Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của nồng độ brassinolide trong sản phẩm nyro đến bệnh vàng lá gân xanh năng suất và phẩm chất trái quýt đường citrus reticulata blanco tại thị xã long mỹ tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 101 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BRASSINOLIDE
TRONG SẢN PHẨM NYRO ĐẾN BỆNH VÀNG
LÁ GÂN XANH, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI QUÝT ĐƢỜNG (Citrus reticulata Blanco)
TẠI THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

TRANG KIÊN BUSH

AN GIANG, 04/2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BRASSINOLIDE
TRONG SẢN PHẨM NYRO ĐẾN BỆNH VÀNG
LÁ GÂN XANH, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI QUÝT ĐƢỜNG (Citrus reticulata Blanco)
TẠI THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

TRANG KIÊN BUSH
MSHV: CH165803



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
1. TS. TRẦN SỸ HIẾU
2. GS. TS. TRẦN VĂN HÂU

AN GIANG, 04/2019


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Ảnh hưởng của nồng độ Brassinolide trong sản phẩm
Nyro đến bệnh vàng lá gân xanh, năng suất và phẩm chất trái quýt Đường (Citrus
reticulata Blanco) tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”, do học viên Trang Kiên
Bush thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Sỹ Hiếu và GS. TS. Trần Văn Hâu.
Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo
thông qua ngày 20 tháng 04 năm 2019
Thƣ ký

TS. Nguyễn Hữu Thanh
Phản biện 1

Phản biện 2

PGS.TS. Lê Minh Tƣờng

TS. Nguyễn Văn Minh
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. Trần Sỹ Hiếu

GS.TS. Trần Văn Hâu


Chủ tịch hội đồng

TS. Nguyễn Văn Chƣơng

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha Mẹ đã sinh ra con và hết lịng ni con khơn lớn nên người và ăn học thành tài.
Xin tri ân sâu sắc
Thầy Trần Sỹ Hiếu và Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh
nghiệm, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt thời gian
thực hiện và hồn thành đề tài.
Q Thầy Cơ Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học An Giang, đặc biệt là
quý Thầy Cô Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên đã truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em hồn thành khóa học. Thầy Nguyễn Văn Chương với vai
trị là cố vấn học tập đã tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện tốt trong suốt thời gian
học tập.
Xin chân thành cảm ơn
Quý Thầy Cô và các Anh Chị làm việc tại Bộ môn Khoa học cây trồng đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt là cô Huỳnh Lê Anh Nhi
đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình chú Trần Văn Bạch, ấp 8, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tình Hậu Giang đã
nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ con hồn thành thí nghiệm.
Tập thể lớp Cao học Khoa học cây trồng Khóa 3 đã đồng hành và giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và trải nghiệm suốt khóa học.
Xin trân trọng gửi đến mọi người lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
An Giang, ngày 30 tháng 04 năm 2019
Ngƣời thực hiện


TRANG KIÊN BUSH

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng
trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình luận văn nào khác.
An Giang, ngày 30 tháng 04 năm 2019
Ngƣời thực hiện

TRANG KIÊN BUSH

iii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Trang Kiên Bush
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 28/6/1991
Nơi sinh: Vị Thủy, Hậu Giang
Quê quán: xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Dân tộc: Kinh
Di động: 0944.446.165

E-mail:


II. Q TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo từ năm 2010 đến năm 2013
Nơi học: Đại học Cần Thơ. Ngành học: Nông học
Chuyên ngành: Nơng học, Khóa: 36
2. Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo từ tháng 12/2016 đến 12/2018
Nơi học: Trường Đại học An Giang. Ngành học: Khoa học cây trồng Khóa 3
3. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B1 Khung Châu Âu
Ngƣời khai

TRANG KIÊN BUSH

iv


TRANG KIÊN BUSH, 2018. “Ảnh hưởng của nồng độ Brassinolide trong sản
phẩm Nyro đến bệnh vàng lá gân xanh, năng suất và phẩm chất trái quýt Đường
(Citrus reticulata Blanco) tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên,
Trường Đại học An Giang. 67 trang. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Sỹ Hiếu và GS.
TS Trần Văn Hâu

TÓM LƢỢC
Nghiên cứu được tiến hành để xác định ảnh hưởng của Brassinolide (BR) đến bệnh
vàng lá gân xanh, năng suất và phẩm chất của trái quýt Đường tại thị xã Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được tiến hành từ 8/2017 đến 10/2018, gồm 5 nghiệm
thức là các nồng độ BR: 0,05 μΜ (0,5 mL Nyro); 0,10 μM (1,0 mL Nyro) và 0,15
μM (1,5 mL Nyro) mỗi nghiệm thức pha với 18 lít nước, phun cho 6 cây, nghiệm
thức đối chứng dương (ZnSO4 + MnSO4 nồng độ 5.000 ppm) và nghiệm thức đối

chứng âm (nước). Các nghiệm thức được phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi thu
hoạch trái (12 tháng). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, 6
lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Sự hiện diện của vi khuẩn
“Candidatus Liberibacter asiaticus” trong lá được xác định bằng phương pháp PCR
với cặp mồi đặc hiệu. Định lượng tinh bột trong lá bằng dung dịch iod cũng được
dùng để chẩn đoán bệnh. Kết quả cho thấy nghiệm thức phun BR nồng độ 0,15 μM
định kỳ 2 tuần/lần trong 12 tháng có tỷ lệ bệnh VLGX (2,3%), chỉ số bệnh VLGX
(5,9%) thấp nhất, mật số vi khuẩn ở mức không phát hiện được bằng PCR và hàm
lượng tinh bột trong lá thấp nhất (0,73 mg/g). Cây quýt Đường xử lý BR nồng độ
0,15 μM có năng suất cao nhất (28,4 kg/cây), kích thước trái và phẩm chất trái cao
hơn so với nghiệm thức đối chứng âm và các nồng độ cịn lại.
Từ khóa: Brassinolide, điện di DNA, tinh bột, quýt Đường, vàng lá gân xanh

v


TRANG KIEN BUSH, 2018. “Effect of Brassinolide concentrations available in
„Nyro‟ foliar fertilizer on the citrus greening, yield and fruit quality of “Duong”
mandarin (Citrus reticulata Blanco var. Duong) grown in Long My district, Hau
Giang province”. Master thesis of Crop science. College of Agriculture and Natural
Resources. An Giang University, 67 pages. Supervisor: Dr. Tran Sy Hieu and
Prof. Dr. Tran Van Hau.

ABSTRACT
The study was conducted to determine the effects of Brassinolide (BR)
concentrations on the citrus greening, yield and quality of “Duong” mandarin in
Long My town, Hau Giang province. A field trial was conducted from August 2017
to October 2018. There were 5 treatments including BR concentrations of 0.05 μM
(0.5 mL of Nyro); 0.10 μM (1.0 mL Nyro) and 0.15 μM (1.5 mL Nyro) of each
solution mixed with 18 liters of water, sprayed with 6 plants; positive control

(ZnSO4 + MnSO4 5,000 ppm) and negative control treatment (water). The
experiment was arranged in a completely randomized design with six replications,
one tree for each replicate. BR treatments were applied every two weeks until fruits
were harvested (12 months). The presence of “Candidatus Liberibacter asiaticus”
was determined by PCR using specific primers. Leaf samples were collected before
and after the experiment. Quantification of leaves in iodine solution was used to
diagnose the disease. The results showed that spraying BR at 0.15 μM periodically
twice a week for 12 months resulted in the lowest disease incidence (2.3%), disease
index (5.9%) and undetectable level of bacterial titer as shown by PCR. The latter
was confirmed by the lowest concentration of starch in leaves (0.73 mg/g).
Moreover, trees treated with BR 0.15 μM possessed higher yield (28.4 kg/tree), fruit
size and fruit quality than these of the other treatments.
Key words: Brassinolide, Citrus greening, DNA electrophoresis, “Duong”
mandarin, Starch

vi


MỤC LỤC
Nội dung
CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
LỜI CẢM TẠ
CAM KẾT KẾT QUẢ
LÝ LỊCH KHOA HỌC
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Nội dung nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Chƣơng 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
2.2 Nguồn gốc và phân loại quýt Đường
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố
2.2.2 Phân loại
2.3 Tình hình sản xuất quýt
2.3.1 Trên Thế giới
2.3.2 Ở Việt Nam
2.4 Đặc điểm sinh học và thực vật cây quýt Đường
2.4.1 Rễ
2.4.2 Thân, cành
2.4.3 Lá
2.4.4 Hoa
2.4.5 Trái
2.4.6 Hột
2.5 Nghiên cứu về bệnh vàng lá gân xanh trên cây quýt Đường

vii

Trang

i
ii
iii
iv
v
vi
vii
x
xii
xiii
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
6
6
6
8
8

8
8
8
9
9
10


2.5.1 Lịch sử phát hiện, phân bố, tác nhân gây bệnh vàng lá gân xanh và ký chủ
rầy chổng cánh
10
2.5.2 Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh
13
2.5.3 Nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh vàng lá gân xanh
16
2.6 Tổng quan về Brassinosteroids và Brassinolide
18
2.6.1 Nguồn gốc Brassinosteroids
18
2.6.2 Đặc tính của Brassinolide (BR)
19
2.6.3 Vai trị của Brassinosteroids trong q trình sinh trưởng
20
2.6.4 Vai trị của Brassinosteroids trong các q trình phát triển
20
2.6.5 Một số nghiên cứu liên quan đến Brassinosteroids và Brassinolide
21
2.6.6 Cơ chế tác động Brassinosteroids đến bệnh vàng lá gân xanh trên cây có
múi
22

Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
3.1 Phương tiện
24
3.2 Đối tượng và vật liệu thí nghiệm
24
3.2.1 Đối tượng
24
3.2.2 Vật liệu
24
3.3 Phương pháp
25
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
25
3.3.2 Quy trình canh tác qt Đường tại địa điểm thí nghiệm
26
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
27
3.4 Chẩn đoán bệnh vàng lá gân xanh
32
3.4.1 Phương pháp phát hiện bệnh bằng kỹ thuật PCR
32
3.4.2 Định lượng tinh bột trong lá bằng phản ứng iod - tinh bột
34
3.5 Xử lý số liệu
34
3.6 Khí tượng thủy văn
34
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
35

4.1 Ghi nhận tổng quan sinh trưởng của cây quýt Đường
35
4.2 Tỷ lệ lá bệnh và chỉ số bệnh vàng lá gân xanh
35
4.2.1 Tỷ lệ lá bệnh (%)
35
4.2.2 Chỉ số bệnh trên cành cây (%)
36
4.3 Sự sinh trưởng của đọt
37
4.3.1 Tỷ lệ cành ra đọt non (%)
37
4.3.2 Chiều dài đọt non (cm)
38
4.3.3 Tỷ lệ đọt non bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (%)
39
4.3.4 Chiều dài lá (cm)
41
4.3.5 Chiều rộng lá (cm)
41
2
4.3.6 Diện tích lá (cm )
42
4.3.7 Chỉ số màu sắc lá
43
viii


4.4 Kết quả chẩn đoán bệnh vàng lá gân xanh
4.4.1 Chẩn đoán bằng phương pháp PCR

4.4.2 Định lượng tinh bột trong lá
4.5 Tỷ lệ ra hoa và tỷ lệ đậu trái (%)
4.6 Năng suất và thành phần năng suất
4.7 Đặc tính nơng học của trái
4.7.1 Đường kính và chiều cao trái (cm)
4.7.2 Độ dày vỏ (cm) và trọng lượng vỏ trái (g)
4.7.3 Tỷ lệ trái lệch tâm và tỷ lệ trái khô đầu múi (%)
4.7.4 Tỷ lệ hạt chắc và tỷ lệ hạt lép đen (%)
4.7.5 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái quýt Đường
4.8 Phẩm chất trái
4.8.1 Hàm lượng nước (%) và độ Brix (%) trong thịt trái
4.8.2 Hàm acid tổng số (g/L) và vitamin C (mg/100 g) trong thịt trái
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG
PHỤ LỤC

ix

45
45
47
48
48
49
49
50
50

52
52
54
54
54
56
56
56
57


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích và sản lượng quýt của một số nước và khu vực trên thế
giới năm 2016

6

2.2

Diện tích và sản lượng quýt ở Việt Nam năm 2017

7


2.3

Diện tích và sản lượng qt ở đồng bằng sơng Cửu Long năm
2017

7

2.4

Kết quả điều tra khả năng chống chịu của giống/dịng cây có múi
thuộc họ Rutaceae đối với VLGX ở phía Nam, Việt Nam
(Nguyễn Văn Hịa và cs., 2012)

11

2.5

Kết quả xác định sự hiện diện của bệnh vàng lá gân xanh hại cây
có múi trên cùng một mẫu bệnh bằng sinh học phân tử tại Viện
Bảo vệ thực vật năm 2010 - 2012

12

2.6

Khả năng gây bệnh của vi khuẩn “Candidatus Liberibacter
asiaticus” trên một số chủng loại cây thuộc họ Rutacea tại Viện
Bảo vệ thực vật năm 2011


13

2.7

Tỷ lệ của các lồi cây có múi dương tính với bệnh vàng lá gân
xanh chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR (Shokrollah và cs., 2009)

13

2.8

Kết quả giám định một số nhóm triệu chứng bệnh vàng lá gân
xanh trên cây quýt Đường bằng kỹ thuật PCR tại Viện Bảo vệ
thực vật năm 2010 - 2012

15

3.1

Thang phân cấp bệnh vàng lá gân xanh theo QCVN 01 119:2012/BNN-PTNT

27

4.1

Đặc tính nơng học của cây qt Đường làm vật liệu thí nghiệm ở
thời điểm trước khi thí nghiệm tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang, 2018

35


4.2

Tỷ lệ lá bệnh (%) VLGX trên cành ở các thời điểm quan sát dưới
ảnh hưởng của các nồng độ Brassinolide khác nhau trên cây quýt
Đường tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

36

4.3

Chỉ số bệnh (%) VLGX trên cành ở các thời điểm quan sát dưới
ảnh hưởng của các nồng độ Brassinolide khác nhau trên cây quýt
Đường tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

37

4.4

Tỷ lệ (%) cành ra đọt non ở các thời điểm quan sát dưới ảnh
hưởng của các nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường
tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

38

4.5

Chiều dài (cm) đọt non ở các thời điểm quan sát dưới ảnh hưởng
của các nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã
Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018


39

x


4.6

Tỷ lệ (%) đọt non nhiễm bệnh VLGX ở các thời điểm quan sát
dưới ảnh hưởng của các nồng độ Brassinolide khác nhau trên cây
quýt Đường tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang,
2018

40

4.7

Chiều dài lá (cm) ở các thời điểm quan sát dưới ảnh hưởng của
các nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã Long
Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

41

4.8

Chiều rộng lá (cm) ở các thời điểm quan sát dưới ảnh hưởng của
các nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã Long
Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

42


4.9

Diện tích lá (cm2) ở các thời điểm quan sát dưới ảnh hưởng của
các nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã Long
Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

43

Độ khác màu (E) lá ở các thời điểm quan sát dưới ảnh hưởng
4.10a của các nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã
Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

44

Chỉ số b* của lá ở các thời điểm quan sát dưới ảnh hưởng của các
4.10b nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã Long Trị,
thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

45

4.11

Tỷ lệ ra hoa và tỷ lệ đậu trái dưới ảnh hưởng của các nồng độ
Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã Long Trị, thị xã
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

48

4.12


Tổng số trái/cây, khối lượng trái và năng suất trái ở thời điểm thu
hoạch dưới ảnh hưởng của các nồng độ Brassinolide khác nhau
trên quýt Đường tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang, 2018

49

4.13

Đường kính (cm), chiều cao (cm) trái, dày vỏ và trọng lượng vỏ
trái ở thời điểm thu hoạch dưới ảnh hưởng của các nồng độ
Brassinolide khác nhau trên quýt Đường tại xã Long Trị, thị xã
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

50

4.14

Tỷ lệ (%) trái lệch tâm và trái khô đầu múi dưới ảnh hưởng của
các nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường khảo sát ở
thời điểm thu hoạch trái tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang, 2018

51

4.15

Sự thay đổi màu sắc (E, L, a, b) vỏ trái dưới ảnh hưởng của các
nồng độ Brassinolide khác nhau trên quýt Đường khảo sát ở thời

điểm thu hoạch trái tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang, 2018

53

4.16

Một số chỉ tiêu phẩm chất trái dưới ảnh hưởng của các nồng độ
Brassinolide khác nhau trên quýt Đường khảo sát ở thời điểm thu
hoạch trái tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

55

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ hệ thống phân loại Họ Rutaceace (Bùi Huy Đáp,
1960)

5


2.2a và b

Triệu chứng gân xanh (vàng lá gân xanh) (a) và Triệu chứng
gân trong (Tristeza) (b)

14

2.3a và b

Triệu chứng vàng lá gân xanh (a) và Triệu chứng thiếu kẽm
(b)

14

Rụng trái non (a) và trái méo mó, lệch tâm (b)

15

2.5a và b

Triệu chứng lá vàng lốm đốm (a) lá vàng lốm đốm và vàng
lá cục bộ (b)

16

2.5c và d

Triệu chứng khơ cành (c) và trái chín ngược (d)

16


2.6

Cấu tạo hóa học Brassinolide, 24-epibrassinolide, 28homobrassinolide, castasterone, 28-homocastasterone

19

3.1

Bản đồ Hành chính thị xã Long Mỹ, Hậu Giang

24

3.2

Cây quýt Đường sáu năm tuổi làm vật liệu thí nghiệm

26

3.3

Mẫu lá quýt Đường trong thí nghiệm tại thời điểm 12 tháng
sau khi xử lý thu mẫu để tiến hành phân tích tinh bột trong
lá và chẩn đoán bằng PCR

32

3.4

Lượng mưa (mm), ẩm độ (%) và nhiệt độ (oC) trung bình

tháng từ 10/2017 - 10/2018 của trạm khí tượng thủy văn
Hậu Giang

34

4.1

Ảnh hưởng của nồng độ Brassinolide lên đọt non cây quýt
Đường ở thời điểm 2 tháng sau khi xử lý tại thị xã Long
Mỹ, Hậu Giang

40

4.2

Lá cây quýt Đường tại thời điểm 10 tháng sau khi xử lý. A)
Nghiệm thức đối chứng âm thể hiện triệu chứng bệnh vàng
lá gân xanh (lá vàng lốm đốm), B) Nghiệm thức phun BR
nồng độ 0,15 µM, lá có màu xanh bình thường

45

4.3

Phổ điện di DNA trong lá quýt Đường trước và sau khi xử
lý ở các nồng độ Brassinolide (BR) khác nhau

46

4.4


Hàm lượng tinh bột trong lá dưới ảnh hưởng của các nồng
độ Brassinolide khác nhau trên cây quýt Đường tại thị xã
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 2018

47

4.5

Trái quýt Đường tại thời điểm thu hoạch. Trái bị lệch tâm ở
nghiệm thức đối chứng âm (A) và trái có tâm đối xứng bình
thường ở nghiệm thức Brassinolide nồng độ 0,15 µM (B)

51

4.6

Màu sắc trái quýt đường ở thời điểm thu hoạch

54

2.4

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AOS

Allene oxide synthase


ATP

Adenosin triphosphat

BRs

Brassinosteroid

BR

Brassinolide

CHI1

Chitinase

CTAB

Hexadecyl-trimethyl-ammonium-bromide

DNA

Deoxyribonucleic acid

dNTP

Nước khử ion không chứa Dnase và RNase

ĐBSCL


Đồng bằng Sông Cửu Long

EDTA

Ethylene diammine tetraacetic acid

EBR

epibrassinolide

FAO

Food and Agriculture Organization

GPX1

Glutathione peroxidase 1

HBR

28-homobrassinolide

HPL

Acid hydroperoxide lyase

ISR

Induced systemic resistance


JA

Jasmonic acid

Las

“Candidatus Liberibacter asiaticus”

NT

Nghiệm thức

PAL

Phenylalanine ammonia – lyase

PCR

Phản ứng chuỗi trùng hợp (polymerase chain reaction)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

qPCR

Real - time quantitative

RCC


Rầy chổng cánh

SAR

Systemic acquired resistance

SOD

Superoxide dismutase

TAE

Tris-acetate-EDTA

VLGX

Vàng lá gân xanh
xiii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, sản xuất quýt là một ngành trồng trọt lớn có diện tích hơn 2,3
triệu ha với sản lượng 30,4 triệu tấn/năm mang lại giá trị xuất khẩu hơn 4,6 tỷ Đô la
Mỹ và giá trị nhập khẩu hơn 4,65 tỷ Đô la Mỹ mỗi năm (FAOSTAT, 2017). Cây
quýt là cây ăn trái quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, trong đó quýt
Đường được trồng phổ biến nhiều nơi và có giá trị kinh tế cao (Nguyễn Bảo Vệ &
Lê Thanh Phong, 2011). Năm 2017, tổng diện tích quýt ở Việt Nam là 17.990 ha

với 12.800 ha đang cho trái đạt sản lượng 172.606 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở
Đồng bằng sơng Cửu Long với diện tích 5.100 ha đạt sản lượng 97.400 tấn/năm
chiếm 60,2% tổng sản lượng của cả nước, diện tích sản xuất tập trung ở các tỉnh
Đồng Tháp (1.632 ha), Hậu Giang (1.299 ha), Tiền Giang (510 ha),.. (Tổng cục
thống kê, 2017). Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, thuộc
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL). Tính đến năm 2017, Hậu Giang có diện
tích hơn 1.300 ha chun canh quýt Đường đứng thứ 2 trong vùng ĐBSCL (sau
Đồng Tháp), trong đó diện tích đang cho trái là 1.092 ha với sản lượng 13.417
tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Long Mỹ (800 ha), trong đó xã Long Trị là 216 ha cho
sản lượng 5.000 - 6.000 tấn mỗi năm, riêng Hợp tác xã quýt Đường Long Trị chiếm
gần 104 ha (UBND tỉnh Hậu Giang, 20161).
Quýt Đường Long Trị có trái to, vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thanh và thơm,
là một loại trái cây đặc sản tỉnh Hậu Giang được nhiều người ưa chuộng, thương lái
khắp nơi tìm đến mua để vận chuyển đi tiêu thụ ở các vùng miền trong cả nước.
Hiện nay, đã có hợp tác xã sản xuất quýt Đường theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã
Long Trị giúp xã viên có kỹ thuật trồng, chăm sóc theo hướng khoa học, giảm chi
phí đầu tư, nâng cao chất lượng, sản lượng và độ an tồn của nơng sản, mở ra
hướng tiêu thụ mới khi liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu, quảng bá rộng rãi
loại trái cây đặc sản này với người tiêu dùng. Tuy nhiên, một trong những trở ngại
đối với mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng quýt Đường Long Trị là bệnh vàng
lá gân xanh,… làm cho sản lượng cũng như chất lượng trái giảm đáng kể, gây thiệt
hại kinh tế rất lớn. Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu
Giang (20162) diện tích quýt Đường Long Trị bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh
1

UBND tỉnh Hậu Giang, 2016. Báo cáo. Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phát triển nơng sản chủ lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2013 - 2016, định hướng đến năm 2020.
2

Chi cục Trồng trọt và BVTV Hậu Giang, 2016. Báo cáo Sâu bệnh gây hại cây ăn trái tháng 12/2016.


1


khoảng 172 ha (80% diện tích quýt Đường ở xã Long Trị). Hiện nay, một số người
dân dùng thuốc kháng sinh tiêm chích cho cây quýt để trị bệnh vàng lá gân xanh.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào ở Việt Nam công bố hiệu quả trị
bệnh vàng lá gân xanh bằng cách này, bên cạnh đó hàm lượng kháng sinh tồn dư
trong cây có thể sẽ vượt ngưỡng cho phép và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
sau khi sử dụng trái. Trần Thế Tục và cs. (1995) cho rằng có nhiều loại sâu bệnh
gây hại trên cây quýt, trong đó bệnh vàng lá gân xanh (VLGX) là gây hại nghiêm
trọng nhất. Gần đây, việc sử dụng chất kích thích sức đề kháng của cây quýt kết hợp
với các chất vi lượng để duy trì và phục hồi đối với cây bị nhiễm bệnh VLGX đang
được áp dụng và mang lại hiệu quả cao (Gottwald và cs., 2012). Brassinosteroid
(BRs) là nhóm hormone thực vật có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng,
ngồi ra BRs cịn ảnh hưởng đến các quá trình phát triển khác nhau như sự nảy
mầm của hạt, sự phát sinh rễ, sự ra hoa, sự lão hố, q trình rụng và chín, các BRs
còn làm tăng sức đề kháng cho thực vật chống lại các stress phi sinh học và kháng
bệnh (Rao và cs., 2002). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ vi khuẩn “Candidatus
Liberibacter asiaticus” (Las) trong các cây có múi giảm đáng kể sau khi phun qua lá
với epibrassinolide (EBR) trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ruộng (Canales và
cs., 2016). Ngồi ra, đây là hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên được chiết từ thực vật
và được sử dụng với liều lượng thấp, an tồn với mơi trường và không lưu tồn dư
lượng độc tố trên nông sản (Nguyễn Minh Chơn, 2010).
Nhằm giải quyết được các yêu cầu phịng chống bệnh vàng lá gân xanh, để
duy trì năng suất và phẩm chất trái vùng trồng quýt Đường ở Hậu Giang, việc thực
hiện đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ Brassinolide trong sản phẩm Nyro đến bệnh
vàng lá gân xanh, năng suất và phẩm chất trái quýt Đường (Citrus reticulata
Blanco) tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” mang tính thời sự cấp thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định được hiệu quả của nồng độ Brassinolide trong sản phẩm Nyro
0.01SL phun qua lá lên tỷ lệ và chỉ số bệnh vàng lá gân xanh, năng suất và phẩm
chất quýt Đường.
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Tác nhân gây bệnh VLGX: vi khuẩn “Candidatus Liberibacter asiaticus”.
- Hoạt chất Brassinolide trong sản phẩm Nyro 0.01SL của công ty TNHH TM
& SX Ngọc Yến.
- Đề tài được tiến hành trên quýt Đường có độ tuổi trung bình 5 - 6 năm trồng
tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hiệu quả của Brassinolide đối với bệnh vàng lá gân xanh,
và mức độ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái quýt Đường.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xác định sự hiện diện (dương tính hay âm tính) của vi khuẩn gây bệnh vàng
lá gân xanh trên cây quýt Đường.
- Xác định được nồng độ phun Brassinolide đến bệnh vàng lá gân xanh và khả
năng phục hồi trên cây quýt Đường ở tỉnh Hậu Giang.
- Xác định được nồng độ phun Brassinolide ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng trái của cây quýt Đường ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng của nồng độ phun Brassinolide đến tỷ lệ bệnh vàng lá gân xanh, năng suất và
phẩm chất trái quýt Đường ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa
học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây quýt Đường ở

nước ta.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm giải pháp quản lý bệnh vàng lá gân xanh
trên cây quýt Đường cho nông dân ứng dụng. Phục hồi vườn quýt Đường bị nhiệm
VLGX, cải thiện năng suất và phẩm chất trái.

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bệnh vàng lá gân xanh là bệnh hại quan trọng nhất trên cây quýt ở các vùng
trên thế giới. Tuy nhiên, trên đồng ruộng, triệu chứng bệnh biểu hiện với mức độ
khác nhau tuỳ thuộc vào từng chủng loại cây quýt, nguồn gốc cây giống, môi giới
truyền bệnh, tuổi cây khi bị nhiễm bệnh, chủng vi khuẩn gây bệnh cũng như phụ
thuộc vào kỹ thuật trồng trọt, đốn tỉa, chăm sóc. Bệnh làm giảm năng suất, chất
lượng, tuổi thọ của cây và rất khó phịng trừ (Bové, 2006; Su & Chen, 1991).
BRs là nhóm hormone thực vật có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng
Ngoài ra, cung cấp BR cho cây quýt trong suốt thời kỳ ra hoa làm tăng tỷ lệ đậu
trái, nếu cung cấp trong giai đoạn trái phát triển thì giảm rụng trái sinh lý và tăng
chất lượng trái (Iwahori và cs., 1990). Kết quả nghiên cứu điều trị bệnh VLGX với
BRs của Canales và cs. (2016) cho rằng việc áp dụng EBR làm giảm đáng kể mật số
vi khuẩn gây ra bệnh VLGX trên cây có múi và có thể cung cấp một cơng cụ hữu
ích trong một chương trình quản lý tổng hợp. Các kết quả cho thấy rằng EBR có
hiệu quả kích thích một loạt các gen phịng vệ trong cây có múi gồm Superoxide
dismutase (SOD); Glutathione peroxidase (GPX1); Chitinase (CHI1); Beta - 1, 3
glucanase; Phenylalanine ammonia - lyase (PAL); Allene oxide synthase (AOS);
acid hydroperoxide lyase (HPL). Mức biểu hiện cao của cả ba gen HPL, AOS và
PAL có thể là nguyên nhân của sự gia tăng khả năng kháng bệnh chống lại vi khuẩn

Las ở cây có múi có phun EBR trong nghiên cứu của Canales và cs. (2016). Do đó,
việc áp dụng phun BR có thể sẽ giúp giảm bệnh đối với cây bị bệnh VLGX đảm bảo
năng suất và phẩm chất trái quýt Đường.
2.2 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI QUÝT ĐƢỜNG
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố
Các tác giả (Bùi Huy Đáp, 1960; Haa, 1984; Reuther, 1973; Trần Thế Tục,
1967; Wakana, 1998 & Reuther và cs., 1978) cho rằng cây qt có nguồn gốc ở
miền Đơng Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya, Trung Quốc xuống vùng
quần đảo Philippine, Malaysia, miền Nam Indonesia hoặc kéo đến lục địa châu Úc.
Các giống quýt hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Đông Nam
châu Á, riêng qt Satsuma có nguồn gốc hồn tồn ở Nhật Bản (Nguyễn Bảo Vệ &
Lê Thanh Phong, 2011). Quýt (Citrus reticulata): cây cao chừng 2,5 m, lá xanh sẫm
nhỏ, cuống lá có cánh hẹp. Trái dẹt khi chín màu da cam, có 9 - 13 múi, dễ bóc vỏ
và chia múi. Hạt phơi màu xanh lục. Có 4 nhóm phụ là Quýt chịu rét: trồng nhiều ở
nam Nhật Bản, loại này thường chín sớm và khơng có hạt; Qt Kinh: trái to, vỏ
4


dày, khó bóc vỏ thấy trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia; Quýt Ponkan:
gồm các loại trồng nhiều ở Đơng Nam Á, có tên gọi khác nhau (Việt Nam có cam
Đường Canh, cam Giàng, quýt Bộp Bố Hạ...). Các giống này vỏ đều dễ bóc, trái to
và ngọt (Tanaka, 1954; Trần Thế Tục, 1995). Vào năm 1805, Abraham Hume đã
đem cây quýt đầu tiên đến trồng ở nước Anh và sau đó phổ biến ở vùng Địa Trung
Hải (Tanaka, 1954). Trần Thượng Tuấn và cs. (1999) cho rằng cây quýt Đường
không biết được trồng ở ĐBSCL từ bao giờ và có phải nhập từ Thái Lan hay khơng,
vì qt Đường trước đây được gọi là quýt Xiêm do trái lúc cịn non ít chua nên
người dân Chợ Lách chở cây giống đem bán nên gọi là quýt Đường.
2.2.2 Phân loại
Cây quýt thuộc họ Rutaceae, họ Rutaceae có khoảng 150 chi và 1.600 loài
được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Họ Rutaceae được chia ra thành bảy

họ phụ gồm 93 chi (Lee, 1988). Ở Việt Nam, cây quýt được trồng từ Bắc tới Nam,
riêng Đồng bằng Sông Cửu Long cây quýt Đường hiện diện tập trung ở các tỉnh như
Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh,..
(Nguyễn Minh Châu và cs., 2012). Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) cho
rằng cây quýt Đường (còn gọi là quýt Xiêm), quýt Đường có tên khoa học là Citrus
reticulata Blanco thuộc chi Citrus, nhóm nhỏ Eucitrus, họ Rutaceae và họ phụ
Aurantioideae. Việc nghiên cứu phân loại quýt đã được các nhà nghiên cứu thực vật
học tiến hành từ hơn 200 năm trước. Lần đầu tiên Line (1753) được trích dẫn bởi
Bùi Huy Đáp (1960) đã sắp xếp và đưa giống Citrus vào hệ thống thực vật học. Ở
lần xuất bản đầu tiên trong tác phẩm " Species Platarium" ông đã chia giống citrus
thành hai lồi đó là: Ctrus medica (L) và Citrus aurantium (L) (Hình 2.1). Tác
phẩm được hồn thành vào lần xuất bản thứ hai (1763) với loài bổ sung "Citrus
trifloliata ". Có thể mơ tả hệ thống phân loại theo sơ đồ sau:
Họ phụ Aurantioideae (250 loài)

Họ Rutaceae

(2) Tộc Citreae

(1) Tộc Clausenae

Micromelineae

Clousenise

Citrineae

Triphasineae

Merinn


Balsamocitrineae
A

Fortunela

Ponciru
s

B

Eromocitrus Clymenia Microcitrus
Eucitrus

C

Citrus
Papeda

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống phân loại Họ Rutaceace (Bùi Huy Đáp, 1960)

5


2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT QUÝT
2.3.1 Trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2016 tổng diện tích trồng quýt trên thế
giới là hơn 2,6 triệu ha với sản lượng hơn 32,7 triệu tấn, trong đó châu Á là vùng
sản xuất quýt lớn nhất với hơn 2 triệu ha (chiếm 77,97% tổng diện tích quýt trên thế
giới) đạt hơn 22,1 triệu tấn (chiếm 68,7%). Ở khu vực châu Á, Trung Quốc là quốc

gia đứng đầu trong khu vực và cả trên thế giới với diện tích quýt là 1,73 triệu ha và
sản lượng quýt là 17,31 triệu tấn; đứng thứ hai là Tây Ban Nha với diện tích hơn
164 ngàn ha, sản lượng hơn 2,9 triệu tấn (Bảng 2.1). Sản phẩm quýt mang lại giá trị
kinh tế cao, năm 2016 cả thế giới nhập khẩu hơn 4,99 triệu tấn với giá trị gần 4,7 tỷ
Đô la Mỹ; xuất khẩu gần 5,1 triệu tấn với giá trị mang lại hơn 4,4 tỷ Đô la Mỹ.
Đứng đầu về sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu quýt trên thế giới là khu vực châu
Á: nhập khẩu hơn 1,3 triệu tấn với giá trị hơn 996 triệu Đô la Mỹ; xuất khẩu hơn
1,89 triệu tấn với giá trị hơn 1,57 tỷ Đơ la Mỹ (FAOSTAT, 2017).
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng quýt của một số nƣớc và khu vực trên thế
giới năm 2016
Diện tích Năng suất
Sản lƣợng
Vùng/Quốc gia
(ha)
(tấn/ha)
(tấn)
Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ
Trung Quốc
Tây Ban Nha
Brazil
Nhật Bản
Hoa Kỳ
Italy
Mexico
Thái Lan

2.609.121

2.005.902
214.427
239.176
1.730.503
164.040
49.232
41.500
27.046
35.403
33.605
10.234

12,6
11,1
18,1
16,5
10,1
17,9
20,3
19,4
28,8
18,3
13,9
13,6

32.792.530
22.163.712
3.885.014
3.953.897
17.315.133

2.941.971
997.993
805.100
779.787
649.148
467.451
139.666

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)

2.3.2 Ở Việt Nam
Quýt của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi tiếng đặc
trưng cho vùng, trong đó quýt Đường là giống quýt có phẩm chất ngon và đang được thị
trường ưa chuộng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích quýt Đường của nước ta cịn gặp
nhiều khó khăn, do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị
trường khó khăn, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm

6


chạp do trình độ dân trí khơng đồng đều giữa các vùng, dịch hại diễn biến phức tạp
(Nguyễn Văn Luật, 2006).
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng quýt ở Việt Nam năm 2017
Vùng/địa điểm
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên

Đông Nam Bộ
Đồng bằng sơng Cửu Long
Cả nước

Diện tích thu
hoạch (ha)
448,8
2.872,3
317,9
556,3
94,1
202,3
3.144,2
5.087,1
12.722,9

Năng suất
(tấn/ha)
8,7
4,9
13,1
5,1
3,9
7,2
12,2
19,0
12,7

Sản lƣợng
(tấn)

3.918,8
14.203,4
4.171,0
2.828,6
365,7
1.445,4
38.186,3
96.483,0
161.602,3

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017)
Qua số liệu thống kê ở Bảng 2.2 cho thấy, năm 2017 cả nước có 12.722,9 ha
quýt cho trái với tổng sản lượng là 161.602,3 tấn trái, tập trung chủ yếu ở vùng
ĐBSCL với 5.087,1 ha đạt sản lượng 96.483,0 tấn trái chiếm 59,7% tổng sản lượng
quýt của cả nước, trong đó Hậu Giang có diện tích qt đứng thứ 2 tồn vùng
ĐBSCL (sau Đồng Tháp) với 1.092 ha quýt đang cho trái với sản lượng 13.417,1
tấn trái/năm (Bảng 2.3). Nam Bộ là vùng trồng cây quýt trọng điểm lớn nhất của cả
nước. Trong đó, vùng ĐBSCL là vùng có diện tích sản xuất và sản lượng quýt lớn
nhất, thứ hai là vùng Đông Nam Bộ với diện tích 3.144,2 ha và sản lượng đạt
38.186,3 tấn (Tổng cục Thống kê, 2017).
Bảng 2.3 Diện tích và sản lƣợng quýt ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017
Tỉnh/Thành
Đồng Tháp
Hậu Giang
Tiền Giang
Sóc Trăng
Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh Long
Cà Mau

Cần Thơ

Diện tích thu
hoạch (ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(tấn)

1.632,0
1.092,0
510,0
423,0
387,0
356,2
351,1
182,0
81,7

32,4
12,3
25,8
10,3
9,3
8,4
10,4
2,8
17,4


52.819,7
13.417,1
13.170,0
4.368,0
3.600,0
2.987,9
3.647,0
501,0
1.417,0

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017)

7


2.4 ĐẶC ĐIẾM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT CỦA CÂY QUÝT ĐƢỜNG
2.4.1 Rễ
Rễ quýt Đường thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm Micorhiza sống cộng sinh
trên lớp biểu bì của rễ, có vai trị như những lơng hút ở các cây trồng và thực vật
khác, cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ chất hữu cơ cho cây, cây cung
cấp hydrate cacbon cho nấm (Trần Thế Tục, 1990). Do những đặc điểm trên mà
qt khơng ưa trồng sâu, vì rễ quýt chủ yếu là rễ bất định, phân bố rất nông (10 - 30
cm), phân bố tương đối rộng và tập trung ở tầng đất mặt.
2.4.2 Thân, cành
Đào Thanh Vân và cs. (2000) cho rằng cành của quýt gồm các loại cành chính
đó là cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành trái. Sự phân loại này theo chức năng của
từng loại cành. Mối liên hệ giữa các loại cành và các đợt đọt khá khăng khít. Cành
dinh dưỡng có thể trở thành cành mẹ, hoa mọc ở mầm bất định trên thân chính hoặc
cành dinh dưỡng cao tuổi làm cho tuổi của cành mẹ, của cành trái có độ dao động

lớn. Quýt Đường là cây tiểu mộc, cao 2 - 4 m, có gai xanh (Phạm Hồng Hộ, 2003).
Khi cây qt Đường được 5 năm tuổi có chiều cao trung bình là 4,1 m (Trần
Thượng Tuấn và cs., 1999) và có những cây có chiều cao từ 5 - 5,5 m (Trần Thế
Tục và cs., 1998). Cây quýt Đường có mật độ cành thưa, mọc thẳng đứng nên tán có
dạng elip (Trần Thượng Tuấn và cs., 1999). Trần Thế Tục và cs. (1998) cho rằng
quýt Đường có tán thưa, hướng ngọn và phân cành nhiều, chiều rộng tán là 2,5 m.
2.4.3 Lá
Lá quýt Đường thuộc loại lá đơn, phần lớn mép lá có hình răng cưa, lá có eo.
Bình qn trên mặt lá có từ 400 - 500 khí khổng/mm2. Cây quýt trưởng thành
thường có từ 150.000 - 200.000 lá, tương ứng với tổng diện tích khoảng 200 m2.
Tuổi thọ lá 2 - 3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí và tình trạng sinh trưởng của cây
và cành mang lá, vị trí của cấp cành (Lê Đình Sơn, 1993). Bộ lá trên cành trái và
cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất của qt Đường.
Wakana (1998) cho rằng qt Ơn Châu có năng suất cao thì ít nhất phải có từ 40 lá
cho một trái. Ở cây quýt 9 tuổi cần phải có ít nhất 2,3 m2 lá để sản xuất 1 kg trái
(Mingdu & Li, 1989). Trần Thượng Tuấn và cs. (1999) cho rằng lá quýt Đường
thuộc lá đơn, không rụng theo mùa, phiến lá có màu xanh, dạng lá hình mác. Chiều
dài lá trưởng thành khoảng 8,4 cm và chiều rộng lá khoảng 4,2 cm. Cuống lá ngắn
với chiều dài trung bình 3,3 mm, cánh lá hẹp đơi khi khơng rõ.
2.4.4 Hoa
Quýt Đường phân hoá hoa từ sau khi thu hoạch đến trước khi nảy đọt Xuân đa
số từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau. Hoa quýt phần lớn có mùi thơm. Xét về
8


hình thái có 2 loại hoa: hoa phát triển đầy đủ và hoa dị hình (Swingle & Reece,
1967). Hoa cây cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thường là
hoa lưỡng tính. Hầu hết các loại cây có múi đều tự thụ, tuy nhiên cũng có loài thụ
phấn chéo như một số loài quýt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng trái
sẽ có nhiều hột (Trần Văn Hâu, 2009). Bustan và Goldschmidt (1998) được trích

dẫn bởi Trần Thượng Tuấn và cs. (1999) chỉ ra rằng ở thời kỳ hoa nở có sự phát triển
các bộ phận của hoa ngoại trừ bầu noãn. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín
khoảng 9 tháng và có thể neo trái đến tháng thứ 10.
2.4.5 Trái
Trần Văn Hâu (2009) chỉ ra rằng sự phát triển của trái quýt Đường theo đường
cong đơn giản, gồm ba giai đoạn như các loài trái cây khác: (1) Giai đoạn phân chia
tế bào: 4 - 6 tuần sau khi ra hoa, (2) Sự phát triển kích thước trái: chanh từ 2 - 3
tháng, quýt hơn 6 tháng và (3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng. Nguyễn
Bá Phú (2013) đã khảo sát đặc tính trái hai dịng qt Đường không hột đột biến tự
nhiên ở ĐBSCL cho rằng trái có dạng trịn, to hơi dẹp, đáy có núm, đỉnh trái lõm.
Khi trái gần chín diệp lục tố dần dần biến mất và lục lạp chuyển thành sắc lạp giàu
thể carotene và ngoại quả bì trở nên mỏng hơn và khi chín vỏ trái có màu xanh, láng.
Trái cao trung bình 5,5 cm và đường kính trái 6,2 cm, trọng lượng trái khoảng 100 120 g (Trần Thế Tục và cs., 1998). Nguyễn Minh Châu (2009) cho rằng trái qt
Đường vỏ mỏng có màu vàng xanh khi chín và dễ bóc, trọng lượng 123 g/trái, tép
màu vàng cam, nhiều nước, vị ngọt không chua, mùi thơm. Trần Thượng Tuấn và
cs. (1999) cho rằng vỏ trái có khối lượng khoảng 15 g và chiếm 13,2% trọng lượng
trái, tinh dầu ở vỏ trái ít the và ít đắng. Lượng nước trái quýt Đường nhiều, có màu
cam, thơm, ngon, nước trái có độ Brix là 9%, trị số pH là 3,6 và múi dai, thịt trái có
màu cam, mềm, con tép lớn, lượng dịch trái nhiều, thơm ngon.
2.4.6 Hột
Trần Thượng Tuấn và cs. (1994) cho rằng hình dạng, kích thước, trọng lượng,
số lượng, hột trong trái và mỗi múi thay đổi nhiều tùy giống. Ở Quất (Fortunella
sp.), hột nhỏ nhất, kế đến là chanh, quýt, cam, lớn nhất là bưởi. Số lượng hột trong
mỗi múi có từ 0 - 6 hột. Có loại cho nhiều hột như bưởi, có thể có từ 80 - 100 hột
mỗi trái. Qt Đường trung bình có 13,2 hột/trái, nặng 2,8 g và chiếm 2,5% trọng
lượng trái, hột nhiều phần nào ảnh hưởng đến chất lượng trái. Hột màu vàng nhạt,
dạng cầu, dài 11,9 mm, rộng 8,2 mm, vỏ hột láng, tử diệp và phơi đều có màu trắng
xanh và mỗi hột trung bình có khoảng 2 phôi (Trần Thượng Tuấn và cs., 1999). Khi
nẩy mầm, từ hột mọc ra rễ cái to khỏe và rễ nhánh xuất hiện khi rễ cái dài khoảng 8
- 10 cm, các rễ lơng thì phát triển ít, trục thượng diệp và 2 lá mầm đầu tiên được

thành lập trên mặt đất (Nguyễn Bá Phú, 2013).

9


2.5 NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH TRÊN QUÝT
ĐƢỜNG
2.5.1 Lịch sử phát hiện, phân bố, tác nhân gây bệnh vàng lá gân xanh và
ký chủ rầy chổng cánh
Bệnh vàng lá gân xanh là bệnh hại quan trọng và gây hại nặng nề nhất đối với
nghề trồng quýt trên thế giới (Bové, 2006; Su & Chen, 1991). Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu sự lan truyền của bệnh qua mắt ghép, cành chiết và qua côn trùng môi
giới là rầy chổng cánh Diaphorina citri vào năm 1967 nguyên nhân gây bệnh đã
được kết luận là do virus gây ra. Các tác giả còn cho rằng vi rút gây bệnh VLGX
cùng loài với virus gây bệnh “stubborn” nhưng là các dòng khác nhau (Fraser và
cs., 1966; Salibe & Cortez, 1968). Sau khi đã xác định được triệu chứng stubborn
do một lồi mycoplasma có tên là Spiroplasma citri gây ra (Saglio và cs., 1973), các
tác giả cũng đã cho rằng mycoplasma là tác nhân gây bệnh VLGX. Trong những
nghiên cứu tiếp theo Garnier và cs. (1984a; 1984b) đã phát hiện được lớp vách dày
bao quanh tế bào, màng tế bào chất dày hơn từ 7 - 10 nm. Từ các đặc điểm cơ bản
này đã cho phép các tác giả xác định tác nhân gây bệnh VLGX là vi khuẩn. Vi
khuẩn gây bệnh VLGX là Candidatus Liberibacter thuộc α - Proteobacteria, họ
Eubacteria. Vi khuẩn được lan truyền qua mắt ghép, cành chiết và qua côn trùng
môi giới là rầy chổng cánh Diaphorina citri ở châu Á và rầy Trioza erytrea ở châu
Phi, bệnh có nhiều tên gọi ở các nước khác nhau như Huanglongbing, đọt vàng,
greening, thối hóa mạch dẫn (Jagoueix và cs., 1994; 1996).
Ở Việt Nam, bệnh vàng lá gân xanh (VLGX) được ghi nhận từ những năm
1960 (Trung và cs., 2005). Kết quả điều tra năm 1990 - 1994 do Viện Bảo vệ thực
vật tiến hành cho thấy bệnh gây hại cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) ở tất cả các
vùng miền với tỷ lệ cây bị bệnh từ 16,7 - 100%, mức độ bị bệnh tùy thuộc vào điều

kiện canh tác, phương pháp nhân giống và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, các vùng
trồng cam quýt bị bệnh từ 54,2 - 82,5%, bệnh VLGX gây hại trên cam, quýt nặng
hơn trên bưởi (Hà Minh Trung và cs., 2003; Vien và cs., 2012). Nguyễn Văn Hoà
và cs. (2012) đã thu thập được 130 nguồn cây thuộc họ cây có múi tại các vùng sinh
thái Việt Nam và nhập nội. Bước đầu đánh giá sơ bộ tính chống chịu bệnh VLGX
của tập đồn cây có múi trong điều kiện đồng ruộng. Kết quả được đánh giá bằng
phương pháp iod và quan sát triệu chứng. Các giống thuộc nhóm cam, chanh và
quýt mẫn cảm với bệnh VLGX, các giống bưởi và tắc ít mẫn cảm hơn (Bảng 2.4).
Rầy chổng cánh Diaphorina citri là loại rầy có kích thước dài 3,2 - 3,5 mm, toàn
thân màu xám tro, hơi phớt xanh. Rầy non và rầy trưởng thành chích hút dịch trên
cây, lá non, lá bánh tẻ. Thời gian phát triển của trứng từ 4 - 12 ngày, rầy non từ 10 35 ngày, rầy trưởng thành vũ hóa sau 6 - 7 ngày thì đẻ trứng. Rầy trưởng thành sống
được từ 50 - 60 ngày (Đường Hồng Dật, 2003). Hà Minh Trung và cs. (1995) đã
10


×