiễm môi trường tại Đồng bằng sông Cửu Long: ......................... 29
5.1.6
Yếu tố công nghệ: ................................................................................... 30



5.1.6.1 Chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống: .................................... 30
5.1.6.2 Xu hướng công nghệ trong tương lai: ................................................. 31
5.2
Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố: .. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN ..................................................................................35
6.1
6.2
6.3

Kết luận: .......................................................................................................... 35
Hạn chế : ......................................................................................................... 35
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: .............................................................. 35

Tài liệu tham khảo: .............................................................................................36


DANH MỤC HÌNH VÀ DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu ................................................................................9
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................10
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu thủy sản tính theo giá trị 4 tháng đầu năm
2011 ......................................................................................................................14
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ 4
tháng đầu năm 2011 ..............................................................................................16
Hình 5.1: Biểu đồ chi phí lãi vay và chi phí tài chính ..........................................19
Hình 5.2: Diễn biến tỷ giá hạch tốn ngoại tệ từ 7/2010 đến 7/2011 ...................22
Hình 5.3: Biểu đồ tăng trưởng GDP của Mỹ từ năm 2007 đến nay .....................23
Hình 5.4: Biểu đồ tăng trưởng dân số Mỹ qua từng giai đoạn .............................28
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến tác động của môi trường vĩ mô đến .............................................12
Bảng 4.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra của 10 doanh nghiệp thủy sản hàng đầu Việt Nam
trong 4 tháng đầu năm 2011 .....................................................................................15
Bảng 5.1: Dự báo tỷ giá VND/USD từ quí 3/2011 đến q 4/2012 ..............................23
Bảng 5.1: Diễn biến tóm tắt vụ kiện bán phá giá cá tra từ 2006 đến 2011 ...................25
Bảng 5.2: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam ..........................28
Bảng 5.3: Tầm quan trọng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .............................31
Bảng 5.4 : Danh mục các cơ hội và đe dọa chủ yếu do môi trường vĩ mô tạo ra ..........33


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

CHƢƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp
Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Việt Nam năm 2010 ước đạt 4,94 tỷ USD, tăng hơn 16,3% và là một trong 3 nhóm hàng
nơng nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD so với chỉ tiêu chính phủ đề ra1.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2011
tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2010. Một số thị trường có mức tăng mạnh, như Mỹ
tăng gần 40%, Đức 32,5% và Canada tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010. Đáng
chú ý là sự tăng trở lại của thị trường Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần.
Thủy sản Việt Nam đang từng ngày khẳng định vị trí của mình trên thị trường
quốc tế, trong đó phải kể đến thị trường cá tra; cá basa, thị trường này đã góp phần
khơng nhỏ vào sự lớn mạnh của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và sự phát triển
kinh tế của nhiều địa phương có thế mạnh về cá da trơn nói riêng. Bên cạnh những

thuận lợi khi thị trường xuất khẩu được mở rộng, những năm gần đây các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn phải đối đầu với những thách thức từ thiếu nguyên
liệu, thiếu con giống, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh đe dọa cùng với hàng loạt
các hàng rào kĩ thuật khắc khe như: HACCP, Global GAP, ASC…, trở ngại bởi những
hàng rào phi thuế quan trong đó có đạo luật Farm Bill…mà vơ lý nhất có lẽ là quyết
định nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra của Việt Nam của bộ thương mại
Mỹ và khơng ít những khó khăn khác mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam phải đối mặt trước khi mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng Mỹ.
Bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nào khi tham gia vào nền kinh tế của
quốc gia đều phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Đồng thời,
chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố từ môi trường này theo các mức độ khác nhau. Vì
vậy, để thực sự đứng vững trên thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản cần phải quản lý chặt chẽ hệ thống các yếu tố môi trường bao gồm môi trường vĩ
mô, môi trường ngành và môi trường nội bộ, đặc biệt là môi trường vĩ mô, một thực thể
phức tạp, biến động khơng ngừng và khó dự báo chính xác. Sự biến động của các yếu tố
thuộc mơi trường vĩ mơ ln nằm ngồi tầm kiểm sốt của nhà quản trị doanh nghiệp,
khơng chỉ tác động riêng lẻ, những yếu tố này còn đan xen lẫn nhau, ảnh hưởng khơng
nhỏ đến q trình quản trị tầm chiến lược của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp có nguồn
tài chính dồi dào, nguồn nội lực vững mạnh, có vị thế vững chắc trên thương trường
cũng không thể nào dễ dàng dự báo trước được những thay đổi của các yếu tố thuộc mơi
trường vĩ mơ để có những đối sách kịp thời. Do đó, việc thực hiện phân tích môi trường
vĩ mô là một công việc hết sức cần thiết của mỗi doanh nghiệp, nhằm xác định danh
mục các yếu tố vĩ mơ có thể mang lại cơ hội hoặc đe dọa từ đó giúp nhà quản trị có cơ
sở để phản ứng linh hoạt, xử lý kịp thời hơn trước những vấn đề có thể phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

1

Nguyên Hương. 8/2/2001. 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu việt nam [trực tuyến]. Tạp chí
thủy sản Việt Nam Đọc từ: (Ngày

đọc 11/5/2011)

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 1


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, đề tài “Phân tích tác động của mơi
trƣờng vĩ mơ ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt
Nam” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu rõ tầm quan trọng từ sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, đề tài này được
thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau:


Tìm hiểu các yếu tố của mơi trường vĩ mô tác động đến hoạt động của các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam.



Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa, từ đó xác định các cơ hội, đe dọa
quan trọng nhất.

1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước:


Nghiên cứu khám phá:
o Nghiên cứu khám phá được thực hiện thông qua việc thu thập các dữ
liệu về các yếu tố vĩ mô từ các cá nhân, tổ chức có liên quan như: hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cục thống kê
An Giang, các tạp chí chuyên ngành, phân tích báo cáo kinh doanh của
cơng ty chứng khóan, các website của cơng ty thủy sản, các website và
các bài báo có bài viết đề cập đến vấn đề này.
o Những dữ liệu thu thập được sàng lọc và tổng hợp lại trên cơ sở đó dự
báo các xu hướng vĩ mơ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra, ca basa trong tương lai.



Nghiên cứu chính thức:

Sau khi nghiên cứu khám phá được thực hiện, nghiên cứu chính thức được tiến
hành nhằm mô tả cụ thể tác động của từng xu hướng trong mỗi yếu tố thuộc môi trường
vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa.
o Từ những dữ liệu thứ cấp thu được ở nghiên cứu khám phá, sử dụng
các phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh, phương phương
pháp tổng hợp, phương pháp thống kê bằng biểu bảng để tiến hành
phân tích các yếu tố vĩ mơ cũng như sự ảnh hưởng của các yếu tố đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra,
cá basa.
o Tiến hành xếp hạng dựa vào xác suất xảy ra và mức độ tác động của
từng yếu tố đến các doanh nghiệp từ đó lựa chọn những cơ hội, đe dọa
quan trọng nhất.

1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Chỉ phân tích các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ có tác động nhiều nhất và ảnh
hưởng rõ nét nhất trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.
Tuy thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp khá đa dạng nhưng đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu thị trường xuất khẩu cá basa tại thị trường Mỹ.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 2


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:
Kết quả đề tài nghiên cứu này phần nào có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra, cá basa của Việt Nam xác định những nhân tố vĩ mơ có ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định
thích hợp trong q trình tìm hiểu thị trường, hoạch định chiến lược, sách lược ứng với
từng thời kì, giai đoạn cụ thể để đưa hoạt động của doanh nghiệp phát triển theo chiều
hướng thuận lợi góp phần mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
1.6 Cấu trúc của báo các nghiên cứu:
Nghiên cứu này được chia làm 6 chương, nội dung tổng quát của các chương như
sau:
Chƣơng 1: Mở đầu. Chương này trình bày các vấn đề liên quan đến đề tài như: lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khái quát về phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và cấu trúc dự kiến của báo các nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Chương này trình bày những lý

thuyết cơ bản nhất liên quan đến môi trường vĩ mơ và mơ hình nghiên cứu cụ thể sử
dụng cho đề tài.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương này trình bày về phương pháp thu thập
dữ liệu, phương pháp phân tích, các bước phân tích dữ liệu, biến và thang đo được sử
dụng.
Chƣơng 4: Tổng quan về tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam. Nội dung
chính của chương này trình bày sơ lược về tình hình xuất khẩu cá tra của các doanh
nghiệp Việt Nam và tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa ở thị trường Mỹ những năm gần
đây.
Chƣơng 5: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày những kết quả thu được từ quá
trình nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu đã được trình bày ở mục tiêu nghiên
cứu.
Chƣơng 6: Kết luận. Đây là chương kết thúc đề tài nghiên cứu, nội dung được trình
bày là những kết quả chính thu được từ đề tài, những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 3


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

CHƢƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương mở đầu đã trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, các vấn đề có liên
quan đến đề tài như sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn. Trong chương này, những phần lý thuyết
cơ bản nhất có liên quan đến đề tài sẽ được giới thiệu, bao gồm khái niệm môi trường
kinh doanh, các yếu tố của mơi trường kinh doanh và mơ hình lý thuyết cụ thể được áp
dụng.
2.1. Cơ sở lý thuyết:
2.1.1. Định nghĩa môi trƣờng kinh doanh2:
Môi trường kinh doanh là một hệ thống các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng phần việc cụ thể trong quá trình
quản trị chiến lược theo các mức độ và các chiều hướng khác nhau.
2.1.2. Các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh:
2.1.2.1. Môi trƣờng nội bộ:
Môi trường bên trong hay môi trường nội bộ là hệ thống các yếu tố liên quan đến
các nguồn lực (nhân lực, vật chất, vơ hình) và khả năng hoạt động của các bộ phận
chuyên môn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức.
2.1.2.2. Môi trƣờng ngành:
Môi trường ngành bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp và
tổ chức khác trong ngành như: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp các yếu
tố đầu vào, v.v…
2.1.2.3. Môi tƣờng vĩ mô:
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngồi tổ chức, định hình và có ảnh
hưởng đến môi trường ngành và môi tường nội bộ, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với
tổ chức.
Môi trường vĩ mô và môi trường ngành kết hợp lại gọi chung là mơi trường bên
ngồi. Từng yếu tố của mơi trường bên ngồi hoặc sự liên kết của chúng đều có thể là
những cơ may hoặc các mối đe dọa đối với tổ chức; thông qua việc phân tích chúng tổ
chức có thể xác định được các cơ hội mà mình có thể tận dụng và những nguy cơ mà
mình cần tránh né.
Mơi trường vĩ mơ bao gồm các yếu tố cơ bản: kinh tế, văn hóa – xã hội, nhân khẩu
học, chính trị - pháp luật, tự nhiên và khoa học – công nghệ. Mỗi yếu tố có thể tác động
đến tổ chức một cách độc lập hoặc tác động trong sự liên kết với các yếu tố khác. Việc

phân tích ảnh hưởng của mơi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp nhận diện và đánh giá tác
động của các yếu tố của mơi trường có thể mang lại những cơ hội hoặc các đe dọa cho
doanh nghiệp.

2

Phạm Thị Thu Phương. 2009. Quản trị chiến lược trong nền kinh tế tồn cầu. TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 4


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

Các yếu tố của môi trường vĩ mô3:


Yếu tố kinh tế :

Yếu tố kinh tế là hệ thống các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế mà quốc gia, khu vực
và quốc tế đạt được trong từng thời kỳ. Ngày nay những khía cạnh của yếu tố kinh tế
được các nhà chiến lược xem xét, phân tích trên tồn cảnh của từng khu vực và thế giới
để dự báo các xu hướng biến động nhằm ra các quyết định chiến lược đúng đắn, thích
nghi với mơi trường.
Những khía cạnh cơ bản của yếu tố kinh tế gồm:

o Hiện trạng kinh tế của quốc gia – nơi đầu tư, sản xuất, kinh doanh: phát
triển, đang phát triển hoặc chưa phát triển.
o Xu hướng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội
(GNP): số liệu GNP và GDP hàng năm của mỗi quốc gia cho biết tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu
người của quốc gia đó. Từ đó, có thể dự đoán dung lượng thị trường
của từng ngành và thị phần của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự
đốn được sự tăng trưởng GDP trong tương lai giúp doanh nghiệp xác
định được những cơ hội cũng như những khó khăn tác động đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
o Lãi suất và xu hướng của lãi suất: đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến các
quyết định tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, xu hướng lãi suất tăng
sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
o Cán cân thanh toán: ghi chép những giao dịch kinh tế của một nước với
phần còn lại của thế giới trong một thời kì nhất định. Những giao dịch
này có thể được thực hiện bởi cá nhân hay tổ chức cư trú trong nước
hoặc chính phủ của quốc gia đó.
o Xu hướng tỷ giá hối đối: sự biến động của tỷ giá hối đối có thể làm
thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Thường thì chính phủ ln điều chỉnh tỷ giá
hối đối theo hướng có lợi cho cả nền kinh tế tuy nhiên sự điều chỉnh
này lại có thể gây hại cho một vài doanh nghiệp nhất định.
o Lạm phát: lạm phát cao ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của người
dân, làm giảm sức mua của nền kinh tế, làm nền kinh tế trở nên trì trệ
từ đó tạo nên rủi ro lớn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, giảm phát cũng ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, đây là dấu
hiệu của nền kinh tế suy thối, đình đốn.
o Hệ thống thuế và mức thuế: sự thay đổi của hệ thống thuế và mức thuế
tác động mạnh mẽ đến chi phí và thu nhập cua doanh nghiệp, đặc biệt

là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, chính phủ thường sử
dụng thuế nhưng một cơng cụ để khuyến khích hoặc hạn chế sự phát
triển của nền kinh tế.

3

Huỳnh Phú Thịnh. 2008. Giáo trình Quản trị chiến lược. Tài liệu giảng dạy. Khoa kinh tế - Quản trị kinh
doanh. Trường Đại Học An Giang.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 5


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

o Các biến động trên thị trường chứng khoán: những năm gần đây, số
lượng các cơng ty cổ phần hóa tại Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy
nhiên quy mô của thị trường chứng khoán tại Việt Nam chưa thực sự
lớn nên hiện chưa có sự tác động rõ rệt đến nền kinh tế của đất nước.
Trong tương lai, khi lớn mạnh, ảnh hưởng của thị trường chứng khoán
sẽ tăng lên.
o Sự khác biệt về thu nhập của dân cư theo vùng lãnh thổ
o V.v…


Văn hóa – xã hội :


Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất tinh thần có mối quan hệ với nhau, do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác gữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Hệ thống này bao gồm:
o Nền văn hóa: mỗi nền văn hóa đều có nét đặc trưng riêng biệt và chính
các đặc trưng này ảnh hưởng đến mong muốn và hành vi của người
tiêu dùng thuộc nền văn hóa đó.
o Nhánh văn hóa : nhánh văn hóa là bộ phận cấu thành nên nền văn hóa.
Nhánh văn hóa được phân ra từ những tiêu chí như: dân tộc, tơn giáo,
vùng địa lý… mỗi nhánh văn hóa có đặc trưng riêng biệt và trong một
vài trường hợp các đặc trưng đó có thể khác hịan tồn với nền văn hóa
mà nhánh văn hóa là thành viên.
o Giai tầng xã hội: tập hợp những thành viên có chung giá trị, mối quan
tâm và hành vi được gọi là một tầng lớp xã hội. Các tầng lớp xã hội
tương đối đồng nhất và bền vững. Giai tầng xã hội khác nhau thì nhu
cầu và hành vi con người cũng khác nhau.
Xã hội là khái niệm thể hiện kết quả các quá trình hoạt động của con người trong
cộng đồng các dân tộc, có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố văn hóa. Đây là yếu tố phức
tạp, thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các khu vực lãnh thổ, các quốc gia.
Những khía cạnh chủ yếu của yếu tố xã hội ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh:
o Các nhóm chuẩn mực: các nhóm chuẩn mực có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến thái độ hoặc hành vi của người tiêu dùng.
o Vai trò và địa vị: mỗi một cá nhân đều giữ một vai trị và địa vị trong
xã hội. Người ta thường có xu hướng chọn những sản phẩm thể hiện
được những vai trò địa vị của bản thân trong xã hội.
o Lối sống: lối sống của một người là cách sống được thể hiện bằng các
hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó đối với xung quanh.


Nhân khẩu học:


Với yếu tố nhân khẩu học, những khía cạnh cần quan tâm khi phân tích mơi
trường vĩ mơ bao gồm:
o Tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số
o Kết cấu dân số về tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp…
o Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên
o Xu hướng chuyển dịch dân số giữa các vùng.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 6


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam



GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

Chính trị - pháp luật:

Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp, các
tổ chức quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc
gia, các khu vực, v.v…; nơi mà công ty hay tổ chức với mối quan hệ mua bán hay đầu
tư. Yếu tố này được thể hiện qua những khía cạnh cơ bản như:
o Luật pháp: là hệ thống những quy định cho phép hoặc khơng cho phép
địi hỏi doanh nghiệp phải tn thủ.
o Chính phủ: thơng qua hệ thống chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ
của mình Chính phủ có vai trị trong việc điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.

Với những chính sách này, Chính phủ vừa là người kiểm sốt, khuyến
khích, tài trợ, quy định ngăn cấm, hạn chế vừa là khách hàng quan
trọng và cũng là nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, tận dụng được cơ hội
và giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp cần nắm bắt được các chính
sách, quy định, quan điểm và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với chính
phủ.
o Xu hướng chính trị, đối ngoại: những biến động phức tạp trong mơi
trường chính trị và pháp luật của một nước chứa đựng những thay đổi
trong môi trường kinh doanh, tạo ra rủi ro lớn đối với hầu hết các
doanh nghiệp trong nước.
Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp lý riêng, bao gồm nhiều bộ luật, nhiều văn bản
dưới luật, v.v… thể hiện các quy tắc quản lý kinh tế - xã hội của nha nước theo từng
giai đoạn lịch sử. Hệ thống pháp lý được xem là cơng cụ quản lý vĩ mơ của nhà nước,
có vai trò bảo vệ quyền lợi của con người, cộng đồng các dân tộc trong mối quan hệ với
xã hội và thiên nhiên thuộc phạm vi quốc gia và quốc tế. Hiện nay, nhiều quốc gia trên
thế giới có hệ thống luật pháp áp dụng trên lãnh thổ quốc gia khá phức tạp và rất cụ thể.
Yếu tố pháp luật mà nhà quản trị các tổ chức, các doanh nghiệp cần phân tích gồm
những nội dung liên quan đến:
o Hệ thống các văn bản luật pháp đang hoặc sẽ có giá trị tại khu vực thị
trường mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch.
o Hệ thống luật pháp quốc tế có giá trị tại khu vực – nơi mà doanh
nghiệp đầu tư hoặc có quan hệ mua bán.
o Các điều khoản khác trong các văn bản mang tính luật pháp như: các
tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm và công việc, chất lượng môi
trường, v.v…
o Luật của các quốc gia khác tác động đến mối quan hệ mua bán của các
công ty trên trường quốc tế.
o Các phán quyết của tồ án,các án lệ, thơng lệ hay các quy tắc mang
tính đạo lý tại các quốc gia địa phương.

o Xu hướng điều chỉnh hoặc thay đổi luật pháp theo thời gian.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 7


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam



GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

Tự nhiên:

Môi trường tự nhiên là một khái niệm tổng quát bao gồm các yếu tố nằm bên
ngồi tầm kiểm sốt của con người, biểu hiện dưới nhiều dạng vật chất khác nhau và
ảnh hưởng đến đời sống con người trên mặt đất. Những vấn đề thiên nhiên nổi bật được
đề cập nhiều trong thời đại ngay nay như:
o Sự cạn kiệt của tài ngun thiên nhiên.
o Ơ nhiễm mơi trường khơng khí, tầng ơzơn bị phá hủy.
o Ơ nhiễm các nguồn nước trong lịng đất và trên mặt đất.
o Rác cơng nhiệp.
o Thiên tai.
o Thời tiết khí hậu. v.v…


Khoa học – cơng nghệ:


Những thay đổi về cơng nghệ có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của một công
ty hay một tổ chức cũng như ảnh hưởng đến các sản phẩm hoặc các dịch vụ của tổ chức
đó. Cơng nghệ tạo ra cơ hội, tận dụng lợi thế của công nghệ có thể giúp doanh nghiệp
đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn. Tuy nhiên, trên một khía cạnh khác
cơng nghệ mới có thể gây nguy hại cho những cơng việc kinh doanh hiện tại và thậm
chí cả tồn bộ ngành hàng, vì nó tạo ra các sản phẩm mới thay thế sản phẩm hiện tại
trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Khi phân tích yếu tố cơng nghệ một số vấn đề chủ yếu cần được xem xét như:
o Những công nghệ nào công ty đang sử dụng.
o Tầm quan trọng của từng loại công nghệ đối với sản phẩm và hoạt động
kinh doanh.
o Những công nghệ nào có thể mang lại lợi ích hoặc gây tác hại cho cơng ty.
o V.v…
Trên đây là tồn bộ những lý thuyết cơ bản liên quan đến môi trường vĩ mơ được
sử dụng trong q trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp,
mỗi loại hình kinh doanh lại chịu sự tác động khác nhau của những yếu tố. Việc vận
dụng những cơ sở lý thuyết trên vào q trình phân tích sẽ được trình bày cụ thể ở
những chương sau.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 8


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

2.2.Mơ hình nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo mô hình sau:
Tác động của yếu tố
Kinh tế
Tác động của yếu tố
Văn hóa – Xã hội
Tác động của yếu tố
Nhân khẩu học
Tác động của yếu tố
Chính trị - Pháp luật

Tác động của môi
trƣờng vĩ mô đến
hoạt động của
doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra, cá basa
tại Việt Nam

Tác động của yếu tố
Tự nhiên
Tác động của yếu tố
Khoa học - Cơng nghệ
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu
Từ các yếu tố cấu thành nên mơi trường vĩ mơ, mơ hình nghiên cứu được thiết lập
nhằm thể hiện mối quan hệ giữa sự tác động của các yếu tố đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam. Trong đó:


Kinh tế: gồm các yếu tố như giai đoạn của chu kỳ kinh tế, lãi suất ngân hàng,
tỷ lệ lạm phát, tỷ giá VND/USD, tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ.




Văn hóa – xã hội: gồm các yếu tố lối sống của người dân Mỹ và tỷ lệ lao động
nữ tại Mỹ.



Nhân khẩu học: gồm các yếu tố như tổng dân số và tỷ lệ tăng dân số tại Mỹ,
kết cấu dân số theo độ tuổi tại Việt Nam.



Chính trị - pháp luật: gồm thuế chống bán phá giá và các quy định ngoại
thương.



Tự nhiên: bao gồm điều kiện địa lý Việt Nam và vấn đề ô nhiễm môi trường
tại Đồng bằng sông Cửu Long.



Khoa học công nghệ: gồm yếu tố chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống
và xu hướng công nghệ trong tương lai.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 9



Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

CHƢƠNG 3:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày quá trình thực hiện nghiên cứu, bao gồm các bước nghiên
cứu, cách thức thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu, biến và thang đo được
sử dụng.
3.1 Thiết kế nghiên cứu:
Đề tài này được nghiên cứu theo trình tự sau:
Xác định vấn đề nghiên cứu

Khảo sát lý thuyết

Nghiên cứu khám phá

Thu dữ liệu

Sàng lọc dữ liệu

Nghiên cứu chính thức

Phân tích dữ liệu

Tổng hợp dữ liệu

Tổng hợp, so sánh
Thống kê, bảng, biểu đồ

Đánh giá, cho điểm tầm
quan trọng.

Viết báo cáo

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước chính:


Nghiên cứu khám phá: từ cơ sở lý thuyết về môi trường vĩ mô, tiến hành
thu thập dữ liệu liên quan đến tác động của những yếu tố thuộc môi trường
này đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu cũng như những khía

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 10


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

cạnh của các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ có thể tác động đến các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản.


Nghiên cứu chính thức: từ những kết quả thu được ở nghiên cứu khám phá
tiến hành phân tích tác động cụ thể của từng yếu tố, đánh giá, cho điểm

tầm quan trọng và tìm ra yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất.

3.2 Nghiên cứu khám phá:


Thu thập dữ liệu:

Dữ liệu ở bước nghiên cứu khám phá được thu thập từ:
o Các số liệu về tình hình xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu cá tra, thị phần
xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại website của Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
o Số liệu về khối lượng, giá trị xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp
Việt Nam tại Tạp chí thương mại thủy sản.
o Một số thơng tin về tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, thuận
lợi trong thời gian gần đây của ngành thủy sản, các công ty xuất khẩu
thủy sản, các quốc gia nhập khẩu thủy sản từ các bài báo trên các website
như:
_ Tổng cục thống kê
_ Công ty Việt Linh
_ Thời báo kinh tế Sài Gịn Online
_ Trung tâm thơng tin AGROINFO
_ Tạp chí thương mãi thủy sản Vietfish
_ Cổng thơng tin, dữ liệu tài chính, chứng khốn Việt Nam



Sàng lọc và tổng hợp dữ liệu:
o Trên cơ sở các dữ liệu về tình hình xuất nhập khẩu thủy sản, số liệu liên
quan đến các yếu tố trong môi trường vĩ mô ở từng giai đoạn và từng
thời kỳ khác nhau tiến hành tổng hợp và sàng lọc, từ đó có cái nhìn cơ

bản về vấn đề nghiên cứu.
o Liệt kê danh sách các khía cạnh của từng yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng
đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại
Việt Nam.

3.3

Nghiên cứu chính thức:

Bước nghiên cứu này tiến hành mơ tả từng khía cạnh cụ thể trong mỗi yếu tố của
môi trường vĩ mô đã được xác định ở nghiên cứu khám phá, đánh giá tầm quan trọng và
xác định yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.
Các phương pháp phân tích dữ liệu:
o Phương pháp tổng hợp, so sánh: tiến hành tập hợp các số liệu về tình
hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam, so sánh giữa
các năm, các giai đoạn. Phương pháp này cho thấy sự thay đổi về số liệu
giữa các năm và có thể dự đốn xu hướng trong tương lai.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 11


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

o Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu đồ: phương pháp này nhằm hệ
thống các số liệu, giúp thống kê tìm ra các xu hướng, đặc điểm của yếu

tố phân tích.
o Phương pháp cho điểm tầm quan trọng: dựa vào xác xuất xảy ra và mức
độ tác động của từng yếu tố đến các doanh nghiệp tiến hành xếp hạng
tầm quan trọng từ đó lựa chọn những cơ hội, đe dọa quan trọng nhất.
3.4 Biến và thang đo:
Biến chính của đề tài nghiên cứu là tác động của môi trường vĩ mô đến hoạt động
của các doanh nghiệp. Biến này được đo bằng 6 thành phần, bao gồm tác động của các
yếu tố: kinh tế, văn hóa - xã hội, nhân khẩu học, chính trị - pháp luật, tự nhiên và khoa
học – công nghệ. Phần tử của mỗi thành phần được khái quát cụ thể trong bản sau:
Bảng 3.1 Các biến tác động của môi trƣờng vĩ mô đến
hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Thành phần

Các biến tác động
Giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Lãi suất ngân hàng

Kinh tế

Tỷ lệ lạm phát
Tỷ giá VND/USD
Tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ

Văn hóa – xã hội

Nhân khẩu học

Lối sống của người dân Mỹ
Tỷ lệ lao động nữ tại Mỹ
Tỷ lệ tăng dân số tại Mỹ

Kết cấu dân số theo nghề nghiệp tại Việt Nam
Thuế chống bán phá giá

Chính trị - pháp luật
Các quy định ngoại thương
Tự nhiên

Điều kiện địa lý tại Việt Nam
Ơ nhiễm mơi trường ở Đồng bằng sơng Cửu Long

Khoa học công nghệ

Chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống
Xu hướng công nghệ trong tương lai

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 12


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

Thang đo định danh mức độ được sử dụng để đo lường xác suất xảy ra và mức độ
tác động đến ngành từ đó xác định trọng số tác động của mỗi biến trong từng yếu tố.
Theo đó:



Xác suất xảy ra được cho theo thang điểm 3:
1 = Hiếm khi xảy ra
2 = Có thể xảy ra
3 = Chắc chắn xảy ra



Mức độ tác động đến ngành khi yếu tố đó xảy ra được cho theo thang điểm 4:
1 = Rất yếu
2 = Tương đối yếu
3 = Tương đối mạnh
4 = Rất mạnh



Tầm quan trọng của mỗi biến = Xác suất xảy ra*Mức độ tác động đến ngành



Trọng số của mỗi biến= Điểm tầm quan trọng của mỗi biến/Tổng điểm quan trọng
Tóm tắt:

Trên đây là trình tự thực hiện nghiên cứu và các phương pháp phân tích dữ liệu,
nghiên cứu sẽ được thực hiện qua 2 bước chính là nghiên cứu khám phá và nghiên cứu
chính thức. Các biến được xác định có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp
sau khi được phân tích sẽ tiến hành đo lường xác xuất xảy ra và mức độ tác động đến
ngành bằng thang đo định danh mức độ từ đó tìm trọng số của mỗi biến và xác định yếu
tố ảnh hưởng nhiều nhất.

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân


Trang 13


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

CHƢƠNG 4:
TỔNG QUAN VẾ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA
TẠI VIỆT NAM
Chương này cung cấp những thông tin khát quát về tình hình xuất khẩu cá tra, cá
basa gồm sơ lược về tình hình xuất khẩu cá tra của các doanh nhiệp Việt Nam và tình
hình xuất khẩu cá tra tại thị trường Mỹ.
4.1 Sơ lƣợc về tình hình xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam:
Trong vài năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến
phức tạp nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh
vực. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam phải kể đến ngành thủy sản. Theo
bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong
4 tháng đầu năm 2011 đạt 1,6 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2010... trong đó
cá tra, một trong những mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam có tổng khối lượng
xuất khẩu những tháng đầu năm 2011 đạt 208,445 tấn với tổng giá trị đạt gần 521,338
triệu USD, kết quả này so với cùng kỳ năm 2010 tăng 5,6% về khối lượng và 23% về
giá trị4. Điều này khiến cá tra trở thành nguồn thu ngoại tệ cao thứ hai trong tổng thể
ngành xuất khẩu thủy sản.

Cá ngừ
9%


Cua ghẹ và giáp sát
2%

Các loại thuỷ sản khác
12%

Tơm
36%

Nhuyễn thể
9%

Cá tra
32%

Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu thủy sản tính theo giá trị 4 tháng đầu năm
2011
(Số liệu thống kê từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
Trong 10 năm qua, sản lượng cá tra của Việt Nam tăng 50 lần, giá trị xuất khẩu
tăng 60 lần và hiện tại đang chiếm 99,9% thị phần cá tra thế giới. Theo thông tin từ hiệp
hội thủy sản Vasep, trên thế giới hiện nay chưa có một sản phẩm thủy sản nào chỉ trong
một thời gian ngắn đã được nhiều thị trường chấp nhận, ưa chuộng và có tốc độ phát
triển nhanh như sản phẩm cá tra Việt Nam.
Sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng không ngừng và ngày càng
khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Chỉ tính trong tháng 12 năm
2010, Việt Nam có 969 doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu, trong đó có
hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2011, số
4

Không ngày tháng. Cơ cấu thị trường thủy sản và các mặt hàng xuất khẩu chính [trực tuyến]. Vasep.

Đọc từ (Ngày đọc 6/6/2011).

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 14


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

lượng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang giảm đi đáng kể, từ tháng 12011 chỉ còn 147 doanh nghiệp, tháng 2 là 122, tháng 3 là 144 doanh nghiệp5. Trong số
các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại Việt Nam phải kể đến 10 doanh nghiệp có tổng
kim ngạch xuất khẩu cao nhất, 4 tháng đầu năm 2011 sản lượng cá tra xuất khẩu của các
doanh nghiệp này chiếm 39,57% tổng giá trị xuất khẩu của ngành và mang về 206,39
triệu USD.
Bảng 4.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của 10 doanh nghiệp thủy sản hàng đầu
Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2011
TT

Tên Doanh nghiệp

Tỷ lệ trong tổng
giá trị xuất khẩu
ngành (%)

Kim ngạch
xuất khẩu
(triệu USD)


1 CTCP Vĩnh Hòan (VINHHOAN CORP)

8,11

42,4

2 CTCP Hùng Vương (HV Corp)

6,92

36,1

3 CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang

5,64

29,4

4 CTCP Việt An (Anvifish Co.)

3,42

17,8

2,94

15,3

6 CTCP đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI


2,57

13,4

7 CTCP Nam Việt (Navico)

2,56

13,33

8 CTCP XNK Thủy sản Cần Thơ

2,54

13,26

9 Công ty TNHH Hùng Cá

2,53

13,2

2,34

12,2

(AGIFISH Co. )

5


10

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long
An Giang (CL - Fish Corp )

CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy
sản CADOVIMEX

(Số liệu thống kê từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
Những năm qua là giai đoạn hưng thịnh của thủy sản Việt Nam về mọi mặt, các
doanh nghiệp liên tục có các hoạt động đầu tư, đổi mới quản lý, đa dạng hóa sản phẩm
nằm bắt kịp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường cá tra xuất
khẩu cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, tham gia các hội
chợ thủy sản quốc tế, tiếp xúc giao lưu với đối tác mới nhằm khẳng định vị trí của
thương hiệu thủy sản Việt Nam nói chung và thương hiệu cá tra Việt Nam nói riêng trên
trường quốc tế. Năm 2011, trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mục tiêu chung của
5

Thanh Giang. 28/4/2011. Ca tra dc gia, doanh nghiep van lo [trực tuyến]. Báo Đại Đoàn Kết. Đọc từ
. (Ngày đọc 14/5/2011)

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 15


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam


GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

thị trường thủy sản Việt Nam là nâng cao chất lượng và uy tính thương mại trên thị
trường trong nước và quốc tế nhằm cũng cố thị trường hiện có và mở rộng thị trường
mới cho thủy sản Việt Nam.
4.2 Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa ở thị trƣờng Mỹ những năm gần đây:
Mỹ là thị trường đầy tiềm năng của cá tra Việt Nam. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm
2011, sản lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 19,5% tổng sản lượng cá tra
xuất khẩu, đứng thứ 2 sau thị trường EU 23,5%6. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ chi
khoảng 50 tỷ USD cho các loại thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tiêu thụ chiếm khoảng
8% sản lượng thủy sản thế giới. Hơn một nửa sản lượng thủy sản tiêu dùng ở Mỹ có
nguồn gốc từ nhập khẩu, khoảng 1000 cơ sở chế biến trên tồn nước Mỹ phụ thuộc
hịan tồn vào nguồn ngun liệu nhập khẩu, từ những lý do đó Mỹ trở thành nước nhập
khẩu thủy sản lớn thứ 2 thế giới. Trong đó cá tra chiếm một phần khơng nhỏ trong cơ
cấu sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Theo số liệu thống kê của hiệp hội
thủy sản Vasep, trong 4 tháng đầu năm 2011, sản lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường
Mỹ chiếm 24% trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Từ đó có
thể thấy được, cá tra Việt Nam góp phần khơng nhỏ trong cơ cấu các loại thủy sản nhập
khẩu vào Mỹ, đặc biệt sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa ngày càng được người tiêu
dùng Mỹ ưa chuộng vì hương vị thơm ngon và chứa đựng thành phần dinh dưỡng cao.
Bạch tuộc
1%
Nhuyễn thể
1%

Các thủy sản khác
8%
Tơm
40%


Cá ngừ
26%

Cá tra
24%

Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trƣờng Mỹ 4
tháng đầu năm 2011
(Số liệu thống kê từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
Mỹ là thị trường hấp dẫn đối với nhiều quốc gia xuất khẩu thủy sản trên thế giới, do
đó khi nhập khẩu thủy sản vào Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt với những sản phẩm thủy sản của các nước khác như: Thái Lan, Ấn Độ,
Bangladesh… Bên cạnh đó, Mỹ là thị trường khó tính liên tục có những quy định khắc
khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về bảo vệ môi trường sinh
thái và các hàng rào kỹ thuật từ đó ảnh hưởng đến giá cả cũng như hạn chế khả năng
xuất khẩu của cá tra Việt Nam. Từ năm 2006 đến năm 2010, giá trung bình xuất khẩu cá
tra sang thị trường Mỹ tăng trưởng tương đối đồng đều và khơng có sự thay đổi vượt
6

Giới thiệu về thị trường Mỹ [trực tuyến]. Vasep. Đọc từ . (Ngày đọc
28.5.2011)

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 16


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam


GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

trội, tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia, năm 2011 giá cá tra trung bình xuất
khẩu có thể lên đến 3,97 USD/kg7 hoặc cao hơn nữa. Điều này chưa hẳn là thơng tin
đáng mừng cho các doanh nghiệp, vì giá cá tra tăng do tác động của nhiều yếu tố trong
đó phải kể đến thuế chống bán phá giá do bộ thương mại Mỹ áp đặt lên sản phẩm cá tra
Việt Nam.
Thủy sản Việt Nam đang từng ngày phát triển, trong đó xuất khẩu cá tra; cá basa
có phần đóng góp to lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Muốn giữ vững
thương hiệu cá tra Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ln phải dự đốn và
giải quyết những khó khăn do những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh mang lại, đặc
biệt là thị trường Mỹ, một thị trường khó tính chứa đựng nhiều cơ hội lẫn thách thức.

7

Ngọc Dung.19.11.2009. Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha phục hồi [trực tuyến]. Báo mới. Đọc từ:
(Ngày đọc
15/6/2011).

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 17


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

CHƢƠNG 5:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày cụ thể về sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa. Nội
dung được trình bày gồm: phân tích sự ảnh hưởng của mơi trường vĩ mô và đánh giá
mức độ quan trọng của từng yếu tố.
5.1 Phân tích ảnh hƣởng của mơi trƣờng vĩ mô:
Với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa mơi trường vĩ mơ có ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích cụ thể từng yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô giúp các doanh nghiệp thấy rõ phạm vi ảnh hưởng, mức độ tác động từ đó
có cái nhìn tổng thể phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
5.1.1

Yếu tố kinh tế:

Với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa yếu tố kinh tế tác động đến hoạt
động sản xuất về nhiều khía cạnh, đề tài này thực hiện phân tích 5 khía cạnh có ảnh
hưởng rõ nét nhất gồm: giai đoạn của chu kỳ kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát,
tỷ giá VND/USD và tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ.
5.1.1.1 Giai đoạn của chu kỳ kinh tế:
Hiện nay các nước trên thế giới đang bước vào giai đoạn hội nhập. Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi xu hướng chung của thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, sau
12 năm nỗ lực liên tục, tháng 1 năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO có ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa sự kiện này mang lại nhiều thuận lợi. Theo đó,
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, có cơ hội thu
hút vốn đầu tư nước ngồi, tiếp cận cơng nghệ sản xuất tiên tiến, được ưu đãi về thuế
quan, hàng rào phi thuế quan, những lợi ích về đối xử cơng bằng, bình đẳng khi xảy ra
tranh chấp thương mại… Mỹ là 1 trong 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam,
mậu dịch hai chiều giữa 2 nước thời gian qua không ngừng tăng nhanh, kim ngạch
ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ năm 2010 đạt 18,324 tỷ USD8. Theo nhận định của

ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong tương lai quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực. Đây là
cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường Mỹ.
5.1.1.2 Lãi suất ngân hàng:
Với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam, chi phí lãi vay chiếm
phần lớn trong tổng chi phí tài chính của doanh nghiệp. Khi chấp nhận vay vốn từ ngân
hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí cho việc
sử dụng nguồn vốn vay đó.

8

H.Bình, 1/7/2011, Việt – Mỹ xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai [trực tuyến]. Người lao động.
Đọc từ: . (Ngày đọc 15/7/2011).

SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 18


Phân tích tác động của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh

250,000,000,000

200,000,000,000

150,000,000,000


100,000,000,000

50,000,000,000

0

Vĩnh Hoàn

Hùng Vương

Agifish

Việt An

Chi phí lãi vay

Cửu Long

Nam Việt

CADOVIMEX

Chi phí tài chính

Hình 5.1: Biểu đồ chi phí lãi vay và chi phí tài chính
của các doanh nghiệp thủy sản năm 2010
(Số liệu tổng hợp từ Cafef.vn)
Mức độ ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng đến hoạt động kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp tuỳ thuộc vào lượng vốn vay của doanh nghiệp và lãi suất tại ngân hàng

mà doanh nghiệp đang vay vốn. Thời điểm trước năm 2010, khi Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam vẫn còn quy định mức lãi suất trần đối với các khoản vay khi đó lãi suất cho
vay đã ở mức 11 – 12%9, chạm mức trần lãi suất cho phép. Mức lãi suất này là không
thuận lợi nếu các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư chiều sâu cho phát triển lâu dài
nhưng lại là mức lãi suất phù hợp để các doanh nghiệp chọn hướng đầu tư cho các
thương vụ ngắn hạn hoặc đầu cơ vào những dự án rủi rủi ro nhưng có lãi cao. Thời điểm
đầu năm 2010 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xóa bỏ trần lãi suất đối với các khoản
vay trung và dài hạn, lãi suất cho các khoản vay này bị đẩy lên khá cao: 18 – 20%10.
Việc lãi suất tăng cao trong giai đoạn này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra,
cá basa gặp khó khăn trong bố trí sản xuất, đặc biệt là đầu vào nguyên liệu. Với người
nuôi cá tra, khi cá tới lứa, mỗi ngày phải tốn vài chục triệu đồng để duy trì trong khi đó
lãi vay tại các ngân hàng tăng cao, đẩy giá bán lên cao, các doanh nghiệp xuất khẩu lại
phải đối đầu với bài toán từ nguồn nguyên liệu tăng giá. Nếu giải quyết vấn nạn từ con
cá tra khơng khéo thì rủi ro từ người nơng dân sẽ chuyển thành rủi ro của doanh nghiệp
11
. Ngay cả khi nhà nước có những ưu đãi về vay vốn cho ngành hàng này, các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, ca basa vẫn cịn thấy khó khăn. Chưa dừng lại ở đó, đầu năm

9

Văn Nguyễn, 9/12/2009, Lãi suất cho vay chạm mức 17%/năm [trực tuyến]. Báo Lao Động. Đọc từ
(Ngày đọc
20/6/2011)
10
Khổng Nhung, 28/3/2011, Lãi suất vay 12 – 13% quá cao với nhiều doanh nghiệp [trực tuyến]. Tin mới
Đọc từ />(Ngày đọc 20/6/2011)
11
Vĩnh Kim, 10/7/2008, Cứu cá tra cần 10.000 tỷ đồng vay ưu đãi [trực tuyến]. Đọc từ
. (Ngày đọc 20/6/2011)


SVTH: Lâm Thị Ngọc Hân

Trang 19


×